http://www.vnuspa.org |
Máy Ảnh Zeiss Ikoflex
Sau hai mươi sáu năm sản-xuất với 11 kiểu máy Ikoflex, Zeiss bỏ luôn, không sản-xuất kiểu máy phản chiếu song-kính (TLR) này nữa. Có lẽ Zeiss Ikoflex cũng trở thành nạn-nhân của máy phản chiếu đơn kính (SLR) 35 mm (và những loại phim nhạy sáng hơn). Theo lời một số nhiếp-ảnh-gia và thợ sửa máy kinh-nghiệm cho biết, máy Zeiss Ikoflex tuy tốt, nhưng Rolleiflex lại tốt hơn, do đó Rollei, mặc dù cũng bị máy 35 mm cạnh-tranh, vẫn c̣n tồn-tại tới ngày nay. Kỹ-thuật và thủ-thuật của Rollei cao-cường hơn Ikoflex, v́ vậy đa số nhiếp-ảnh-gia nhà nghề hoặc nhiếp-ảnh-gia chụp ảnh nghệ-thuật có máu mặt, dùng máy Rollei nhiều hơn (ở Việt-Nam cũng như là ở các nước Âu-Mỹ). Máy Rollei cũng bền hơn và dĩ-nhiên là đắt hơn. Máy Ikoflex thích-ứng với các "tay ảnh nghèo" và giới ảnh tài-tử muốn chụp phim cỡ trung. Tuy không thành-công lắm với loại máy cỡ trung như Ikoflex hoặc Ikonta, Zeiss lại thành-công hơn ở loại máy 35 mm, thí-dụ như Zeiss Contaflex, Zeiss Contax, Zeiss Contessa, Zeiss Contina và trên hết, máy Zeiss Contarex. Tuy nhiên, ta cũng phải công-tâm mà nhận rằng, Zeiss đóng góp phần không nhỏ vào sự thành-công của máy Rolleiflex : những ống kính tốt của Rollei đều do Zeiss sản-xuất, như Planar, Xenotar, Tessar v.v... và Friedrich Deckel, người sản-xuất màng trập Compur cho Rollei, hăng của Deckel là nơi mà Carl Zeiss Foundation có nhiều cổ-phần hơn hết. Nếu ta có dịp mua một máy Zeiss Ikoflex để sử-dụng th́ kiểu nào tốt hơn hết ? Xin thưa, theo thiển-ư, đó là kiểu Ikonta Ic và Favorit. Lư do, là hai kiểu này được sản-xuất sau chót, được hưởng nhiều tiến-bộ kỹ-thuật chế-tạo thân máy và các cơ-phận... và nhất là kỹ-thuật quang-kính, sau thế-chiến. Đây lại là hai kiểu máy có quang-kế, tuy không cần thiết lắm. Kế đó là hai kiểu Ikoflex IIa hoặc IIc. *** Đón đọc "Hồ-sơ cũ" về các loại máy Alpa, Canon, Contaflex, Contarex, Contax, Deardorf, Exakta, Graflex, Hasselblad, Ikoflex, Ikonta, Leica, Linhof, Minolta, Minox, Nikon, Praktica, Retina, Robot, Rolleiflex, Tessina, Voigtlander... của cùng tác-giả. Đây là bài viết của tác-giả Lê-Ngọc-Minh, tham-khảo từ nhiều nguồn tài-liệu khác nhau, nhưng không phải là tài-liệu dịch-thuật từ sách báo ngoại-quốc. Khi xuất-bản thành sách sẽ có h́nh ảnh các máy in kèm. © Lê-Ngọc-Minh, 1999. |