Máy ảnh thay ống kính giúp người chụp chỉnh thông số phơi sáng và tốc độ để bắt cứng được chuyển động của đối tượng.
Chuẩn bị: Thiết bị: Bất kỳ máy ảnh thay ống kính nào, chân máy và nếu có thể là đèn flash ngoài. Mục tiêu: Nắm vững cách chụp một bức ảnh chuyển động nhanh mà đối tượng vẫn nét. Thời gian: 15 phút |
Dưới đây là các bước điều chỉnh phơi sáng trong chụp ảnh chuyển
động.Ngoài chụp đêm, chụp ảnh chuyển động như chụp trẻ con hay đua xe
cũng là một trong các kỹ thuật khó. Với các máy ảnh du lịch, khi chụp
các trường hợp này hầu hết ảnh chụp sẽ bị mờ hoặc không nét. Tuy nhiên,
các máy ảnh thay ống kính có lợi thế là cho phép người chụp chỉnh thông
số phơi sáng, có nghĩa là người chụp có thể tự điều chỉnh tốc độ chụp
phù hợp để bắt cứng được chuyển động của đối tượng.
Dùng tốc độ cửa trập nhanh
|
Chuyển máy về chế độc ưu tiên cửa trập. Ảnh: Cnet. |
Máy ảnh thay ống kính đều cho phép người chụp tự điều chỉnh tốc độ cửa
trập thông qua chế độ chỉnh tay (Manual) hay chế độ ưu tiên cửa trập (Tv
hoặc S). Nếu bạn thấy chế độ chỉnh tay với việc chỉnh thêm cả độ mở sẽ
làm chậm tốc độ bấm máy, thì có thể chọn chế độ ưu tiên cửa trập, lúc
này, bạn chỉ lo chỉnh tốc độ, còn độ mở sẽ do máy tự quyết định.
Một điều cần lưu ý là khi bạn càng tăng tốc độ chụp (chẳng hạn lên tới
1/500 hay 1/1.000), lượng ánh sáng vào cảm biến sẽ ít dần, bạn sẽ càng
phải chỉnh độ mở rộng dần lên (số f nhỏ nhất). Hoặc cũng có thể chọn
thêm một cách nữa là tăng ISO lên cao để bắt được nhiều ánh sáng hơn.
Giữ ảnh luôn nét
|
Chụp tốc độ cao giúp đông cứng chuyển động. Ảnh: M.Pincus. |
Tốc độ cửa trập nhanh giúp đông cứng được chuyển động, nhưng nó sẽ trở
nên vô nghĩa nếu như ảnh lại mất nét. Hầu hết máy ảnh thay ống kính có
tính năng lấy nét liên tục (Continous AF hay AF Tracking tùy hãng). Khi
kích hoạt tính năng này, máy ảnh sẽ nhận diện chủ thể và sẽ luôn bám nét
ngay cả khi chủ thể đó thay đổi vị trí trong khuôn hình.
Tuy nhiên, nếu chủ thể chuyển động quá nhanh, tốc độ lấy nét của một số
máy ảnh có thể sẽ không theo kịp và ảnh vẫn sẽ bị mờ. Một trong những
giải pháp có thể khắc phục là đoán trước quỹ đạo chuyển động của chủ thể
đó, lấy nét sẵn vào vị trí mà đối tượng sẽ đi qua, và khi chủ thể
chuyển động đến nơi thì chỉ việc bấm máy.
Lia máy để tạo hiệu ứng chuyển động
|
Chế độ lấy nét liên tiếp. Ảnh: Cnet. |
Các bức ảnh chụp nét đối tượng nhưng cảnh nền nhòe mờ theo hướng chuyển
động như ảnh trên có thể thực hiện bằng cách sử dụng một kỹ thuật gọi
là lia máy.
Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách khi đối tượng bắt đầu chuyển động
tới viền khung hình, lia máy theo cùng chiều chuyển động và đồng tốc
với đối tượng, trong khi đó thì bấm máy (tốt nhất là chọn chế độ chụp
liên tục).
|
Một ví dụ về chụp lia máy. Ảnh: Martin Terber. |
Với kỹ thuật này, thay vì để tốc độ nhanh (ví dụ 1/500 giây) như khi
chụp cố định, bạn cần hạ tốc độ xuống thấp hơn một chút như 1/90 hoặc
thấp hơn tùy từng tình huống cụ thể. Trong trường hợp này, tốt nhất nên
chọn chế độ ưu tiên cửa trập để dễ dàng thay đổi tốc độ mà không phải lo
lắng về độ mở. Kỹ thuật này không phải dễ thực hiện, vì thế phải thực
hành liên tục thì mới tự mình rút ra được những thông số và phương pháp
tối ưu theo từng điều kiện.
Chụp chuyển động trong trường hợp thiếu sáng
Nếu chụp chuyển động nhưng lại vào buổi tối hoặc ở chỗ thiếu ánh sáng,
hãy sử dụng thêm trợ giúp từ đèn flash (tích hợp hoặc gắn rời). Việc sử
dụng đèn flash không chỉ cho phép chụp với tốc độ nhanh hơn mà còn giúp
bắt cứng chuyển động.