About Us
Main menu
Số truy cập: 70152305
Máy Ảnh Rolleiflex Song Kính
(05/08/08)



V. NHỮNG KIỂU ROLLEI NÊN MUA ĐỂ SỬ-DỤNG.

Sau khi điểm qua tất cả các kiểu, các loại Rolleiflex sản-xuất trong gần 70 năm qua, chúng ta hẳn đă có khái-niệm về các loại Rollei nên mua để sử-dụng. Tuy nhiên, muốn mua là một chuyện, t́m được đúng kiểu máy ta muốn mua lại là một chuyện khác.

1. Một số nhiếp-ảnh-gia thương-mại, thực ra là nhiếp-ảnh-gia chụp đám cưới, đă mua loại máy mạ vàng Rolleiflex Aurum chưng trong tiệm, in vào danh-thiếp và quảng-cáo, là họ nhận chụp đám cưới với máy Rollei "bằng vàng", làm tăng vẻ sang-trọng, quí-phái... dĩ nhiên là giá cả cao hơn...

2. Nếu chúng ta muốn dùng Rollei song kính, phẩm-chất tốt, "tiền bạc không thành vấn-đề", sự lựa chọn rất giản-dị, dùng Rolleiflex 2,8GX, Rollei hiện nay (2003) vẫn c̣n có thể t́m được.

3. Dưới đó một chút, phẩm-chất không hề kém, là loại Rolleiflex 2.8F hoặc Rolleiflex 3.5F, số máy khoảng 2 800 000 trở lên, có quang-kế, dùng được cả hai cỡ phim, 120 và 220. Xin lưu ư: ống kính f/ 2.8 không có nghĩa là phẩm-chất tốt hơn f/ 3.5; một số người rành về máy Rollei tin rằng ở cùng một khẩu-độ, ống kính f/ 3.5 tốt hơn ống kính f/ 2.8.

4. Kế đó, cũng các loại Rollei 2.8F hoặc Rollei 3.5F nhưng không có quang-kế, hoặc không có cỡ phim 220, hoặc cả hai, số máy 2 800 000 trở lên. Quang-kế hoặc cỡ phim 220 không ảnh-hưởng ǵ đến phẩm-chất của máy Rollei, nhưng hai yếu-tố này tiện-dụng hơn.

5. Sau đó, ta phải kể đến các loại Rolleiflex có số máy từ 2 400 000 trở lên, có hoặc không có quang-kế, dùng được hoặc không dùng được cỡ phim 220.

Ta cũng có thể dùng Rollei Magic II, hoặc Rollei Magic I.

Trong năm số thứ-tự ưu-tiên kể trên, chúng ta không đề-cập đến nhăn-hiệu của ống kính, nghĩa là Rolleiflex trang-bị với ống kính Carl Zeiss "Planar" hoặc Jos Schneider "Xenotar" cũng đều tốt cả.

6. Kế đến, ta phải kể các loại Rolleiflex sản-xuất khoảng sau 1950 (có người nói sau 1948-1949), v́ từ đó về sau, các ống kính Rollei đều được tinh-hóa, do đó h́nh ảnh trong trẻo, tương-phản đẹp hơn và sắc-độ óng nuột hơn. Tuy nhiên, nên tránh mua những máy Rollei trang-bị với ống kính Carl Zeiss Opton và Carl Zeiss Biometar.

7. Nếu không t́m mua được Rolleiflex, mua Rolleicord nếu t́m được cơ-hội tốt (máy ở t́nh trạng tốt, giá rẻ...), loại càng sản-xuất về sau này càng tốt, nhưng phải là loại IV và V.

8. Muốn dùng một chiếc máy xinh xắn, mua Baby Rollei, loại càng sản-xuất về sau này càng tốt; có nghĩa là chỉ nên mua loại Baby Rollei hậu-chiến. Xin lưu-ư : loại máy này dùng cỡ phim 127, ngày nay phim rất khó mua, nếu có t́m được th́ loại phim cũng rất bị hạn-chế : chỉ có một loại phim đen trắng và một loại phim màu...

9. Muốn chụp ảnh nổi ba chiều (3D), mua Rollei Stereo, loại càng sản-xuất về sau này càng tốt, cỡ phim 120. Thường, ta phải trả giá khá cao v́ Rollei Stereo là loại máy sưu-tập.

10. T́nh-trạng chung của những máy nên mua :

* Phía ngoài, máy không bị bầm dập, không bị va chạm móp méo, không có dấu đánh rơi, không bị rỉ sét...

* Chỉnh cho bửng ống kính ra xa, lại gần (lấy nét xa, gần). Bửng ống kính phải song song với thân máy (quan-sát cả bốn phía, để ư so sánh kẽ hở giữa bửng ống kính với thân máy).

* Quan-trọng hơn cả, ống kính không bị mốc, không bị đóng rễ tre, không bị loang dầu, không bị trầy sát (có khi chỉ v́ sở-hữu-chủ không biết cách chùi ống kính mà cứ chùi !), không có dấu tháo các thấu-kính (quan-sát đầu con ốc bắt ống kính, phía trong ḷng máy).

* Riềm ống kính, riềm bắt loa che nắng không bị móp méo... t́m dấu hiệu máy bị đụng chạm mạnh, bị rơi.

* Chỉnh cực xa và cực gần... tay phải cảm thấy nhẹ nhàng, xuông xẻ, để ư khi chỉnh cực xa hoặc cực gần.

* Chỉnh khẩu-độ, tốc-độ... tay phải cảm thấy nhẹ nhàng, không nơi nào bị rít.

* Thử màng trập, thử từng tốc-độ một, nhất là tốc-độ chậm; không có tốc-độ nào bị kẹt hoặc ngập-ngừng.

* Thử từng khẩu-độ một : không có khẩu-độ nào bị dắt, khẩu-độ f/ 8 phải mở lớn hơn f/ 11... f/ 11 phải mở lớn hơn f/ 16...

* Lên phim; lơi trong, phía trên phải quay đều và nhẹ nhàng (đôi khi ta cần đem theo cuộn phim cũ để thử).

* Lấy nét vào vật ǵ phẳng, thẳng góc với hướng nh́n của ta, thí-dụ như bức tường. Bật kính "lúp" lên, quan-sát phía phải và trái : hai bên phải nét như nhau.

* Lắc máy xem có cơ-phận nào rơi (hoặc rời) ra không (dù là rời phía trong máy). Việc này khó tin nhưng có thật; có những máy có một vài con ốc rơi ra hay cơ-phận lỏng lẻo.

* Lớp da bọc máy trông có thể tệ, nhưng nếu ống kính tốt, màng trập tốt, các cơ-phận chỉnh xa gần, lên phim, lấy nét... tốt th́ máy vẫn dùng tốt.




GHI-CHÚ :


1. Người được báo-chí nhiếp-ảnh Mỹ tặng cho biệt-danh là "Ông Rollei/ Mister Rollei" v́ ông này chỉ dùng máy Rollei song-kính và đă từng xuất-bản hai cuốn sách ảnh chụp bằng Rollei.

2. Đối với những máy thời trước như Zeiss Ikonta, Zeiss Ikon Contessa, Rolleiflex, Retina, Voigtlander... màng trập là một thành-phần quan-trọng, không thua kém ống kính bao nhiêu, v́ màng trập quyết-định sự đúng sáng, điều-khiển hai yếu-tố tối quan-trọng là khẩu-độ và tốc-độ, trong khi đó ống kính quyết-định phẩm-chất của h́nh ảnh. Một trong ba yếu-tố đó hỏng th́ cả chiếc máy ảnh thất-bại.

3. Tiến-sĩ O. Schott, giáo-sư quang-học ở viện đại-học Berlin và Jena là một tay phù-thủy trong ngành quang-học nhiếp-ảnh; những loại kính do ông chế ra từ đó tới nay vẫn được sử-dụng v́ chưa có ai t́m ra được nhiều loại kính và kính tốt hơn những công-thức kính của ông.

4. Tinh-hoá = coated; tinh-hoá nhiều lớp = multi-coated. Khi ánh sáng qua ống kính, mỗi lần chạm mặt kính hoặc mặt không-khí trong đó th́ một số ánh sáng mất đi v́ bị cản sáng và khúc-xạ, hai điều này làm ống kính tối đi và làm giảm tương-phản. Tinh-hoá ống kính là dùng hóa-chất, thí-dụ như magnesium fluoride, hấp lên mặt kính để giảm-thiểu tính phản-quang và tăng tính truyền sáng của kính.

5. Kính lọc và loa che nắng của Rollei bắt vào riềm ống kính bằng "ngàm ba chấu" (3-point bayonet). Cách bắt này khá thịnh-hành ở Đức; các nước khác dùng cách "vặn răng ốc", cách sau này rẻ tiền hơn và cũng tiện-dụng hơn.

Ngàm cỡ I nhỏ nhất, trang-bị cho máy Baby Rollei, Rolleicord, Rolleiflex f/ 3.5 (ngoại trừ loại E và F); cỡ II trang-bị cho các máy Rollei 75 mm f/ 3.5 loại E và F; cỡ III lớn hơn, thường trang-bị cho các máy Rollei 80 mm f/ 2.8; cỡ IV lớn nhất, chỉ trang-bị cho máy Rollei Wide.









TÀI-LIỆU THAM-KHẢO :

* "Rolleiflex Guide", tác-giả W.D. Emanuel, do The Focal Press, London & New York xuất-bản, ấn-bản thứ 40, năm 1978.

* "Rollei T.L.R., The History", tác-giả Ian Parker, do Club Rollei, Hotel de France, St. Saviour's Road, St. Helier, Jersey, Channel Islands, U.K. xuất-bản, 1992.

* "Rollei TLR Collector's Guide", tác-giả Ian Parker, do Hove Photo Books Ltd. xuất-bản, Jersey Photographic Museum, Hotel de France, St. Saviour's Road, St. Helier, Jersey, Channel Island JE2 7LA, 1993.

* "Collectors Guide to Rollei Cameras", tác-giả Arthur G. Evans, do Hove Foto Books, Hove, East Sussex, U.K. xuất-bản, 15 tháng 5, 1986.

* "Master Photographers", tác-giả Pat Booth, do Clarkson N. Potter, Inc., New York, U.S.A. xuất-bản, 1983.

* "The Rollei Way", tác-giả L.A. Mannheim, do Focal Press, London & New York xuất-bản, 1955.

* "Guide to Rollei Photography", tác-giả Fritz Henle, do Amphoto, New York - London xuất-bản, 1956.

* "Is the Rollei Fairest of Them All ?", tác-giả Harvey S. Zucker, đăng rải rác trên nguyệt-san The Shutterbug, Titusville Florida, trong những năm 1985, 1986.

* Bài đăng rải rác trong các Nguyệt-san "Modern Photography", "Popular Photography", "PhotoGraphics", "Shutterbug"...









Đón đọc "Hồ-sơ cũ" về các loại máy Alpa, Canon, Contaflex, Contarex, Contax, Deardorf, Exakta, Graflex, Hasselblad, Ikoflex, Ikonta, Leica, Linhof, Minolta, Minox, Nikon, Praktica, Retina, Robot, Rolleiflex, Tessina, Voigtlander... của cùng tác-giả.

Khi xuất-bản thành sách sẽ có h́nh ảnh các máy in kèm.

(Hiệu-đính 25-10-1998)
 
Page: 1 2 3 4 5 6 7 8 9     Lần đọc: 604350 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc