About Us
Main menu
Số truy cập: 77915010
Tṛ chuyện với Nhiếp Ảnh Gia Lê-Ngọc-Minh
Nguyễn-Đạo-Huân (02/19/12)




( LGT) Nhiếp ảnh gia Lê Ngọc Minh một khuôn mặt quen thuộc của giới nhiếp ảnh Việt Nam tại Mỹ - Người đă có nhiều bài viết trên trang mạng điện tử  Nhiếp Ảnh của Hội Ảnh Việt - Mỹ VNUSPA( Hoa Kỳ) và trên trang nhiếp ảnh  hàng tuần của VNTB Úc Châu trong những năm qua. Chúng tôi mới nhận được bài viết của NAG Huynh Dan/ Người Việt “ Lê Ngọc Minh, người viết lịch sử nhiếp ảnh Việt Namdo anh Joshep Hoa chủ tich Hội nhiếp ảnh VNUSPA chuyển đến báo tin hiện NAG Lê Ngọc Minh đang trong thời kỳ lâm trọng bệnh rất khó qua (Cancer)… Một buổi họp mặt vinh danh những công lao đóng góp cho Nhiếp Ảnh Việt Nam của NAG Lê Ngọc Minh cũng sẽ được tổ chức tại Chùa Bảo Quang - 713N Newhope St / Santa Ana /Cali /USA  ngày 26 tháng 2 năm 2012, vào lúc 2:30 pm.

Để quư vị có thể h́nh dung một đôi nét về “Chân dung của NAG Lê Ngọc Minh” Chúng tôi xin trân trọng gửi đến quư độc giả gần xa cuộc tṛ chuyện nhiếp ảnh giữa chúng tôi (VNTB) với NAG Lê Ngọc Minh gần đây nhất khi ông chưa lâm trọng bệnh. Chúng tôi cầu xin ơn trên như có một Phép Lạ nâng đỡ, ủi an tinh thần cho ông Lê Ngọc Minh có thể sớm qua được cơn bệnh nan y này.

Nguyễn Đạo Huân

Sydney/Autralia 19/2/2012




 

Tṛ chuyện với Nhiếp Ảnh Gia Lê Ngọc Minh

 

NGUYỄN ĐẠO HUÂN :  Xin kính chào Anh Lê Ngọc Minh, anh đến với nhiếp-ảnh trong hoàn cảnh nào và thời gian nào ?

LÊ NGỌC MINH: Tôi đến với nhiếp ảnh năm 23 tuổi, khi tôi nhập ngũ năm 1962. Tôi được huấn luyện một cách tương đối có bài bản ngay từ thời-gian đầu ấy, nhưng tôi chỉ thực sự sinh hoạt có hệ thống, có hăng say sau khi tôi giải ngũ năm 1967, khi tôi theo học hai khóa huấn luyện nhiếp ảnh chuyên nghiệp do Nghiệp đoàn Chủ nhân các Nhà Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức tại Sài G̣n, 1968. Từ 1969, tôi theo học năm lớp Nhiếp ảnh Nghệ thuật tại Hội Việt Mỹ tại Sài G̣n. Tại hai nơi này, tôi được học nhiếp-ảnh với các vị thầy lừng danh trong làng ảnh chuyên nghiệp cũng như ảnh nghệ thuật Việt Nam như quư ông Nguyễn Cao Đàm, Nguyễn Mạnh Đan, Nguyễn Kỳ, Trần Cao Lĩnh, Phạm Văn Mùi, Lê Anh Tài, Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Huy Trực... Sang Mỹ năm 1975, tôi được làm quen với ảnh đen trắng và theo học bốn lớp tập huấn của ông Ansel Adams tại Yosemite, học qua khoảng 10 lớp pḥng tối đen trắng với 10 vị giảng viên khác nhau...

 

NĐH : Anh được biết đến như là một người đầu tiên có đóng góp cho phong trào sinh hoạt Ảnh Nghệ thuật của người Việt tại Mỹ.  Xin anh cho biết về chi tiết.

 

LNM : Đúng vậy. Năm 1975, khi người Việt mới đến Mỹ th́ cuộc sống ban đầu rất khó khăn. Năm 1977, tôi bắt liên lạc được với anh Nguyễn Xuân Tính (ở Florida) và năm sau, với anh Lê Văn Khoa (ở San Francisco). Chúng tôi nhận định rằng đă đến lúc chúng ta phải tạo lên một phong trào sinh hoạt Ảnh Nghệ thuật của người Việt tại Mỹ.  Qua anh Lê Văn Khoa, tại miền Nam California, tôi gặp và quen biết với anh Trần Chí Trung, tôi và anh Trung đăng báo, hẹn một buổi gặp mặt của các người hâm mộ Nhiếp ảnh tại công viên Pine Tree, thành phố Tustin, ngày 9-7-1978.  Buổi họp mặt được 17 người, mà đa số đều không biết nhau trước.  Sau đó, chúng tôi thành lập “Nhóm Ảnh Nghệ thuật Việt Nam - Miền Nam California”, anh Trần Chí Trung làm trưởng Nhóm, tôi là thư kư.  Năm 1979, Nhóm , khi này đă có đông hội viên, đổi tên thành “Hội Ảnh Nghệ thuật Việt Nam” và bầu anh Lê Văn Khoa là hội trưởng, Lê Ngọc Minh là tổng thư kư.  Chúng tôi tổ chức các cuộc săn ảnh trong vùng.  Năm 1982, Hội tổ chức Lớp huấn luyện Nhiếp ảnh lần đầu tiên tại thành phố Garden Grove, Nam California và vẫn tiếp tục cho tới nay, 2008.  Trong thới gian đó, Hội mở các cuộc Thi Ảnh, giúp một số Hội-đoàn người Việt tổ chức các cuộc thi ảnh hàng năm, viết bài Nhiếp- ảnh đăng báo, tạp chí... tại California, Houston, San Jose, Montréal...  Hội cũng khuyến khích và giúp đỡ những bạn yêu thích Nhiếp-ảnh lập Hội tại Montréal, Houston, San Jose, Portland...

 

V́ những lư do đáng tiếc, tôi rời Hội Ảnh Nghệ thuật Việt Nam vào tháng 7-1999, không c̣n gia nhập Hội nào, nhưng vẫn sinh-hoạt cùng nhiều Hội ảnh tại California, Oregon và Washington DC trong các chương tŕnh huấn luyện Nhiếp-ảnh.

 

NĐH : Bộ ảnh chân dung các nhân vật trong cộng đồng Việt Nam được nhiều bạn ảnh biết đến.  Xin anh cho biết một chút về kỹ thuật sáng tác của anh về ảnh chân dung.

 

LNM : Tôi được hân hạnh quen biết nhiều nhân vật của cộng đồng và tôi nghĩ là tôi có “bổn phận” phải ghi lại dung mạo của những nhân vật này, v́ ít nhiều, họ là những nhân vật tiêu biểu của người Việt tại Mỹ về lănh vực nào đó.  Nếu không ai ghi nhận, thời gian sẽ qua đi... rồi nhân vật đó sẽ biến mất...  Do đó tôi chụp, dần dần, bộ ảnh chân dung của tôi lên đến con số khoảng 200 tấm và hồi này, năm 2008, thỉnh thoảng tôi vẫn tiếp tục chụp.  Khi chụp, tôi dùng máy Hasselblad 500 CM, ống kính 150 mm, kính lọc màu lục.  Tôi dùng phim Ilford XP-1, XP-2 rồi XP-2 Super, là một loại phim chromogenic... thường thường, tôi dùng khoảng 50% độ nhạy chính thức của phim, hoặc thấp hơn...  Hầu hết đều chụp bằng ánh sáng thiên nhiên, có người gọi là “ánh sáng cửa sổ”, riêng tôi, tôi gọi là “tranh tối tranh sang”.

 

NĐH : Ảnh chân dung của anh thường có hậu cảnh đen và phần cắt cúp có vẻ “rộng răi”...  Xin anh cho biết quan điểm của anh về ảnh chân dung.

 

LNM : Tôi nghĩ, từ ngày nhiếp ảnh được phát minh đến nay, ảnh chân dung là loại ảnh “được”, hoặc “bị” chụp nhiều nhất.  Có thể nói là bất cứ h́nh thức hay phong cách nào về ảnh chân dung cũng đều đă có người thực hiện, nhiều hoặc ít.  Arnold Newman chuyên chụp chân dung bằng ống kính tầm rộng, bối cảnh là những vật có liên quan đến sinh hoạt của chủ đề, để khi nh́n thấy bối cảnh đó, ai cũng biết nhân vật đó sinh hoạt về địa hạt nào...  Yousuf Karsh cũng chụp một số chân dung như vậy, nhưng những chân dung khác, ông rất chú trọng về ánh sáng, đặc biệt là chút ánh sáng ngược, tŕnh bày sự sang cả, trịnh trọng của chủ đề...  Philippe Halsman chuyên chụp chân dung cho b́a tạp chí Life nên ảnh chân dung của ông đa số là có ánh sáng tương đối đều...  Đó là phong cách của ba nhà nhiếp ảnh chân dung nổi tiếng nhất của thế giới; rất tiếc, cả ba nhân vật này đều đă ra người thiên cổ.

 

Riêng tôi, tôi không bị ràng buộc bởi một nhu cầu, một hệ lụy nào, tôi thực hiện ảnh chân dung theo sở thích của tôi.  Tôi chỉ muốn tŕnh bày một vài nét đặc thù của nhân vật chủ đề... những thành phần khác như tóc, tai... ch́m vào mảng đen và hậu cảnh đen, khiến cho phần sáng, là những nét đặc thù càng nổi hơn lên.  Tôi muốn phần không-gian trước mặt chủ đề phải rộng để chủ đề có chỗ nh́n, có chỗ thở... phần không gian phía trên phải rộng để thần khí của chủ đề có chỗ bốc lên... đồng ư hay không là tùy khách thưởng lăm.  Nhưng đó là chủ đích của tôi.  Tuy vậy, tôi cũng có chụp một số ảnh chân dung có hậu cảnh sáng hoàn hoàn toàn trắng.  Tôi muốn ảnh chân dung của tôi nằm trong khuôn vuông... giản dị, vững vàng và trịnh trọng !

 

NĐH : Và đó là “phong cách ảnh chân dung Lê Ngọc Minh” ?

 

LNM : Thưa đúng vậy, đó là phong cách ảnh chân dung Lê Ngọc Minh.

 

NĐH : Tất nhiên anh cũng chụp các loại ảnh có chủ đề khác nhau... Xin anh cho biết thêm một chút về các loại ảnh khác của anh.

 

LNM : Cũng như mọi người cầm máy, tôi chụp bất cứ loại chủ dề nào ở bất cứ nơi nào.  Thời c̣n làm việc, tôi thuờng chụp sinh hoạt hay kiến-trúc trong các nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa chất, các dàn khoan dầu ngoài biển (tôi đă từng được hăng dầu Chevron tín cẩn giao cho thực hiện niên lịch 1988 của Chevron, 14 tấm, phát hành tại California, Hawaii, Texas và Utah).  Tôi cũng thích chụp ảnh núi non, đồi cát, cây cổ thụ, những căn nhà hoang, cục đá lăn lóc bên lề đường... chủ đề càng hoang sơ, càng đơn giản, càng tầm thường càng tốt...

 

NĐH : Ngoài việc chụp ảnh anh cũng c̣n viết bài liên quan đến nhiếp ảnh ?

 

LNM:  Thưa đúng vậy. Khoảng 1982, tôi viết về chương tŕnh huấn luyện Nhiếp ảnh cấp 1, cấp 2 và cấp 3; chương tŕnh này được sử dụng để huấn luyện nhiếp ảnh trong cộng đồng Việt Nam tại California và tại vài ba nơi bên Mỹ.  Sau này thêm chương tŕnh cấp 4.  Tôi cũng viết một số bài về Nhiếp Ảnh Nghệ thuật, viết một cuốn sách về Kỹ thuật Pḥng tối Đen trắng... Tôi yêu thích các loại máy “cổ điển” nên viết một số bài mà tôi gọi chung là Hồ-sơ Cũ, về các loại máy như Rolleiflex TLR, Leica, Retina, Exakta, Zeiss Ikon... có hồi tôi đă dự tính in thành sách, nhưng rồi v́ có ưu tiên khác cao hơn nên tôi bỏ dở hai dự tính đó.

 

NDH : Anh nói “ưu tiên khác cao hơn...” có phải đó là ưu tiên về nhiếp ảnh ?

 

LNM : Thưa anh Huân, quả là đúng như vậy. Từ cuối năm 1993, tôi bắt đầu viết sách “Lịch sử Nhiếp ảnh Việt Nam”…

Và sau đây là câu chuyện về quyển sách Lịch sử Nhiếp Ảnh Việt Nam của nhiếp Ảnh Gia Lê Ngọc Minh

 

TÔI VIẾT LỊCH-SỬ NHIẾP-ẢNH VIỆT-NAM

Cuối năm 1993, tôi quyết-định viết cuốn sách Lịch-sử Nhiếp-ảnh Việt-Nam.

Tại sao lại viết sách LSNAVN và tại sao lại khởi đầu năm 1993 ?

Số là năm 1952, khi đó tôi 13 tuổi, học lớp đệ Thất trung-học Chu-Văn-An, Hà-Nội.  Một hôm, cao hứng làm sao, tôi hướng chiếc xe đạp của tôi lên phía Nhà Hát Lớn thành phố Hà-Nội.  Thấy có cái banderolle treo ngang mặt tiền Nhà Hát Lớn, thông-báo một cuộc Triển-lăm Ảnh Nghệ-thuật, tôi bèn đem xe ra bên hông, khóa xe vào dây thu-lôi và hăm hở vào xem !

Mấy “ông triển-lăm” thấy có một cậu nhóc con đến thưởng-thức Ảnh Nghệ-thuật, chắc là cảm thấy buồn cười, bèn trao cho tôi một cuốn tổng-mục h́nh vuông, 16 trang, không  lớn bằng một gang tay...  Tôi ḷng ṿng đi tới đi lui... xem Ảnh Nghệ-thuật... !  Ảnh nào tôi cũng thấy đẹp, c̣n đẹp làm sao th́ tôi không biết !  Khi tôi ra về, một trong tổng-số 21 “ông triển-lăm”, người cho tôi cuốn tổng-mục, chắc là muốn chọc cậu bé con, hỏi :

-Sao ?  Ảnh đẹp không cậu ?

Tôi bẽn lẽn trả lời :

-Thưa, đẹp lắm ạ !

Ông cười : Năm tới cậu ghé xem nữa nhé !

Và năm sau, năm 1953 tôi trở lại xem triển-lăm lần nữa thật.  Năm sau đó, năm 1954, tôi trở lại xem lần nữa.  Mỗi lần xem, các “ông triển-lăm” đều cho tôi một cuốn tổng-mục.  Đây là điều tôi không ngờ, từ 1952 tới nay, qua không biết bao nhiêu là di-chuyển : trước hết từ Hà-Nội về quê tôi ở Vĩnh-Bảo ngay sau hiệp-định Genève 1954, rồi từ Vĩnh-Bảo trở ngược lên Hà-Nội năm 1955, từ Bắc vào Nam tháng 5-1955, qua bao nhiêu thay đổi chỗ ở, chỗ làm... bao lần “xuống cẩu” (không có lên voi !), rồi năm 1975 sang được đến Mỹ, dọn tới dọn lui, cho đến nay, năm 2007, là hơn nửa thế-kỷ, biết bao nhiêu tang thương biến đổi, biết bao nhiêu là nước chẩy qua cầu, đến nay tôi vẫn c̣n giữ được ba cuốn tổng-mục đó !

Cuộc triển-lăm ảnh năm 1952 tại Hà-Nội là cuộc triển-lăm Ảnh Nghệ-thuật có tầm vóc đầu tiên của ngành Nhiếp-ảnh Việt-Nam.  Trước đó, cũng đă có một vài cuộc triển-lăm ảnh của một vài cá-nhân, triển-lăm trong mấy hội chợ, bên cạnh những cửa hàng thêu, đan, làm bánh, mứt... và nhiếp-ảnh nghệ-thuật được gọi là “nghệ-thuật khéo tay”. 

Trong những ngày tháng sinh-hoạt nhiếp-ảnh trong nước hay sau này tại ngoại-quốc, tôi được may mắn học nhiếp-ảnh hoặc được gặp lại một số những vị nhiếp-ảnh-gia đă từng tham-dự cuộc Triển-lăm Ảnh Nghệ-thuật đầu tiên tại Việt-Nam, diễn ra tại Hà-Nội, năm 1952-1954.  Đó là các cụ Nghiêm-Vĩnh-Cần, Nguyễn-Cao-Đàm, Nguyễn-Mạnh-Đan, Nguyễn-Đức-Hồng, Đỗ-Huân, Bùi-Quư-Lân, Trần-Cao-Lĩnh, Trần-Lợi, Phạm-Văn-Mùi, Vơ-An-Ninh, Lư-Lan-Siêu, Lê-Anh-Tài, Nguyễn-Văn-Thông... tính ra là 13 cụ trong tổng-số 21 cụ đă triển-lăm ảnh tại Hà-Nội năm 1952-1954.

Qua những lần được hầu chuyện cùng các nhiếp-ảnh-gia tiền-bối, không những chỉ 11 vị trên mà c̣n nhiều vị nữa... tôi cảm thấy tôi được biết khá nhiều điều về Nhiếp-ảnh Việt-Nam, rồi trí ṭ ṃ thúc đẩy khiến tôi t́m ṭi bằng nhiều cách, đọc, hỏi, lưu-trư.ơ... được khá nhiều tài-liệu về Nhiếp-ảnh... và năm 1993, tôi nghĩ rằng với kiến-thức đó và những kinh-nghiệm thu-thập được xung quanh từ những ngày tôi bắt đầu cầm máy năm 1962, tôi khởi công viết sách “Lịch-sử Nhiếp-ảnh Việt-Nam”, mà tôi nghĩ rằng có lẽ tại Việt-Nam, chưa chắc có ai đă viết một cuốn tương-tự như vậy.

 

CĂN-BẢN ĐỂ VIẾT SỬ.

Trước khi viết sách, tôi đọc qua mấy cuốn Lịch-sử Nhiếp-ảnh của Mỹ, của Anh, của Pháp, của Đức, của Liên-Sô... để học cách họ viết sử như thế nào.  Và tôi nhận thấy các tác-giả này đều thiên về các phát-kiến của kỹ-thuật nhiếp-ảnh, cố gắng (cũng về kỹ-thuật) để đưa nhiếp-ảnh vào trong ngành truyền-thông... rồi cố gắng vươn lên để được (hoặc đ̣i được) công-nhận là một bộ-môn nghệ-thuật... và sau này, đi vào thương-mại...

Theo tôi, điều này trái với trường-hợp của Nhiếp-ảnh Việt-Nam.  Trước hết, chúng ta không “phát-minh” ra nhiếp-ảnh, mà cũng chẳng phát-hiện hay làm một khám phá kỹ-thuật nào...  Từ ngày đầu, khi nhiếp-ảnh vào Việt-Nam, nhiếp-ảnh đă được dùng để làm thương-mại và liên-tục cho đến ngày nay.  Trong suốt thời-gian đó, có những giai-đoạn mà những giai-đoạn này gắn liền với những diễn-biến lịch-sử, nhiếp-ảnh được dùng cho mục-đích thông-tin, tuyên-truyền.  Cũng có những giai-đoạn, nhiếp-ảnh được dùng để thi thố tài-năng nghệ-thuật nơi các cuộc thi ảnh trong và ngoài nước và những cuộc triển-lăm cá-nhân hay tập-thể.

Với quan-niệm ấy, tôi chia sách LSNAVN của tôi thành từng giai-đoạn, những giai-đoạn đó gắn liền với những giai-đoạn lịch-sử, dù khi viết, tôi không có ư-định liên-hệ cuốn sách LSNA với chính-trị.  Đơn-giản chỉ là v́ trong giai-đoạn lịch-sử đó, những diễn-biến nhiếp-ảnh đó chỉ xẩy ra trong giai-đoạn lịch-sử đó.

Tôi chia sách LSNAVN thành 4 phần chính :

 

* “Các giai-đoạn trong LSNAVN”, tôi buộc ḷng phải chia các giai-đoạn của Nhiếp-ảnh Việt-Nam theo các giai-đoạn Lịch-sử hoặc Chính-trị Việt-Nam, v́ đây là một thực-tế không tránh được, dù tôi rất không muốn dính dấp hay gán ghép ǵ tới chính-trị trong nhiếp-ảnh.  Đơn-giản chỉ là v́ những diễn-biến nhiếp-ảnh đó chỉ xẩy ra trong giai-đoạn lịch-sử đó.  Giai-đoạn này bao gồm từ ngày ông Đặng-Huy-Trứ đem nhiếp-ảnh vào Việt-Nam cho tới nay, 2007, ở trong và ngoài nước.

 

“Tiểu-sử các nhà nhiếp-ảnh Việt-Nam”, tôi dựng lại tiểu-sử của các nhà nhiếp-ảnh Việt-Nam cũng từ ngày ông Đặng-Huy-Trứ đem nhiếp-ảnh vào Việt-Nam cho tới nay, ở trong và ngoài nước.  Những người này đă ít nhiều đóng góp cho sự tạo thành ngành nhiếp-ảnh Việt-Nam, gồm những nhiếp-ảnh-gia nghệ-thuật, phóng-viên nhiếp-ảnh, những nhà giáo-dục về nhiếp-ảnh, những nhà phê-b́nh lư-luận nhiếp-ảnh, những người quản-trị các cơ-quan hoặc phong-trào nhiếp-ảnh, kể cả một số người thợ sửa máy ảnh v.v...  Cho tới nay, tôi đă có tiểu-sử của khoảng hơn 4 000 người mà tôi xin gọi chung là “các nhà nhiếp-ảnh Việt-Nam”.

 

“Người ngoại-quốc liên-hệ đến LSNAVN” chúng ta phải kể đến những người đă từ nước ngoài đến chụp ảnh tại Việt-Nam từ khoảng cuối thế-kỷ thứ 19 tới nay, v́ bất cứ lư-do nào đó, từ những người chụp ảnh làm bưu-thiếp (nhờ họ mà ngày nay chúng ta có những h́nh ảnh về cuốc sống của người Việt thời cuối thế-kỷ thứ 19, về đủ mọi phương-diện sinh-hoạt), đến những nhà nhiếp-ảnh tài-liệu, khảo-cứu, phóng-sự, nghệ-thuật... có những người đến rồi đi, có những người đến rồi bỏ thân trên đất nước chúng ta.  Họ cũng ít nhiều, liên-quan đến LSNAVN.

 

“Nhiếp-ảnh VN trong tiến-tŕnh lịch-sử Nhiếp-ảnh thế-giớI”, tôi xen kẽ các mốc  chính của LSNAVN với các mốc nhiếp-ảnh chính của thế-giới (kể cả các mốc chính về phát-kiến kỹ-thuật nhiếp-ảnh của thế-giới) để chúng ta có một cái nh́n tổng-quát giữa “ta” và “người”.

Ngoài ra, sách cũng gồm những phần không tránh được như “Lời nói đầu”, “Bảng viết tắt”, “Tài-liệu tham-khảo” và “Mục-lục”...

 

CÁC NGUỒN SỬ-LIỆU.

Năm 1994, sau Tết âm-lịch, tôi về Việt-Nam săn ảnh cùng 7 bạn ảnh nữa.  Tại Hội Nhiếp-ảnh t/p HCM, tôi hỏi thăm và được cho biết Hội Nghệ-sĩ Nhiếp-ảnh Việt-Nam tại Hà-Nội vừa hoàn tất cuốn sách nhỏ “Lịch-sử Nhiếp-ảnh Việt-Nam - Sơ-thảo”.  Tôi hỏi thăm để mua hoặc xin một cuốn th́ được cho biết HNSNAVN xuất-bản nhưng v́ lư-do ǵ đó không bán, hiện chất trong một nhà kho tại Hà-Nội.

Tại Hà-Nội, tôi được gặp tổng thư-kư HNSNAVN, cụ Hoàng-Tư-Trai và tôi xin cụ một cuốn, cụ Trai lắc đầu cười, bảo tôi :

- Tôi rất lấy làm xấu hổ mà nói cùng ông Minh rằng sách th́ tôi có đây, trong kho chứ không đâu xa.  Tiếc rằng tôi có hai người giữ ch́a khóa kho th́ cả hai người đều đi công-tác trong thành phố thành ra không có ch́a khóa để mở.  Tôi không có ǵ để mà giấu ông Minh đâu, thực ra có ǵ đâu mà giấu !  Bây giờ ông Minh cho tôi địa-chỉ của ông Minh bên Mỹ đi, tôi hứa sẽ gửi sang biếu ông Minh, khi ông về đến nhà th́ cuốn sách đă ở nhà ông rồi !

Tôi cảm ơn cụ tổng thư-kư và xin cụ, khi nào tiện, xin gửi cho người bạn đi cùng tôi, tên PHK, người này cụ tổng thư-kư biết khá rành và cũng là người dẫn tôi lại giới thiệu cùng cụ.  Hai tháng sau, ông phó tổng thư-kư Văn-Bảo sang Mỹ triển-lăm ảnh tại San Francisco, ông Văn-Bảo điện-thoại cho tôi và gửi cuốn sách đó lại tận nhà cho tôi ở miền Nam California.  Tôi thật t́nh cảm-kích nghĩa cử đẹp này của cụ tổng thư-kư Hoàng-Tư-Trai.

Cuốn sách “Lịch-sử Nhiếp-ảnh Việt-Nam - Sơ-thảo” tuy nhỏ và mỏng, nhưng cho tôi một số chi-tiết về nhiếp-ảnh của VNDCCH thời-gian 1955-1975 mà tôi không có nhiều tư-liệu.

Chuyến về Việt-Nam năm 1994 cho tôi cơ-hội mua được một số sách báo Nhiếp-ảnh cũ, mới... xuất-bản tại Việt-Nam từ 1956, ở Hà-Nội cũng như ở Sài-G̣n và tôi đă bỏ lại một số đồ dùng, quần áo, dầy dép... để có chỗ mang sách báo cũ Nhiếp-ảnh về Mỹ.  Chuyến về năm 2000 cũng vậy.

Nhờ những sách báo này tôi bổ-túc những ǵ thiếu sót mà tôi không t́m được trong sách “Lịch-sử Nhiếp-ảnh Việt-Nam - Sơ-thảo”, v́ theo tôi, cuốn sử này khá sơ-lược.

Tôi đă sử-dụng những sử-liệu về Nhiếp-ảnh Việt-Nam từ các tài-liệu sau đây :

* Tổng-mục triển-lăm Nhiếp-ảnh của Nhóm Nghệ-sĩ Nhiếp-ảnh Việt-Nam tại Hà-Nội các * năm 1952, 1953, 1954 tại Hà-Nội và từ 1955 về sau, tại miền Nam.

* Tổng-mục triển-lăm Nhiếp-ảnh quốc-nội hoặc quốc-tế của các Hội ảnh Tinh-Vơ, Nghĩa-An, Hội Nhiếp-ảnh Việt-Nam, Hội Nhiếp-ảnh Việt-Mỹ, Hội Ảnh Nghệ-thuật Việt-Nam, Hội ảnh KBC, Nghiệp-đoàn Chủ-nhân các Nhà Nhiếp-ảnh Việt-Nam tại miền Nam, từ 1955 về sau.

 

*Tổng-mục triển-lăm Nhiếp-ảnh quốc-nội hoặc quốc-tế do các Hội Nghệ-sĩ Nhiếp-ảnh Việt-Nam, Hội Nhiếp-ảnh thành phố Hồ-Chí-Minh, một số cuộc thi ảnh từ cấp trung-ương tới địa-phương, một số cuộc thi ảnh vùng, của một số Câu-lạc-bộ Nhiếp-ảnh... tổ-chức trên toàn-quốc, từ 1978 về sau.

*Những bài viết về Nhiếp-ảnh in trên các báo Giang-Sơn, Tia Sáng, Liên-Hiệp... xuất-bản tại Hà-Nội từ trước năm 1955, trên các báo Tự-Do, Sóng Thần, Chính-Luận, Dân-Chủ... tạp-chí Đời Mới, Kịch-Ảnh... xuất-bản tại miền Nam từ 1955 về sau, tạp-chí Thế-giới Tự-Do (Pḥng Thông-tin Hoa-Kỳ xuất-bản).

*Tổng-mục triển-lăm Nhiếp-ảnh của các Hội Ảnh, Nhóm Ảnh in tại hải-ngoại; các bài viết về nhiếp-ảnh in trên các báo Người Việt, Việt-Báo Kinh-tế, Việt-Báo, Viễn-Đông... xuất-bản tại miền Nam California; các tạp-chí Việt-Nam Hải-ngoại (xuất-bản tại San Diego, California), Sài-G̣n Nhỏ, Viet Tide... (xuất-nản tại vùng Tiểu Sài-G̣n, California), Nắng Mới (xuất-bản tại Montréal, Gia-Nă-Đại), Hương Quê (xuất-bản tại Houston, Texas)...

*Những bài viết về nhiếp-ảnh in trên các báo Sài-G̣n Giải-phóng (xuất-bản tại Sài-G̣n)... các tạp-chí Nhiếp-Ảnh (do Hội Nghệ-sĩ Nhiếp-ảnh Việt-Nam xuất-bản tại Hà-Nội), Ánh Sáng Đẹp (do Hội Nhiếp-ảnh thành phố Hồ-Chí-Minh xuất-bản tại Sài-G̣n), Tuổi Trẻ...

*Một số sách Nhiếp-ảnh xuất-bản tại VNDCCH, xuất-bản tại VNCH trước 1975; một số lớn sách Nhiếp-ảnh xuất-bản tại Việt-Nam sau 1975...

*Các sách Nhiếp-ảnh, Tuyển-tập, Đặc-san, Nội-san, Newsletter... xuất-bản tại hải-ngoại hoặc lưu-hành trên các Web Page, sau 1975...

*Một số sách lịch-sử, bưu-thiếp, sách, báo... do một số nhiếp-ảnh-gia chuyên-nghiệp hoặc không chuyên, chụp tại Việt-Nam từ khoảng cuối thế-kỷ 19, đầu thế-kỷ 20...

* Một số sách lịch-sử hoặc sách ảnh xuất-bản tại Mỹ, Liên-Sô, một vài quốc-gia Đông-Âu, CHLB Đức, Pháp, Nhật, Trung-Quốc, Úc-Đại-Lợi...

* Tác-giả cũng nhờ thân-nhân, thân-hữu và bạn ảnh tại Việt-Nam sưu-tầm giúp tài-liệu tại một số thư-viện tại Hà-Nội và Sài-G̣n... và phỏng-vấn một số nhiếp-ảnh-gia đang sinh-hoạt hoặc đă ngừng sinh-hoạt hiện sinh sống tại Việt-Nam.

* Tác-giả đă tham-khảo được một số tài-liệu Nhiếp-ảnh tại Thư-viện Quốc-hội Mỹ tại Washington DC, thư-viện trường đại-học Harvard Harvard-Yenching, đại-học UCLA tại Los Angeles, thư-viên Trung-ương thành phố Los Angeles và thư-viên Quốc-gia Pháp tại Paris...

* Tác-giả đă gặp gỡ và phỏng-vấn một số nhiếp-ảnh-gia người Việt cũng như người Việt gốc Hoa, trước đây đă sinh-hoạt nhiếp-ảnh tại Việt-Nam, nay định-cư tại Mỹ và các quốc-gia như Gia-Nă-Đại, Úc-Đại-Lợi, Pháp và Hồng-Kông...

* Từ đầu thập-niên 80, tác-giả đă gặp gỡ, phỏng-vấn hoặc sinh-hoạt nhiếp-ảnh cùng một số nhiếp-ảnh-gia lớn tuổi, 11 vị trong số 21 nhiếp-ảnh-gia lăo-thành, tất cả những vị này đă đều tham-dự các cuộc triển-lăm Nhiếp-ảnh của Nhóm Nghệ-sĩ Nhiếp-ảnh Việt-Nam tại Hà-Nội, các năm 1952, 1953, 1954 và đă từng là các nhiếp-ảnh-gia nổi tiếng của miền Bắc cũng như miền Nam Việt-Nam trong hơn nửa thế-kỷ qua, như các nhiếp-ảnh-gia Nghiêm-Vĩnh-Cần, Nguyễn-Cao-Đàm, Nguyễn-Mạnh-Đan, Nguyễn-Đức-Hồng, Đỗ-Huân, Bùi-Quư-Lân, Trần-Cao-Lĩnh, Phạm-Văn-Mùi, Vơ-An-Ninh, Lư-Lan-Siêu và Lê-Anh-Tài.

 

* Tại Mỹ, tác-giả sinh-hoạt nhiếp-ảnh cùng phỏng-vấn một số nhiếp-ảnh-gia, một số nguyên là phóng-viên chiến-trường, phóng-viên thời-sự trong cuộc chiến Việt-Nam trước 1975, một số nguyên là nhiếp-ảnh-gia chuyên về nhiếp-ảnh dịch-vụ... và tác-giả sinh-hoạt cùng một số nhiếp-ảnh-gia trẻ tuổi, trong số có nhiều người nguyên là học-viên các lớp ảnh do tác-giả phụ-trách hướng-dẫn, hoặc tốt-nghiệp các trường đại-học Mỹ, một số là phóng-viên cho báo-chí Mỹ hoặc làm dịch-vụ trong cộng-đồng Mỹ.  Những bạn ảnh này đă thảo-luận, đặt vấn-đề hoặc trao tặng cho tác-giả một số tài-liệu Lịch-sử Nhiếp-ảnh quư giá.

Tất cả những tài-liệu trên được đúc-kết, cân nhắc, chọn lọc, khai-thác... cộng với kinh-nghiệm bản-thân của tác-giả, viết thành sách LỊCH-SỬ NHIẾP-ẢNH VIỆT-NAM này.

 

VẤN-ĐỀ CHÍNH-TRỊ “BÊN NÀY” VÀ “BÊN KIA”.

Khi viết LSNAVN tôi không có ư-định ngả về khuynh-hướng chính-trị nào. Lư-do là ngả về “bên này” th́ sẽ bị phía “bên kia” đả kích v́ không thể tránh khỏi những nhận xét, dù vô-t́nh hoặc cố ư, nói tốt đề cao một bên và điều này sẽ làm cuốn sách mất giá-trị.

 

Nhưng tự hỏi, Nhiếp-ảnh Việt-Nam với nỗi bất-hạnh của nó, luôn bị chính-trị chi-phối và bản-thân cuốn sách này cũng bị chính-trị chi-phối v́ phải phân chia Giai-đoạn theo từng thời-kỳ chính-trị.  Tôi không ngụy-biện, nhưng dù phải làm như vậy, nhưng tôi không bao giờ đứng ở phía bên nào mà có lời nhận xét dù hay, dù dở về phía bên nào.

Mặt khác, sự nghiêng ngả về phía này hay phía kia chỉ có tính cách giai-đoạn.  Khi có sự thay đổi dù là “phía này” hay “phía kia “ th́ ngay lập tức cuốn sách trở thành vô giá-trị.  Người khảo-cứu trong tương-lai không muốn mở đến một cuốn sách mà trong đó nội-dung không ngay thẳng, không trung-thực.

Tôi chủ-trương người viết sử chỉ ghi chép lại, chỉ tŕnh bày các sự-kiện nhiếp-ảnh Việt-Nam, không phê-b́nh, không khen chê, không đưa ư-kiến cá-nhân vào các sự-kiện đó.

V́ thực-tế lịch-sử, nước Việt-Nam bị cắt thành hai nước riêng biệt năm 1955, mỗi nước một chính-thể, một chính-phủ, một thủ-đô và đều được một số quốc-gia trên thế-giới công-nhận và nước nào cũng tự xưng là chính-thống.  Năm 1975, hai nước Việt-Nam thống-nhất dưới một chính-thể, một chính-phủ và nước Việt-Nam thống-nhất này cũng được nhiều quốc-gia trên thế-giới công-nhận.

V́ thực-tế lịch-sử đó, khi nào phải đề-cập đến danh-xưng của quốc-gia, chính-thể, cơ-quan, đoàn-thể, chức-vụ chính-thức của mỗi cá-nhân, tôi sử-dụng danh-xưng chính-thức của quốc-gia đó, chính-thể đó, cơ-quan đó, đoàn-thể đó, chức-vụ chính-thức của cá-nhân đó trong thời-điểm lịch-sử đó.

Tác-giả xin miễn trả lời các phê-b́nh, chỉ-trích, tranh-luận... từ bất cứ cá-nhân nào, đoàn-thể nào, cơ-quan nào, từ bất cứ phía nào, nơi nào... liên-quan đến khía cạnh danh-xưng trong sách Lịch-sử Nhiếp-ảnh Việt-Nam này.

 

VẤN-ĐỀ H̀NH ẢNH CỦA MỖI GIAI-ĐOẠN.

Mỗi Giai-đoạn nhiếp-ảnh theo sự phân chia kể trên, đều có một số sự-kiện văn-hóa, y-tế, giáo-dục, canh-nông, thương-mại, chính-trị, quân-sự... (ta có thể kể cả trang, nếu muốn !) xẩy ra, có thể có mà cũng có thể không, nhưng nếu sự-kiện đó xẩy ra một cách nổi bật về khía cạnh nào đó, mà có người ghi nhận được sự-kiện đó bằng nhiếp-ảnh, th́ tôi thiết nghĩ, ta nên in tấm ảnh nổi bật đó trên sách Lịch-sử Nhiếp-ảnh Việt-Nam này.

Xét về mọi khía cạnh, số ảnh nổi bật có quá nhiều, vấn-đề là ta có thể in được tất cả những ảnh đó vào sách LSNAVN này hay không ?  Nếu nhiều quá, liệu ta có biến sách LSNAVN này thành một cuốn sách có chủ-đề khác, thí-dụ như cuốn “Bách-khoa về Sự-kiện” hay không ? Nếu có, ta phải bớt lại, bớt nhiều h́nh ảnh lại.

Nhưng chọn cái ǵ và bỏ cái ǵ ? Nếu ta chọn sự-kiện này mà bỏ sự-kiện kia, liệu ta có thể bị kết tội là thiên-vị hay không ?  Và nếu chọn sự-kiện về phía “bên này” mà lại không chọn sự-kiện y chang như vậy về phía “bên kia” th́ ta có bị kết tội là thiên-vị hay có định-kiến hay không ?

Nhưng dù có đủ cho ta chọn, nhưng liệu ta có chọn được nguồn gốc của ảnh đó để xin phép tác-giả  (cho dù tác-giả của nó đến nay vẫn c̣n sống) của nó để in vào sách này hay không ? Có những vấn-đề có thể sẽ không bao giờ có câu trả lời.

 

CHỌN AI VÀ BỎ AI.

Trong phần tiểu-sử các nhiếp-ảnh-gia Việt-Nam, tôi dựng lại tiểu sử của các nhà nhiếp-ảnh Việt-Nam từ ngày ông Đặng-Huy-Trứ đem nhiếp-ảnh vào Việt-Nam cho tới nay, ở trong và ngoài nước.  Những người này đă ít nhiều đóng góp cho sự tạo thành ngành nhiếp-ảnh Việt-Nam,   qua tất cả các giai-đoạn của nhiếp-ảnh Việt-Nam, khuynh-hướng chính-trị này hoặc nọ... không bỏ ai cả.  Tôi không chọn hay bỏ bất cứ người nào v́ quan-điểm chính-trị của họ hoặc lư-do là họ đă hoạt-động trong bối-cảnh chính-trị nào đó, bất kể cho dù họ có sự lựa chọn đó hay không.

Nhiếp-ảnh không đơn thuần là chỉ gồm có h́nh ảnh. Có những người viết bài, viết sách dạy về nhiếp-ảnh, có những người víết bài, viết sách phê-b́nh, nhận xét, lư-luận, mổ xẻ về nhiếp-ảnh... tường-tŕnh về sự-kiện nào đó của nhiếp-ảnh, có người sửa máy ảnh...  Những người đó có thể là nhiếp-ảnh-gia hoặc không phải là nhiếp-ảnh-gia, có người viết mà không chụp, có người chụp mà không viết, có người vừa chụp vừa viết...  Những người này cũng đều đáng được nêu tiểu-sử và một số bài viết trong sách LSNAVN này.

Cho tới nay, tôi đă có tiểu-sử của khoảng hơn 4000 người mà tôi xin gọi chung là “các nhà nhiếp-ảnh Việt-Nam”.

 

VẤN-ĐỀ H̀NH ẢNH VÀ BÀI VIẾT CỦA CÁC NHÀ NHIẾP-ẢNH.

Sách LSNAVN mà không có h́nh ảnh hay bài viết của các nhà nhiếp-ảnh Việt-Nam kèm theo th́ quả là không chấp nhận được.  Lư-do là h́nh ảnh và bài viết rất cần thiết cho các nhà khảo-cứu hoặc độc-giả sau này muốn t́m hiểu về cá-nhân mỗi nhà nhiếp-ảnh, hoặc về LSNAVN nói chung. 

H́nh ảnh và bài viết là một chuyện thoạt nghe th́ có vẻ nhỏ, nhưng trên thực-tế, nó không nhỏ chút nào. 

Số là sách LSNAVN tôi viết, cho đến nay lên tới 2000 trang, trong đó có phần tiểu-sử của khoảng 4000 nhà nhiếp-ảnh Việt-Nam. Không phải là cứ viết đến tiểu-sử của ai là tôi cũng có thể t́m ra ảnh của họ.  Thí-dụ trong số 4000 nhà nhiếp-ảnh, tôi chỉ t́m ra ảnh của khoảng 2000 người, nếu tôi in một ảnh của mỗi nhà nhiếp-ảnh trong sách, mỗi ảnh nửa trang, th́ số ảnh này sẽ chiếm hết 1000 trang, đưa cuốn sách LSNAVN lên tới 3000 trang, đó là chưa kể phần h́nh ảnh tiêu-biểu của mỗi giai-đoạn, ít ra cũng thêm khoảng 100 trang.  Mà mỗi người một ảnh th́ ta không thể có cái nh́n khái-quát về khuynh-hướng sáng-tác của người đó, tôi nghĩ tối-thiểu tôi phải tŕnh bày sao cho được mỗi người 10 ảnh, tuy không khá hơn nhiều so với truờng-hợp một ảnh, nhưng cứ tạm coi như là chấp-nhận được; vậy 2000 người có 20.000 ảnh, hai ảnh một trang, có nghĩa là thêm 10 000 trang vào cuốn sách, thành 12.000 trang.  Đó là điều không thể thực-hiện được !  Nếu in 4 ảnh vào một trang th́ số trang sẽ tăng thêm 5000 trang, cộng với 2000 trang chữ, cuốn sách sẽ dầy 7000 trang, cũng là việc không thể thực-hiện được.  Đó là chưa kể đến việc in ảnh màu, giá thành của cuốn sách sẽ lên rất cao, việc xuất-bản không thực-hiện được.

Tôi nghĩ đến giải-pháp thu ảnh vào DVD và kèm theo sách, giải-pháp này xem ra có thể thực-hiện được.

Ngoài ra c̣n những người viết bài về nhiếp-ảnh.  Những người viết đó có thể là nhiếp-ảnh-gia hoặc không phải là nhiếp-ảnh-gia, có người viết mà không chụp, có người chụp mà không viết, có người vừa chụp vừa viết...  Khoảng 100 người viết, tôi sẽ chọn mỗi người 10 bài viết, trung-b́nh mỗi bài 2 trang, số trang tăng thêm sẽ là 2 000 trang, dầy bằng phần chữ của cuốn sách LSNAVN tôi viết.  Việc này cũng không thể thực-hiện được.  Có lẽ tôi cũng sẽ phải scan các bài viết của họ rồi thu vào DVD và kèm theo sách.

Vấn-đề được đặt ra là, nếu được, ta chọn một số bài tiêu-biểu của người đó về giáo-dục, về phê-b́nh, về nhận xét, về lư-luận, về mổ xẻ, về tường-tŕnh và in vào sách để người khảo-cứu về sau có tư-liệu tham-khảo.  Nhưng đâu phải tác-giả nào cũng viết đủ cả từng ấy vấn-đề, thành ra có loại đề-tài mà tác-giả này có, tác-giả kia không... mà cũng có những bài, tác-giả đó có viết, nhưng ngày nay ta có t́m ra được bản in nào đó để mà in lại hay không ?  Và khi chọn bài này, hoặc bài kia để in, liệu có bị kết tội là bỏ bài hay của tác-giả mà lại chọn bài dở để “hạ giá-trị của tác-giả” trước lịch-sử hay không ?

Có những câu hỏi có thể sẽ không bao giờ có câu trả lời.

Mà trước khi in ảnh hay in bài của các tác-giả, tôi cũng phải xin phép tác-giả hoặc người thừa kế cho phép in ảnh và bài miễn-phí, chớ không “in đại” một cách bất hợp-pháp.  Nếu tác-giả và người thừa-kế không cho phép in miễn-phí th́ tôi sẽ không in được và dĩ nhiên tôi không có phương-tiện tài-chánh dồi-dào để trả bản-quyền tác-giả, tôi biết, sẽ là một con số không nhỏ.  Tôi mong các tác-giả và quư vị thừa-kế nhận thấy ích lợi và cần thiết của việc xuất-bản sách LSNAVN này mà thuận cho tôi in các công-tŕnh sáng-tác của quư vị đó miễn-phí.

 

VẤN-ĐỀ XUẤT-BẢN. 

Tôi dự-trù, nếu mọi chuyện diễn-tiến b́nh thường th́ tôi có thể xuất-bản cuốn sách khoảng năm 2010. 

Kinh-phí xuất-bản, theo tôi nghĩ, tối-thiểu cũng lên đến khoảng 50 000 $.  Nếu in tại Đài-Loan, giá cả có thể thấp hơn một chút, nhưng phải trả phí-tổn chuyên chở và có thể cả thuế nhập cảng.  Nếu in tại Việt-Nam giá cả có thể thấp hơn chút nữa, nhưng tôi không nghĩ rằng tôi có thể được phép in cuốn sách này tại Việt-Nam, v́ vấn-đề danh-xưng tôi dùng trong sách.

Tôi hiện chưa biết t́m đâu cho ra số tiền 50.000 $, nhưng tôi đă biết trước được rằng, cho dù có xuất-bản được cuốn sách, tôi cũng không trông mong ǵ thu lại được 25% số tiền bỏ ra, dù in khoảng 2500 cuốn.  Lư-do th́ chắc ai cũng biết rồi.  Nhiếp-ảnh là một bộ môn vốn không phổ-thông cho lắm, số người đọc sách Việt-ngữ tại hải-ngoại ngày một ít đi.  Người ta có thể bỏ dăm ba trăm đồng, hoặc nhiều hơn, vào những việc giải-trí ǵ khác (xin miễn kể tên), nhưng bỏ 50 $ - 100 $ ra để mua một cuốn sách LSNAVN về để đọc th́ quả là một chuyện gần như không-tưởng.

Tuy vậy, tôi sẽ “chấp nhận thương đau”, có lẽ sẽ phải bán căn nhà đang ở, cấu ra một số tiền để xuất-bản công-tŕnh khảo-cứu vốn đă chiếm mất 16 năm trong cuộc đời tôi...  Lư-do v́ nhiếp-ảnh là một bộ-môn tôi yêu thích và tôi nhận thấy sự cần-thiết phải có của một cuốn LSNAVN đúng đắn.

Lê Ngọc Minh

 

 

 

 

 
Page: 1     Lần đọc: 15076 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc