About Us
Main menu
Số truy cập: 73059701
Máy Ảnh Rolleiflex Song Kính
(05/08/08)



Máy Rolleiflex có ǵ đặc-biệt mà được nhiều người tán-thưởng và sử-dụng đến như vậy ? Câu trả lời có thể có nhiều; bài này không có chủ-đích và cũng không thể biến độc-giả thành một "chuyên-viên về Rollei", mà chỉ tŕnh ra h́nh ảnh tổng-quát về gia-phả của loại máy này. Chúng tôi xin mời bạn đọc theo dơi những đoạn sau đây về chiếc Rollei, gồm năm phần :

I. Niên-kỷ chính trong quá-tŕnh phát-triển máy Rollei. Chúng ta chỉ ghi lại những ǵ liên-quan đến máy "Rollei song kính" mà thôi.

II. Mô-tả về một chiếc máy Rollei song kính.

III. Điểm qua về ống kính Rollei.

IV. Điểm qua các kiểu Rollei.

V. Những kiểu Rollei nên chọn mua để sử-dụng.



I. NIÊN-KỶ CHÍNH YẾU CỦA ROLLEI.

Sự h́nh-thành của hăng Rollei có thể nói là bắt đầu từ đầu thế-kỷ thứ 20, cho đến nay, 1998, là gần 100 năm.

1900. Paul Franke gia-nhập hăng Voigtlander năm 18 tuổi, năm 1911 thăng lên đến chức giám-đốc thương-mại và làm tại đó đến 1918.

1907. Reinhold Heidecke gia-nhập pḥng đồ-án hăng Voigtlander, làm tại đó cho đến 1918.

Franke và Heidecke quen nhau tại đấy và tạo một sự cộng-tác "F & H" thân-thiết, kéo dài suốt đời.

1919. Franke và Heidecke kư hợp-đồng cộng-tác với nhau để sản-xuất máy ảnh trên căn-bản 50/ 50, trụ-sở đặt tại Braunschweig. Trong thời-gian này, hai người thử-nghiệm một số máy, dùng ống kính Goerz của Đức.

1921. Chiếc máy ảnh song kính chụp h́nh nổi "Stereo Heidoscop" ra đời, dùng âm-bản kính cỡ 45 x 107 mm, ống kính chụp là Carl Zeiss Jena Tessar, ống kính nhắm là Carl Zeiss Jena Sucher-Triplet.

1923. Máy Heidoscop được tân-trang lại, thành máy song-kính chụp h́nh nổi Rolleidoscop, dùng phim cỡ 127. Máy Rolleidoscop lần đầu tiên được đem bán cho công-chúng.

1925. Chiếc máy Heidoscop chụp ra âm-bản lớn hơn, cỡ 60 x 113 mm, dùng ống kính Carl Zeiss Jena. Số-lượng máy bán hàng năm khoảng 6 000 máy.

1927. Hăng bắt đầu làm đồ-án thực-hiện máy Rollei song kính : kính trên để quan-sát gọi là "ống kính nhắm", kính dưới để thu h́nh gọi là "ống kính chụp", dùng cỡ phim 120. Trong khi đó, số-lượng máy Rolleidoscop bán hàng năm lên tới 12 100 máy.

1928. Hăng Rollei sản-xuất 10 kiểu máy song kính để thử-nghiệm. Chín kiểu dùng ống kính chụp Carl Zeiss Tessar f/ 4.5, chiếc thứ mười dùng ống kính Carl Zeiss Tessar f/ 3.8. Tất cả đều dùng ống kính nhắm Heidoscop f/ 3.2. Ngoại trừ ống kính chụp khác nhau, phía trong các máy đều giống nhau. Cuối năm 1928, hăng quyết-định sản-xuất hai kiểu : một kiểu f/ 3.8, một kiểu f/ 4.5.

1929. Rollei xin bằng sáng-chế tại Đức, Pháp và nhiều nước khác trên thế-giới, đồng-thời trang-bị dụng-cụ, huấn-luyện công-nhân, sản-xuất cơ-phận... Ngày 10 tháng 8 bắt đầu ráp máy và cuối năm một số máy song kính thành h́nh, lần đầu tiên được đem bán cho công-chúng. Tên máy là "ROLLEIFLEX", kiểu máy này ngày nay được gọi là "Rolleiflex nguyên-thủy". Giới tiêu-thụ tán-thưởng nhiệt-liệt, tất cả số máy sản-xuất bán chạy như tôm tươi, vượt cả sự mong ước của Franke và Heidecke.

1930. Số-lượng máy sản-xuất không kịp nhu-cầu, trong khi đó hăng chỉ có 22 nhân-công. Franke và Heidecke bèn nới rộng hăng (cũng ở vùng Braunschweig), tăng-cường nhân-công; các cơ-phận đều chế-tạo tại hăng để theo kịp mọi thay đổi của đồ-án, chỉ có ống kính, màng trập, kính mờ và gương phản chiếu... là giao cho nhà thầu ngoài. Số-lượng máy sản-xuất tăng lên 20 000 máy.

1931. Máy "Baby Rollei" (gọi là Rollei 4 x 4) được sản-xuất, dùng phim cỡ 127, lên phim bằng tay quay, có cơ-phận chận đứng phim lại sau khi đă lên đủ phim.

1932. Chiếc máy Rolleiflex 6 x 6 cm được hoàn-chỉnh, dùng cần lên phim như máy Rollei 4 x 4 cm kể trên, ngày nay có tên là Old hoặc Original Rolleiflex.

Rollei chế-tạo một kiểu Rollei vĩ-đại là "Studio Rollei" (số-lượng máy sản-xuất không rơ), dùng phim cỡ 122, chụp âm-bản 9 x 9 cm, trang-bị ống kính Tessar 100 mm f/ 3.5. Tất cả đều thất-lạc trong đệ nhị thế chiến, ngoại trừ hai máy duy-nhất tại Bảo-tàng-viện Braunschweig.

1933. Máy "Rolleicord" được tung ra thị-trường. Máy dùng phim cỡ 120, chụp 12 tấm 6 x 6 cm, ống kính Zeiss Triotar f/ 4.5, giá chỉ bằng dưới 1/ 3 giá chiếc Rolleiflex trang-bị ống kính Tessar f/ 4.5. Số-lượng máy Rolleicord sản-xuất năm đầu, lên tới 20 000 máy, sau đó mỗi năm mỗi tăng.

1934. Máy "Rolleicord", trang-bị ống kính Zeiss Triotar f/ 3.8, thân máy bọc da màu đen, ra đời.

1936. Máy "Rolleicord IA" thay thế kiểu Rolleicord trước kia.

1937. Máy "Rolleiflex Automatic" ra đời.

Máy "Rolleicord IIa" ra đời, dùng ống kính Carl Zeiss Jena Triotar f/ 3.5.

1939. Thế-chiến thứ Hai bùng nổ. Đa-số hoạt-động của Rollei hướng về mục-tiêu quân-sự. Số-lượng máy chụp ảnh sản-xuất giảm xuống, c̣n 40 000 máy một năm.

1940. Rollei chấm dứt sản-xuất máy ảnh chụp h́nh nổi Rolleidoscop.

1944. Ngày 11-1 và 15-1, cơ-xưởng Rollei ở Braunschweig bị đồng-minh dội bom, một phần cơ-xưởng bị phá hủy.

1945. Đức đầu hàng; quân-đội Anh được phái đến chiếm đóng và kiểm-soát hăng Rollei. Việc sản-xuất máy Rollei lại tiếp-tục, dù số-lượng rất thấp và tiếp-tục sản-xuất máy theo mẫu cũ, cho đến tận 1949.

1949. Máy "Rolleicord III" được sản-xuất, dùng ống kính Tây Đức Schneider Xenar hoặc Carl Zeiss Opton f/ 3.5, màng trập Compur-Rapid.

Từ nay trở đi, các kiểu máy Rollei sản-xuất đều có màng trập tương-giao với flash X và M, ống kính được "tinh-hoá" (coated).

1950. Máy "Rolleicord III" được bán cho công chúng. Đây là kiểu Rolleicord hậu-chiến.

Máy "Rolleiflex Automat II" ra đời, trang-bị ống kính Đông Đức Carl Zeiss Jena, hoặc ống kính Tây Đức Zeiss Opton Tessar hoặc Schneider Xenar.

Paul Franke từ-trần (1891-1950); con là Horst Franke kế-nghiệp bố.

1951. Máy "Rolleiflex 2.8 A" ra đời, dùng ống kính Carl Zeiss Tessar. Đây là kiểu Rollei 2.8 hậu-chiến.

Màng trập "Synchro-Compur MX" thay thế màng trập Compur-Rapid.

1952. Máy "Rolleiflex 2.8B" ra đời, dùng ống kính Đông Đức Carl Zeiss Jena Biometar f/ 2.8.

Từ nay, tất cả các máy Rollei sản-xuất đều có cơ-phận tự chụp (V = ST = self timer).

Máy "Rolleiflex 2.8C" ra đời, dùng ống kính Tây Đức Schneider Kreuznach Xenotar, cùng một số phụ-tùng như loa che nắng, kính lọc, kính phụ-cận...

Máy "Rolleicord IV" ra đời.

Từ nay, các máy Rollei đều có thể chụp chồng hai hay nhiều lần trên một tấm phim, nếu muốn; ống kính chụp cũng như ống kính nhắm đều có ngàm gắn kính lọc.

1954. Ngân-khánh của Rolleiflex (Rolleiflex Silver Jubelee).

Hans Hass thực-hiện hộp kín nước để đựng máy Rollei song kính, hầu có thể chụp h́nh dưới nước.

Máy "Rolleicord V" ra đời, dùng ống kính Tây Đức Schneider Kreuznach Xenar f/ 3.5.

1955. Máy "Rolleiflex 2.8D" ra đời, từ nay có thể trang-bị một trong hai loại ống kính : Carl Zeiss Planar hoặc Schneider Kreuznach Xenotar.

Màng trập của máy Rollei từ nay có hệ-thống MX-EVS.

1956. Máy "Rolleiflex 3.5E" ra đời, dùng ống kính Schneider Kreuznach Xenotar hoặc Carl Zeiss Planar f/ 3.5. Máy 3.5E và 2.8E đều có thể gắn quang-kế selenium.

1957. Máy "Baby Rollei" (Rolleiflex 4 x 4) được sản-xuất lại sau 16 năm gián-đoạn. Đây là loại Rollei Baby hậu-chiến.

1958. Máy "Rolleiflex 3.5F" ra đời, có quang-kế selenium tương-giao với khẩu-độ/ tốc-độ, ống kính Carl Zeiss Planar f/ 3.5.

Máy "Rolleiflex T" ra đời, có thể chụp được 12 kiểu 6 x 6 cm hoặc 16 kiểu 4.5 x 6 cm, cơ-phận đếm phim chỉnh được tùy cỡ âm-bản ta muốn chụp.

Máy "Rolleicord Va" ra đời, núm lấy nét đặt ở phía bên trái máy.

1959. Máy "Tele Rolleiflex" ra đời, dùng ống kính chụp Carl Zeiss Sonnar 135 mm f/ 4, ống kính nhắm Heidosmat f/ 4; nóc máy có thể tháo ra được để gắn "nóc trụ" (pentaprism = nóc trụ biến cải h́nh ảnh ngược qua ống kính nhắm thành h́nh ảnh thuận).

1960. Reinhold Heidecke từ-trần (1882-1960).

Máy "Rolleiflex 2.8F" ra đời, dùng ống kính Carl Zeiss Planar hoặc Schneider Kreuznach Xenotar f/ 2.8.

Máy "Rollei Magic" ra đời, dùng ống kính Schneider Xenar 75 mm f/ 3.5, quang-kế selenium tự chỉnh cho đúng sáng.

1961. Máy "Wide Angle Rolleiflex" ra đời, dùng ống kính Zeiss Distagon 55 mm f/ 4.

1962. Máy "Rolleicord Vb" ra đời, nóc máy có thể tháo ra được.

Máy "Rollei Magic II" ra đời, ống kính Schneider Xenar 75 mm f/ 3.5, chỉnh sáng tự-động, ta cũng có thể chỉnh tay, nếu muốn.

Sau khi Paul Franke và Reinhold Heidecke qua đời, sự cộng-tác "F & H" nguyên-thủy chấm-dứt. Rollei đổi tên công-ty thành ROLLEI-WERKE FRANKE & HEIDECKE.

1964. Số-lượng máy Rolleiflex song-kính sản-xuất giảm lần v́ giới tiêu-thụ chuyển dần sang dùng máy 35 mm.

1966. Máy "Rolleiflex 2.8F" kiểu 2 và 3 ra đời, có thể dùng được phim cỡ 120 và 220.

1970. Máy "Tele Rollei" được sản-xuất lại, lần này được trang-bị quang-kế và có thể dùng được cỡ phim 120 và 220.

1978. Số-lượng máy Rollei song kính bán trong năm xụt xuống thảm-hại.

1979. Rollei đổi tên công-ty thành ROLLEI-WERKE FRANKE & HEIDECKE GmbH & Co. KG.

Rollei tạm ngưng việc sản-xuất hàng loạt máy Rollei song kính. Từ nay muốn mua, ta phải đặt hàng trước, hăng sẽ gửi máy đến, khoảng 6 đến 8 tuần sau.

1981. 6 tháng 11, Rollei khai phá-sản. Sau đó công-nhân cố gắng hợp sức để cứu hăng. Chủ nợ là các Ngân-hàng họp nhau lại t́m cách cứu Rollei.

1982. 2 tháng 1, một công-ty mới tên ROLLEI FOTOTECHNIC GmbH thành-lập, hăng United Scientific Holding P.L.C. của Anh ở London nắm đa-số cổ-phần.

Rollei phát-hành một số máy đặc-biệt "Rolleiflex Aurum 2.8F" (máy mạ vàng).

1984. Rollei phát-hành một số máy đặc-biệt "Rolleiflex 2.8F Platin".

1987. United Scientific Holdings ở London bán hết cổ-phần Rollei cho ông Heinrich Manderman, đại-diện của Praktica (Đông Đức) ở Tây Đức; ông này cũng là sở-hữu-chủ của Jos Schneider Optische Werke Kreuznach GmbH & Co. K.G.

Rollei được đặt tên mới là ROLLEI FOTOTECHNIC GmbH & Co. K.G.

Máy "Rolleiflex 2.8GX" ra đời, ống kính Planar f/ 2.8, có quang-kế đo qua ống kính chụp, có TTL cho flash.

1989. Rollei phát-hành một số máy đặc-biệt "Rolleiflex 2.8GX".

Rollei cũng phát-hành một số máy đặc-biệt khác "Aurum Platin 2.8F TLR Edition", đa-số bán sang Nhật.

1991(?). Hăng Samsung của Đại-Hàn mua lại hăng Rolleiflex.

1992. Rollei phát-hành 500 máy đặc-biệt 2,8GX gọi là "Helmut Newton Edition".

1997. Rollei sản-xuất kiểu máy đặc-biệt, phát-ngôn-viên của hăng gọi là kiểu chót, "Jersey Special Edition, gồm 100 máy, chỉ bán qua Club Rollei ở Channel Island, Anh quốc.


(Tiếp theo)
 
Page: 1 2 3 4 5 6 7 8 9     Lần đọc: 612284 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc