Canon mới đây đă kỷ niệm ống kính thứ 80 triệu trong lịch sử phát
triển 26 năm của ḿnh. Sự chạy đua về công nghệ của hăng với "đại ḱnh
địch" đồng hương là Nikon trong nhiều năm đă đem đến cho những người
đam mê nhiếp ảnh những công nghệ thực sự hữu ích và tiên tiến nhất. Từ
sự ra đời của ngàm điện tử, thấu kính fluorite giảm hiện tượng quang
sai, công nghệ chống rung quang học IS hay mô-tơ lấy nét siêu thanh USM
đều làm nên chặng đường phát triển lịch sử đáng nể của ống kính
Canon.
Điểm qua những dấu mốc công nghệ của ống kính EF của Canon.
Ống kính EF đầu tiên ra đời vào năm 1987
Lịch sử ống kính EF đồng hành với ḍng máy ảnh EOS. Kể từ năm 1987,
Canon đă đưa vào sử dụng hệ thống ống kính có thể thay đổi với ngàm điện
tử. Vào thời đó, để vận hành máy ảnh và ống kính th́ thông dụng nhất
là phương pháp cơ học như sử dụng chiếc lẫy ở phía ngàm. Tuy nhiên,
Canon đă sớm phát hiện những ưu điểm của ngàm điện tử và đă trở thành
hăng đầu tiên trên thế giới phát triển một hệ thống tiên tiến như vậy.
Với việc đưa vào sử dụng một ngàm điện tử, ḍng máy ảnh EOS cho phép
thân máy và ống kính trao đổi các thông tin chụp ảnh cần thiết vào mọi
lúc. Ngoài ra, công nghệ này c̣n giúp đặt động cơ điều khiển các thấu
kính lấy nét bên trong ống kính, do đó việc lấy nét không cần phải phụ
thuộc vào sự vận hành của thân máy. Thêm vào đó, một màng khẩu điện từ
(EMD) dùng để điều khiển khẩu độ dựa vào việc sử dụng tín hiệu điện tử
và một động cơ để điều khiển các cánh mở khẩu độ được đặt bên trong ống
kính.
|
Ngàm điện tử là phát minh quan trọng ảnh hưởng tới ngành công nghiệp ống kính của Canon. Ảnh: Tuấn Hưng |
Bằng cách truyền thông tin qua các mối nối điện tử tám chân và bảy
chân lần lượt trên thân máy và trên ống kính, việc kiểm soát độ phơi
sáng và kiểm soát lấy nét tự động có thể được thực hiện với độ chính
xác cao. Không những vậy, thiết kế ống kính có thể trở nên linh hoạt
hơn đáng kể, giúp ống kính giải quyết các chủ thể dễ dàng hơn nhiều so với
các hệ thống tồn tại vào thời điểm đó. Cũng chính nhờ những ưu điểm nổi
bật này mà ngày nay ngàm điện tử đă trở nên phổ biến với tất cả các
nhà sản xuất.
Thấu kính Fluorite giảm hiện tượng quang sai từ năm 1969
Vào năm 1946, khoảng 40 năm trước khi ra đời ống kính EF, Canon đă bắt
đầu sản xuất ống kính. Do bề mặt thấu kính có h́nh cầu nên xảy ra
quang sai, hiện tượng mà ánh sáng không hội tụ vào một điểm duy nhất.
Quang sai gây ra những vấn đề như h́nh ảnh bị nḥe, viền màu và độ
tương phản thấp. Để điều chỉnh nhược điểm này, Canon đă đưa vào sử dụng
nhiều loại chất liệu đặc biệt và công nghệ chỉnh sửa mới để giảm thiểu quang
sai cho chất lượng h́nh ảnh tốt hơn. Có thể kể đến những dạng thấu kính
được sử dụng nhằm loại bỏ hiện tượng này bao gồm:
Fluorite
Fluorite là loại chất liệu quang học đặc biệt đạt kết quả cao trong
việc chỉnh sửa quang sai. Một ống kính cần sử dụng tinh thể fluorite lớn
và có độ tinh khiết cao, trong khi đó các tinh thể fluorite tự nhiên
lại có kích thước nhỏ. Để giải quyết vấn đề này, Canon chấp nhận thử
thách để phát triển công nghệ tinh thể hóa nhân tạo độc đáo. Vào năm
1969, hăng đă thành công trong việc tung ra FL-F300mm f/5.6, đây là ống
kính nhiếp ảnh đầu tiên có trang bị thấu kính fluorite. Thậm chí cho
đến ngày nay, chỉ có ống kính EF của Canon tận dụng fluorite trong các
ống kính thay đổi của máy ảnh SLR.
|
Ngoài thấu kính fluorite, ngày này nhà sản xuất c̣n thêm vào các lớp phủ để tăng độ chính xác của ánh sáng đi qua. Ảnh: Tuấn Hưng |
Thấu kính UD
Với fluorite, thấu kính UD là loại chất liệu quang học đặc biệt rất
hữu ích cho việc chỉnh sửa quang sai. Kết hợp hai thấu kính UD sẽ tạo
ra hiệu ứng chỉnh sửa gần tương đương với một thấu kính fluorite đơn
nhất. Kể từ khi được đưa ra thị trường vào những năm 1970, thấu kính UD
đă được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm. Vào năm 1993, Canon đă
thành công trong việc phát triển siêu thấu kính UD, đạt hiệu quả hơn
nhiều so với thấu kính UD.
Thấu kính phẳng
Thấu kính phẳng là loại thấu kính quang học có bề mặt không phải h́nh
cầu và đạt hiệu quả trong việc chỉnh sửa quang sai đơn sắc. Kể từ khi
tung ra ống kính FD55mm f/1.2AL vào năm 1971, với việc sử dụng công nghệ giải quyết hết sức tinh vi và công nghệ đo lường cực kỳ chính xác, thấu
kính phẳng đă được ứng dụng trong nhiều sản phẩm. Bên cạnh việc nâng
cao chất lượng h́nh ảnh của các ống kính nhanh và ống kính chụp xa/góc
rộng, thấu kính này c̣n giúp giảm bớt kích thước của ống kính zoom.
Động cơ lấy nét siêu âm USM
Canon là hăng đầu tiên trên thế giới thành công trong thị trường USM
(Động cơ siêu âm) dùng để điều khiển thấu kính. Trong khi các động cơ
thông thường tạo ra lực điều khiển bằng cách sử dụng ḍng điện và từ
trường để xoay trục, th́ USM tạo ra năng lượng bằng cách biến các rung
động siêu âm thành lực xoay. USM có nhiều ưu điểm, một trong số đó là
khả năng tạo ra năng lượng mạnh từ những chuyển động chậm. Ngoài ra, tất
cả các ống kính có trang bị USM dạng ṿng hỗ trợ lấy nét bằng tay toàn
thời gian ngay cả khi đang sử dụng chức năng lấy nét tự động. Sau khi
tung ra EF300mm f/2.8L USM vào năm 1987, giờ đây USM dạng ṿng đă được
trang bị trong nhiều loại ống kính. Nhờ việc sử dụng USM cũng như DC và
các động cơ khác phù hợp với đặc điểm của ống kính, có thể nhận thấy
việc lấy nét tự động thật dễ dàng và nhanh chóng ở tất cả các loại ống
kính.
Chức năng ổn định h́nh ảnh quang học trong ống kính năm 1995
|
Ống kính dịch chuyển hệ thống quang học với chiều ngược so với hướng rung để triệt tiêu |
Các ống kính có tiêu cự lớn để chụp thể thao hoặc động vật hoang dă
thường dễ gặp phải hiện tượng rung tay. Đây cũng chính là lư do Canon
cũng như Nikon và một số hăng khác nghiên cứu hệ thống chống rung. Vào
năm 1995, Chức năng ổn định h́nh ảnh của Canon lần đầu tiên được đưa vào
sử dụng trên ống kính EF75-300mm f/4-5.6 IS USM. Giờ đây, hệ thống này
được dùng ở hầu hết các ống kính chụp xa cũng như các loại ống kính
khác. Vào năm 2009, Canon đă phát triển cơ chế IS hybrid đầu tiên trên
thế giới, có khả năng chỉnh sửa độ rung do góc máy, đồng thời phát hiện
và chỉnh sửa rung do thay đổi vị trí. EF100mm f/2.8L Macro IS USM là
ống kính đầu tiên được trang bị IS hybrid.
Chức năng ổn định h́nh ảnh phát hiện rung máy ảnh trong quá tŕnh
chụp, chỉnh sửa rung bằng cách dịch chuyển quang học về vị trí để triệt
tiêu bất kỳ nét nḥe nào trong h́nh ảnh.
Lư do màu trắng của các ống kính L tiêu cự lớn
|
Ống kính L tiêu cự lớn với lớp sơn màu trắng. Ảnh: Tuấn Hưng |
Bên cạnh chất lượng h́nh ảnh cao và chức năng tiên tiến, các ống kính
c̣n đ̣i hỏi khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt. Lớp vỏ trắng của
ống kính chụp xa, c̣n được gọi là “ống kính trắng” giúp giảm thiểu sự
giăn nhiệt của ống ống kính do nhiệt độ tăng lên, chính v́ vậy đạt hiệu
quả trong việc giảm tác động của nhiệt đối với hệ thống quang học.
Theo Tuấn Hưng