http://www.vnuspa.org
Máy Ảnh Kodak Retina



G. NHẬN XÉT TỔNG-QUÁT.

Bên cạnh những máy hoàn toàn tự-động, hoàn toàn điện-tử, hoàn toàn tự chỉnh ngày nay, Retina là loại máy cơ-hành, cổ-điển, tuổi tác... Nhưng đừng nên coi thường những máy cơ-hành nói chung và máy Kodak Retina nói riêng.

Máy Retina rất bền bỉ và chính-xác. Những máy sản-xuất từ 1940 trở về trước, miễn là đừng lạm-dụng quá, vẫn c̣n chụp h́nh được, mặc dù ống kính thời đó chưa được tinh-hóa (do đó tương-phản dịu hơn, màu sắc kém cô-đọng, thiếu sắc nét... tuy nhiên đây lại là lợi điểm cho một số đề-tài tŕnh bày tính cổ-điển, mơ mộng, êm đềm... tương-tự như khi ta gắn kính lọc xốp, dịu lên ống kính Leica hay Nikon vậy !). Những máy sản-xuất từ 1954 về sau, đa số ống kính đă được tinh-hóa, h́nh ảnh do đó sắc nét hơn, màu sắc chính-xác hơn.

Sử-dụng máy Retina dĩ nhiên là chậm hơn máy điện-tử hoàn toàn tự-động rồi, nhưng đâu có phải h́nh ảnh nào ta chụp cũng cần phải nhanh tay chụp giựt ? Tuy chậm, nhưng trong khi cầm cái Retina cơ-hành trên tay, nhẹ nhàng, trịnh-trọng, ta cảm nhận sự gọn ghẽ, chắc nịch, chính xác của máy... là cả một điều lư-thú mà "người phàm" không thể nào hiểu được...

Nói về các bộ-phận cơ-hành, ta chỉ cần áp cái máy gần tai... lên phim... rồi bấm thử một cái... chỉ hai cái âm-thanh của việc lên phim và bấm thử đó đă thừa để cho ta nghe thấy và cảm nhận được "âm-thanh-của-sự-chính-xác" rồi ! Đó là cái máy Retina sản-xuất cách đây 40 năm ! Bạn thử tưởng-tượng, 40 năm nữa, những máy ảnh điện-tử cực kỳ tối-tân ngày nay, liệu c̣n có cái nào vận-chuyển được nữa hay không ? Hỏi tức là trả lời vậy ! Trong khi đó, chắc chắn rằng một số lớn máy Kodak Retina vẫn c̣n tiếp-tục thu h́nh được, 80 năm sau khi sản-xuất !

Tuy vậy, không phải là máy Retina không có yếu-điểm.

Với những kiểu máy xếp đợt đầu, mỗi khi chụp ta phải kích màng trập bằng cách đẩy một cái cần ở riềm ống kính, bấm máy cũng vậy và máy không có cơ-phận ngừa chụp chồng hai hay nhiều lần lên chung một tấm phim. Tuy nhiên Retina không phải là loại máy duy-nhất có khuyết-điểm này, v́ kỹ-thuật thời đó mới chỉ có thế !

Nút chận phim là một cơ-phận không cần thiết, ngày nay dùng máy, ta rất dễ quên, nhưng đây chỉ là một yếu-điểm nhỏ.

Yếu-điểm to lớn nhất của Retina là ở loại máy phản chiếu. Kỹ-thuật của Retina luôn luôn đi sau máy ảnh Nhật một hay hai bước (gương phản chiếu không hạ xuống cấp-thời ngay sau khi bấm máy, quang-kế selenium không nhạy bằng quang-kế CdS, không cập-nhật-hóa kịp thời những tiện-nghi theo tiến-bộ chung của kỹ-nghệ máy ảnh thế-giới...) khiến nên máy Retina ngay khi được tung ra thị-trường đă bị lỗi-thời rồi, do đó giới tiêu-thụ quay sang dùng sản-phẩm Nhật, tiện-nghi hơn và hào-nhoáng hơn.

Ưu-điểm của Retina là máy bền, rẻ, chính-xác và có phẩm-chất máy cũng như ống kính tốt. Nhiều hăng bắt chước quan-điểm này của Retina và giới tiêu-thụ nhờ vậy mà được dùng sản-phẩm của nhiều hăng sản-xuất có phẩm-chất khá, do đó thúc đẩy kỹ-nghệ máy ảnh t́m ṭi và cải-biến cho máy và ống kính mỗi ngày một tốt hơn.

Ưu-điểm nổi bật của Retina là ống kính tốt, nhất là ống kính có năm và sáu thấu-kính trang-bị cho những máy Retina sản-xuất về sau này. Điểm nổi bật nữa là Retina đă dùng nguyên-tắc bắt ống kính vào hệ-thống càng và gọng rồi bắt càng và gọng này vào cửa che ống kính để giữ cho bửng ống kính luôn luôn song song với mặt phim; đây chính là trở ngại to lớn của những loại máy mở cửa tương-tự...

Ảnh-hưởng to lớn nhất mà Retina đạt được, như trên đă đề-cập, là Retina thúc đẩy phong-trào dùng máy, dùng phim 35 mm... và Kodak đă vô-h́nh-chung ung-dung tọa hưởng từ nhiều năm nay...

Nhưng không phải ai cũng dùng máy Retina để thu h́nh. Có những người sưu-tập máy Retina, v́ máy này có nhiều kiểu tuy tốt nhưng giá cả (dĩ nhiên là giá máy cũ) tương-đối rẻ so với những máy như Alpa, Contarex, Contax, Leica, Nikon, Robot, Rolleiflex... và v́ số-lượng máy sản-xuất tương-đối nhiều, nên dễ t́m, ngoại trừ một số kiểu sản-xuất với số-lượng thấp.

Đối với người sử-dụng máy Retina để thu h́nh th́ những kiểu máy sau đây có phẩm-chất cao (theo tiêu-chuẩn thời đó), và so với những ống kính trù-hoạch bằng điện-toán thời nay th́ phẩm-chất cũng không đến nỗi tệ. Đó là những kiểu máy xếp :

* Retina IB (kiểu 019) : ống kính Xenar 50 mm f/2.8, có năm thấu-kính. Máy có quang-kế selenium.

* Retina IIc (kiểu 020), IIC (kiểu 029) : ống kính Xenon-C hoặc Heligon-C 50 mm f/2.8, có sáu thấu-kinh, không có quang-kế.

* Retina IIIc (kiểu 021), IIIC (kiểu 028) và IIIC (kiểu 1977) : ống kính Xenon-C hoặc Heligon-C, có sáu thấu-kính, có quang-kế selenium.

Với loại máy đơn-kính phản chiếu, nên dùng :

* Retina S (kiểu 034), III (kiểu 041) và IV (kiểu 051).

Một loại máy nữa là Kodak Retinette, cũng sản-xuất ở Đức, cũng trang-bị ống kính Schneider, trông giống như Retina... có loại c̣n dùng sườn máy Retina, nhưng không được ưa chuộng bằng. Máy này không thuộc vào gia-đ́nh Retina nên chúng ta không đề-cập đến nơi đây.

Có những loại không chính-thức nhập-cảng vào Mỹ, sở-dĩ chúng ta nêu lên bởi v́, đối với những bạn sưu-tầm máy Retina, điều đó cần phải biết. Một số máy "không chính-thức nhập-cảng vào Mỹ" mà lại có mặt trên đất Mỹ, là do du-khách hoặc quân-nhân Mỹ đem từ Âu-châu về Mỹ. Một số khác do dân di-cư Âu Châu lánh nạn Đức Quốc-xă đem vào Mỹ, bán đi v́ cần tiền mặt. Những máy này khá hiếm.

Máy Retina, tuy thân máy và ống kính đều có số thứ-tự, nhưng hệ-thống đặt số như thế nào, không ai được rơ, những thân máy, ống kính số nào sản-xuất trong năm nào... không có tài-liệu nào công-bố (11). Về điểm này, nhà sản-xuất Retina không có sổ sách lưu trữ bằng nhà sản-xuất Leica.

Sau Retina, Kodak có thử một lần nữa, sản-xuất một loại máy 35 mm tân-tiến, chính-xác, phẩm-chất thượng-đẳng là Kodak Ektra, nhằm thay thế cho Leica và Contax v́ hai loại máy này không nhập-cảng được trong thế-chiến thứ 2. Máy Ektra thay đổi được ống kính, thay đổi được lưng máy, màng trập bằng vải đặt ngay trước mặt phim, tốc-độ tới 1/1000 giây... Ống kính gồm có 35 mm f/3.3, 50 mm f/3.5, 50 mm f/1.9, 90 mm f/3.5, 135 mm f/4.5, 135 mm f/4.8. Chiếc máy đầu tiên sản-xuất năm 1941 (giá bán thời đó là 300 $US), chấm dứt năm 1948. Khoảng 1944, Kodak Ektra II ra đời, kiểu này có thêm động-cơ lên phim bằng dây thiều (dây thiều đặt phía sau lưng máy). Sở dĩ loại máy này bị ngưng không sản-xuất nổi v́ giá thành quá cao (đến 600 $US một chiếc !) v́ nó hoàn toàn sản-xuất tại Mỹ, nạn-nhân của lương bổng và tranh-chấp lao-động của công-nhân Mỹ, đúng như George Eastman tiên-đoán. Nhưng đây lại là một câu chuyện khác.


***



GHI-CHÚ :


1. Kính trắc-viễn : Range finder.

2. Nút chận phim : Film advance release wheel (hoặc --lever, hoặc --knob).

3. Màng trập (c̣n gọi là màng trập lá) : Leaf shutter. Tất cả các màng trập trang-bị cho máy Retina hiệu Compur-Rapid hoặc Synchro-Compur hoặc Prontor LK500 đều có tốc-độ B và từ 1 giây tới 1/500 giây theo nấc thang tốc-độ cơ-bản. Màng trập Compur tốc-độ nhanh nhất chỉ lên tới 1/300 giây.

4. Cửa sổ đếm phim : Exposure film counter window.

5. Ngàm gắn flash : Flash shoe (hoặc accessory shoe).

6. Tinh-hoá : Coated.

7. Bảng nhắc nhở loại phim : reminder (hoặc Film type indicator).

8. Cơ-phận đếm phim : Exposure counter.

9. Chấu tương-hợp flash : Flash synchronization hot shoe.

10. Một vài tài-liệu liệt-kê những máy này sản-xuất năm 1982, nhưng ông Brian Coe, nguyên quản-thủ Bảo-tàng viện Kodak ở Harrow (Anh Quốc), được sử-dụng tất cả hồ-sơ lưu của Bảo-tàng viện này và Bảo-tàng viện Rochester (Mỹ) cho biết th́ niên-biểu lắp máy là 1977 và số-lượng máy là 120 chiếc. Năm 1994, chúng tôi đă thấy một máy này được bày bán ở Chợ Máy Cũ Buena Park (California), đặt giá 1200.00 US$).

11. Tác-giả có một máy Retina IIIc (kiểu 021, sản-xuất trong khoảng 1954-57), thân máy số 6965XX và một máy Retina IIIC (kiểu 028, sản-xuất trong khoảng 1958-60), thân máy số 664XX. Không rơ cách thức đánh số của Retina: máy IIIc sản-xuất trước lại có số máy cao hơn máy IIIC sản-xuất sau.

























Đón đọc "Hồ-sơ cũ" về các loại máy Alpa, Canon, Contaflex, Contarex, Contax, Deardorf, Exakta, Graflex, Hasselblad, Ikoflex, Ikonta, Leica, Linhof, Minolta, Minox, Nikon, Praktica, Retina, Robot, Rolleiflex, Tessina, Voigtlander... của cùng tác-giả.

Đây là bài viết của tác-giả Lê-Ngọc-Minh, tham-khảo từ nhiều nguồn tài-liệu khác nhau, nhưng không phải là tài-liệu dịch-thuật từ sách báo ngoại-quốc.

Khi xuất-bản thành sách sẽ có h́nh ảnh các máy in kèm.

© Lê-Ngọc-Minh, 1998