About Us
Main menu
Số truy cập: 80719520
HENRI CARTIER-BRESSON (1908-2004)
Nguyễn Đạo Huân (02/12/12)







Tháng 8/2004, các hăng thống tấn lớn hoặc nhỏ trên khắp thế giới đều loan đi tin nhiếp ảnh gia người Pháp Henri Cartier-Breesson qua đời, hưởng thọ 96 tuổi. Cả nước Pháp nói riêng và làng ảnh nghệ thuật quốc tế nói chung đều tiếc thương một tài năng nhiếp ảnh nghệ thuật lớn vừa mới ra đi. Henri Cartier-Bresson đă làm rạng danh nước Pháp trên thế giới, ông là một trong những nhiếp ảnh gia vĩ đại nhất của thế kỷ 20 đă để lại vô số tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật ghi lại những cảm xúc rất thực về con người và đời sống thời kỳ ông c̣n tại thế, không những thế ông c̣n để lại rất nhiều những sách viết về nhiếp ảnh nghệ thuật có gía trị cho thế hệ sau. Chắc khó có một nghệ sĩ nhiếp ảnh nào có được vinh dự trưng bày tới 400 tác phẩm trong bảo tàng nghệ thuật Louvre danh tiếng, như Henri Cartier-Bresson...

 Tổng thống Pháp Jacques Chirac tuyên bố : “Nước Pháp đă mất đi một nhiếp ảnh gia thiên tài, một bậc thầy thật sự, một trong những nghệ sĩ tài ba nhất thuộc thế hệ ông và là một trong những người được kính trọng nhất trên thế giới”.

 Xin mời quí vị cùng chúng tôi t́m hiểu những nét tổng hợp tiêu biểu về tiểu sử, sự nghiệp và nghệ thuật nhiếp ảnh của Henri Cartier Bresson - nhiếp ảnh gia với một máy ảnh Leica 35mm, 2 ống kính và suốt đời chỉ chụp một loại ảnh đen trắng đă làm nên sự nghiệp tưởng như huyền thoại này.

 Henri Cartier-Bresson sinh ngày 22/8/1908 trong một gia đ́nh trung lưu tại Chanteloup gần Paris, mẹ là người Normandy, cha là một trong những chủ hăng dệt vải làm ăn phát đạt và có bề thế lúc bấy giờ. Ngay từ thuở niên thiếu, Cartier-Bresson đă tỏ ra yêu thích nhiếp ảnh, được cha mẹ mua cho một máy ảnh Box Brownie, một máy ảnh rất thô sơ thời bấy giờ để cậu bé Cartier-Bresson giải trí trong những ngày nghỉ. Măi sau này ở tuổi trưởng thành, Cartier-Bresson thực sự mới được thử nghiệm những tác phẩm của ḿnh bằng máy ảnh Leica 35mm t́nh cờ ông mua được ở một cửa tiệm không phải bán đồ chụp ảnh vào năm 1932.

Trong thời gian thiếu thời, ông vẫn ham thích hội họa hơn, Cartier-Bresson đă theo học hai năm tại một xưởng vẽ gần Paris của họa sĩ Andre Lhote... Cartier-Breson có một người bác ruột mà ông coi như một người cha thứ hai, người được coi như đă khai mở tâm hồn ông bằng cách hướng dẫn ông đọc những tác phẩm văn chương hiện đại của các tác giả nổi tiếng lúc bấy giờ như Dostoyevsky, Rimbaud, Proust, Joyce. Cho nên sau này, trong các tác phẩm nhiếp ảnh của ông đều ẩn chứa hay phảng phất bàng bạc đâu đó cách nh́n cuộc đời bằng một tâm hồn văn học.

Cũng có lẽ mang một tâm hồn văn chương như vậy mà sau này ông đă chụp rất nhiều chân dung nổi tiếng lẫy lừng trong văn học sử của thời đại ông như triết gia Jean Paul Sartre, Alberrt Camus, nhà văn Simonne De Beauvoir... hay những khuôn mặt lịch sử nổi tiếng khác như mục sư Martin Luther King Jr, Đức hồng y Pacelli, Đức Dalai Lama, thánh Gandhi, tài tử màn bạc Marilyn Monroe, danh họa Henri Matisse, tổng thống Hoa kỳ Harry S. Truman...

 Được trưởng thành và được nuôi dưỡng, hướng dẫn trong một gia đ́nh khá giả lại tạo một môi trường nghệ thuật như thế, Cartier-Bresson đă sớm phát triển năng khiếu sáng tạo qua cái nh́n và bằng những cảm xúc thực nhất và ông tạo ra những tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật có giá trị. Những kinh nghiệm của hội họa kết hợp với kỹ thuật nhiếp ảnh và một tâm hồn nhậy cảm giúp cho Cartier-Bresson khám phá ra một thế giới đa dạng phong phú xung quanh ông theo cách riêng.

 Năm 1931, năm đó Cartier Bresson 22 tuổi, chàng thanh niên tính t́nh nhút nhát hay e thẹn này quyết định dành thời gian một năm cho chuyến đi tới lục địa Phi châu, mạo hiểm trở thành người thợ săn cùng với những thổ dân... Đây thực sự là một chuyến đi xa đầu tiên trong đời của Cartier-Bresson, những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những thổ dân và những buổi săn bắn kỳ thú ở lục điạ đen huyền hoặc này đă giúp mở ra cho chàng thanh niên trẻ tuổi Cartier-Bresson khám phá ra một thế giới mới, một cách nh́n mới qua ống kính nhiếp ảnh...

 Kiệt sức và ngă bệnh sau chuyến đi nhiều tháng trời ở Phi châu, Cartier-Bresson trở về Marseille - Pháp để dưỡng bệnh và nghỉ ngơi. Hàng ngày Cartier-Bresson lang thang trên đường phố và quan sát đời sống, sau này khi kể lại, ông cho biết kinh nghiệm của ông là “... thực sự tôi luôn bị hấp dẫn và lôi cuốn v́ từ những h́nh ảnh đang xảy ra ở trước mắt tôi mà trong giây lát sẽ biến đi... dường như cảm giác của tôi rất hồi hộp khi cố gắng phán đoán xem sắp sửa sẽ xảy ra những sự đầy bất ngờ ǵ đây... và tôi muốn cầm giữ nó lại”. Chính trong thời gian này Cartier-Bresson đă thực sự bắt đầu chụp ảnh. Những giá trị của đời sống hiển hiện rơ ràng qua lỗ cửa sổ h́nh chữ nhật nhỏ hẹp của chiếc máy ảnh Leica 35mm, đă thực sự đưa ông vào nỗi đam mê bất tân cho tới cuối đời.

 Sự nghiệp của Henri Cartier-Bresson

 Thời gian nào Henri Cartier Bresson bắt đầu có ư niệm về sáng tác ảnh nghệ thuật ?

 Đó là khoảng năm 1929, thời gian mà Henri Cartier-Bresson đă gặp gỡ với Rene Crevel một nghệ sĩ theo trường phái siêu thực (surrealist), Crevel đă giới thiệu ông tới những nghệ thuật siêu thực của hai nhà thơ lớn của nước Pháp đó là Andre Breton và Louis Aragon. Những tư tưởng sáng tạo của các thi nhân đă có ảnh hưởng mạnh mẽ chinh phục, thúc đẩy khá mạnh mẽ trong những bước đầu sáng tác nhiếp ảnh của Cartier-Bresson... Cũng thời gian này, ông thường lui tới những Jazz Clubs ở Paris. Cũng từ năm 1929, Henri Cartier-Bresson bắt đầu sáng tác ảnh nghệ thuật qua chiếc máy ảnh. Ông cũng khám phá ra những nét sống động trong những bức ảnh, qua những công việc nhà báo Martin Munkasci người Hungaria, đồng thời cũng là một nhiếp ảnh gia chụp thời trang lúc bấy giờ. Những bức ảnh thường được Martin Munkasci diễn tả người mẫu trong những cảnh đang hoạt động của một người như chạy, nhảy hay đang chơi một cái ǵ đó... Chính từ những quan sát này giúp ông có dịp thử nghiệm bằng những bức ảnh ông đă chụp khi có dịp đi du lịch từ Paris qua Tây Âu, Tây Ban Nha, Italie, Maroc, Mexico, Hoa Kỳ và chuyến đi qua Châu Phi làm một người thợ săn cùng với những thổ dân năm 1931 là một chuyến đi quan trọng.

Trong đại chiến thế giới lần thứ hai, năm 1943 Henri Cartier-Bresson phục vụ trong quân đội Pháp với công việc nhiếp ảnh. Ông bị quân Đức bắt làm tù binh chiến tranh và đă t́m cách vượt ngục, lần thứ 3 mới thành công. Sau đó ông bí mật trở lại Paris, để trốn tránh kẻ thù ông đă phải làm việc dưới hầm. Sau chiến tranh, 1947 ông sang Hoa Kỳ và là một trong những người sáng lập ra hội ảnh danh tiếng Magnum Photo cùng với Robert Capa và David Seymour. Magnum Photo sau này trở thành một hăng thông-tấn về h́nh ảnh danh tiếng nhất thế giới.

 Sau thời gian đầu thành lập, Magnum Photo nhanh chóng trở thành một nơi uy tín nhất nước Mỹ chuyên cung cấp ảnh chụp về đủ các loại cho báo-chí và tạp-chí. Qua Magnum Photo, Cartier-Bresson đă có cơ hội đi khắp thế giới để chụp ảnh... tới năm 1966 ông mới ngưng cộng tác với Magnum.

 Henri Cartier Bresson đă viết rất nhiều sách nhiếp ảnh nhưng quyển sách nổi tiếng và quan trọng nhất đă đưa tên tuổi ông trên làng ảnh quốc tế luôn nhắc tới phải kể tới cuốn : “The Decisive Moment : (L’Instant Décisif = Quyết định trong khoảnh khắc) xuất bản năm 1952.

Cartier-Bresson đă triển lăm ảnh ở các bảo tàng nghệ thuật lớn hầu hết khắp nơi trên thế giới. Triển lăm ảnh có tầm mức lớn nhất phải kể tới cuộc triển lăm 400 tác phẩm, chiếm một nửa bảo tàng nghệ thuật Louve, Paris, năm 1955. Triển lăm ảnh ở khắp Nước Mỹ thập niên 60 ... Năm 1975 Oxford University trao tặng bằng học vị tiến sĩ danh dự. Gần đây, năm 1999 một cuộc triển lăm mang tên “Tête à Tête : Portraits by Henri Cartier Bresson” được tổ chức tại National Portrait Gallery, từ 29-10-1999 tới 9-1-2000.

Henri Cartier-Bresson lập gia đ́nh hai lần, người vợ đầu tiên của ông là Retna Mohini vũ-công người Java, sau đó li dị. Martine Frank thành viên của hội ảnh Magnum Photo là người vợ thứ hai và có một người con gái tên Melanie sinh năm 1970. Năm 2003 tại Paris, gia đ́nh Cartier-Bresson đă mở một cuộc triển lăm mang tên “The Foundation Henri Cartier-Breeson”. Đây là cuộc triển lăm ảnh cuối cùng của cuộc đời một nhiếp ảnh gia danh tiếng nhất thế kỷ 20 và cũng như một lời vĩnh biệt thế giới này trước khi ông qua đời 8/2004.

Nghệ thuật nhiếp ảnh của Henri Cartier-Bresson.

 “ Life changes every minute, the world is born and dies every minute.” ( đời sống thay đổi mỗi phút, thế giới cũng mỗi phút đều đang có sự sinh ra và những sự chết đi). Cartier-Bresson thường nói như vậy mỗi khi có ai hỏi ông về cách nh́n đời sống này như thế nào ?. Rơ ràng ông bị lôi cuốn và bị ảnh hưởng bởi triết thuyết Phật giáo về cách nh́n thế giới chúng ta đang sống – đó là sự sống và sự chết (Phật Giáo không gọi đơn vị thời gian là giây, phút mà gọi khoảng thời gian ấy là một Satna).

Để t́m hiểu một cách đầy đủ và tường tận về nghệ thuật nhiếp ảnh của Henri Cartier-Bresson, phải cần một công tŕnh nghiên cứu công phu của các nhà chuyên môn v́ khối lượng sáng tác của ông quá lớn.

 Phạm vi bài này xin chỉ được tổng hợp những nét chính về nghệ thuật ảnh của ông. Những tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật của Henri Cartier-Bresson phần lớn không phải là những đề tài mang tầm mức vĩ đại về kích thước không gian, những chủ đề phóng sự thời đại nóng bỏng hay những h́nh ảnh khốc liệt của chiến tranh và càng không có những vẻ đẹp có tính cách phô trương về h́nh thức bên ngoài... Cái tài của ông là sự quan sát rất tinh tế đời sống thường nhật của con người và đồng thời nắm bắt những h́nh ảnh thực rất sống động chỉ khoảnh khắc xảy ra trong chốc lát và rồi biến mất ngay sau đó.

Trong lịch sử nhiếp ảnh thế giới gọi cách chụp ảnh như Cartier là loại “nhiếp ảnh đường phố” và ông là một khuôn mặt nhiếp ảnh lớn nổi bật nhất trong lĩnh vực này. Cũng từ những kinh nghiệm về cách chụp ảnh đường phố, năm 1952 ông đă viết cuốn sách rất quan trong trong sự nghiệp nhiếp ảnh của ông đó là cuốn “The Decisive Moment” (Quyết định trong khoảnh khắc). Có những nhà nghiên cứu về nhiếp ảnh cho rằng ông là người đầu tiên khai sinh ra nhiếp ảnh báo chí. Điều đó cũng không sai nhưng cũng phải kể tới trước ông là hai nhiếp ảnh gia danh tiếng chuyên chụp phóng sự đă khai sinh ra nhiếp ảnh báo chí đó là Dr. Erich Salomon và Alfred Eisentaedt. Nhưng Cartier-Bresson được coi như là một người tiên phong về cách dùng ánh sáng thích hợp cho nhiếp ảnh báo chí.

Năm 1975 khi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn rằng : “Ông có phải là một nhà báo không ?” – câu trả lời là : “Không - Nên hiểu một cách đơn giản, tôi chỉ đi tới nơi sự việc đang xảy ra, “ngửi” xung quanh và lấy ra những nhiệt độ ở chỗ đó”.

 Ngay từ những thời gian đầu sáng tác, Henri Cartier-Bresson cũng giống như hai nhà nhiếp ảnh lớn của nước Pháp người Paris chuyên chụp ảnh tư liệu, đó là Eugene Atget và Brassai. Cartier-Bresson thường lang thang khắp đường phố Paris để ghi nhận những h́nh ảnh thực sự sống động vô cùng phong phú đang xảy ra hàng ngày.

 Với máy ảnh Leica 35mm thường dán thêm miếng băng keo đen của ông, gồm một ống kính 50mm và một ống kính tele 90mm. Không chân máy, không đèn flash, hay tấm hắt sáng…... đó là những dụng cụ chụp ảnh chính của Henri Cartier-Bresson. Với một dụng cụ chụp ảnh gọn nhẹ và rất hữu hiệu đă giúp ông di chuyển một cách rất dễ dàng, không gây sự chú ư của những người xung quanh. Đây là một yếu tố rất cần thiết để ông tiếp cận chủ đề ông muốn chụp không mấy khó khăn và bất ngờ bấm máy ở một khoảnh khắc cao điểm nhất.

Người Paris biết ông, có thể có lúc bắt gặp Cartier-Bresson lặng lẽ bất ngờ từ một góc phố nào đó, trên tay là chiếc máy ảnh nhỏ và đôi khi được phủ một chiếc khăn, khi gặp được một h́nh ảnh nào vừa ư - bất ngờ như một nhà ảo thuật ông rút chiếc khăn tay và đưa máy ảnh rất nhanh ra bấm...

 Khác với nhiếp ảnh gia chiến tranh Robert Capa (người cùng Cartier-Bresson và David Seymour sáng lập ra hăng thông-tấn h́nh ảnh danh tiếng Magnum Photo - Hoa Kỳ) chỉ có đam mê t́m cảm xúc sáng tạo ở những nơi nguy hiểm mà cái chết ŕnh rập hàng ngày. Cartier-Bresson với cái nh́n sắc bén sáng tạo và một trái tim nhân ái, ông lặng lẽ nắm bắt ngay những khoảnh khắc xảy ra giây lát trong trong đời sống thường ngày của con người. Khi trở thành tác phẩm, người xem thấy những giây phút xảy ra trong đời sống thường nhật hiện lên một cách rất tài t́nh trên những bức ảnh đen trắng.

 Một tuyệt tác của Cartier Bresson : ở một góc phố nghèo nàn nào đó của Paris 1952, h́nh ảnh một chú bé con mặc quần cụt đi gần như chạy, hai tay ôm hai chai rượu lớn nét mặt hí hởn tự hào, đằng sau cậu là một vài đứa con gái đang cười chế nhạo. Không sao, bởi v́ h́nh như cậu nhỏ đang làm một nhiệm vụ quan trọng là được ông bố tin tưởng sai đi mua rượu... Một cú bấm máy đúng lúc tuyệt vời !

Lấy một ví dụ khác. Năm 1937 tại London trong một ngày lễ tưng bừng kỷ niêm lần thứ 15 đăng quang của vua Geoger VI, thay v́ chú trọng những chụp hoạt động chính của ngày hội đang được mọi người chú ư hay về những cảnh tượng trang hoàng rực rỡ, th́ Cartier-Bresson lại chỉ ghi nhận những khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười hân hoan của những người đi xem hội đứng hai bên đường...

Nghệ thuật ảnh chân dung của Cartier Bresson.


 Thời bấy giờ, tên tuổi của nhà văn kiêm triết gia hiện sinh hàng đầu thế kỷ 20 ông Jean-Paul Sartre đang nổi tiếng lẫy lừng trên văn đàn thế giới. Ay thế mà lại ít người được biết chân dung của ông. Khi bức ảnh chân dung của Cartier-Bresson chụp Jean-Paul Sartre được phổ biến, mọi người được thấy nhà văn kiêm triết gia này rất trung thực và sống động qua nghệ thuật chụp ảnh chân dung của Cartier-Bresson.

 Bức ảnh nổi tiếng này được mô tả như sau : Không phải ngồi một cách trang trọng cứng ngắc trong một pḥng chụp ảnh, Sartre tay cầm ống vố hút thuốc đang đứng trên cầu, mặc áo khoác chống lạnh trong một ngày Paris sương mù, ông đang nói chuyện với một người nhưng lại không nh́n vào người đang đối thoại. Người xem nh́n thấy rơ cặp mắt xa vắng đầy sức mạnh nội tâm dưới làn kính trắng như đang nh́n về một quá khứ nào đó... hậu cảnh là những nét, điểm đen xa mờ của thành cầu trên có một ngọn đèn và một vài người khách bộ hành xa xa, xa nữa là những mờ nhạt khung cảnh thành phố. Ảnh được chụp với khẩu độ ống kính nhỏ nên những điểm cần đặc tả như cặp mắt tưởng chừng như xa vắng trên khuôn mặt Jean-Paul Sartre được Cartier-Bresson đă ghi nhận một cách chính xác, kịp thời cái hồn của bức ảnh ...

 Cũng từ những giá trị nghệ thuật của Cartier-Bresson, ảnh tư liệu của ông ngày nay có thể t́m thấy nhiều được lưu giữ tại thư viện quốc gia Pháp. Cũng cần biết thêm Cartier-Bresson đă có một thời kỳ cộng tác (1936–1939) về nhiếp ảnh với nhà đạo diễn làm phim bậc nhất nước Pháp của nửa đầu thế kỷ 20 đó là ông Jean-Renoir người đă từng thực hiện những bộ phim lớn của điện ảnh nước Pháp như “Une Partie de campagn”e (A Day in the Country) 1936, “La Regle du jeu” (The rule of Game) 1937...

 Nghệ thuật nhiếp ảnh của Cartier-Bresson là nghệ thuật của sự trung thực cổ điển, ảnh của ông không bao giờ cắt, cúp và chỉ ở thể loại đen trắng, không dùng xảo thuật nên có giá trị về mặt tư liệu...

Tháng 3/8/2004 ông đă giă từ thế giới này. Xin được nhắc lại câu nói của ông : “Life changes every minute, the world is born and dies every minute”.

 NDH

 V́ lư-do bản-quyền tác-giả, chúng tôi không thể tŕnh bày ảnh của Cartier Bresson tại đây. Muốn xem ảnh của Cartier-Bresson, mời độc-giả đánh chữ “henri cartier-bresson”, rồi click “search the web”. HENRI CARTIER-BRESSON (1908-2004)





 
Page: 1     Lần đọc: 17298 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc