About Us
Main menu
Số truy cập: 67547225
Máy Ảnh Minolta TLR
(05/08/08)


Minolta là một cái tên quen thuộc trong số những hăng sản-xuất máy ảnh và ống kính có phẩm-chất tốt trên thế-giới.

Minolta cũng là một trong số rất ít hăng máy ảnh của Nhật vừa chế-tạo máy ảnh vừa chế-tạo ống kính. Minolta có nhiều cái "Nhất" trong kỹ-nghệ máy ảnh như :

* Hăng đầu tiên của Nhật tự chế lấy quang-kính từ cát, tự chế lấy ống kính cho máy ảnh của hăng ḿnh, từ 1946.

* Hăng Nhật đầu tiên tái sản-xuất máy ảnh sau thế-chiến thứ hai : máy Minolta Semi III, năm 1946.

* Hăng Nhật đầu tiên và duy-nhất trang-bị thiên-văn-đài đầu tiên và tối-tân nhất của Nhật, năm 1957.

* Hăng chế-tạo máy ảnh đầu tiên trên thế-giới phối-hợp các đặc-tính sau đây : màng trập tự mở, gương phản chiếu hồi-tụ cấp thời, cơ-phận tự bấm máy... vào một máy ảnh là Minolta SRT.

* Hăng đầu tiên trên thế-giới chế-tạo được màng trập đặt trong những lớp thấu-kính có tốc-độ lên tới 1/2000 giây, năm 1958.

* Chiếc máy ảnh đầu tiên trên thế-giới có quang-kế CdS, máy SR-7, năm 1962.

* Chiếc máy ảnh đầu tiên dùng trong ngành thám-hiểm không-gian của Mỹ : Minolta HiMatic 9, dùng trong phi-thuyền "Friendship 7", năm 1962 (sau đó, Minolta đổi tên máy thành HiMatic 7).

* Chiếc máy ảnh song-kính đầu tiên trên thế-giới có quang-kế CdS : Minolta Autocord CDS, năm 1965.

* Có chiếc quang-kế đầu tiên dùng trong phi-thuyền Apollo 8 bay ṿng quanh mặt trăng, năm 1968; sau đó là chiếc quang-kế đầu tiên dùng trên mặt trăng, trong phi-vụ Apollo 11, năm 1969.

* Chiếc máy cỡ 110 zoom đầu tiên trên thế-giới : Minolta 110 Zoom, năm 1976.

* Chiếc máy ảnh "Multi-Mode" đầu tiên của thế-giới : XD-7, XD-11, năm 1978 (Leica áp-dụng kỹ-thuật này của Minolta vào các máy Leica R4 và R4s).

* Sáng-chế ra kỹ-thuật "đo sáng phản chiếu từ mặt phim" (OTF = Off-The-Film), năm 1978 (Minolta bán bản-quyền cho các hăng khác dùng trước, sau đó mới trang-bị vào máy của hăng).

* Chế-tạo chiếc máy phổ-thông đầu tiên trên thế-giới dùng được dưới nước : Minolta Weathermatic-A, năm 1980.

* Chiếc máy ảnh tân-tiến "Fully Programmed" đầu tiên của thế-giới : X-700, năm 1982.

* Hăng đầu tiên và duy-nhất trên thế-giới tự sản-xuất tất cả các cơ-phận, bộ-phận điện-tử dùng trong việc chế-tạo máy ảnh của ńnh.

* Hăng đầu tiên và duy-nhất chế-tạo máy để chế-tạo các bộ-phận dùng trong máy ảnh; cũng là hăng chế-tạo máy để chế-tạo ra các máy làm bộ-phận máy ảnh cho các hăng máy ảnh khác.

* Hăng đầu tiên trên thế-giới chế-tạo chiếc máy ảnh hoàn toàn điện-tử làm kinh-động cả ngành nhiếp-ảnh : tự chỉnh khoảng cách, tự chỉnh khẩu-độ và tốc-độ, tự chỉnh độ nhạy của phim, tự lên phim, tự trả phim... là Minolta Maxxum 7000, năm 1985.

x x

Hai loại máy nổi tiếng là bền bỉ của Minolta là Minolta song kính (TLR = Twin Lens Reflex) cỡ trung và tiếp đến là máy 35 mm cơ-hành Minolta SRT. Đặc-biệt là máy Minolta song kính : hơn ba chục năm sau khi sản-xuất, máy vẫn thu h́nh như mới, các cơ-phận vẫn vận-hành chính-xác, ống kính vẫn sắc nét và sắc-độ vẫn đậm đà...

Sau đây chúng tôi xin tŕnh bày loại máy Minolta song kính của Minolta, một trong ba hăng chế-tạo máy song kính thành-công nhất của kỹ-nghệ chế-tạo máy ảnh Nhật : Minolta, Mamiya và Yashica.

Tất cả những máy Minolta song kính (ngoại trừ máy Minolta Miniflex) đều dùng phim cỡ 120, chụp ra được 12 kiểu 6 x 6 cm; kiểu máy chót, Minolta Autocord CdS III c̣n dùng được phim cỡ 220, chụp ra được 24 kiểu 6 x 6 cm.

Thoạt nh́n, Minolta song kính có vẻ giống máy Rolleiflex song kính, có lai chút song kính Zeiss Ikoflex. Nhưng nh́n kỹ vào cơ-phận của Minolta, ta mới thấy máy có nhiều điểm độc-đáo, khác hẳn Rolleiflex hoặc Ikoflex.

Thí-dụ như hệ-thống lấy nét (chỉnh xa gần) : trong khi Rolleiflex quay núm tṛn ở bửng phía trái của máy, th́ Minolta có một cần bằng thép không rỉ đặt ở mặt trước của máy, phía dưới ống kính chụp, tiện cả cho người thuận tay phải cũng như người thuận tay trái.

Thí-dụ như cách mở lưng máy : máy Rollei, ta phải lật đáy máy lên, vặn cái núm, bóp đáy máy lại... rồi mới bật lưng máy ra, c̣n Minolta có cái núm nhỏ bên bửng trái của máy, kéo núm đó ra là mở lưng máy...

Thí-dụ như cần lên phim, khi cất máy đi, ta phải gập cần lên phim xuống, Minolta chỉ cần bẻ một cái núm nhỏ ở đầu cần...

Ở những kiểu máy có quang-kế CdS, quang-kế rất chính-xác, trước bửng nóc máy, một bên là quang-kế, một bên là ổ đựng pin, cân bằng, dễ nh́n...
(Tiếp theo)
 
Page: 1 2 3     Lần đọc: 104754 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc