http://www.vnuspa.org
Máy Ảnh Exakta Và Praktica



CÁC KIỂU PRAKTICA.

Máy Praktica c̣n có các tên khác, sản-xuất trước và sau thế-chiến, như Praktiflex, Praktica, Prakticamat và Praktina... Tất cả đều là máy 35 mm. Năm 1957, máy Praktisix dùng phim cỡ trung 120 ra đời.

Ta có thể chia Praktica thành 6 nhóm :


NHÓM 1.

Máy Praktiflex, số-lượng sản-xuất thấp, có người ghép vào loại máy thử-nghiệm.


PRAKTIFLEX (1938).

Máy Prakticaflex có hệ-thống nhắm từ trên xuống, ống kính vặn răng ốc M40 (đường-kính 40 mm, không gắn được các ống kính mới sau này), không có nơi gắn flash, tốc-độ từ 1/25 tới 1/500 giây. Trang-bị ống kính Victor 50 mm f/2.9 hoặc Tessar 50 mm f/3.5 hoặc Biotar 50 mm f/2.0. Một số máy gắn lớp da xanh, đỏ hoặc xám. Máy b́nh thường bọc da đen.

Về đặc-tính kỹ-thuật, máy này c̣n kém so với máy Kine Exakta sản-xuất cùng thời.


NHÓM 2.

Đặc-điểm chính của nhóm này là ống kính bắt vào thân máy bằng cách vặn răng ốc M42 (đường-kính 42 x 1 mm, tương-tự như máy Pentacon/Contax S, đồng-thời với máy Pentax của Asahi Optical Co. của Nhật), tuy khá hơn trước nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu-cầu tăng-trưởng của hệ-thống ống kính sản-xuất sau này.

Nhóm máy này có tốc-độ chậm, dùng nấc thang tốc-độ cũ như ½ giây, 1/5, 1/10, 1/25, 1/50, 1/100, 1/200, 1/500 v.v... Từ kiểu FX trở đi có cơ-phận cắm flash, nhưng không theo tiêu-chuẩn quốc-tế. Hệ-thống nhắm ngang mắt, có cần lên phim...


PRAKTIFLEX II (1948).

Ống kính cơ-bản Victor 50 mm f/2.9, bắt vào thân máy bằng răng ốc M40, tốc-độ chậm nhất là 1/25 giây. Nhắm máy từ trên xuống.


PRAKTICA (1952).

Máy này dùng răng ốc cỡ M42 của Pentacon để bắt ống kính vào thân máy, cùng kiểu với Contax S, và trở thành tiêu-chuẩn của Praktica từ nay về sau, và được nhiều hăng bắt chước (gọi là cách bắt "răng ốc phổ-thông"), trong đó có Asahi Pentax của Nhật. Máy nh́n từ trên xuống và vẫn dùng nấc thang tốc-độ cũ; không có tương-hợp flash.


PRAKTIFLEX FX (1955).

Giống như máy Praktica FX, khắc tên Praktiflex II để xuất-cảng sang Hoa-Kỳ, ống kính cơ-bản Primoplan 50 mm f/1.9 hoặc Tessar 50 mm f/2.8. Máy này có chỗ cắm flash, có máy có tới ba chỗ, nhưng tất cả đều không theo tiêu-chuẩn quốc-tế, ngoại trừ đợt sau chót.


PRAKTINA FX (1956-1959).

Máy Praktina FX là máy tồn-kho, tuy sản-xuất từ 1956-59, nhưng khoảng giữa 1960 mới bán sang thị-trường Hoa-Kỳ.

Tốc-độ từ 1 tới 1/1000 giây và B; hệ-thống kính nhắm thay đổi được, nh́n ngang mắt, hoặc nh́n từ trên nh́n xuống; ống kính cơ-bản Biotar 50 mm f/2.0; một số máy có trang-bị động-cơ lên phim và có lưng máy phụ chứa được nhiều phim.


PRAKTINA IIa (1959-1974).

Tương-tự như kiểu trên; ống kính cơ-bản Jena Flexon 50 mm f/2.0; một số máy có trang-bị động-cơ lên phim và lưng máy phụ chứa được nhiều phim.


