http://www.vnuspa.org |
Máy Ảnh Exakta Và Praktica
Đức là một quốc-gia sản-xuất máy ảnh nổi tiếng nhất trên thế-giới, kể từ khi nhiếp-ảnh c̣n phôi-thai... Máy ảnh, ống kính, phim, giấy ảnh và hoá-chất của Đức đă một thời gần như giữ địa-vị độc-tôn khắp thế-giới, những nước sản-xuất máy ảnh sau này đều phải hướng về phía Đức để học hỏi và cóp nhặt. Những cái tên như Leica, Contax, Zeiss-Ikon, Rolleiflex v.v... đều nổi tiếng về phẩm-chất, nguyên-vật-liệu và sự chính-xác vô-tiền khoáng-hậu, không những từ trước thế-chiến mà c̣n tới tận ngày nay... Trong những năm gần đây, máy ảnh Nhật tràn ngập thị-trường thế-giới, làm lu mờ gần như hầu hết các hiệu máy ảnh của các nước khác, th́ máy ảnh Đức vẫn c̣n giữ vững ngôi-vị đàn anh của thế-giới, bằng cớ là giá cả của những máy Đức vẫn thật là cao, giá máy cũ cũng vẫn c̣n cao, mà thực sự là càng ngày càng cao : người ta mua để dùng, để sưu-tập... mà trớ trêu thay, một số lớn những máy cũ của Đức được những tay ảnh Nhật t́m mua ráo riết đến nỗi có người báo động rằng có ngày người Nhật sẽ mua hết máy ảnh cũ tên tuổi trên thị-trường máy ảnh cũ của Mỹ. Một trong những sản-phẩm của Đức, máy Praktica, do hăng Pentacon sản-xuất ở Dresden từ trước thế-chiến thứ hai, khi đó, nước Đức chưa bị phân chia thành Đông Đức và Tây Đức. Chiếc máy Praktica đầu tiên được chế-tạo năm 1933 và bán cho công chúng ngay từ 1933-1934. Từ đó đến nay, Praktica đă chế-tạo được khoảng 40 kiểu máy khác nhau và đạt được một số cái "NHẤT" như sau : * Chiếc máy ảnh đầu tiên có tương-giao trực-tiếp với flash (1). * Chiếc máy ảnh đầu tiên có quang-khẩu tự-động (quang-khẩu luôn luôn mở rộng, khi bấm máy, quang-khẩu đóng lại tới khẩu-độ do ta chỉnh từ trước để thu h́nh, sau đó lại mở rộng...) (2). * Thực-hiện lần đầu tiên, miếng kính nhắm có ṿng tṛn cắt đôi (để khi nhắm vào một đường thẳng đứng, nếu lấy nét đúng, đường thẳng đó liên-tục; nếu lấy nét sai, đường thẳng đó bị gẫy...) mà ngày nay, gần như máy ảnh nào cũng sử-dụng (3). * Thực-hiện lần đầu tiên, hệ-thống đo ánh sáng qua ống kính (4). * Thực-hiện lần đầu tiên, hệ-thống kính phản chiếu h́nh ảnh "hoàn trả cấp-thời" (5) (h́nh ảnh qua gương phản chiếu, chuyển lên kính nhắm, khi chụp, gương bật lên để h́nh ảnh vào mặt phim, ngay sau đó, gương tự-động hạ xuống để ta nhắm tiếp...). * Hoàn-chỉnh màn trập ngay trước mặt phim... * Chiếc máy ảnh đầu tiên có giao cắt phim ở trong máy (để ta có thể chụp năm ba tấm, sau đó cắt phim, vào buồng tối lấy số phim đă chụp đem tráng, số phim trong máy lại tiếp-tục chụp, để tiết-kiệm phim). * Chiếc máy ảnh đầu tiên có hệ-thống điện giao-tiếp và chỉnh quang-khẩu tự-động. và một số các thành-quả kỹ-thuật khác, tuy nhỏ nhặt, nhưng khiến chiếc máy ảnh dần dần được tiện-dụng như ngày nay. Để biết lịch-sử chế-tạo máy ảnh của Pentacon, ta phải quay lại một khúc phim dĩ-văng, để điểm lại sự h́nh-thành của hăng Pentacon. Hăng Carl-Zeiss được thành-lập tại Jena từ 1846, sản-xuất dụng-cụ quang-học như kính hiển-vi, kính thiên-văn, kính nhắm, dụng-cụ trắc-địa, quang-cụ quân-sự, khoa-học... và chính Carl-Zeiss đă chế-tạo ra loại kính Schott (tên một nhà quang-học), nhờ đó mà tiến-sĩ Paul Rudolph đă sáng-chế ra ống kính Zeiss Anastigmat năm 1890, Planar năm 1896, Unar năm 1899 và ống kính Tessar năm 