http://www.vnuspa.org |
Máy Ảnh Rolleiflex Song Kính
IV. CÁC KIỂU ROLLEI. Chúng ta chỉ có thể mô-tả sơ qua về mỗi loại máy Rollei mà không thể nào mô-tả chi-tiết kỹ càng của từng loại máy được, v́ việc làm như vậy sẽ cần một cuốn sách khoảng vài trăm trang. Để tiện việc khảo-sát, ta chia Rolleiflex song kính thành chín loại là : (A) Rollei Stereo, (B) Rollei "cũ", (C) Rollei Baby, (D) Rolleicord, (E) Rollei Magic, (F) Rollei Tele và Wide, (G) Rolleiflex f/ 3.5, (H) Rolleiflex f/ 2.8 và (J) Các loại Rollei đặc-biệt. Năm sản-xuất căn-cứ theo tài-liệu chính-thức của Rolleiflex công-bố. Một kiểu máy tuy đă được chấm dứt sản-xuất, nhưng có thể vẫn c̣n tồn kho vài năm sau đó. V́ vậy, nếu ta đặt mua một chiếc Rollei ngày hôm nay, hăng có thể giao cho một kiểu máy đă chính-thức ngưng sản-xuất trước đó... (trường-hợp này không có ǵ sai trái) ngoại trừ trường-hợp ta biết rơ và đặt mua đích danh kiểu máy mới. Số máy, dù là tài-liệu chính-thức của Rollei công-bố, cũng chỉ có tính cách liệt-kê, không hoàn toàn chính-xác. Liền một lúc hăng có thể sản-xuất 4 hay 5 kiểu máy khác nhau, thợ khắc cứ tiếp-tục khắc số khi máy đến tay, không có hệ-thống đánh số riêng cho từng loại, từng năm... trong một thời-gian khá dài. Thêm vào đó, sau khi Rollei khai phá-sản năm 1981, một số hồ-sơ lưu thuộc loại không quan-trọng bị đem đốt, có người đem đốt lộn hồ-sơ đánh số máy ! Cũng có thể, một thời-gian sau khi chính-thức ngưng sản-xuất, Rollei lại gom cơ-phận tồn kho, ráp thêm một số máy nữa... Do đó ta không thể nh́n số máy để truy ra số năm sản-xuất một cách chính-xác (dù hăng liệt-kê như vậy), sự thật có thể là máy sản-xuất năm đó, hoặc trước đó, hoặc sau đó... Xin độc-giả lưu ư đến sự-kiện này của Rollei. Chín loại máy Rollei là : A. ROLLEI "STEREO". Khởi nghiệp, Rollei sản-xuất máy Rollei Stereo, gồm ba ống kính : ống kính giữa để nhắm, ống kính phải và trái để thu h́nh. Sau khi chụp, ta in h́nh trực-tiếp hoặc phóng lớn, bồi lên b́a cứng theo một khoảng cách phải/ trái nhất-định, nh́n qua kính nổi, ta sẽ thấy h́nh ảnh nổi ba chiều. Loại máy này sản-xuất kéo dài 20 năm. Rollei Stereo gồm sáu loại : 1. BABY HEIDOSCOP (loại 1), sản-xuất năm 1921-1925, hệ-thống đánh số không rơ. Mă-số của Rollei : "Heidoscop 4,5 x 10,7". Trang-bị ống kính chụp Tessar, Heidoscop-Anastigmat của Carl Zeiss Jena hoặc Unifokal của Steinheil, 55 mm f/ 4.5; ống kính nhắm Carl Zeiss Sucher-Triplet, 55 mm f/ 3.2; màng trập Stereo Compound, tốc-độ từ 1 tới 1/ 300. Chụp phim kính hoặc phim miếng. Chữ "Heidoscop" khắc vào bửng trước, ngay dưới ống kính nhắm, dấu hiệu "F & H" của Rollei ở trên nóc máy, nắp ống kính gắn bằng sợi dây vào thân máy. Bửng trước gắn ống kính có thể nâng lên được để chỉnh phối-cảnh. 2. BABY HEIDOSCOP (loại 2), sản-xuất năm 1925-1941, hệ-thống đánh số không rơ. Mă-số : "Heidoscop 4,5 x 10,7". Trang-bị ống kính chụp Tessar, ống kính nhắm và màng trập như trên; chữ "Heidoscop" và "F & H" như trên, nhưng bửng trước gắn ống kính không nâng lên được. Chụp phim kính hoặc phim miếng. 3. HEIDOSCOP (loại 1), sản-xuất năm 1925-1926, hệ-thống đánh số không rơ. Mă-số : "Heidoscop 6 x 13". Trang-bị ống kính chụp Tessar, 75 mm f/ 4.5, ống kính nhắm Zeiss Sucher-Triplet, 75 mm f/ 4.2; màng trập Stereo Compound, tốc-độ từ 1 tới 1/ 300 giây. Kiểu máy này lớn hơn hai kiểu trước; bửng trước có thể nâng lên được; chụp phim kính hoặc phim miếng. 4. HEIDOSCOP (loại 2), sản-xuất năm 1925-1941, hệ-thống đánh số không rơ. Trang-bị và đặc-tính như loại trên, ngoại trừ bửng ống kính không nâng lên được. 5. ROLLEIDOSCOP, sản-xuất năm 1926-1941, hệ-thống đánh số không rơ. Trang-bị ống kính chụp Tessar 75 mm f/ 4.5, ống kính nhắm Zeiss Anastigmat 75 mm f/ 4.2; màng trập Stereo Compound, tốc-độ từ 1 tới 1/ 300 giây, dùng phim cỡ 117 hoặc B11; cũng có thể sau này một số máy được chế-biến để dùng phim cỡ 120. Chữ "Rolleidoscop" khắc ở bửng trước, phía trên ống kính nhắm. 6. BABY ROLLEIDOSCOP, sản-xuất năm 1927-1939, hệ-thống đánh số không rơ. Trang-bị ống kính chụp Zeiss Tessar 55 mm f/ 4.5, ống kính nhắm Zeiss Anastigmat 55 mm f/ 3.2; màng trập và tốc-độ như trên, dùng phim cỡ 127. Kiểu này nhỏ hơn kiểu Heidoscop 6 x 13 cm, khá hiếm. B. ROLLEI CŨ. Chúng ta gọi chung là "Rollei cũ" những máy Rollei sản-xuất những ngày đầu tiên, trong khoảng từ 1929 tới 1934. 1. ORIGINAL ROLLEIFLEX 4.5 (mă-số của Rollei : K1 611),sản-xuất năm 1929-1932, đánh số từ 1 tới 199 999. Ống kính chụp Tessar, 75 mm f/ 4.5, ống kính nhắm Heidoscop Anastigmat f/ 3.1; màng trập Deckel Compur, tốc-độ B, T và từ 1 tới 1/ 300; khẩu-độ và tốc-độ chỉnh ở riềm bộ màng trập. Không có ngàm gắn kính lọc, kính lọc đường-kính 28.5 mm, gắn bằng cách tṛng vào riềm ống kính chụp. Dùng phim cỡ 117, tuy nhiên máy cũng có thể biến cải sau này để dùng phim cỡ 120 (phim 6 x 6 "lơi lớn") hay 620 (phim 6 x 6 "lơi nhỏ"); đa-số lưng máy tháo rời ra được (không dùng bản lề); lên phim bằng núm; đếm phim bằng cửa sổ tṛn có miếng kính đỏ ở lưng máy, cửa sổ đó có miếng sắt che cho khỏi bị ánh sáng mạnh; sau này núm chỉnh xa gần có khắc khoảng cách bằng "mét". 2. ORIGINAL ROLLEIFLEX 3.5 (mă-số : K1 612), sản-xuất năm 1929-1932, đánh số từ 1 tới 199 999. Ống kính chụp Zeiss Tessar 75 mm f/ 3.8, ống kính nhắm Heidoscop Anastigmat 75 mm f/ 3.1; màng trập, tốc-độ và kính lọc như trên. Lưng máy không dùng bản lề, có thể tháo ra được, tuy nhiên sau này có một số máy dùng bản lề ở lưng máy. Đặc-tính của hai kiểu máy f/ 4.5 và f/ 3.5 giống nhau, sự khác biệt chỉ là độ mở tối-đa của khẩu-độ. Hai loại máy đều đánh số chung lẫn lộn. 3. OLD hoặc ORIGINAL STANDARD ROLLEIFLEX (loại 1, mă-số : 6RF 620), sản-xuất năm 1932-1938, đánh số từ 200 000 tới 567 550. Ống kính chụp Carl Zeiss Jena Tessar 75 mm f/ 4.5, ống kính nhắm Heidoscop Anastigmat 75 mm f/ 3.1; màng trập Deckel Synchro-Compur Rim Set, tốc-độ B, T và từ 1 tới 1/ 300 giây; chỉnh khẩu-độ và tốc-độ bằng hai cái lẫy ở riềm ống kính chụp. Kính lọc đường-kính 28.5 mm. Đây là kiểu Rollei đầu tiên chính-thức dùng cỡ phim 120. Khi chụp hết phim, cơ-phận đếm phim phát ra âm-thanh "cạch cạch" và hiện ra chấm đỏ ở cửa sổ đếm phim; lưng máy mở ra bằng bản lề. 4. OLD hoặc ORIGINAL STANDARD ROLLEIFLEX (loại 2, mă-số : 6RF 621), sản-xuất năm 1932-1935, đánh số từ 200 000 tới 567 550. Ống kính chụp Carl Zeiss Jena Tessar, 75 mm f/ 3.8; các đặc-tính của máy, như phim, ống kính, màng trập, tốc-độ, kính lọc như kiểu trên. 5. OLD hoặc ORIGINAL STANDARD ROLLEIFLEX (loại 3, mă-số : 6RF 622), sản-xuất năm 1934-1938, đánh số từ 200 000 tới 567 550. Ống kính chụp Carl Zeiss Jena Tessar 75 mm f/ 3.5, ống kính nhắm Heidoscop Anastigmat 75 mm f/ 3.1; màng trập Deckel Compur-Rapid, tốc-độ B, T và từ 1 tới 1/ 500 giây, chỉnh khẩu-độ và tốc-độ bằng lẫy ở riềm ống kính. Kính lọc đường-kính 28.5 mm. Máy có bọt nước để lấy thăng-bằng phía trong nóc máy; núm chỉnh xa gần lớn hơn các loại trước; cửa sổ đếm phim ở dưới đáy máy. Đây là kiểu Rollei đầu tiên dùng ống kính chụp có khẩu-độ f/ 3.5 và là kiểu chót có ống kính nhắm f/ 3.1 (sau này tất cả đều là f/ 2.8). 6. STUDIO ROLLEIFLEX hoặc GIANT ROLLEI, sản-xuất năm 1932-1934, hệ-thống đánh số không rơ. Chỉ-danh của Rollei : "Rollei Standard 9 x 9". Tên Giant Rollei (Rollei vĩ-đại) là do giới nhiếp-ảnh gọi, v́ kích thước quá khổ của kiểu này (18 x 11.2 x 12.9 cm). Ống kính chụp Zeiss Tessar 100 mm f/ 4.5, ống kính nhắm Heidosmat 100 mm f/ (?); màng trập Compur S, tốc-độ B, T và từ 1 tới 1/ 250 giây, chụp ra âm-bản cỡ 9 x 9 cm. Nhiều nguồn tin cho biết nhiều con số khác nhau về số-lượng máy sản-xuất : 9, hoặc 14, hoặc 54, hoặc 56. Một số rất ít máy được gửi sang Mỹ thử-nghiệm (rồi tan biến đi đâu hết), một số cất tại kho của Rollei ở Braunschweig. Đây là những máy thử-nghiệm, chưa bao giờ được chính-thức bán cho công chúng. Khi thế-chiến thứ hai chấm dứt, vùng Braunschweig do quân-đội Anh chiếm đóng và chính hăng Rollei bị quân-đội Anh quản-trị; tất cả những ǵ có giá-trị, kể cả những máy "Rollei vĩ-đại" đều bị quân Anh "giải-phóng". Tại Mỹ, người ta treo giải thưởng 1000 $US cho ai đưa tin về kiểu máy này trên đất Mỹ, đă hơn 25 năm mà vẫn không có ai lĩnh thưởng. Hai chiếc máy c̣n tồn tại nằm tại Bảo-tàng Viện Braunschweig, Đức, do Rollei tặng năm 1981. Một trong hai chiếc là chiếc máy riêng của ông Reinhold Heidecke. Đây là kiểu máy hiếm nhất của Rollei. (Tiếp theo) |