About Us
Main menu
Số truy cập: 80717587
Sơ-Lược Về Hăng Canon
(05/08/08)


Canon là hăng máy ảnh có đến hơn 60 năm lịch-sử, thâm-niên có thể sánh gần với Leica, v́ Leica khởi đầu trước Canon ít năm.

Lịch-sử của Canon gắn liền với lịch-sử nhiếp-ảnh Nhật và Canon là một trong số rất ít những hăng sản-xuất máy ảnh đầu tiên của Nhật, sản-xuất toàn-bộ chiếc máy ảnh, từ ống kính tới thân máy.

Trước khi đi vào chi-tiết của từng loại máy, ta cần phân-biệt ba loại máy do Canon sản-xuất :

1. Máy CANON NHẮM QUA CỬA SỔ (Canon Range Finder Cameras) : đây là loại máy đầu tiên do Canon sản-xuất, thay đổi được ống kính, hoàn toàn cơ-hành (không có điện-tử, không tự-động...), khi chụp, ta nhắm và lấy nét qua một cửa sổ nhỏ phía trên, bên phải của máy (nh́n từ phía trước). Loại máy này gồm 43 kiểu.

2. Máy CANON CƠ-HÀNH, ĐƠN-KÍNH PHẢN-CHIẾU (Canon Mechanical Operated Single Lens Reflex Cameras) : đây là đợt máy thứ nh́ do Canon sản-xuất, thay đổi được ống kính, hoàn toàn cơ-hành (có hoặc không có quang-kế, không tự-động...), khi chụp, ta nhắm và lấy nét qua ống kính; h́nh ảnh sau khi qua ống kính, gặp gương phản chiếu, tŕnh lên miếng kính nhắm để ta thấy h́nh ảnh. Phương-pháp này gọi là "đơn- kính phản chiếu" (SLR = đơn-kính phản chiếu). Loại máy này gồm 19 kiểu.

3. Máy CANON VẬN-HÀNH ĐIỆN-TỬ, ĐƠN-KÍNH PHẢN-CHIẾU (Canon Electronic
Operated SLR Cameras) : đây là loại máy đang thịnh hành trong thời-gian này. Máy có quang-kế, không ít th́ nhiều, có hệ-thống điện-tử điều-khiển việc chỉnh sáng, chỉnh khẩu-độ, chỉnh tốc-độ, chỉnh xa gần, tự lên phim... và có các chương-tŕnh soạn sẵn cho từng loại đề-tài... Loại này cho đến năm 1995, gồm 29 kiểu và vẫn c̣n đang sản-xuất.


SƠ-LƯỢC VỀ LỊCH-SỬ HĂNG CANON.

Năm 1933, bác-sĩ Mitarai, nguyên là một nhiếp-ảnh-gia tài-tử, thành-lập công-ty "Seiki Kogaku Kenku Sho", với sự cộng-tác của hai người Nhật có tư-tưởng cấp-tiến là Goro Yoshida, chuyên-viên và Saburo Uchida, nhà tài-chính, "chủ-trương chế-tạo máy ảnh 35 mm có phẩm-chất cao, tối-tân, sản-xuất hoàn toàn tại Nhật-bản để xuất-cảng, cạnh-tranh với các máy 35 mm khác trên thị-trường thế-giới". Chủ-trương này, Canon vẫn chấp-hành nghiêm-chỉnh trong suốt hơn 60 năm qua.

Một số chuyên-viên, thương-gia khác gia-nhập nhóm này gồm có Tomitaru Kanedo (trưởng xưởng), Takeo Maeda (nhà tài-chính, bạn của Uchida. Ít năm sau, nhóm sáng-lập, v́ lư-do này hay lư-do khác, đều từ từ rời bỏ hăng, chỉ c̣n lại Takeo Maeda... năm 1974 ông trở thành Giám-đốc hăng cho đến khi ông mất.

Năm 1935, Seiki Kogaku Kenku Sho đổi tên thành "Seiki Kogaku Kogyo K.K.".

Chiếc máy ảnh đầu tiên do hăng sản-xuất (hay không sản-xuất ?) có tên là "Kwanon" (tên Phật Quan-Âm), nghe có màu sắc tôn-giáo trong một sản-phẩm thương-mại, vả lại không thuận tai đối với người ngoại-quốc... do đó, máy ảnh được đặt tên là "Canon"; máy ảnh sản-xuất vào thời đó khắc tên "Canon", sau đó khắc hàng chữ nhỏ "Seiki Kogaku No. XXXX": XXXX là số máy ảnh.

Từ 1935 tới 1945, Canon sản-xuất các kiểu máy Hansa, S, J, NS, JS..., số-lượng của mỗi kiểu không nhiều lắm. Trong thời đệ nhị thế-chiến, Canon sản-xuất dụng-cụ quang-học cho Bộ Quốc-pḥng Nhật.

Sau khi thế-chiến chấm-dứt, Canon lại tiếp-tục sản-xuất máy ảnh, theo lệnh của Bộ Tư-lệnh Quân-đội Chiếm-cứ (General Headquarters of the Occupation Forces). Máy ảnh sản-xuất trong thời-gian này được bán vào Sở Quân-tiếp-vụ Mỹ và đồng-minh ở Nhật lấy đô-la, mà Nhật rất cần khi hoà-b́nh. Máy bán ở Quân-tiếp-vụ có khắc h́nh quả trám và hàng chữ "CPO" (viết tắt của chữ "Central Purchasing Office = Văn-pḥng Măi-dịch Trung-ương); sau này chỉ c̣n chữ "E.P.".