1902. Đây toàn là những ống kính nổi danh khắp thế-giới, mà hầu hết các hăng ống kính đều bắt chước cho đến ngày nay. Năm 1902, Carl-Zeiss mua hăng chuyên chế-tạo máy ảnh Palmos A. G. và từ đó, Carl-Zeiss bước vào ngành chế-tạo máy ảnh. Tổ-hợp ZEISS-IKON thành-lập năm 1926, gồm một số những hăng Đức chế-tạo máy ảnh lớn nhỏ khác nhau nhưng tất cả đều đă sản-xuất máy ảnh có phẩm-chất tốt, như Contessa-Nettel, Ernemann, Goerz và Ica, trụ-sở chính đặt tại Dresden. Tuy hợp lại, nhưng hăng nào cũng cứ sản-xuất những kiểu máy mà hăng đă sản-xuất trước kia, nhưng thêm tên của tổ-hợp là Zeiss-Ikon. Một số máy có mang thêm hàng chữ IHAGEE, thực ra là IHG đọc thành Ihagee, là chữ viết tắt của "Industrie und Handels Gesellschaft", Công-ty Kỹ-nghệ và Thương-mại, là một công-ty sản-xuất máy ảnh độc-lập lớn của Đức, trong khi đó các hăng khác lớn hơn như Voigtlander, Zeiss-Ikon, Agfa... là những công-ty tổ-hợp. Khi thế chiến thứ hai kết-thúc, quân-đội Hoa-Kỳ rút ra khỏi Dresden và Jena, trao lại hai vùng này cho quân-đội Liên-Sô, theo thỏa-ước mà đồng-minh thỏa-thuận với nhau tại Potsdam. Một số lớn chuyên-viên, kỹ-thuật-gia và công-nhân của Zeiss-Ikon Jena, có thể nói là cột trụ của Zeiss-Ikon di-tản sang Tây Đức... Đa số những người này tụ họp làm việc tại cơ-xưởng của Zeiss-Ikon Contessa tại Stuttgart, nơi đây, họ tiếp-tục sản-xuất máy Contessa và Ikonta (trước nay vẫn sản-xuất tại đây); một số khác về Oberkochen, cũng ở Tây Đức. Cơ-xưởng của Zeiss-Ikon ở Dresden, Đông-Đức, bị Liên-Sô tháo ra đem về Ukraine, nhưng nhân-viên c̣n lại của hăng cũng xăn tay áo, làm lại từ đầu, chế-tạo máy móc và dụng-cụ để tiếp-tục sản-xuất máy ảnh, như Ercona (hậu-thân của máy Ikonta), Tenax I, Contax S... Vậy là có hai hăng Zeiss-Ikon, một tại Đông và một tại Tây Đức. Hai bên kiện nhau v́ bên nào cũng muốn giữ độc-quyền tên Zeiss-Ikon, xưa nay vốn đă nổi tiếng trong làng nhiếp-ảnh. Sau nhiều năm đáo tụng-đ́nh, Zeiss-Ikon Tây Đức thắng và cũng từ đó chỉ có hăng Zeiss-Ikon tại Stuttgart được coi là "chính-thống". Năm 1959, mấy hăng tại Dresden và Sachsen tái tổ-chức và kết-hợp nhau lại thành VEB KAMERA UND KINOWERKE DRESDEN. Năm 1964, tổ-hợp này mua thêm hăng VEB DEFA, cải tên thành VEB PENTACON. Năm 1968, tổ-hợp này hợp-nhất với VEB KAMERAWERKSTATTEN NIEDERSEDLITZ (6), VEB FEINOPTISCHES WERK GORLITZ thành KOMBINAT VEB PENTACON DRESDEN. Tổ-hợp này tiếp-tục sản-xuất máy ảnh, ống kính và dụng-cụ quang-học đa số dùng trong khối cộng-sản, một số khác xuất-cảng sang tây Âu, nhưng không bán được nhiều sang Hoa-Kỳ. Từ 1973 về sau, máy ảnh Exakta đều sản-xuất tại Nhật, do vài ba hăng thực-hiện. Năm 1992, sau khi Đức được thống-nhất, Pentacon phải đóng cửa v́ không cạnh-tranh lại với máy ảnh Nhật và Tây Đức. Xem như vậy ta thấy việc phân loại và liệt-kê máy ảnh Carl-Zeiss và Zeiss-Ikon thật là phức-tạp và chằng tréo. Có năm, cuốn tổng-mục của Zeiss-Ikon liệt-kê 104 loại máy ảnh, ít nhất là 5 cỡ phim, mỗi loại máy lại có thể có đến 9 cách phối-hợp ống kính với màng trập; cũng những cuốn tổng-mục đó, trước sau liệt-kê đến 936 kiểu ! Trong khuôn khổ bài này, chúng ta chỉ xét đến những kiểu máy Praktica và Exakta sản-xuất tại Jena trước và sau thế-chiến thứ hai. Theo thứ-tự, gồm có EXAKTA, PRAKTICA và PENTACON. *** (Tiếp theo) |