About Us
Main menu
Số truy cập: 72301810
Nhiếp ảnh cùng máy ảnh DSLR Nikon - Thật đơn giản !
Phan Tây Hồ (12/13/16)



Nhiếp ảnh cùng máy ảnh DSLR Nikon - Thật đơn giản !



Nhiếp ảnh cùng máy ảnh DSLR Nikon - Thật đơn giản !

Nhiếp ảnh cùng máy ảnh DSLR Nikon - Thật đơn giản !

vuanhiepanh.com Nhiếp ảnh nâng cao giúp chúng ta có được 1 bức ảnh khá đẹp do chúng ta hiểu nhuần nhuyễn giữa lư thuyết và chức năng của máy ảnh DSLR (lấy máy ảnh Nikon lamg đối tượng dẫn chứng). Một lần nữa chúng ta cảm ơn tác giả Phan Tây Hồ cho khán giả 1 cách nh́n khá toàn diện về nhiếp ảnh chuyên sâu
 
Bài viết của phantayho được kết hợp với một số chia sẽ kỹ thuật tại trang web của nikon http://www.nikondigitutor.com/index_eng.html  bao gồm các bài viết :

1. Những điều lưu ư khi sử dụng máy ảnh DSLR Nikon

2. Tổng quan về máy DSLR Nikon

3. Bắt đầu với máy ảnh DSLR Nikon

4. Lấy nét ( focus ) đối với máy ảnh DSLR Nikon - chuyện nhỏ !

Hệ thống AF là ǵ ?
Các chế độ lấy nét
Vùng nét AF
Cách chọn điểm lấy nét

5. Đo Sáng đúng cách

Đo sáng ma trận (matrix),
Đo sáng trung tâm (center) 
Đo sáng điểm (spot)

6. Chế độ chụp - Exposure mode

  • Chế độ chụp program ( P )
  • Chế độ chụp ưu tiên tốc độ ( S )
  • Chế độ chỉnh cơ ( M )
  • Tốc độ màn xập ( shutter speed ) và khẩu độ ( aperture ) là ǵ ?
 

7. Giá trị phơi sáng ( EV ) và vấn đề bù trừ sáng ( exposure compensation )

8. Điều chỉnh độ nhạy sáng - ISO

9. Nhiệt độ màu - Cân Bằng Trắng - White Balance

10. Định dạng ảnh bằng Picture Control

11. Ống kính Nikkor SLR 

  • Đường của tia sáng, máy ảnh xử lư ánh sáng qua lens (TTL) như thế nào ?
  • Tiêu cự (focal length) và độ mở ống kính (picture angle)
  • Biến dạng ảnh do lens
  • Thuật ngữ và kư hiệu trên ống kính
  • Ảnh trường - DOF
  • Bokeh !!!
 

12. Flash và hệ thống sáng tạo ánh sáng Nikon creative lighting system ( Nikon CLS ).








 
 

1. Những điều lưu ư khi sử dụng máy ảnh DSLR Nikon

 
  1. Khi chụp ngược sáng, tránh không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào khung ngắm. Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào khung ngắm sẽ có thể gây cháy máy và làm tổn hại cho mắt
  2. Điều chỉnh Diop cho các tật khúc xạ ở mắt, nhưng không đưa tay vào mắt
  3. Khi phát hiện thấy có khói ( hoặc mùi khói ), tắt máy ngay và đem đến trạm bảo hành. Không tự ư tháo mở các bộ phận bên trong máy, trong trường hợp làm rơi máy hăy tháo Pin và đem đến trạm bảo hành
  4. Không sử dụng máy gần những nơi dễ cháy nổ
  5. Tránh để máy trông tầm của trẻ em
  6. Không đánh Flash quá gần da người, đặt biệt là gần mắt sẽ gây mù mắt tạm thời tổn hại cho mắt, khỏang cách tối thiểu là 1 mét.
  7. Sử dụng đúng các phụ tùng đi kèm với máy. Dĩa CD luôn đi kèm, nên sử dụng đúng các software có trên dĩa.
  8. Không để máy tiếp xúc với các chất lau máy, không nên sử dụng decal hay băng keo để bao bọc máy sẽ làm cho máy không tỏa nhiệt và làm tổn hại cho máy.


 

3. Bắt đầu với máy ảnh DSLR Nikon


Nút nguồn và chụp ( hay c̣n gọp nút mở màn chụp - release button ) luôn nằm bên tay phải ( số người sử dụng mắt phải nhiều hơn mắt trái )
 

Điều chỉnh độ cận / viễn thị phù hợp với mắt người dùng:
Nút điều chỉnh dioter nằm cạnh khung nhắm, xoay dioter cho đến khi nào mắt thấy rơ



Các Tư thế cầm máy dọc và ngang







4. Lấy nét ( focus ) đối với máy ảnh DSLR Nikon - chuyện nhỏ !


Hệ thống AF là ǵ ?

Không nên lẩn lộn giữa AF ( Auto Focus ) và AE ( Auto Exposure ). Trên tất cả các ḍng máy ảnh hiện đại DSLR Nikon, hệ thống AF được xác lập dựa trên tính năng ánh sáng xuyên qua ống kính ( TTL - Through-the-lens optical autofocusing ) Máy ảnh sẽ đo khoảng cách từ máy đến chủ thể và đưa ra kết quả.





I. Cách lấy nét,

Như nó ở trên máy ảnh sẽ đo khoảng cách từ máy đến chủ đề mà muốn chụp. Vậy làm sau máy ảnh có thể biết được đâu là là chủ thể ḿnh muốn chụp.
Hăy nói cho máy biết đâu là chủ thể ḿnh muốn chụp bằng cách hướng máy vào chủ đề, di chuyển điểm AF ( [] ) đến đúng chủ đề. Ví dụ như chụp chân dung hăy di chuyển điểm AF ( [] ) đến đúng khuôn mặt sau đó nhấp nửa nút chụp khi điểm AF nhấp nháy ( có tiếng kêu bíp ) th́ nhấn tiếp cho hết nút chụp và bạn sẽ có một ảnh lấy đúng nét




Hướng ống kính về đối tượng cần chụp, nhắp nửa nút chụp ( chỉ một nửa ) để lấy nét

 
I. Cách lấy nét,

Như nó ở trên máy ảnh sẽ đo khoảng cách từ máy đến chủ đề mà muốn chụp. Vậy làm sau máy ảnh có thể biết được đâu là là chủ thể ḿnh muốn chụp.
Hăy nói cho máy biết đâu là chủ thể ḿnh muốn chụp bằng cách hướng máy vào chủ đề, di chuyển điểm AF ( [] ) đến đúng chủ đề. Ví dụ như chụp chân dung hăy di chuyển điểm AF ( [] ) đến đúng khuôn mặt sau đó nhấp nửa nút chụp khi điểm AF nhấp nháy ( có tiếng kêu bíp ) th́ nhấn tiếp cho hết nút chụp và bạn sẽ có một ảnh lấy đúng nét
 

II. Các chế độ lấy nét:

Có 2 chế độ lấy nét tự động và 1 chế độ lấy nét tay. Các chế độ này được điều khiển bằng hệ thống chọn chế độ lấy nét ( focus mode slector )ở phía trước thân máy



S: Single sevo AF - là hệ thống lấy nét của máy tự động, khi bạn nhấn nửa nút chụp. Khi chủ đề được lấy đúng nét đèn trong khung nhắm sẽ sáng, kêu tiếng bíp. Nhấn nút để chụp
C: Continuouus servo AF, máy lấy nét tự động liên tục khi bạn nhấp nửa phím chụp. Nếu chủ đề di chuyển hệ thống sẽ tự động điều chỉnh lại, không thể khóa nét lại khi ở chế độ này. Bạn có thể chụp bất cứ lúc nào cho dù lấy nét đúng hay sai

M: Manual - Lấy nét tay, sử dụng trong tất cả các điều kiện máy không tthể lấy nét tự động được. Việc lấy nét được điều chỉnh bằng ṿng lấy nét trên ống kính. Bạn có thể chụp bất cứ lúc nào cho dù lấy nét đúng hay sai.

Lưu ư: có một số ống kính không có ṿng lấy nét tay, việc lấy nét ở chế độ M coi như hoàn toàn không sử dụng được.
III: Vùng nét AF:

Vùng nét được chọn sẽ quyết định có bao nhiêu điểm nét để các chế độ lấy nét tự động họat động. Để chọn điều chỉnh vị trí vùng nét theo ư trong chế độ chọn ta thử t́m hiểu các vùng lấy nét như sau:

Auto Area AF:



Máy tự động ḍ t́m chủ đề và chọn điểm lấy nét. Nếu OK là lọai G hay D, máy sẽ tự động phân biệt chủ đề là người từ hậu cảnh cho việc chủ đề tốt hơn. Nếu trong khung nhắm không có người hoặc quá nhỏ, máy sẽ ưu tiên chọn đối tượng gần nhất để lấy nét.Trong chế độ lấy nét đơn (AF- S ) khung nhắm sẽ bật sáng sau khi máy lấy đúng nét, trong chế độ liên tục (AF- C ) , điểm lấy nét sẽ không bật sáng

Dynamic-area AF:



Chọn điểm lấy nét bằng tay. Nếu chủ đề di chuyển qua điểm lấy nét khác, hệ thống lấy nét của máy sẽ họat động theo chuyển động của chủ đề theo thông tin của các vùng lấy nét chung quanh. Số điểm nét có thể chọn là 4, 9, 21 và 51 ( tùy theo lọai máy )Nếu chọn 51 điểm - 3D tracking ( Nikon D300, D300s, D700, D3, D3s, D3x ), các điểm lấy nét được chọn sẽ họat động 3D tracking


Single - point AF :



Lấy nét đơn
Chọn điểm lấy nét bằng tay, máy sẽ lấy nét chủ đề ngay điểm nét đă chọn. Sử dụng khi chụp các chủ đề không di động và trong phạm vi khung ngắm


V: Cách chọn điểm lấy nét:

Mở khóa chọn điểm lấy nét.



Di chuyển điểm lấy nét trên multi - selector vào đúng chủ đề ḿnh muốn lấy nét, khóa nét lại



Dùng nút multi selector di chuyển để di chuyển điểm lấy nét

VI: Những lúc không AF được,

Có khi nào máy ảnh không lấy nét tự động AF được hay không ? có chứ
  • Chủ đề rất tối: nếu trong trường hợp này bạn nên lấy nét ở chủ đề sáng hơn có cùng khỏang cách tới máy, hoặc dùng đèn SP AF led
  • Chủ đề quá sáng
  • Vùng nét có quá nhiều chủ đề hoặc có quá nhiều chủ đề đồng dạng ( ví dụ như trên cánh đồng hoa )
  • Chủ đề quá nhỏ

Bạn sẽ phải làm ǵ nếu máy không lấy nét tự đông AF được ? hăy lấy nét bằng tay, lúc này việc cần phải làm là gạt Focus-mode selector tới vị trí M, và lấy nét bằng tay ...



 
Đo sáng đúng cách



Sau khi lấy nét được và đúng, th́ việc kế tiếp của một người cầm máy là hiểu được cách đo sáng và đo như thế nào ?

Hầu hết tất cả các ḍng máy đều có 3 phướng pháp đó sáng ( meter method ) là
  1. Đo sáng ma trận (matrix),
  2. Đo sáng trung tâm (center)
  3. Đo sáng điểm (spot)
  4. Đối với D80/D90 nút đo sáng nằm cạnh màn h́nh phụ, nhấn và giử nút đo sáng xoay đĩa command dial để chọn chế độ đo sáng


    Đối với các ḍng máy từ D200 trở lên nút đo nằm cạnh view finder

I. Đo Sáng ma trận



Áp dụng cho tất cả các chế độ chụp. Máy đo ṭan frame h́nh và chọn kết quả hài ḥa của ảnh



5.II Đo sáng tâm (center)



Máy đo sáng theo mặc định là ngay tại tâm h́nh, tuy nhiên vùng đo sáng có thể thay đổi được


5.III Đo sáng điểm ( spot )



Máy đo sáng tại tâm của vùng lấy nét, nghĩa là khi chọn vùng nét AF tại vị trí nào th́ máy sẽ đo sáng ngay tại vị trí đó. Ví dụ, nếu chọn điểm lấy nét là khuôn mặt máy ảnh sẽ đo sáng tại tâm của khuôn mặt



Nếu ống kính là lọai MF, hệ thống đo sáng xuyên ống kính TTL - through the lens sẽ không làm việc, nếu đang trong chế độ đo sáng điểm máy sẽ tự động đưa về chế độ đo sáng trung tâm
5.IV Sự khác nhau giữa đo sáng tâm và đo sáng điểm

Máy đo sáng nhờ mạch phân tích ánh sáng và đưa ra kết quả của vùng đo sáng qua đó người sử dụng máy có thể lưa chọn tốc độ và khẩu độ cho phù hợp. Có những trường hợp không thể điều chỉnh cặp bù trừ giữa tốc độ và khẩu độ do ánh sáng quá mạnh hoặc quá yếu lúc đó người cầm máy buộc phải sử dụng các công cụ hỗ trợ như flash ( nếu thiếu sáng ) hoặc bằng filter ND ( nếu dư sáng )

  • Đo sáng trung tâm máy ảnh sẽ phân tích ánh sáng tại vùng trung tâm khung h́nh và cho ra kết quả toàn cục tại vùng trung tâm. ( vùng trung tâm khung h́nh có thể thay đổi được nhờ vào việc điều chỉnh trong menu )
  • Đo sáng điểm, máy sẽ phân tích ánh tại chính điểm lấy nét AF cho ra kết quả tại vùng lấy nét AF nhờ đó tại vùng chủ thể cần chụp máy sẽ cho ra kết quả về độ lộ sáng EV ( exposure value ) chính xác


 
6. Chế độ chụp - Exposure mode


Hầu hết tất cả các máy DLSR Nikon đều có 4 chế độ chụp: P ( program ) A ( ưu tiên khẩu) S (ưu tiên tốc độ) và M ( chỉnh tốc độ và khẩu độ bằng tay ) ng̣ai ra các máy như D40,D40x, D50, D60, D80, D90, D3000, D5000 máy c̣n đưa ra thêm các chế độ scene tự dộng như portrait ( chân dung ), landscape ( phong cảnh ), night scene( chụp đêm ), macro ( chụp tỉnh vật ) đây là các chế độ mà máy tự gán khẩu độ cho OK và tốc độ cho màn sập cộng thêm các tính năng về picture control tùy theo trường hợp. Ta chỉ cần sơ lược các chế độ PASM là đủ:

 
6.I Chế độ chụp program ( P )

Trong chế độ này, máy tự chỉnh thời chụp để đạt độ lộ sáng khi bạn chụp bất cứ vị trí nào, ng̣ai ra một số máy có thêm chế độ tự động linh họat P*, trong chế độ này máy sẽ cho phép chỉnh cặp tốc độ và khẩu độ theo ư mà vẫn giử đúng độ lộ sáng

6.II Chế độ chụp ưu tiên tốc độ ( S )

Trong chế độ này cho phép bạn chỉnh tốc độ theo ư từ 30 giây đến 1/8000 giây, máy sẽ tự chỉnh khẩu độ phù hợp





6.III Chế độ chụp ưu tiên khẩu độ ( A )

Bạn tự chọn khẩu độ, máy sẽ làm việc chọn tốc độ dùm bạn,




6.IV Chế độ chỉnh cơ ( M )

Cho phép bạn tự thiết lập tốc độ và khẩu độ theo ư

Tốc độ màn sập ( shutter speed ) và khẩu độ ( aperture ) là ǵ ?




Tốc độ màn sập ( shutter speed ) là đơn vị đo thời lượng phơi sáng ( hay độ lộ sáng ) của mắt thần image sensor tính bằng giây hay 1/giây chỉ định khỏang thời gian màn sập đóng lại,
  • Thay đổi tốc độ màn sập ( shutter speed ) sẽ thay đổi lượng ánh sáng in lên trên mắt thần image sensor, giủ màn sập đóng lại càng lâu ( hay phơi sáng mắt thần càng lâu ) lượng ánh sáng lưu lại trên mắt thần càng nhiều
  • Thay đổi tốc độ màn sập ( shutter speed ) sẽ thay đổi đổ nḥe do chuyển động, phơi sáng mắt thần image sensor càng lâu sự di chuyển chủ thể in lên mắt thần càng dai và độ nḥe do do chuyển động càng lớn và ngược lại










Khẩu độ ( aperture ) là kích thước của aperture dùng để điều chỉnh lượng sáng của ảnh đi qua ống kính và rớt vào mắt thần image sensor, được viết nhanh là f-number như f/1.4, f/2, f/2.8, /f4, f/5.6, f/8, f/11, f/16, f/22.
  • Thay đổi f-number sẽ thay đổi kích thước của aperture. F-number càng lớn th́ lượng ánh sáng đi vào càng ít và ngược lại. Ví dụ như f/22 sẽ cho ánh sáng đi qua ống kính ít hơn f/1.4
  • Thay đổi f-number sẽ thay đổi đô sâu và độ nông từ điểm lấy nét ( focus point ) đến trước và sau điểm lấy nét tạo ra ảnh trường DOF ( depth of field ). Vậy khi thay đổi f-number sẽ thay đổi chiều dài của DOF





 
7. Giá trị phơi sáng ( EV ) và vấn đề bù trừ sáng ( exposure compensation )



EV: Exposure value ( giá trị lộ sáng ) là đại lượng nói về điều kiện ánh sáng ( lighting conditions ) máy ảnh đang được xác lập dựa trên kết quả "bù trừ" của "cặp " tốc độ màn sập và điểm dừng của khẩu độ F-stops. EV sẽ tiếp tục thay đổi khi thay đổi giá trị của độ nhạy sáng ISO.
  • EV=0 nghĩa là không âm không dương, điều kiện ánh sáng đủ
  • EV có giá trị âm, điều kiện ánh sáng thiếu
  • EV có giá trị dương, điều kiện ánh sáng dư

7.I EV button ( nút chỉnh EV ):


Nhiếp ảnh gia nổi tiếng Joe McNally đă nhận xét về nút EV button này như sau: " Hăy bắt đầu từ nút bấm EV - Đặt gần ngón trỏ lên nút EV trước khi chuyển ngón trỏ qua nút chụp. Nó là cái nút bấm gần nút chụp nhất và gây ảnh hưởng nhất cho tác phẩm của bạn "




7.II Chụp bù trừ:

Để đạt được một nguồn sáng chính xác cho chủ đề, có thể sử dụng nút bù trừ sáng. Nhấn nút +/- và xoay đĩa điều khiển để xác định giá trị phơi sáng cần bù trừ, vùng bù trừ sáng sẽ đi -5EV đến +5EV với giá trị tăng giảm cho mỗi một đợt bù trừ là 1/3 EV. Trị số bù trừ sẽ hiện lên trên LCD và trong khung ngắm, sau khi nhấn nửa nút chụp giá trị bù trừ trong khung ngắm sẽ nhấp nháy.

Tại sao ta lại phải tăng giảm EV cho chủ đề mà không chọn EV ở vị trí 0 ( không thiếu và dư sáng ) ? 
Vấn đề ở đây là tùy thuộc vào sự sáng tác của tác giả. Một trong nguyên tắc cơ bản là khi EV ở giá trị âm chi tiết trong vùng sáng sẽ rỏ, khi EV ở giá trị dương chi tiết trong vùng tối - dark ( hay vùng bóng đổ shadow ) sẽ rỏ.
Ví dụ nếu bạn muốn chụp cảnh ngược sáng, trong trường hợp vùng hậu cảnh sẽ sáng hơn chủ đề để cân chỉnh ( level ) cho hài ḥa bạn có thể cân nhắc để chuyển phần bù trừ ở giá trị dương, và ngược lại nếu chủ đề sáng hơn hâu cảnh bạn hảy chỉnh phần bù trừ ở giá trị âm



Khi chủ đề quá sáng hay quá tối máy không tự điều chỉnh để bù trừ được, một trong hai dấu sau sẽ hiện lên trên LCD và khung nhắm:
  • HI: báo dư sáng, nếu muốn đạt được giá trị EV như mong muốn th́ ta phải tăng tốc độ S ( trong chế độ chụp S, M ) hoặc giảm khẩu độ A ( trong chế độ chụp ( A, M ). Nếu trị số vẩn không thay đổi ta giảm độ nhạy sáng ISO, nếu t́nh trạng vẩn không thay đổi ta buộc phải sử dụng filter ND
  • Lo: Thiếu sáng, nếu muốn đạt được giá trị EV như mong muốn th́ ta phải giảm tốc độ S ( trong chế độ chụp S, M ) hoặc tăng khẩu độ A ( trong chế độ chụp ( A, M ). Nếu trị số vẩn không thay đổi ta tăng độ nhạy sáng ISO, nếu t́nh trạng vẩn không thay đổi ta buộc phải sử dụng flash.

Lưu ư trong chế đô chụp tự động P, sẽ không có can thiệp trên máy. Nếu thiếu sáng hoặc dư sáng buộc ta phải sử dụng các công cụ hỗ trợ như filter ND hoặc Flash.




9. Điều chỉnh độ nhạy sáng - ISO


ISO là ǵ ? điều chỉnh ISO như thế nào ?

ISO là đại lượng hiển thị khả năng nhạy sáng của máy ảnh. Máy ảnh số chuyển ánh sáng nhận được thành tín hiệu số, khả năng tăng ISO có được nhờ vào mạch signal amplifier ( mạch khuyếch đại tín hiệu ). Để điều chỉnh ISO ta làm như sau:


Lưu ư: Ở các máy D80/D90 các chế độ chụp ảnh tự động (Auto, portrait, landscape, macro ... ) trong view finder sẽ thông báo Auto ISO nghĩa là camera sẽ lưa chọn ISO phù hợp

Vậy khi nào ta cần phải tăng ISO ?

Để chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng kém việc giảm tốc độ shutter là điều rất cần thiết tuy nhiên sẽ để lại trên ảnh những vệt nḥe do chuyển động. Vậy nếu ta sử dụng flash th́ sao ? Flash sẽ giúp ta đánh sáng chủ thể mà không cần phải giảm tốc độ shutter, tuy nhiên vùng flash phủ có giới hạn, do đó nếu dùng flash, chiều sâu của ảnh trường sẽ nông. Tăng ISO trong điều kiện ánh sáng kém là điều rất cần thiết !

Vậy tăng ISO lên cao luôn có lợi phải không ?

Trật lất !!! Vấn đề ở đây là độ nhiễu (noise) do việc tăng ISO lên cao. Giảm độ nḥe do chuyển động, không dùng flash để tăng độ sâu của ảnh trường là điều rất cần thiết. Tuy nhiên không đơn thuần cứ tăng ISO là giải quyết mọi việc trong điều kiện ánh sáng kém ... tăng ISO đồng nghĩa tăng độ nhiễu (noise) 



Một điều cần phải lưu ư, không phải mạch khuyếch đại tín hiệu đều có độ nhạy sáng như nhau cho tất cả các loại ánh sáng. Độ nhạy sáng ISO c̣n phụ thuộc vào loại tần số ánh sáng ( nói đơn giản hơn là màu của ánh sáng ). Độ nhạy sáng ISO phụ thuộc vào màu của ánh sáng !!!!



 
Hăy đặt ngón trỏ lên nút EV trước khi chuyển sang nút chụp!





Tôi thích nhất là câu nói của Joe Mcnally trong cuốn sách nhật kư Hot Shoe Diaries " nút EV là nút bấm gần nút chụp nhất, cái nút mà nó gây ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả của tác phẩm- hăy đặt ngón trỏ lên nút EV trước khi di chuyển sang nút chụp "



EV chuẩn là EV=0 nó là kết quả của việc "bù trừ" giữa tốc độ shutter và nấc dừng khẩu độ f-stops và cộng với kết quả của việc tăng trị số nhạy sáng ISO.



Tốc độ ( S ) của màn sập shutter càng chậm th́ ánh sáng càng nhiều nhưng các vật chuyển động sẽ bị nḥe trên ảnh. Khẩu độ ( A ) càng lớn th́ ánh sáng vào càng nhiều nhưng ảnh sẽ thiếu chiều sâu, tăng ISO sẽ đồng nghĩa tăng độ nhạy sáng sẽ giúp cho cặp "bù trừ" (exposure compensation) làm việc hiệu quả hơn nhưng sẽ gia tăng độ nhiễu. Hăy cân nhắc nêm nếm ba thành phần trên để chủ đề cần chụp có giá trị EV chuẩn ( EV=0 ) đây là điều trước tiên. Sau đó hảy đặt ngón trỏ lên nút EV trước khi chuyển sang nút chụp !



Cân chỉnh EV phụ thuộc vào phần bao cảnh xung quanh chủ đề. Nếu chủ đề sáng hơn bao cảnh hăy điều chỉnh EV có giá trị dương ( tăng EV ) và ngược lại.



Ng̣ai ra điều chỉnh EV c̣n tùy theo theo thể lọai của ảnh, là chân dung, đời thường hay phong cảnh ... nửa

 
 
10. Nhiệt độ màu - Cân Bằng Trắng - White Balance (WB)


Nhiệt độ màu (Color temperature) 

Để dễ dàng phân lọai màu của " ánh sáng thấy được " (visible light) nhà bác học Baron Kelvin (1824–1907) đă dùng nhiệt độ C ( Celsius ) đo tại vùng không khí (atmosphere) có được khi ánh sáng mặt trời (sunlight) chuyển sắc độ (hue) từ ánh sáng lúc nửa đêm (midnight ) cho đến ánh sáng lúc giữa trưa rồi cho đến lúc chạng vạng ( twilight ) và đưa ra đại lượng K cho nhiệt độ màu. Nhiệt độ màu không nói lên được sự nóng hay lạnh của ánh sáng !!! Nói đơn giản hơn ông đă đưa ra một con số cụ thể cho từng lọai màu của ánh sáng như một mă hiệu cho màu của ánh sáng vậy.



Nếu để ư ta có thể nhận ra rằng nhiệt độ C (Celsius) đo tại vùng không khí ( atmosphere ) của vật phát sáng đi ngược lại với đại lượng K của nhiệt độ màu !!!

Cân bằng trắng - white balance (WB):

Những nguồn sáng màu phản chiếu từ chủ đề có những màu sắc khác nhau. Trong bất kỳ nguồn sáng nào dù dưới bầu trời sáng hoặc âm u, hay dưới áng sáng của đèn neon, bóng đèn vàng th́ mắt người vẫn nhận ra được những vật thể màu trắng. Chủ đề chụp có thể bí áp sắc dưới màu của các nguồn sáng màu sắc khác nhau ( nhất là dưới màu của ánh sáng nhân tạo - bóng đèn neon, flash hay đèn vàng ). Đối với máy ảnh DLSR, nguồn sáng được điều chỉnh từ những thông tin của cảm ứng h́nh ảnh ( CCD ) phụ thuộc vào nhiệt độ màu để ghi nhận nhận màu màu trắng của chủ đề hay nói một khác máy ảnh đang cân bằng trắng. Để định nghĩa WB cho ảnh ta thao tác như sau:



Điều chỉnh hay xác lậpcân bằng trắng (WB) nghĩa là ta điều chỉnh màu sắc của chủ thể phù hợp với màu sắc sắc của nguồn sáng.



Nhiếp ảnh là nghệ thuật, hăy lắng nghe màu sắc của tác phẩm của ḿnh và điều chỉnh WB theo đúng ư đồ sáng tác.



 
10. Định dạng ảnh bằng Picture Control:


Picture control là chức năng thay thế cho kỷ thuật pḥng tối của máy ảnh phim ( chức năng picture control adjustments ) đồng thời với chức năng sử dụng tone trên phim ( 6 kinds of picture control ). Nó dùng để người chụp chủ động trong việc cân chỉnh độ bảo ḥa màu (saturation), độ tương phản ( contrast ), độ rỏ của đường nét (sharpening), sắc màu (hue), sắc độ (vibrance), mức sáng ( brightness). Người sử dụng có quyền cài đặt các chế độ cân chỉnh lên tác phẩm, ng̣ai ra đối với máy ảnh Nikon bạn cũng có quyền chuyển tải những bộ cân chỉnh picture control của ḿnh vào.
  • Như vậy sau khi đă lưu ư tới các việc lấy nét, các chế độ đo sáng cân chỉnh WB, để có tấm ảnh đẹp người chụp cần phải lưu ư thêm picture control. Chức năng picture control có thể áp dụng với các chế độ PSAM, đối với máy D80/D90 các chế scene tự động như landscape, portrait ... máy sẽ tự động chọn chế độ picture control phù hợp.

 
Picture control


Có 6 chế độ picture control ( 6 kinds of picture control ) có sẳn trong máy DLSR Nikon

SD standard : áp dụng chuẩn áp dụng cho tất cả các thể lọai chụp



Neutral: Chế độ trung tính, thích hợp cho các thể lọai cần chỉnh sửa



Vivid: Tăng săc độ. Thích hợp để nhấn mạnh màu trong ảnh chụp



Monochrome: Chụp ảnh đơn sắc



Portrait: dùng chế độ neutral nhấn mạnh đến màu/ chi tiết da (skin tone)



Landscape: Ảnh trường sâu rỏ nét hơn standard 





White blance kết hợp với Picture control:













 
Chỉnh Picture control ( picture control adjustment )


Quick adjust: cân chỉnh nhanh, chọn từ -2 và +2 để giảm hay tăng mức độ hiệu quả của chế độ control đang áp dụng. Nói đang giản như nếu chúng ta đang ở chế picture control là : vivid tăng giảm quick adjust nghĩa là tăng sắc độ màu.



Sharpening: Điều chỉnh nét: chọn A để tăng nét tự động tùy thuộc vào vùng chụp. Ta có thể gia tăng sharpening từ 0 đến 9 để tăng nét cho ảnh



Contrast: Chọn A để tăng giảm tương phản, hoặt có thể cài đặt từ -3 đến +3. 
Lưu ư khi chụp ngược sáng nên để tương phản thấp để hạn chế mất tương phản, chụp trong lúc sương mù nên để chế độ tương phản cao



Brightness: để điều chỉnh tăng độ sáng tối từ -1 và +1, brightness không phải là EV ( exposure value )


Saturation: điều chỉnh sắc độ màu, điều chỉnh từ -3 đến +3 



Hue: điều chỉnh màu sắc, màu sắc của ảnh được điều chỉnh từ -3 đến +3 đi thang độ của nhiệt độ màu -3 đỏ sậm - tím -xanh -xanh lá -vàng - xanh lục - xanh trời - xanh tím ( nên thuộc ḷng bản nhiệt độ màu )
Giữa Hue ( sắc độ ) và Saturation ( độ bảo ḥa màu sắc ) gần giống nhau, nếu trong photoshop chúng ta sẽ thấy hai chế độ này luôn đi cùng nhau. Nói theo nghĩa của hội họai th́ Hue : là ta dùng màu này pha với màu kia cho ra màu mới, saturation là dùng màu sẳn có pha thêm tí nước để cho ra màu sắc đậm nhạt khác nhau !!!






Filter effect: chỉ dùng được trong chế độ chụp đơn sắc ( monochrome ) tạo hiệu ứng màu. Nói đơn giản hơn nó sẽ tạo ra ảnh đơn sắc (chỉ có một màu) như yellow, orange, red, green




Toning: chọn tông màu cho ảnh trắng đen có các chế độ sau - B&W ( mặc định ), nâu đất - sepia, xanh lam-cyanotype, xanh, đỏ, vàng, tím xanh ( puple ), tím đất ( red purple )
Câu hỏi đặt ra; nh́n filter effect và toning quá giống nhau vậy th́ hiệu ứng của nó khác nhau ra sao ?, trả lời đơn giản th́ rất khác nhau một đằng tương tự như kính lọc màu một đằng th́ tương tư như ảnh trắng đen được in màu !!!




Ng̣ai ra các ḍng máy tối tân như D300, D700, D3 c̣n có thêm chế độ Grid Display để người chụp có thể điều chỉnh sắc thái màu trên từng vùng cụ thể của ảnh.

11. Ống kính Nikkor SLR


Lens SLR Single-lens reflex - Ống kính phản xạ đơn.
Đường của tia sáng, máy ảnh xử lư ánh sáng qua lens (TTL) như thế nào ?




Reflex ( Phản xạ ), tất cả các máy ảnh Nikkon DLSR đều sử dụng hệ thống TTL ( through the lens ) cho tất cả các họat động nhiếp ảnh. Ánh xuyên qua lens được phản xạ theo tŕnh tự:

Ánh sáng đi qua ống kính (1), được phản xạ ở mặt gương phản xạ Reflex Mirror (2)




Gương phản xạ Reflex Mirror (2 ) : Đặt nghiêng 45 độ so với phương ánh sáng, giúp phản xạ h́nh ảnh từ ống kính ngược lên buồng chứa lăng kính năm mặt - Pentaprism. Ảnh ban đầu bị đảo ngược. Gương phản xạ sẽ lật lên rất nhanh để ánh sáng truyền vào cảm quang rồi lại trở về vị trí lúc đầu.

Sau đó ánh sáng nẩy lên ( bouncy ) lăng kính năm mặt Pentaprism (3) 

Lăng kính năm mặt - Pentaprism (3): Có tác dụng không làm ảnh đảo ngược. Từ khe nhắm View finder ta sẽ thấy ảnh hiện lên ở Pentaprism
Ánh sáng đă nẩy lên Pentaprism đă xuyên qua màn lấy nét và lăng kính hội tụ ánh sáng - focusing screen & condenser lens (4). Phía trên Focusing Screen là mạch đo sáng Autoexposure Module (5)


Mạch đo sáng Autoexposure Module (5): là 1 CCD độ phân giải 1.005 pixel giúp phân tích các thông tin màu sắc, độ tương phản và khoảng cách tới chủ thể.



Đồng thời ánh sáng cũng được phản xạ xuống mạch lấy nét Autofocus Module (6) nhờ guơng phản xạ thứ hai - secondary mirror (7)
Mạch lấy nét Autofocus Module: Mạch AF sẽ tách ánh sáng thành 2 ảnh số - optical rangefinder. Bộ cảm biến trong mạch lấy nét sẽ đo khỏang cách giữa 2 ảnh số - optical rangefinder và phân tích điểm AF. Tùy theo các ḍng máy có 3, 8 hoặc 51 điểm AF. Mạch AF sẽ đo khỏang cách cho điểm AF và vùng AF được chọn.





Chụp ! gương phản xạ reflex mirror sẽ lật lên rất nhanh. Cửa sập ( phía trước - mắt thần image sensor ) sẽ mở ra theo tốc độ của thời chụp (shutter speed ) đă được ấn định. Mắt thần image sensor (8)sẽ ghi lại tác phẩm của bạn
Tiêu cự (focal length) và độ mở ống kính (picture angle)




Tiêu cự là khỏang cách từ lens đến mắt thần image sensor khi chủ thể trong vùng focus, hầu như được tính bằng millimeters (vi dụ: 28 mm, 50 mm, or 100 mm). Độ mở ống kính (picture angle) là vùng ảnh đạt. Thay đổi tiêu cự th́ độ mở ống kính sẽ thay đổi tỷ lệ nghịch theo. Tiêu cự càng nhỏ th́ độ mở ống kính càng lớn và ngược lại.




Biến dạng ảnh

Biến dạng ảnh do méo phối cảnh ( perspective distortion ) và cận thị ( out of minimum focus distance )

Khi tiêu cự ống kính ngắn độ rộng ảnh lớn, ảnh bị kéo giản ( warping ). Tiêu cự dài nhất phát sinh méo phối cảnh ( perspective distortion ) là 50mm nhưng mắt người chưa nhận ra, ở tiêu cự nhỏ hơn 17mm mắt có thể phát hiện ra méo phối cảnh ( perspective distortion ) 



Khi tiêu cự ống kính dài, ánh sáng ở viền sẽ bị hạn chế gây ra hiện tượng tối 4 góc ảnh - Vignetting. Hiện tượng khiến cho ảnh ở vùng góc bị tối và giảm độ bảo ḥa màu ( saturation )

Minimum focus distance

Mỗi lens đều có giá trị giới hạn khọảng cách từ focal lens đến chủ thể. Nếu đặt máy gần hơn giá trị này, máy ảnh sẽ không lấy nét được, hay nói đơn giản hơn ống kính bị cận thị. Chửa bệnh cho cận thị ống kính làm sao ? đeo cho cho ống kính một thiết bị là lens/filter close u,p ống kính có thể lấy nét gần chủ đề hơn so với giới hạn được ghi trên ống kính !!!!



Maximum Aperture (Minimum f-number)



Maximum Aperture (Minimum f-number) là đường kính lớn nhất của ṿng Aperture ( ṿng khẩu độ ) mà ống kính có thể đạt được. Trên tất cả ống kính của Nikon đều ghi con số F-number cạnh thông số về dăy tiêu cự cho việc chọn lựa đầu tư, F-number càng nhỏ th́ maximum aperture càng lớn ống kính càng đắt tiền !!!





 
Thuật ngữ và kư hiệu trên ống kính:


ED - Là chữ viết tắt của "Extra-Low Dispersion". Giảm thiểu hiện tượng tán sắc cho h́nh ảnh chất lượng cao, đặc biệt ở khẩu độ rộng.

IF – Là chữ viết tắt của "Internal focus". Ống kính không hề thay đổi kích thước vật lư để lấy nét như các loại ống kính thông thường khác.Mọi chuyển động của các thấu kính để chỉnh nét đều được thực hiện ở bên trong thân ống kính

AF-S
AF là chữ viết tắt của "Auto Focus" nghĩa là "Lấy nét tự động"
S là chữ viết tắt của "Silent" nó thể hiện sự có mặt của mô-tơ "Silent Wave" – “Không âm tiếng” gắn trong ống kính giúp cho việc chỉnh tiêu cự tự động nhanh hơn, chính xác và không có tiếng ồn. AF-S với tên “II” với thiết kế nhỏ gọn hơn những ống kính tương đương khác.

D – Là chữ viết tắt của "Distance". Những ống kính mang kư hiệu này có khả năng chuyển tải thông tin về khoảng cách chụp ảnh tới máy ảnh giúp việc đo sáng chính xác hơn.

G – Loại ống kính này không có ṿng chỉnh khẩu độ và được thiết kế chuyên dụng cho những máy ảnh điều chỉnh khẩu độ trên thân máy. Ống kính loại G cũng có khả năng chuyển tải thông tin về khoảng cách chụp ảnh đến máy ảnh.

DC – Là chữ viết tắt của “Defocus image Control “. Đây là kư hiệu cho một loại ống kính đặc biệt của Nikon. Người sử dụng có thể khống chế độ mờ của h́nh ảnh, trước và sau đối tượng đă lấy nét, bằng cách vặn chỉnh ṿng DC của ống kính. Phù hợp với chụp chân dung với hiệu quả mờ h́nh rất nghệ thuật.

VR – Là chữ viết tắt của “Vibration Reduction”. Đây là công nghệ chống rung trên ống kính của Nikon, ống kính có kư hiệu này sẽ giúp chúng ta chụp hiệu quả hơn khi chụp bằng tay

DX – Là chữ viết tắt của "Data eXchange" Ống kính được thiết kế riêng biệt cho máy ảnh số ống kính rời (D-SLR) của Nikon. DX đem lại một phạm vi h́nh ảnh nhỏ hơn với khả năng bao phủ cảm ứng hiệu quả hơn trong ḍng máy SLR, cảm biến nhỏ hơn khổ phim 35mm

 
Ảnh trường - DOF ( Depth of Field )


Ảnh trường DOF ( Depth of Field ) là một kỹ thuật sáng tạo trong nghệ thuật nhiếp ảnh. Nó giúp nhiếp ảnh gia cô lập chủ thể ra khỏi hậu cảnh (background) và tiền cảnh (foreground) tạo sức hút và nổi bật chủ thể ra khỏi nền ảnh. Ảnh trường DOF là khoảng cách giữa vật thể gần nhất và xa nhất được hiển thị sắc nét trong một tấm ảnh.


Ng̣ai ra c̣n có một định nghĩa khác ( theo kiểu tiếng lóng ) cho DOF là Distance + Object + F-number có nghĩa là DOF được xác lập bởi 3 yếu tố:

1. F-number - độ dày của DOF xác lập do thay đổi F-number: Trên cùng một tiêu cự ống kính ( Distance ) và cùng một khỏang từ bạn đến chủ thể Object, F-number càng nhỏ hay aperture càng lớn DOF càng mỏng và ngược lại. Mỗi một lần thay đổi đổi F-number hay nói một cách khác ta thay đổi một nấc của khẩu độ được gọi là F-stops (khẩu) 



2. Khỏang cách từ máy đến chủ thể (objects) ảnh hưởng đến độ dày của DOF: Khỏang cách từ bạn đến chủ thể (Objects) cũng quyết định độ dày mỏng của DOF. Trên cùng một khẩu độ (F-number), một tiêu cự ống kính(distance). Nếu như khỏang cách từ máy đến chủ thể (objects) càng ngắn th́ DOF càng mỏng và ngược lại



3. Tiêu cự ống kính ( lens distance ): DOF càng mỏng khi tiêu cự ống kính ( distance ) càng dài trên cùng một khẩu ( f-number ) và cùng một khỏang cách từ bạn đến chủ thể (objects). Điều này có phần lư giải cho việc sử dụng ống kính tele để "xóa phông"



Nói tóm lại DOF được quyết định bởi ba yếu tố: F-number, Khỏang cách từ máy đến chủ thể và tiêu cự ống kính.


 
Bokeh !!!


Bokeh (ボケ味) được đọc theo tiếng Nhật là Bô-ke nghĩa là nḥe (fuzzy) hay nḥe thẩm mỹ ( aesthetic quality of the blur ). Nó hiệu ứng có được do việc " đớp ảnh trường ( Shallow DOF ) " tạo ra nó khiến cho mắt dễ chịu khi " xóa phông"
Flash và hệ thống sáng tạo ánh sáng
Nikon creative lighting system ( Nikon CLS )


Built-in Flash ( flash theo máy )

Ngọai trừ các ḍng D3, hầu như các máy DLSR đều có flash theo máy có độ rộng góc phủ tương đương lens 18mm và Measure Guide Number = 17( thay đổi chút ít tùy theo máy ). Guide Number là khoảng cách ( đo bằng feet ) tối đa mà ánh sáng của Flash có thể với tới khi độ mở của ống kính có giá trị f = 1.0 và chụp ở ISO thấp nhất, điều kiện moi trường tối nhất ( độ ẩm moi trường thấp, pin c̣n đầy đủ ... ).

Công Thức GN như sau: Guide number (GN)=distance (meters) × aperture (f-number).



Cách chụp với Built-in Flash 

 
  1. Chọn chế độ đo sáng ma trận hoặc trọng tâm để chế độ i-TTL Balance fill flash họat động. Nếu đo sáng điểm nên chọn chế độ Standard i-TTL.
  2. Nhấn nút tháo flash cho đèn bật lên
  3. Nhấn nút chỉnh chế độ và xoay đĩa command dial để chọn chế độ flash
  4. Có thể sử dụng built-in flash bất cứ lúc nào ...


  5.  
    Tại sao phải dùng Optional Flash ?


    Xóa bóng đổ !
    Dễ và hiệu quả nhất là đánh sáng lên trần. Xoay flash và đánh sáng lên trần ( hay tường ) sẽ làm dịu bớt bóng đổ và cho ảnh tự nhiên hơn

    Không c̣n bị tối mặt !
    Nếu background là một nguồn sáng mạnh, chủ thể có bị tối. Với Speedlight, anh có thể xóa bớt màu tối bóng đổ mà giữ đúng giá trị phơi sáng (EV)của background


    Tăng cường sự tự nhiên:
    Bởi v́ flash ngoài khỏe và linh động hơn nhiều so với flash trên máy anh có thể tản sáng cho khắp pḥng một cách tự nhiên với việc đánh sáng lên trần


    Tăng sáng cho background
    Dùng slow sync, anh có thể đánh sáng cho background trong tối. Và bằng cách kết hợp sức đánh trực tiếp và đánh phản xạ cho ảnh một kết quả ấm và tự nhiên hơn

    Chụp ảnh action
    Với flash, anh có thể đẩy cao tốc độ màn trập tạo cho ảnh có sức sống

    Ấn tượng hơn cho ảnh close up!
    Flash là chiếc ch́a khóa cho một bức ảnh close up ấn tượng




     
    Hệ thống sáng tạo ánh sáng - Nikon CLS 


    i-TTL cân bằng vùng phủ sáng của flash
    Khi nhấn nút và trước khi màn trập họat động. hệ thống đèn flash sẽ phát gần như vô h́nh ( hệ thống tiền quang trắc ). Hệ thống này được quyết định bởi một thiết bị gọi là 1005pixels RGB ghi nhận lại mọi thông tin trên khung ảnh. . Những thông tin này, cùng với dữ liệu hệ thống đo sáng ma trận ( Matrix Metering ) được phân tích để điều chỉnh kết quả cân bằng vùng phủ sáng flash và đa phần là cân bằng độ phơi sáng giữa hậu cảnh và tiền cảnh


    Sáng tạo ánh sáng - Nikon CLS 
    Nikon CLS là hệ thống đánh đèn không dây cấp tiến của Nikon nó là sự phối hợp của nhiều đèn có thể tận dụng khả i-TTL của chính đèn đó. Hệ thống được điều khiển bởi một đèn chủ (Master) hoặc từ thiết bị điều khiển (commander) như SU-800. Không có sự giới hạn số lượng speedlight giúp anh tạo ra tác phẩm một cách toàn diện không có giới hạn về sự sáng tạo ánh sáng.

    Auto FP high-speed Sync
    Không thể thiếu được đối với chụp ảnh ngoài trời, nó có thể khiến cho tốc độ của màn trập đồng bộ với việc phủ flash. . Nó thật tuyệt vời cho ảnh chân dung, nó cho phép anh có thể chụp ảnh với flash với khẩu mở lớn. 

    Khóa giá trị của Flash - Flash Value Lock
    FV sẽ lưu lại giá trị phơi sáng của flash khi bố cục chủ thể, cho phép anh zoom tới gần chủ thể hoặc thay đổi độ mở của khẩu. Nó sẽ giúp anh bố cục ảnh mà không c̣n lo lắng ǵ đến giá trị phơi sáng của flash

    Multi-Area AF-Assist Illuminator 
    Hệ thống này có thể được dùng với tất cả các vùng lấy nét, nó giúp anh lấy nét tự động trong vùng qua tối.

    Slow Sync: Đồng bộ flash tốc độ chậm:
    B́nh thường, khi chụp với flash, tốc dộ theo đèn ( tùy theo máy ) là 1/500 -1/60s. Nhưng khi chụp cảnh đêm, đồng bộ flash tốc độ chậm sẽ làm cho hậu cảnh có chi tiết với những nguồn sáng có sẳn. Nhất thiết phải dùng chân máy chống rung, chụp với chế độ A, P hoặc Bulk
    • Slow Rear curtain sync: Đèn flash sẽ phát sáng trước khi màn trập đóng. Tạo ra dăy nḥe do chuyển động ( motion blur ) phía trước chủ đề (nếu chủ đề di chuyển)
    • Slow Front curtain sync: Đèn flash sẽ phát sáng sau khi màn trập đóng. Tạo ra dăy nḥe do chuyển động ( motion blur ) phía sau chủ đề (nếu chủ đề di chuyển)
     
    Một số ví dụ về bố trí đèn trong hệ thống Nikon CLS


    1.

    2.

    3.

    4.

    5.

    6.
     

Tác giả bài viết: 
 
Page: 1     Lần đọc: 244733 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc