About Us
Main menu
Số truy cập: 80713520
10 Mẹo để chụp ảnh phong cảnh
VN-USPA (12/27/12)



10 Mẹo để chụp ảnh phong cảnh
 



Nhiếp ảnh gia Steve Berardi nghiên cứu phong cảnh để trao cho bạn 10 phương pháp hữu hiệu để ghi hình nét đẹp của đất.

Chụp ảnh phong cảnh không dễ vì những phong cảnh mà mắt thường chúng ta thấy đẹp khôg phải lúc nào cũng ăn ảnh. Chưa hết, bạn còn có một nhiệm vụ khó khăn là cố ghi lại chiều rộng và chiều dài của một cảnh quan vĩ đại trong những điều kiện liên tục thay đổi. Nhưng đừng sợ, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách làm việc đó.

 

1. Phải thấy cả tiền cảnh lẫn cảnh nền

Dĩ nhiên, không có quy luật cứng nhắc nào về bố cục, nhưng như một hướng dẫn, có thể bạn muốn cân nhắc hai yếu tố thường gặp trong những bức ảnh phong cảnh tuyệt tác - một tiền cảnh và một cảnh nền. Tiền cảnh giúp hướng dẫn ánh mắt của người xem đi vào cảnh nền, nhờ đó giúp họ quan sát trọn vẹn toàn bộ bức ảnh.

2. Sử dụng chân máy

Ðây là một nguyên tắc hiển nhiên (hay ít nhất là nên làm). Khi chụp ảnh phong cảnh, bạn sẽ muốn đạt được độ sâu trường ảnh lớn nhất có thể, đồng nghĩa với một nấc f-stop rất cao (f/11 hoặc cao hơn) và thời gian phơi sáng dài. Và, thời gian phơi sáng dài có nghĩa là bức ảnh nhạy cảm hơn với những nguy cơ rung máy. Chẳng có gì giữ được máy ảnh của bạn đứng yên và ổn định hơn là chân máy. Không có chân máy thì hầu như không thể nào chụp được những ảnh phong cảnh đẹp.

3. Ðừng dựa vào cân bằng trắng tự động

Trong những tình huống bình thường, tính năng cân bằng trắng tự động thường hữu hiệu, nhưng đôi khi nó có thể gây rắc rối cho những bức ảnh phong cảnh. Ðiều này thường xảy ra khi phần lớn bức ảnh của bạn chỉ có một màu chủ đạo. Nếu bạn chụp ảnh ở định dạng RAW, bạn có thể thoải mái chỉnh thiết lập cân bằng trắng về sau bằng một phần mềm xử lý hậu kỳ, mà không phải hy sinh bất cứ phẩm chất nào.

4. Bật chức năng giảm nhiễu

Với thời gian phơi sáng dài, về cơ bản là bất cứ thời gian phơi sáng nào nhiều hơn một giây, bạn sẽ thấy bức ảnh bị nhiễu nhiều hơn. Nhiễu là hiện tượng mà bạn thấy các bức ảnh có hạt, do đó hầu hết các máy ảnh đều có chức năng giảm nhiễu đặc biệt dành cho thời gian phơi sáng lâu. Hãy nhớ bật chức năng này lên nếu bạn sắp chụp ảnh một cảnh có mức ánh sáng rất thấp như cảnh hoàng hôn hoặc bình minh.

5. Bỏ phần đỉnh

Hãy sử dụng ống kính góc rộng để chụp ảnh phong cảnh vì nó cho phép bạn ghi hình khung cảnh rộng hơn và cho phép bạn cắt bỏ những phần không mong muốn. 

6. Dùng chiều cao chuyển tải cảm xúc

Chiều cao của máy ảnh trong mối tương quan với phong cảnh sẽ giúp bạn chuyển tải những cảm xúc cụ thể, vì vậy hãy cân nhắc điều mà bạn muốn chuyển tải cùng với bức ảnh. Máy ảnh đặt càng cao thì người xem sẽ càng có cảm giác mình đứng trên và chế ngự được phong cảnh. Trái lại, nếu bạn đặt máy ảnh ở gần mặt đất hơn, thì người xem sẽ cảm thấy mình "nhỏ bé" hơn so với môi trường xung quanh. Cả hai cách đều sẽ khơi gợi những xúc cảm rất khác nhau ở người xem.

7. Thám sát địa điểm trước

Trước khi lên đường đi chụp ảnh phong cảnh lần đầu tiên, bạn nên thám sát trước toán bộ khu vực bằng cách xem bản đồ địa hình và sử dụng một chương trình như Photographer's Ephemeris để xác định mặt trời sẽ mọc và lặn ở đâu và vào lúc nào. Bằng cách đó, bạn sẽ biết ánh sáng sẽ xuất hiện từ đâu và rọi xuống theo hướng nào trong các giờ vàng bình minh và hoàng hôn. Góc thấp của mặt trời thường giúp loại bỏ các bóng đen và cho thấy rõ kết cấu của mặt đất. Ngoài ra, những địa điểm tốt nhất để chụp được các bức ảnh phong cảnh đẹp hiếm khi nằm ngay bên lề đường, vì vậy bạn phải chuẩn bị tinh thần để leo dốc hoặc trèo cây để tìm một góc thú vị. 

8. Chuẩn bị sớm

Với điều kiện ánh sáng liên tục thay đổi trong các giờ vàng này, điều quan trọng là bạn phải đến nơi sớm để xếp đặt việc chụp ảnh và chờ đợi khoảnh khắc hoàn hảo nhất.

9. Chụp hai bức nếu bạn cần độ sâu trường ảnh thật sâu

Với một số bức ảnh, có thể bạn muốn chụp một tiền cảnh ở gần máy ảnh, cùng với một ảnh nền ở xa. Ngay cả với một khẩu độ cực nhỏ, điều này nhiều khả năng sẽ gây rắc rối về độ sâu trường ảnh. Thay vì vậy hãy thử chụp hai bức ảnh: một bức lấy nét tiền cảnh và bức kia lấy nét cảnh nền. Sau đó bạn có thể kết hợp hai bức ảnh đó bằng phần mềm biên tập ảnh.

10. Tìm kiếm cảm hứng

Nếu bạn đang cảm thấy không có cảm hứng, hãy thử xem ảnh do người khác chụp. Mỗi người nhìn thế giới theo một cách độc nhất, do đó việc quan sát qua đôi mắt của một nhiếp ảnh gia khác sẽ gợi mở cho bạn những quan điểm và ý tưởng mới. Hãy xem qua một tập ảnh của nhiếp ảnh gia mà bạn yêu thích, hoặc thử lục lọi trên các trang web đăng ảnh như Flickr.

Bài viết và hình ảnh: Steve Berardi

Nguồn: http://photonaturalist.net

 
Page: 1     Lần đọc: 86259 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc