About Us
Main menu
Số truy cập: 67561508
Hiểu về tốc độ màn trập
VN-USPA (04/08/12)


                           Hiểu về tốc độ màn trập

                     (Understanding Shutter Speed)




Tốc độ màn trập là một trong ba sự kiểm soát cơ bản mà các nhiếp ảnh gia sử dụng để đảm bảo lượng ánh sáng chính xác được máy ảnh ghi lại và kiểm soát ánh sáng tối hoặc sáng như thế nào trong bức ảnh cuối cùng. Tốc độ màn trập có thể được điều chỉnh bằng tay hoặc tự động trên hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số SLR.

Khi chụp một bức ảnh, màn trập sẽ mở ra và cho phép ánh sáng chiếu qua thấu kính đến bộ cảm biến. Khoảng thời gian màn trập mở được gọi là tốc độ màn trập.

Tốc độ này có thể thay đổi bằng cách kéo dài hoặc rút ngắn, máy ảnh hay người dùng có thể thích ứng với sự thay đổi cường độ ánh sáng.

Thời gian màn trập mở lâu hơn, ánh sáng truyền qua ống kính nhiều hơn. V́ vậy, nếu ánh sáng rất sáng và đầy nắng, bạn thường sử dụng tốc độ màn trập rất ngắn. Ngược lại trong ánh sáng yếu, tốc độ màn trập sẽ lâu hơn, những yếu tố khác là như nhau.

Hầu như tất cả các máy ảnh hiện đại có thể tự động điều chỉnh tốc độ này, nhưng với bức ảnh minh họa bên dưới, đây là một công cụ mạnh mẽ và tốt nhất được chế tác bởi các nhiếp ảnh gia.


Bằng cách xác định thời gian màn trập mở trong bao lâu, chúng ta sẽ nhận được hiệu ứng cũng như quyết định bao nhiêu chi tiết ở phía trước ống kính sẽ thay đổi trong khi bộ cảm biến (hoặc phim) vẫn hoạt động. Điều này cho phép chúng ta giới thiệu yếu tố mờ vào bức ảnh, tạo ra chuyển động để thêm chiều sâu thị giác và cảm giác chuyển động – hiệu ứng không thể đạt được bằng bất kỳ phương tiện nào khác.

Tất nhiên, quá nhiều chuyển động mờ hoàn toàn có thể làm hỏng bức ảnh. Bí quyết là điều chỉnh tốc độ sao cho phù hợp với kết quả cuối cùng mà bạn mong muốn.
Làm thế nào để điều chỉnh tốc độ màn trập

Hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số SLR và một số máy ảnh bỏ túi có ít nhất 3 chế độ chụp sau đây: Điều chỉnh bằng tay (kư hiệu M), Ưu tiên màn trập (kư hiệu S hoặc Tv) và Ưu tiên khẩu độ (kư hiệu A hoặc Av). 2 chế độ đầu tiên trong số này cho phép bạn tự điều chỉnh tốc độ màn trập. Với chế độ điều chỉnh bằng tay, bạn sẽ phải thiết lập cả tốc độ màn trập và khẩu độ để có được phơi sáng chính xác; trong khi ở chế độ ưu tiên màn trập, bạn chỉ cần thiết lập tốc độ, máy ảnh sẽ thiết lập khẩu độ giúp bạn.

V́ vậy, giả sử bạn đang ở chế độ ưu tiên màn trập. Lúc đó có một nút quay số trên máy ảnh cho phép bạn thiết lập tốc độ màn trập. Các tốc độ bạn có thể chọn thông thường bao gồm: 250, 125, 100, 80, 60, 50... cho đến 1; và 2", 4", 6"... lên đến khoảng 30".

Với những con số đầu tiên - không có dấu " - có nghĩa là tốc độ màn trập sẽ bằng 1 phần con số chỉ ra. Ví dụ, nếu màn h́nh máy ảnh hiển thị số 250, màn trập sẽ mở trong 1/250 của một giây; nếu hiển thị số 4, màn trập sẽ mở trong 1/4 của một giây...

Xoay đến số 1. Tốc độ màn trập bây giờ là 1 giây. Nếu bạn nhấn nút để chụp ảnh (được gọi là nút chụp). Bây giờ thiết lập nó trở lại lên đến khoảng 250 và thực hiện một lần nữa. Bạn sẽ nghe thấy sự khác biệt.
Với những con số thứ hai đi kèm với dấu " có nghĩa là số giây. V́ vậy, 15" có nghĩa là màn trập sẽ mở trong 15 giây. Ở đây có thể có một thiết lập cuối cùng đọc là 'bulb' hay 'b'. Nó đơn giản có nghĩa là màn trập sẽ được mở miễn là bạn vẫn giữ nút màn trập và chờ bạn buông nút bấm nó sẽ đóng lại .
Nếu bạn chụp ở chế độ ưu tiên màn trập, tốc độ màn trập sẽ quá cao hay thấp để thiết lập ISO, máy ảnh sẽ hiển thị thông báo lỗi như "lo" hoặc "hi". Chú ư cảnh báo này và điều chỉnh cho phù hợp, nếu không bức ảnh có thể quá sáng hoặc quá tối.

Chậm đến mức nào?

Bức ảnh minh họa ở trên rơ ràng là bị mờ. Nguyên nhân làm cho bức ảnh bị mờ không phải do điểm nh́n nằm ngoài tiêu cự ống kính, mà là do hiện tượng rung máy ảnh. Tất nhiên, màn trập mở càng lâu, càng nhiều khả năng bức ảnh kết quả sẽ như thế này.

Nhưng việc máy ảnh rung sẽ phụ thuộc vào chiều dài ống kính: ống kính càng dài, độ phóng đại ảnh càng lớn, và do đó độ phóng đại của tất cả các chuyển động nhỏ trong máy ảnh cũng càng lớn.

Nguyên tắc hàng đầu trong thời đại máy ảnh phim 35mm là sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn chiều dài ống kính. Nói cách khác, khi sử dụng ống kính 300mm, bạn sẽ phải mở màn trập ít hơn 1/300 của một giây. Bởi v́ bộ cảm biến của máy DSLR nói chung là nhỏ hơn so với 35mm, yếu tố phóng đại cao hơn, thường là 50%, do đó tốc độ màn trập cũng sẽ được tăng lên 50%. V́ vậy, lấy chiều dài ống kính chia đôi rồi cộng thêm chiều dài ống kính. Ví dụ 300mm ÷ 2 = 150, 150 + 300 = 450. V́ vậy, quy tắc mới nói rằng với ống kính 300mm, bạn cần tốc độ màn trập cao hơn 1/450 của một giây.

Quy tắc này nghe có vẻ phức tạp, chúng ta sẽ đặt nó như thế này: tốc độ màn trập nên nhanh hơn một chút so với chiều dài ống kính để tránh máy ảnh bị rung.

Tất nhiên sẽ c̣n phụ thuộc vào thời gian trong trường hợp bạn muốn màn trập mở lâu hơn, bạn có thể sử dụng một số thiết bị hỗ trợ giúp cố định máy ảnh, chẳng hạn như chân máy. Chân máy sẽ tăng gấp 4 lần thời gian tối thiểu bạn có thể mở màn trập, trong khi với giá ba chân vững chắc bạn có thể sử dụng bất kỳ tốc độ nào mà bạn thích.

Chuyển động mờ là ǵ?

Quan sát kỹ bức ảnh ở trên. Nó cũng bị mờ, nhưng không phải do máy ảnh bị rung. Trong trường hợp này, máy ảnh cố định (được đặt trên giá ba chân). Màn trập mở khoảng 2 giây. Điều này cho phép đối tượng ở phía trước ống kính di chuyển, tạo ra một h́nh ảnh mờ.

Vệt mờ gây ra bởi chuyển động của đối tượng trái ngược với chuyển động trong máy ảnh, được gọi là chuyển động mờ.

Bức ảnh thứ hai ở trên, ở cái nh́n đầu tiên, dường như đó là bức ảnh sắc nét, nhưng nếu quan sát gần hơn, chúng ta có thể thấy tay phải của nghệ sĩ guitar bị mờ.

Trong trường hợp này, màn trập mở 1/25 của một giây. Trong khoảng thời gian này, máy ảnh vẫn nắm bắt và người nghệ sĩ hầu như không di chuyển. Đầu và thân của ông cố định, nhưng tay phải di chuyển một khoảng cách khi đánh đàn gây ra chuyển động mờ.

Chuyển động mờ này làm tăng thêm tác động trực quan cho bức ảnh và truyền đạt đến người xem năng lượng của người nghệ sĩ trên sân khấu.

T́m vị trí chính xác - chỉ một phần của bức ảnh bị mờ và phần c̣n lại sắc nét, tất nhiên là một thách thức to lớn, và phải mất một thời gian dài trước khi bạn có thể dự đoán được các thiết lập chính xác nó.

Chuyển động mờ và đèn Flash

Đây là kỹ thuật nâng cao hơn một chút đ̣i hỏi việc sử dụng đèn và máy ảnh hỗ trợ đồng bộ bức màn phía sau.

Đồng bộ bức màn phía sau có nghĩa là súng bắn ánh sáng cháy trong một phần ngh́n giây trước khi màn trập đóng hơn là sau khi màn trập mở.

Điều này cho phép bạn làm những ǵ đă được thực hiện trong bức ảnh ở trên. Khi bắt đầu phơi sáng, đèn flash không cháy và tất cả những ǵ máy ảnh ghi lại được là chuyển động mờ gây ra bởi chuyển động của người trong ảnh. Khi kết thúc phơi sáng, ngay trước khi màn trập đóng lại, đèn flash được kích hoạt và ngay lập tức sự bùng nổ của ánh sáng đóng băng hành động.
Kết quả là bức ảnh có một vết mờ và sắc nét ở phía dưới, nó rất ấn tượng khi thực hiện đúng cách, nhưng để nhận được sự cân bằng chính xác giữa ánh sáng môi trường xung quanh và ánh sáng từ đèn flash là vấn đề rất khó khăn. Nhưng đây chắc chắn không phải là kỹ thuật chỉ sử dụng được một lần cơ hội trong đời. Hăy thử nghiệm!

Các thủ thuật khác với tốc độ màn trập
Nếu bạn đang tự hỏi lư do tại sao chúng ta vẫn chưa thảo luận về quét ảnh, đây là phần chúng ta sẽ t́m hiểu toàn bộ tính năng quét ảnh và bức ảnh bên dưới minh họa cho kỹ thuật này.

Bức ảnh được tạo ra bằng cách sử dụng một kỹ thuật gọi là phóng ảnh theo kiểu bùng nổ. Đây là kỹ thuật khá đơn giản. Tất cả bạn cần làm là phóng ống kính trong suốt quá tŕnh phơi sáng. Điều này sẽ tạo ra một h́nh tṛn mờ bố trí xung quanh trung tâm bức ảnh. Nó là một kỹ thuật hạn chế, không có quá nhiều ứng dụng cho nó, nhưng vẫn hữu ích để có trong mục tiêu thể hiện của bạn.

Tạo ra những vệt sao sáng trên bầu trời thật sự thú vị. Vào một đêm không trăng, không mây, đi ra ngoài cùng máy ảnh và đặt nó lên giá chân máy, quan sát các v́ sao, nhưng với một cái ǵ đó không di chuyển ở phía trước, chẳng hạn như nhà thờ hoặc tượng đài. Mở màn trập trong vài phút, thời gian từ nửa giờ hoặc lâu hơn. H́nh ảnh phía trước sẽ được ghi lại sắc nét, nhưng khi trái đất xoay trong thời gian phơi sáng, những ngôi sao trên bầu trời sẽ di chuyển, để lại những vệt đường ṃn uốn cong và nhiều màu sắc ở phía sau.

Nước và chuyển động mờ

Kỹ thuật ấn tượng nhất cho những nhiếp ảnh mới phát hiện ra tốc độ màn trập chậm là tạo ra hiệu ứng trên mặt nước. Bạn đă bao giờ nh́n thấy những bức ảnh có vẻ như là có khói trên mặt nước? Đó là những ǵ xảy ra khi phơi sáng ḍng nước chảy nhanh khoảng 5 giây hoặc lâu hơn. Một lần nữa, bạn sẽ cần chân máy khi thực hiện bức ảnh này, và bạn phải làm mờ ánh sáng truyền qua ống kính bằng cách sử dụng bộ lọc (Filter ND), và kết quả sẽ làm bạn kinh ngạc.

Những vấn đề về màn trập nói trên có lẽ sẽ không có ǵ lạ với những bạn đă chơi ảnh lâu năm . Nhưng hy vọng những bạn khác sẽ không thất vọng với một thông tin nhỏ này .
Cám ơn các bạn đă đọc .

P-Nguyen
(Dịch từ Illustratedphotography)

 
Page: 1     Lần đọc: 72355 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc