http://www.vnuspa.org
Máy Ảnh Zeiss-Ikon Super-Ikonta



Như tất cả những người đẹp dễ thương nhất trong đời chúng ta, đến... rồi đi... chiếc máy ảnh Zeiss-Ikonta cũng vậy. Thời vàng son của Zeiss-Ikonta là những năm giữa thập-niên 30 đến hết thập-niên 60, một phần tư thế-kỷ.

Với đà tiến-triển của khoa-học, kỹ-nghệ, nhất là kỹ-nghệ điện-tử, máy Zeiss-Ikonta, dù tốt và đẹp đến đâu đi nữa, cũng có ngày bị đào-thải. Trong thập-kỷ 50, máy ảnh 35 mm lên ngôi. Máy 35 mm của Nhật sản-xuất hàng loạt, hào-nhoáng, tiện-dụng, giá máy lại tương-đối rẻ... lan tràn nhanh chóng ra khắp thế-giới... nên kỹ-nghệ máy ảnh của Âu Mỹ nói chung, lần lần bị máy Nhật cạnh-tranh rồi giết chết.

Máy Zeiss-Ikonta chết không phải v́ máy chế-tạo xấu hay dở, cái nghịch-lư là máy bị chết v́ có phẩm-chất quá cao. Phẩm-chất cao nên đắt, kiểu máy lại bảo-thủ, do đó khó bán (đó cũng là t́nh-trạng chung của máy ảnh Đức nói chung như Leica, Contarex, Rolleiflex, Robot...). Giá một cái máy Zeiss-Ikonta cũ, ngày nay cũng ở trong khoảng 300 đến 1200 $US !

Ngày nay, cầm cái máy Zeiss-Ikonta trên tay, ta thấy máy gọn nhưng nặng những sắt và thép (rơi xuống chân, xưng chân !), không giống như máy plastic ngày nay, chỉ chờ rơi xuống để nứt, để vỡ... hầu họ có thể bán cho ta cái máy khác ! Sau cả nửa thế-kỷ mở ra đóng vào, các bản lề, chốt, nút vặn, nút bấm, quang-kế... vẫn vận-hành khít khao, màng trập vẫn đóng mở chính-xác, sự chính-xác có lẽ chỉ thua màng trập quartz tối-tân nhất hiện nay.

Ống kính trang-bị cho máy Zeiss-Ikon thường là ống kính Tessar, ống kính tốt nhất theo tiêu-chuẩn thời bấy giờ và bây giờ... Tốt đến nỗi tất cả các hăng chế-tạo ống kính trên toàn thế-giới, không trừ một hăng nào, đều cóp kiểu và chế-tạo y chang, kể từ ngày ống kính Tessar mới được chế-tạo ở Đức, cho tới ngày nay; ngày nay là năm 1995 và sẽ vẫn c̣n tiếp-tục cóp kiểu nữa, cho dù máy có được tối-tân-hóa với các trang-cụ điện-tử cùng ḿnh...

Khi chiếc Zeiss-Ikonta cuối cùng rời khỏi dây chuyền sản-xuất, một trang huyền-sử cũng được giở qua... và người nào trong chúng ta có cái may mắn sở-hữu một chiếc Zeiss-Ikonta, xin hăy giữ lấy cho kỹ, v́ rồi đây, dù có tiền, có thể chúng ta sẽ không c̣n t́m được cái máy có t́nh-trạng tốt nữa. Theo hai tác-giả James và Joan McKeown th́ một số lớn máy Zeiss-Ikonta, dù cũ, đă được bán sang Nhật cho giới tiêu-thụ sử-dụng, cũng như giới sưu-tập để "thờ". Một số máy mới Zeiss-Ikonta "IV" (kiểu 5 34/ 16), năm 1983, giữa lúc cao trào sử-dụng máy 35mm lên cao, tồn kho đă khá lâu, đă được tiệm máy KEH Camera bán tống-khứ đi với giá 395$ Mỹ-Kim một chiếc ! Trong khi đó, một chiếc ở t́nh trạng mới nguyên, giá 1995 có thể lên đến 2000$ !

Các nhiếp-ảnh-gia Việt-Nam như các cụ Phạm-Văn-Mùi, Nguyễn-Cao-Đàm, Nguyễn-Mạnh-Đan, Bùi-Quư-Lân, Nguyễn-Đức-Hồng, Nghiêm-Vĩnh-Cần, Nguyễn-Văn-Chiêm... mỗi người đều có ít nhất là một chiếc, riêng nhiếp-ảnh-gia Vơ-An-Ninh, gần như suốt cuộc đời nhiếp-ảnh của cụ, 60 năm, chỉ dùng có một chiếc Zeiss-Ikonta A (kiểu 530) cỡ 4.5 x 6 cm. Tác-giả đă được cụ Vơ-An-Ninh cho xem chiếc máy mà cụ gọi là "người bạn đời" của cụ, tại tư-gia tại San Diego, tháng 11, 1991.

Sau khi ngưng sản-xuất Zeiss-Ikonta, Contessa, Contina... Zeiss-Ikon quay sang sản-xuất chiếc máy ảnh 35 mm thần sầu là Contarex, nhưng đó lại là câu chuyện khác của một "hồ-sơ cũ" khác.

***

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI MUA MÁY ZEISS-IKONTA CŨ

Nếu ta t́m và mua chiếc máy Zeiss-Ikonta, không nhất-thiết là chúng ta mua máy để chụp ảnh. Nói như vậy có nghĩa là ta vẫn có thể chụp, có thể có ảnh, có thể không. Cho dù cái máy đă bất khiển-dụng, nhưng nếu t́nh-trạng phía ngoài không tệ lắm, ta cũng vẫn có thể để chưng nơi tủ sách hay bàn làm việc với tính cách một "tác-phẩm mỹ-thuật".

Trước hết, chiếc máy phải mở ra được, tŕnh ra buồng tối (bằng da màu đen, hoặc bằng vải đen) và ống kính. Hệ-thống càng và gọng để dương máy ra không bị rỉ sét (hay không bị rỉ sét quá đáng). Càng và gọng phải đóng, mở đúng khớp, không méo mó, cong, ngoẹo... Khi dương ra, bửng ống kính phải song song với thân máy, nh́n ngang cũng như là nh́n từ trên xuống.

Nếu ta chủ-trương mua máy để chụp, buồng tối (bellow) phải kín, nghĩa là không có lỗ thủng. Lỗ thủng có thể v́ do lớp vật-liệu bị mục, bị ḍn (qua 30 tới 60 năm đầy đọa !), có thể v́ dán nhấm hay con "ba đuôi" nhấm. Việc thay thế buồng tối khá đắt tiền và rất kén thợ.

Nếu dùng máy để chụp ảnh, không nên hy-vọng sẽ có tương-phản cao, sắc-độ đậm đà, chi-tiết sắc nét... cho dù ống kính đó do Carl Zeiss chế-tạo. Ống kính xưa, chỉ có ba hoặc bốn thấu-kính, không hề được tinh-hóa, do đó kém tương-phản và thiếu sắc nét. Nhưng đó lại là một lợi điểm, nếu ta muốn dùng nó để chụp những h́nh ảnh có tính cách "cổ".

Ống kính chế-tạo khoảng sau 1950 có tốt hơn (v́ đă được tinh-hóa), nhưng nhiều khi cũng không được sắc nét bằng những ống kính tối-tân ngày nay. Đó có thể là do ống kính bị mốc, bị đóng rễ tre hay lớp tinh-hóa bị ốc-xưt-hóa, hoặc lớp keo dán các thấu-kính bị tróc ra.

Nếu máy có quang-kế selenium, mà quang-kế c̣n sử-dụng được th́ tốt, nếu không cũng không hề hấn ǵ, v́ quang-kế này không ảnh-hưởng ǵ đến phẩm-chất của h́nh ảnh.

Nếu muốn mua máy để chụp, nên lưu ư đến những kiểu máy chụp phim cỡ 116, v́ cỡ phim này ngày nay không c̣n hăng nào sản-xuất.

Kiểm-soát lại các cơ-phận đi-động như nút bấm, ống nhắm (hay kính trắc-viễn), chỉnh xa gần, mở/ đóng lưng máy, bánh xe lên phim, núm chỉnh khẩu-độ, tốc-độ, màng trập... Nếu máy chụp hai cỡ phim, miếng chặn ở ngay mặt phim có thể không c̣n (lại sau mấy chục năm đầy đọa !), nhưng việc này cũng không phải là đại-họa (!), có th́ tốt hơn, không có cũng không sao.

Bạn đọc xem đến đây, có thể thấy chán ngán, v́ dường như chúng tôi đang xúi quí vị mua một "món đồ bỏ" (!)... Sự thực không phải như vậy. Zeiss-Ikonta là một loại máy tốt, thật tốt... ở thời-gian đó, nhưng không nên hy-vọng phẩm-chất của nó sẽ tương-đương với ống kính Hasselblad hay Rolleiflex vào thời-điểm chúng tôi viết bài này, năm 1995. Thế thôi.

Bạn đọc cũng đừng quên đa số những máy Zeiss-Ikonta phẩm-chất tốt đang bị Nhật và các tay sưu-tầm máy t́m mua ráo riết. Nếu bạn thấy một chiếc máy ở t́nh-trạng c̣n khá, nên hỏi xem giá cả là bao nhiêu... và thử đếm lại số tiền trong túi... nếu bạn bỏ qua kỳ này, bạn ít có hy-vọng gặp lại...


***






GHI-CHÚ.


1. Màng trập Compur gồm nhiều lá thép với một số cơ-phận đóng mở chính-xác như hệ-thống vận-chuyển của chiếc đồng-hồ Thụy-Sĩ. Màng trập này do Friedrich Deckel ở Munich, Đức sáng-chế năm 1912 và vẫn c̣n tiếp-tục cho đến nay. Màng trập Synchro-Compur phối-hợp với cơ-phận kích-động cho flash chớp đồng-thời với việc bấm máy. Màng trập Compur tốc-độ nhanh nhất chỉ đến 1/ 250 giây, màng trập Compur-Rapid tốc-độ nhanh nhất lên đến 1/ 500 giây.

2. Kính nhắm Albada, do Van Albada chế-tạo, là khuôn nhắm gián-tiếp, qua một miếng kính, trên miếng kính đó có "in h́nh" một cái khung h́nh vuông hoặc chữ nhật, màu vàng, trắng bạc hoặc đen. H́nh ảnh do máy ghi nhận, có thể lớn hơn (hoặc nhỏ hơn, nhưng trường-hợp này ít khi xẩy ra) h́nh ảnh trong khung đó.

3. Đa số máy ảnh Super-Ikonta chế-tạo thời đó không có cơ-phận tương-giao giữa màng trập và flash (ngoại trừ những kiểu máy có ghi), tuy nhiên sau khi mua, người ta có thể gắn thêm cơ-phận đó vào một số máy.


***















Đón đọc "Hồ-sơ cũ" về các loại máy Alpa, Canon, Contaflex, Contarex, Contax, Deardorf, Exakta, Graflex, Hasselblad, Ikoflex, Ikonta, Leica, Linhof, Minolta, Minox, Nikon, Praktica, Retina, Robot, Rolleiflex, Tessina, Voigtlander... của cùng tác-giả.

Đây là bài viết của tác-giả Lê-Ngọc-Minh, tham-khảo từ nhiều nguồn tài-liệu khác nhau, nhưng không phải là tài-liệu dịch-thuật từ sách báo ngoại-quốc.

Khi xuất-bản thành sách sẽ có h́nh ảnh các máy in kèm.

© Lê-Ngọc-Minh, 1998