NHÓM 3.

Nhóm này có kiểu máy IV và các kiểu IV phụ. Do đó ta có các kiểu như IVB, IVM, IVBM, IVF và IVFB; mà B = có quang-kế trong máy, M = kính nhắm có ṿng tṛn cắt đôi, F = kính nhắm Fresnel. Máy có hệ-thống kính nhắm là loại đưa ngang mắt, có cần lên phim...

Nhóm này có các máy như :


PRAKTICA IV (1959-1964).

Kính nhắm cố-định, lên phim bằng cần, cần này đặt ở phía dưới đáy máy. Máy có tấm bảng tṛn nhỏ để đánh dấu loại phim trong máy.


PRAKTICA PRISMA (1962).

Đây là kiểu máy Praktica IV khắc tên khác để xuất-cảng sang thị-trường Hoa-Kỳ; ống kính cơ-bản Tessar 50 mm f/2.8.


PRAKTICA IVB (1961-1964).

Tương-tự như kiểu trên nhưng có quang-kế selenium ngay phía trước khối kính nhắm, phía trên ống kính.


PRAKTIVA IVBM (1961-1964).

Tương-tự như kiểu Praktica VB, nhưng kính nhắm có ṿng tṛn cắt đôi (3).


PRAKTICA IVFB (1961-1964).

Tương-tự như kiểu Praktica VB, nhưng kính nhắm là kính Fresnel.


PRAKTICA IVF (1962-1964).

Tương-tự như kiểu Praktica IV, nhưng kính nhắm là kính Fresnel.


NHÓM 4.

Trước khi máy VF ra đời năm 1964, hệ-thống máy Praktica hoàn toàn lỗi-thời v́ không theo kịp các tiến-bộ kỹ-thuật, tiện-nghi và vẻ hào-nhoáng của máy ảnh Nhật.. trong số đó, việc gương phản chiếu không tự-động hạ xuống sau khi bấm máy là một khuyết-điểm lớn.

Kiểu Praktica VFB có những tiện-nghi mới như : gương phản chiếu hoàn trả cấp-thời, nấc thang tốc-độ từ nay theo tiêu-chuẩn quốc-tế, có tốc-độ chậm 1/15 giây, có quang-kế trong máy.

Sự khác-biệt giữa những kiểu Nova/Nova B và VF chỉ là vài thay đổi phía ngoài như nút bấm máy nay đặt ở phía trước máy, bên trái ống kính (khi ta nh́n vào ống kính) và ngả tréo ra phía trước.


PRAKTICA VF (1964-1965).

Máy không có quang-kế, kính nhắm Fresnel... đặc-điểm nổi nhất của máy này là gương phản-chiếu tự-động hạ xuống sau khi bấm máy.


PRAKTICA NOVA (1965-1968).

Tốc-độ máy từ 2 tới 1/500 giây; ống kính cơ-bản Domiplan 50 mm f/2.8.


PRAKTICA NOVA B (1965-1968).

Cũng như trên.


NHÓM 5.

Những máy Praktica trong nhóm này là những máy có đặc-tính kỹ-thuật tương-đương với những máy ảnh 35 mm khác trên thị-trường thế-giới.


PRAKTICAMAT (1965-1969).

Máy Prakticamat lần đầu tiên có quang-kế CdS đo qua ống kính, tốc-độ lên tới 1/1000 giây; ống kính bắt vào thân máy dùng răng ốc M42.


PRAKTICA PL NOVA I (1967-1972).

Núm chỉnh tốc-độ có khớp để chỉnh từng nấc, tốc-độ nhanh nhất tới 1/500 giây. Ống kính cơ-bản Pancolar 50 mm f/1.8.


PRAKTICA PL NOVA IB (1967-1974).

Tương-tự như máy Nova I, nhưng có thêm quang-kế selenium, tương-hợp với flash F và X; ống kính cơ-bản Domiplan 50 mm f/2.8.

Máy c̣n có tên khác là Porst FX4.


PRAKTICA SUPER TL (1968-1974).

Có quang-kế CdS đo qua ống kính, có núm chỉnh tốc-độ như máy Nhật, từ 1 tới 1/500 và B, tương-hợp với flash F và X, cách gắn phim vào máy nay nhanh và tiện hơn trước... Ống kính cơ-bản Oreston 50 mm f/1.8.

Máy c̣n có những tên khác như Revueflex SL, Pentor Super TL, Porst Reflex FX6...


NHÓM 6.

Nhóm máy này ra đời bắt đầu từ 1970, điều ta nhận ra được ngay là máy trông gọn, nhỏ và thanh-tú hơn. Kết-quả là bắt kịp tiện-nghi và tính gọn nhẹ của các máy khác trên thị-trường thế-giới.

Phía trong, màn trập phía trước mặt phim, trước kia làm bằng vải và di-chuyển theo chiều ngang, nay làm bằng 6 miếng kim-loại mỏng, di-chuyển từ trên xuống theo chiều đứng. Lợi điểm của phương-pháp này là màn trập bền hơn, tốc-độ chính-xác hơn, tốc-độ flash nhanh hơn (lên tới 1/125 giây, thay v́ 1/30 giây hoặc 1/60 giây như trước). Các đặc-tính khác của nhóm 6 là máy có tốc-độ từ 1 tới 1/1000 giây và B xếp đặt theo nấc thang tốc-độ thông-dụng quốc-tế; lên phim bằng cần, quay phim lại lơi bằng tay quay; nút bấm máy ở phía trước máy cạnh ống kính; hệ-thống lắp phim nhanh...

Nhóm này gồm năm kiểu máy :


PRAKTICA L (1969-1975).

Đây là loại máy cơ-bản của nhóm, không có quang-kế; một số máy có cơ-phận tự chụp, đa số không. Trang-bị ống kính Pentacon Auto 50 mm f/1.8.


PRAKTICA LB (1972-1975).

Tương-tự như kiểu máy trên nhưng có quang-kế selenium (tế-bào cảm-quang là một khung h́nh chữ nhật đặt phía trước máy, gần ngay tay quay trả phim). Quang-kế này không tương-giao với khẩu-độ và tốc-độ máy : sau khi đọc được hai yếu-tố này ở quang-kế, ta phải chỉnh bằng tay. Trang-bị ống kính cơ-bản Oreston 50 mm f/1.8.


PRAKTICA LTL (1972).

Cũng tương-tự như kiểu Praktica L, nhưng có quang-kế CdS đo qua ống kính, tương-hợp với khẩu-độ và tốc-độ, nhưng đo sáng theo kiểu "khẩu-độ đóng"; núm chỉnh độ nhạy của phim từ 12 tới 1600 ASA. Có cơ-phận tự chụp.


PRAKTICA LLC (1971).

Tương-tự như kiểu Praktica LTL, nhưng quang-kế CdS đo sáng theo kiểu "khẩu-độ mở", dùng nguyên-tắc "cảm-ứng điện", do đó khi chụp cận (dùng ống nối hoặc buồng xếp...) hệ-thống đo sáng vẫn chính-xác... Phát-khởi quang-kế bằng cách nhấn nhẹ tay vào nút bấm máy. Hệ-thống "cảm ứng điện" là phát-minh đầu tiên trên thế-giới.


PRAKTICA VLC (19??).

Tương-tự như kiểu Praktica LLC, nhưng hệ-thống nhắm ngang tầm mắt có thể thay thế được bằng các kiểu khác (như nh́n từ trên xuống...), ta cũng có thể thay đổi tới 7 loại kính mờ khác nhau tùy nhu-cầu. Phía trong, tế-bào cảm-quang CdS, từ trước vẫn được đặt trên khối kính nhắm, đo xuống miếng kính mờ, nhưng nay kính mờ thay đổi được, độ trong/đục khác nhau, do đó tế-bào được dời xuống đáy của máy, phía sau gương phản chiếu, tương-tự như Leica SL 2. Máy cũng không có "chân flash tự-động" (12) v́ hệ-thống nhắm thay đổi, do đó hăng làm một phụ-tùng gắn lên phía trên tay quay trả phim, giống như Nikon F, F2, F3...

***

(Tiếp theo)