Sau khi Nhật đầu hàng, máy ảnh sản-xuất tại Nhật phải khắc hàng chữ "Made in Occupied Japan". Từ 1951 trở đi, điều-lệ này được hủy bỏ và máy ảnh Nhật khắc chữ "Made in Japan".

Ngày 15 tháng 8 năm 1947, hăng chính-thức đổi tên thành "Canon Camera Company, Ltd."

Máy Canon từ khi sản-xuất cho đến 1950 đều cóp kiểu ít nhiều của hai hăng chế-tạo máy ảnh nổi tiếng của Đức là Leica và Contax với một số sửa đổi, v́ cả Leica và Contax đều có giữ tác-quyền ở Nhật.

Năm 1950, Canon, cũng như những hăng máy ảnh khác của Nhật đều nhận chân một sự thật là máy SLR "đơn-kính phản-chiếu" sẽ thay thế loại máy "nhắm qua cửa sổ" và Exakta và Contax-S ở Đức đă thành-công trong việc sản-xuất máy SLR. Khoảng giữa cho đến cuối thập-niên 50, nhiều hăng đă sản-xuất máy SLR như Zeiss Contaflex, Kodak Retina Reflex, Voigtlander Bessamatic, Wirgin Edixa... của Tây Đức; Exakta, Praktina, Practica... của Đông Đức; Alpa của Thụy-Sĩ; Nhật có Topcon, Pentax, Petri Penta, Ricohflex, Minolta, Miranda, Nikon F...

Canon cũng sản-xuất máy SLR Canonflex, nhưng không thành-công bằng Nikon v́ phóng-viên tiền-tuyến của Life như David Douglas Duncan dùng Nikon, rồi về Mỹ viết bài ca-tụng... Nikon lại có đại-lư ở Mỹ sớm, quảng-cáo nhiều và hữu-hiệu... nên thương-vụ của Nikon lớn hơn...

Năm 1960 Canon cộng-tác với Mamiya bằng cách cung-cấp ống kính cho máy Mamiya Prismat.

Khi Canon hợp-tác với Bell & Howell ở Mỹ để tung máy Canon vào thị-trường Mỹ với số-lượng máy cao, th́ Canon mới khởi-sắc lên được.

Năm 1961 Canon sản-xuất máy "Canon 7" và năm 1965, "Canon 7s" là hai kiểu máy tốt nhất và thành-công nhất của loại máy cơ-hành "nhắm qua cửa sổ". Hai máy này đi cặp với ống kính Canon 50 mm f/0.95 rất được giới tiêu-thụ nể v́, mặc dù ống kính f/0.95 không tốt lắm.

Năm 1966 Canon sản-xuất máy "Canon FT-QL", chiếc máy cơ-hành SLR rất thành-công, mặc dù khi dùng quang-kế, ta phải đo theo cách Stop-Down "đóng nhỏ quang khẩu", rất bất-tiện, làm ống nhắm tối hẳn lại.

Năm 1971 Canon sản-xuất máy "Canon FT b-QL" và 1972 sản-xuất máy "Canon FTb N", khi đo sáng không cần phải đóng quang-khẩu nhỏ lại nữa... nhưng hơi trễ, "tiếng xấu" đă bị đồn xa quá rồi !

Cũng năm 1971 Canon tung ra máy "Canon F-1" là chiếc máy cơ-hành hoàn toàn, nhắm vào giới nhiếp-ảnh-gia phóng-sự, nhà nghề... nhưng lại cũng quá trễ, thị-trường máy nhà nghề đă bị Nikon chiếm mất rồi. Kiểu "Canon F-1 N" năm 1976 vẫn c̣n là máy SLR cơ-hành, nhưng kiểu "Canon NEW F-1" năm 1981 thuộc loại máy SLR điện-tử.

Năm 1978 Canon đưa ra thị-trường máy "Canon A-1" làm xôn-xao giới sản-xuất nhiếp-ảnh thế-giới v́ chiếc máy có hệ-thống điện-tử tự chỉnh cho đúng sáng (điều này không lạ lắm), nhưng máy Canon A-1 làm đảo-lộn kỹ-thuật chế-tạo máy ảnh, v́ là đây là lần đầu tiên người ta dùng hệ-thống điện-tử để thay thế cho các cơ-phận xưa nay sản-xuất rất đắt tiền, lại giảm công lắp ráp... nhiều cơ-phận bằng kim-loại, nay làm bằng plastic, nóc máy cũng bằng plastic, dễ làm hơn, nhẹ hơn...

Những máy "Canon T50" (1983), "T70" (1984), "T80" (1985), "T-90" (1986) và "T-60" (1970) có thể coi như kém thành-công của Canon, v́ máy vừa tung ra thị-trường đă lỗi-thời rồi.


xxx



Đón đọc "Hồ-sơ cũ" về các loại máy Alpa, Canon, Contaflex, Contarex, Contax, Deardorf, Exakta, Graflex, Hasselblad, Ikoflex, Ikonta, Leica, Linhof, Minolta, Minox, Nikon, Praktica, Retina, Robot, Rolleiflex, Tessina, Voigtlander... của cùng tác-giả.

Đây là bài viết của tác-giả Lê-Ngọc-Minh, tham-khảo từ nhiều nguồn tài-liệu khác nhau, nhưng không phải là tài-liệu dịch-thuật từ sách báo ngoại-quốc.

© Lê-Ngọc-Minh, 1997.

 
Page: 1     Lần đọc: 89553 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc