About Us
Main menu
Số truy cập: 70266182
Hậu trường nhiếp ảnh Việt Nam: Sự phù phiếm của ánh sáng
La Sơn & Nhiếp Ảnh Gia Ehin Macksey (12/12/08)



Dưới đây là phần bài viết của tác giả La Sơn và thêm phần h́nh ảnh sống động của Nhiếp Ảnh Gia Ehin Macksey .  VNUSPA Xin giới thiệu đến bạn ảnh gần xa cùng nhau tham khảo và suy nghiệm về hướng sáng tác ảnh của mổi người chúng ta .


(xin bấm vào chữ "Bắt đầu câu chuyện" để xem Film )

Nhiếp ảnh là một bộ môn mới mẻ và đổi thay liên tục. Những người đam mê ảnh là những người dấn thân vào cuộc đua bất tận của công nghệ và khao khát kiếm t́m những cảm xúc mới. Nhưng nhiếp ảnh Việt Nam thời gian qua đă cho thấy một thực tế, dường như, cuộc chơi nghệ thuật ánh sáng đă sản sinh ra một nhóm người đầy ảo tưởng và là những chú ếch to tiếng nhất trong khum trời bé mọn của giếng nhỏ. Ai cũng nghĩ ḿnh là nhất và ảo tưởng về tầm cỡ thế giới của ḿnh!

1. Justin Maxon (Max điên) một sinh viên người Mỹ mới ngoài 20 tuổi, vừa đoạt giải nhất World Press Photo thể loại ảnh cuộc sống thường ngày (daily life) với bộ ảnh mẹ con chị Mùi, người nghi nhiễm HIV ở băi giữa sông Hồng, Hà Nội. Thông tin ấy gây sửng sốt cho hầu hết những người cầm máy và muốn khẳng định ḿnh với nhiếp ảnh, đặc biệt là trên các diễn đàn nhiếp ảnh. Bởi dân chơi ảnh ở Hà Nội không mấy ai lạ "Max điên". Max cũng từng đi lê la cùng họ đến những buổi offline, đến những buổi thực tế và anh ta sống với mức chi phí rất thấp ở Hà Nội. Max không giàu. Nhưng Max được giải ảnh báo chí thế giới với những bức ảnh chụp ngay giữa Hà Nội. Và những anh hùng hảo hán luôn nhận ḿnh là số một, là "vua chụp ảnh sân khấu", "vua ảnh này nọ…" ǵ ǵ đó mới chợt nhận ra rằng, giải ảnh báo chí thế giới tưởng đă rất gần với ḿnh, nhưng thực tế lại quá xa xôi. Họ đă đánh mất nó v́ sự hời hợt của chính ḿnh. ít ai biết rằng, để có được bộ phóng sự ảnh ấy, Max đă phải sống cùng hai mẹ con chị Mùi ở băi giữa sông Hồng gần một tháng. Trong một tháng tiếp xúc, làm quen, ghi âm cả những tâm sự của hai mẹ con, chị Mùi đă gần như quên mất Max là một ông tây và người phụ nữ á Đông này không c̣n ngần ngại trước ống kính của Max.

 Giữa năm 2007, cư dân mạng đă chuyền tay nhau bộ ảnh của Max được đăng trên trang web chuyên về ảnh báo chí www.photoworld.com.vn và phóng sự của Max đă gây ngạc nhiên cho nhiều người. Max đă làm được một việc là đánh thức những tay máy đang ảo tưởng về bản thân ḿnh trên các diễn đàn và những lời tụng ca nhau không biết ngại trên các trang web, blog để họ nghiêm túc nh́n lại ḿnh thay v́ say sưa với những hào quang tự tạo.
 


Nếu chịu khó lên các diễn đàn nhiếp ảnh sẽ thấy luôn có hai thái cực. Một thành viên post những bức ảnh của ḿnh lên, các bạn cùng phe sẽ nhảy vào ngợi ca như thần thánh. Nhưng sẽ có những người lao vào chê bai không tiếc lời. Những cuộc căi vă không bao giờ ngớt. Và các diễn đàn nhiếp ảnh sẽ không bao giờ t́m được tiếng nói chung v́ ai cũng nghĩ rằng ḿnh là số một. Và hầu hết các diễn đàn sẽ có những buổi offline. Họ hẹn nhau rong chơi một bờ sông hay một ngôi làng cổ nào đó. Tivi giới thiệu họ là những người t́m kiếm những giá trị đích thực của ánh sáng. Báo chí giới thiệu họ như những người trẻ mong muốn tạo ra một sân chơi nghệ thuật. Họ vác máy đi, bấm lia lịa, máy ảnh kỹ thuật số cứ nạp đủ pin và thẻ nhớ rộng là có thể sản xuất hàng ngàn bức ảnh mỗi ngày. Về nhà, họ lọc trong ngàn tấm ấy, thế nào cũng sẽ có những bức ảnh coi được. Vậy là hăm hở post lên diễn đàn. Và lại cùng khen nhau. ít ai hiểu rằng, những chuyến đi như thế chỉ có ư nghĩa về mặt phong trào. Chưa kể không ít tay máy lại chụp ảnh bằng máy...chữ rồi dựa vào quan hệ bỏ tiền ra in sách, có nghĩa là ép uổng một ư tưởng xa vời bằng chữ nghĩa vào những bức ảnh nhàng nhàng một cách gượng gạo. Người nghệ sỹ nhiếp ảnh, giống như bất cứ người nghệ sỹ sáng tạo độc lập nào khác, đều phải chấp nhận gian khổ và phải t́m được một cái "tứ" lạ cho những tác phẩm của ḿnh. Khi ấy, ánh sáng là cuộc chơi của mọi người, nhưng chỉ một ḿnh ta nắm được mà thôi.

Trong làng nhiếp ảnh trẻ đang có những chú ễnh ương miệng rộng. Họ luôn nghĩ ḿnh là ông vua của thể loại ảnh nào đó, như sân khấu chẳng hạn. ảnh sân khấu của họ là ảnh những buổi diễn thời trang, những đêm ca nhạc. Và ở thể loại này, với một máy ảnh với ống kính tốt, rất nhiều người có thể thành vua! Nhưng vua th́ chỉ có một mà thôi. Vậy là lại có những cuộc căi vă, những cuộc chửi rủa về nhân cách lẫn nhau và cuối cùng là có những ông vua bị phế truất, không tờ báo nào dám dùng ảnh của vua v́ sự… hợm hĩnh của chủ nhân.



Nhiếp ảnh cũng khiến cho người ta ảo tưởng về sức mạnh của ḿnh. Đă có không ít người, sau khi lên diễn đàn nhận liên tiếp những lời khen ngợi đă quyết tâm bỏ công việc ổn định của ḿnh để dấn thân vào nhiếp ảnh, suốt ngày đi "săn bắt con nghệ thuật". Rồi khi làm một nhiếp ảnh gia freelance th́ sẽ phải có lúc nghĩ đến chuyện cơm ăn áo mặc trong thời buổi gạo châu củi quế. Vậy là phải lăn lưng ra làm việc. Không c̣n là những bức ảnh tâm đắc mà sẽ là những bức ảnh nhàn nhạt theo đơn đặt hàng. Muốn có đơn đặt hàng th́ phải có quan hệ tốt với những giám đốc mỹ thuật của các tạp chí. Và muốn được chụp bộ sưu tập lớn th́ phải chấp nhận chụp bộ sưu tập nhỏ. Vậy nên mới có những thảm cảnh, những "nhiếp ảnh gia" lẫy lừng tên tuổi phải đi chụp từng sản phẩm, rồi đẽo gọt chúng thật óng mượt bằng photoshop để ghép lại thành một trang mua sắm trên các tạp chí dành cho phụ nữ thích tiêu dùng. Và cuộc mưu sinh sẽ kéo người nghệ sỹ ngày càng đi xa với những khao khát ban đầu là được sáng tạo bằng ánh sáng. Họ đă đi vào một cuộc sống ṃn khác, mà đôi khi họ không thể tự nhận ra…



2. Những năm trước, người ta hay nói đến các nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam đoạt rất nhiều giải thưởng quốc tế. Một trong những giải hay được đem ra khoe đó là giải FIAP. Những danh xưng nghe rất kêu trên các phương tiện truyền thông. Và những phát biểu hùng hồn về giải thưởng, tiêu chí sáng tạo… Một lănh đạo của Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam đă từng đi dự cuộc họp của FIAP về kể lại rằng, chúng ta đă quá lầm tưởng về tính chất chuyên nghiệp của giải thưởng này. Đây chỉ là hiệp hội của các tay máy ảnh nghiệp dư, họ không cầm máy chuyên nghiệp mà chỉ là bác sỹ, kỹ sư… những người thích chơi ảnh tập hợp lại, cùng sinh hoạt và chấm giải thưởng. Bất cứ ai tham gia cũng được. Và đoạt giải thưởng chỉ là một tấm bằng chứng nhận chứ không có tiền. Buổi họp mà vị lănh đạo của Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh này tham dự không có bất cứ ai tiếp đón. Các thành viên mặc quần short, áo thun và đứng ngồi lố nhố, quang cảnh như một buổi họp trước khi lên đường đi dă ngoại. Phải sau rất nhiều năm, người ta mới bớt đi sự khoe khoang về giải thưởng FIAP. Thế nhưng, vào thời buổi thông tin c̣n thiếu thốn, cái giải FIAP cũng là mơ ước của rất nhiều người và cũng giúp được không ít người có danh, có lợi. Kể như ánh sáng cũng lại một lần nữa mang đến sự phù phiếm. Các nghệ sỹ nhiếp ảnh của chúng ta nhiều năm nay chủ yếu nghiêng về ảnh nghệ thuật với những bức ảnh chụp phong cảnh, tĩnh vật theo xu hướng hội họa thay v́ chụp lại những khoảnh khắc sống động của đời sống. Chính v́ thế mà chúng ta luôn vắng bóng tại các giải thưởng nhiếp ảnh lớn trên thế giới như World Press Photo. Gần đây Việt Nam có phóng viên Nguyễn Việt Thanh, báo Vietnam News đoạt giải nhất ảnh báo chí châu á do báo China Daily tổ chức tại Bắc Kinh năm 2006. Vậy mà đă có người cho rằng giải đó có thể đối trọng với giải World Press Photo, có thể hiểu thực ra là “một chiếc bánh nhưng có hai giá tiền”. Một giải thưởng nhiếp ảnh uy tín luôn phụ thuộc vào qui mô, thành phần ban giám khảo và số lượng người quan tâm tham gia nghiêm túc.



3. Mới đây, báo chí đưa tin về cuộc triển lăm ảnh của hai nhiếp ảnh gia tại số 14 đường Alexandre de Rhodes (TP saigon). Hai nhiếp ảnh gia này cho biết đây là kết quả của 162 ngày xuyên 32 ngàn km từ Cà Mau cho đến Hà Giang, đi qua mọi tỉnh thành với 3 mùa xuân, hạ, thu… Bài báo c̣n cho biết thêm, 200 bức ảnh này chỉ là một phần nhỏ của 2 triệu tấm phim thu hoạch được trong chuyến đi. Thông tin này khiến nhiều người cầm máy phải lè lưỡi bởi nếu như thế th́ mỗi ngày, nhiếp ảnh gia này phải chụp 8 tiếng liên tục, ngang với giờ làm việc hành chính, họ sẽ phải mất 38 ngày đêm liên tục không nghỉ chỉ dành cho việc tháo, lắp và tua phim, di chuyển trung b́nh 197km mỗi ngày trong 162 ngày với điều kiện đường xá bây giờ quả cũng đáng nể. Và với 2 triệu bức h́nh ấy, họ sẽ phải cần đến 55.555 cuộn phim, nặng tương đương 1,1 tấn và họ cần tới 3.703 viên pin, nếu dùng loại xịn (60 ngàn đồng 1 viên) th́ sẽ lên tới hơn 200 triệu, c̣n dùng pin con thỏ 4 th́ trọng lượng pin họ phải mang theo sẽ là hơn 900kg, xấp xỉ bằng một chiếc xe ôtô con. Nếu tính sơ th́ họ sẽ mất hơn 1 tỷ đồng cho chuyến đi này. Tiền tráng phim rẻ nhất là 5.000 đồng/cuộn th́ họ cũng sẽ mất hơn 200 triệu tiền tráng và phải thời gian cần tới 115 ngày đêm để tráng phim. Nếu giả định chụp ảnh kỹ thuật số và dùng thẻ nhớ 2GB, mỗi ảnh 3MB và thời gian copy ảnh vào máy tính hết 1 phút/thẻ th́ riêng thời gian copy vào máy tính đă cần đến 403 tiếng (tương đương 16 ngày đêm) và lưu trữ trên 5.800 GB đĩa cứng. Với mỗi bức ảnh cần 5 giây để xử lư, chọn lựa và để xem qua tất cả sản phẩm nghệ thuật cũng đă tới 2.777 giờ (tương đương 115 ngày đêm... không ngừng nghỉ). Nghĩa là cuộc "săn bắt con nghệ thuật" này sẽ tốn gần 1,5 tỷ đồng của hai nghệ sỹ. Có lẽ, đây lại là một cuộc nói vui không tiếc miệng. Và người ta sẽ phải đặt ra câu hỏi, tại sao những chuyện khó tin như thế vẫn tồn tại trong làng nhiếp ảnh? Thôi cũng đành đặt ra một giả định, rằng tất cả chỉ tại sự phù phiếm của ánh sáng.




4. Đă nhiều năm nay, Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam bàn tới "tác phẩm đỉnh cao". Nhưng tác phẩm đỉnh cao ấy h́nh dạng như thế nào th́ ít ai tường minh. Và câu chuyện của làng nhiếp ảnh sẽ chỉ loanh quanh như những chiếc ao làng. Với đội ngũ những người làm nghề như hiện nay, có lẽ cái ao làng ấy thi thoảng sẽ được khuấy đục rồi sẽ tiếp tục cho bèo phủ mà thôi…

La Sơn
 
(Những h́nh ảnh trên trích từ :www.photoworld.com.vn )
 
Page: 1     Lần đọc: 77336 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc