About Us
Main menu
Số truy cập: 79809922
Tôi Viết Sách Lịch- Sử Nhiếp-Ảnh Việt Nam
(06/07/08)




LƯ-DO VIẾT SÁCH.

Cuối năm 1993 tôi quyết-định và bắt đầu viết sách LSNAVN. Số là cho tới hồi đó, tôi nghĩ là chưa có ai, trong hoặc ngoài nước, viết một cuốn sách như vậy. Đầu năm 1994, trong một chuyến về thăm quê-hương, một bạn ảnh trong nước cho biết Hội Nghệ-sĩ Nhiếp-ảnh VN vừa xuất-bản cuốn "Lịch-sử Nhiếp-ảnh Việt-Nam Sơ-thảo", cuốn sách khổ 13x19 cm, dầy 175 trang. Tuy xuất-bản, nhưng Hội không bán sách ra ngoài. Tại Hà-Nội, tôi xin cụ Hoàng-Tư-Trai, tổng thư-kư Hội Nghệ-sĩ Nhiếp-ảnh Việt-Nam được một ấn-bản và đem về Mỹ tham-khảo. Cuốn sách này là một công-tŕnh hợp-soạn, có nhiều tác-giả, có nhiều chi-tiết lịch-sử, có những tài-liệu khảo-cứu khá chi-tiết, nhưng cũng có một số hạn chế mà riêng tôi, tôi không thoả-măn, do đó tôi quyết-định vẫn viết sách LSNAVN theo quan-điểm của tôi.

Trước khi viết, tôi có đọc một số sách LSNA của Mỹ, Pháp, Anh và Nga... để t́m hiểu cách viết của họ th́ tôi nhận ra đa số các sách trên đều chú-trọng hoặc đặt nặng đến các phát-kiến kỹ-thuật. Riêng tôi thấy trường-hợp nhiếp-ảnh Việt-Nam khác : chúng ta không phát-minh ǵ về kỹ-thuật nhiếp-ảnh mà nhiều thế-hệ nhiếp-ảnh Việt-Nam đều dùng nhiếp-ảnh cho một mục-đích nào đó, thí-dụ như tuyên-truyền, thông-tin, thương-mại hoặc để kiếm tiền hoặc phô-diễn tài-nghệ cá-nhân... Mặt khác, nhiếp-ảnh Việt-Nam, dù muốn hay không, với nỗi bất-hạnh của nó, đă bị cột chặt vào những giai-đoạn lịch-sử, chính-trị khác nhau nên hay bị phía này hoặc phía kia khai-thác hay uốn nắn theo những hoàn-cảnh đó, v́ vậy nhiều khi bị sử-dụng như những công-cụ chính-trị thành ra bị mất tính cách đơn thuần và giản-dị của nó là nhiếp-ảnh thuần-túy.

Khi viết sách LSNAVN, tôi nghĩ tôi phải tách chính-trị ra khỏi nhiếp-ảnh và không gán ghép lôi thôi... Mặt khác, chúng ta cũng phải trung-dung khi đề-cập đến các sự-kiện lịch-sử, dù là lịch-sử nhiếp-ảnh. Người viết sử chỉ nên tŕnh bày sự-kiện mà không đưa ư-kiến cá-nhân vào đó. Do đó, khi viết, tôi không khen hoặc chê bất cứ một phong-trào nhiếp-ảnh nào, cá-nhân hay đoàn-thể nào... đặc-biệt là khi phải đề-cập đến các nhân-vật lịch-sử hay chính-trị, tôi công-bằng và sử-dụng các danh-xưng chính-thức của các cá-nhân đó, chính-thể đó, địa-danh đó, ở thời-điểm đó... Mặt khác, sự nghiêng ngả về phía này hay phía kia chỉ có tính cách giai-đoạn. Khi có sự thay đổi dù là ở "phía này" hay "phía kia" th́ ngay lập tức cuốn sách trở thành vô giá-trị. Người khảo-cứu trong tương-lai không muốn mở đến một cuốn sách mà trong đó nội-dung không ngay thẳng, không trung-thực. Các vấn-đề chính-trị liên-quan đến lịch-sử của nước Việt-Nam không phải là mục-tiêu của sách Lịch-sử Nhiếp-ảnh Việt-Nam. Sách Lịch-sử Nhiếp-ảnh Việt-Nam chỉ đề-cập đến lịch-sử Nhiếp-ảnh của nước Việt-Nam, mà thôi !


CÁC THÀNH-PHẦN CỦA SÁCH LSNAVN.

Tôi chia sách LSNAVN thành 4 phần chính : "Các giai-đoạn trong LSNAVN", "Tiểu-sử các nhà nhiếp-ảnh Việt-Nam", "Người ngoại-quốc liên-hệ đến LSNAVN" và "Nhiếp-ảnh VN trong tiến-tŕnh lịch-sử Nhiếp-ảnh thế-giới"... Ngoài ra, sách cũng gồm những mục không bỏ được như "Lời nói đầu", "Bảng viết tắt", "Tài-liệu tham-khảo" và "Mục-lục"...

Trong phần "Các giai-đoạn trong LSNAVN", tôi buộc ḷng phải chia các giai-đoạn của Nhiếp-ảnh Việt-Nam theo các giai-đoạn Lịch-sử hoặc Chính-trị Việt-Nam, v́ đây là một thực-tế không tránh được, dù tôi rất không muốn dính dấp hay gán ghép ǵ tới chính-trị trong nhiếp-ảnh. Đơn-giản chỉ là v́ những diễn-biến nhiếp-ảnh đó chỉ xẩy ra trong giai-đoạn lịch-sử đó. Giai-đoạn này bao gồm từ ngày ông Đặng-Huy-Trứ đem nhiếp-ảnh vào Việt-Nam cho tới nay, 2008, ở trong và ngoài nước.

Trong phần "Tiểu-sử các nhà nhiếp-ảnh Việt-Nam", tôi dựng lại tiểu-sử của các nhà nhiếp-ảnh Việt-Nam cũng từ ngày ông Đặng-Huy-Trứ đem nhiếp-ảnh vào Việt-Nam cho tới nay, ở trong và ngoài nước. Những người này đă ít nhiều đóng góp cho sự tạo thành ngành nhiếp-ảnh Việt-Nam, gồm những nhiếp-ảnh-gia nghệ-thuật, phóng-viên nhiếp-ảnh, những nhà giáo-dục về nhiếp-ảnh, những nhà phê-b́nh lư-luận nhiếp-ảnh, những người quản-trị các cơ-quan hoặc phong-trào nhiếp-ảnh, kể cả một số người thợ sửa máy ảnh v.v... Cho tới nay, tôi đă có tiểu-sử của khoảng hơn 4 000 người mà tôi xin gọi chung là "các nhà nhiếp-ảnh Việt-Nam".

Trong phần "Người ngoại-quốc liên-hệ đến LSNAVN" chúng ta phải kể đến những người đă từ nước ngoài đến chụp ảnh tại Việt-Nam từ khoảng cuối thế-kỷ thứ 19 tới nay, v́ bất cứ lư-do nào đó, từ những người chụp ảnh làm bưu-thiếp (nhờ họ mà ngày nay chúng ta có những h́nh ảnh về cuộc sống của người Việt thời cuối thế-kỷ thứ 19, về đủ mọi phương-diện sinh-hoạt), đến những nhà nhiếp-ảnh tài-liệu, khảo-cứu, phóng-sự, nghệ-thuật... có những người đến rồi đi, có những người đến rồi bỏ thân trên đất nước chúng ta. Họ cũng ít nhiều, liên-quan đến LSNAVN.

Trong phần "Nhiếp-ảnh VN trong tiến-tŕnh lịch-sử Nhiếp-ảnh thế-giới", tôi sen kẽ các mốc chính của LSNAVN với các mốc nhiếp-ảnh chính của thế-giới (kể các các mốc chính về phát-kiến kỹ-thuật nhiếp-ảnh của thế-giới) để chúng ta có một cái nh́n tổng-quát giữa "ta" và "người".


VẤN-ĐỀ SỬ-LIỆU.

Để viết ra 2000 trang LSNAVN, tôi cần một "kho tài-liệu" nhiếp-ảnh. Tôi đă sử-dụng những sử-liệu về Nhiếp-ảnh Việt-Nam từ các nguồn tài-liệu sau đây :

* Tổng-mục triển-lăm Nhiếp-ảnh của Nhóm Nghệ-sĩ Nhiếp-ảnh Việt-Nam (đây là danh-xưng chính-thức của Nhóm vào thời-điểm đó) tại Hà-Nội các năm 1952, 1953, 1954.

* Tổng-mục triển-lăm Nhiếp-ảnh quốc-nội hoặc quốc-tế của các Hội ảnh Tinh-Vơ, Nghĩa-An, Hội Nhiếp-ảnh Việt-Nam, Hội Nhiếp-ảnh Việt-Mỹ, Hội Ảnh Nghệ-thuật Việt-Nam, Hội ảnh KBC, Nghiệp-đoàn Chủ-nhân các Nhà Nhiếp-ảnh Việt-Nam... tại miền Nam, từ 1955 về sau.

* Tổng-mục triển-lăm Nhiếp-ảnh quốc-nội hoặc quốc-tế do các Hội Nghệ-sĩ Nhiếp-ảnh Việt-Nam, Hội Nhiếp-ảnh thành phố HCM, một số cuộc thi ảnh từ cấp trung-ương tới địa-phương, một số cuộc thi ảnh vùng, của một số Câu-lạc-bộ Nhiếp-ảnh... tổ-chức trên toàn-quốc, từ 1978 về sau.

* Những bài viết về Nhiếp-ảnh in trên các báo Giang-Sơn, Tia Sáng, Liên-Hiệp... xuất-bản tại Hà-Nội từ trước năm 1955, trên các báo Tự-Do, Sóng Thần, Chính-Luận, Dân-Chủ... tạp-chí Đời Mới, Kịch-Ảnh... xuất-bản tại miền Nam từ 1955 về sau, tạp-chí Thế-giới Tự-Do (Pḥng Thông-tin Hoa-Kỳ xuất-bản).

* Tổng-mục triển-lăm Nhiếp-ảnh của các Hội Ảnh, Nhóm Ảnh in tại hải-ngoại; các bài viết về nhiếp-ảnh in trên các báo VietPress, Người Việt, Việt-Báo Kinh-tế, Việt-Báo, Viễn-Đông... xuất-bản tại miền Nam California; các tạp-chí Việt-Nam Hải-ngoại (xuất-bản tại San Diego, California), Sài-G̣n Nhỏ, Viet Tide... (xuất-bản tại vùng Tiểu Sài-G̣n, California), Nắng Mới (xuất-bản tại Montréal, Gia-Nă-Đại), Hương Quê (xuất-bản tại Houston, Texas)...

* Những bài viết về nhiếp-ảnh in trên các báo Sài-G̣n Giải-phóng (xuất-bản tại Sài-G̣n)... các tạp-chí Nhiếp-Ảnh (do Hội Nghệ-sĩ Nhiếp-ảnh Việt-Nam xuất-bản tại Hà-Nội), Ánh Sáng Đẹp (do Hội Nhiếp-ảnh thành phố HCM xuất-bản tại Sài-G̣n), Tuổi Trẻ...

* Một số sách Nhiếp-ảnh xuất-bản tại VNDCCH, xuất-bản tại VNCH trước 1975; một số lớn sách Nhiếp-ảnh xuất-bản tại Việt-Nam sau 1975...

* Các sách Nhiếp-ảnh, Tuyển-tập, Đặc-san, Nội-san, Newsletter... xuất-bản tại hải-ngoại hoặc lưu-hành trên các Web Page, sau 1975...

* Một số sách lịch-sử, bưu-thiếp, sách, báo... do một số nhiếp-ảnh-gia chuyên-nghiệp hoặc không chuyên, chụp tại Việt-Nam từ khoảng cuối thế-kỷ 19, đầu thế-kỷ 20...

* Một số sách lịch-sử hoặc sách ảnh xuất-bản tại Mỹ, Liên-Sô, một vài quốc-gia Đông-Âu, CHLB Đức, Pháp, Nhật, Trung-Quốc, Úc-Đại-Lợi...

* Tôi cũng nhờ thân-nhân, thân-hữu và bạn ảnh tại Việt-Nam sưu-tầm giúp tài-liệu tại một số thư-viện tại Hà-Nội và Sài-G̣n... và phỏng-vấn một số nhiếp-ảnh-gia đang sinh-hoạt hoặc đă ngừng sinh-hoạt hiện sinh sống tại Việt-Nam.

* Tôi đă tham-khảo được một số tài-liệu Nhiếp-ảnh tại Thư-viện Quốc-hội Mỹ tại Washington DC, thư-viện trường đại-học Harvard Harvard-Yenching, đại-học UCLA tại Los Angeles, thư-viên Trung-ương thành phố Los Angeles và thư-viên Quốc-gia Pháp tại Paris...

* Tôi đă gặp gỡ hoặc viết thư phỏng-vấn một số nhiếp-ảnh-gia người Việt cũng như người Việt gốc Hoa, trước đây đă sinh-hoạt nhiếp-ảnh tại Việt-Nam, nay định-cư tại Mỹ và các quốc-gia như Gia-Nă-Đại, Úc-Đại-Lợi, Pháp và Hồng-Kông...

* Từ đầu thập-niên 80, tôi đă gặp gỡ, phỏng-vấn hoặc sinh-hoạt nhiếp-ảnh cùng một số nhiếp-ảnh-gia lớn tuổi, 13 vị trong số 21 nhiếp-ảnh-gia lăo-thành, tất cả những vị này đă đều tham-dự các cuộc triển-lăm Nhiếp-ảnh của Nhóm Nghệ-sĩ Nhiếp-ảnh Việt-Nam tại Hà-Nội, các năm 1952, 1953, 1954 và đă từng là các nhiếp-ảnh-gia nổi tiếng của miền Bắc cũng như miền Nam Việt-Nam trong hơn nửa thế-kỷ qua...

* Tại Mỹ, tôi sinh-hoạt nhiếp-ảnh cùng phỏng-vấn một số nhiếp-ảnh-gia, một số nguyên là phóng-viên chiến-trường, phóng-viên thời-sự trong cuộc chiến Việt-Nam trước 1975, một số nguyên là nhiếp-ảnh-gia chuyên về nhiếp-ảnh dịch-vụ... và tôi sinh-hoạt cùng một số nhiếp-ảnh-gia trẻ tuổi, trong số có nhiều người nguyên là học-viên các lớp ảnh do tôi phụ-trách hướng-dẫn, hoặc tốt-nghiệp các trường đại-học Mỹ, một số là phóng-viên cho báo-chí Mỹ hoặc làm dịch-vụ trong cộng-đồng Mỹ. Những bạn ảnh này đă thảo-luận, đặt vấn-đề hoặc trao tặng cho tôi một số tài-liệu Lịch-sử Nhiếp-ảnh quư giá.

* Chuyến về Việt-Nam năm 1994 cho tôi cơ-hội mua được một số sách báo Nhiếp-ảnh cũ, mới... xuất-bản tại Việt-Nam từ 1956, ở Hà-Nội cũng như ở Sài-G̣n và tôi đă bỏ lại một số đồ dùng cá-nhân... để có chỗ mang sách báo Nhiếp-ảnh cũ về Mỹ. Chuyến đi Việt-Nam năm 2000 cũng vậy.

Tất cả những tài-liệu trên được đúc-kết, cân nhắc, chọn lọc, khai-thác... cộng với kinh-nghiệm bản-thân của tác-giả, viết thành sách LSNAVN này.


VẤN-ĐỀ SỬ-DỤNG H̀NH ẢNH TRONG SÁCH LSNAVN.

Trước hết là một số h́nh ảnh tiêu-biểu trong mỗi giai-đoạn lịch-sử của nhiếp-ảnh, ít nhiều có liên-quan đến hoàn-cảnh lịch-sử của giai-đoạn đó. H́nh ảnh đó có thể do các nhiếp-ảnh-gia người Việt hoặc phóng-viên ngoại-quốc chụp tại Việt-Nam.

Kế đó là một số h́nh ảnh của các nhà nhiếp-ảnh Việt-Nam mà tôi có viết đến tiểu-sử của họ. Đây là một chuyện thoạt nghe th́ có vẻ nhỏ, nhưng trên thực-tế, nó không nhỏ chút nào.

Số là sách LSNAVN tôi viết, cho đến nay lên tới 2 000 trang, trong đó có phần tiểu-sử của hơn
4 000 nhà nhiếp-ảnh Việt-Nam. Không phải là cứ viết đến tiểu-sử của ai là tôi cũng có thể t́m ra ảnh của họ. Thí-dụ tôi t́m ra ảnh của khoảng 2 000 người, nếu mỗi người tôi in một ảnh trong sách, mỗi ảnh nửa trang, th́ số ảnh này sẽ chiếm hết 1 000 trang, đưa cuốn sách LSNAVN lên tới 3 000 trang, đó là chưa kể phần h́nh ảnh tiêu-biểu của mỗi giai-đoạn, cộng lại ít ra cũng thêm khoảng 100 trang. Mà mỗi người một ảnh th́ ta không thể có cái nh́n khái-quát về khuynh-hướng sáng-tác của người đó, tôi nghĩ tối-thiểu tôi phải tŕnh bày sao cho được mỗi người 10 ảnh, tuy không khá hơn nhiều so với truờng-hợp một ảnh, nhưng cứ tạm coi như là chấp-nhận được; vậy 2 000 người có 20 000 ảnh, có nghĩa là thêm 10 000 trang vào cuốn sách, thành 12 000 trang. Đó là điều không thể thực-hiện được ! Nếu in 4 ảnh vào một trang th́ số trang sẽ tăng thêm 5 000 trang, cộng với 2 000 trang chữ, cuốn sách sẽ dầy 7 000 trang, cũng là việc không thể thực-hiện được. Tôi đang nghĩ đến giải-pháp thu ảnh vào DVD và kèm theo sách, giải-pháp này xem ra có thể thực-hiện được.

Ngoài ra c̣n những người viết bài về nhiếp-ảnh. Những người viết đó có thể là nhiếp-ảnh-gia hoặc không phải là nhiếp-ảnh-gia, có người viết mà không chụp, có người chụp mà không viết, có người vừa chụp vừa viết... Khoảng 100 người viết, tôi sẽ chọn mỗi người 10 bài viết, trung-b́nh mỗi bài 2 trang, số trang tăng thêm sẽ là 2 000 trang, dầy bằng phần chữ của cuốn sách LSNAVN tôi viết. Việc này cũng không thể thực-hiện được. Có lẽ tôi cũng sẽ phải scan các bài viết của họ rồi thu vào DVD và kèm theo sách.

Lư-do là h́nh ảnh và bài viết rất cần thiết cho các nhà khảo-cứu hoặc độc-giả sau này muốn t́m hiểu về cá-nhân mỗi nhà nhiếp-ảnh, hoặc về LSNAVN nói chung. Cuốn LSNAVN mà không có h́nh ảnh hay bài viết của những nhà nhiếp-ảnh kèm theo th́ quả là không chấp nhận được.

Mà trước khi in ảnh hay in bài của các tác-giả, tôi cũng phải xin phép tác-giả hoặc người thừa kế cho phép in ảnh và bài miễn-phí, chớ không "in đại" một cách bất hợp-pháp. Nếu tác-giả và người thừa-kế không cho phép in miễn-phí th́ tôi sẽ không in được và dĩ nhiên tôi không có phương-tiện tài-chánh dồi-dào để trả bản-quyền tác-giả, tôi biết, sẽ là một con số không nhỏ. Tôi mong các tác-giả và quư vị thừa-kế nhận thấy ích lợi và cần thiết của việc xuất-bản sách LSNAVN này mà thuận cho tôi in các công-tŕnh sáng-tác của quư vị đó miễn-phí. H́nh ảnh của các hăng thông-tấn ngoại-quốc liên-quan đến LSNAVN, nếu muốn in, tôi phải trả lệ-phí để in, tuệt-đối không "in đại"... cũng một số tiền không nhỏ !

Nếu mọi chuyện tiến-hành thuận buồm xuôi gió, tôi hy-vọng cuốn sách có thể xuất-bản được khoảng năm 2010.


KINH-PHÍ XUẤT-BẢN.

Cho đến nay, tôi chưa sẵn sàng về kinh-phí xuất-bản, theo tôi nghĩ, tối-thiểu cũng lên đến khoảng 50 000 $. Nhưng tôi sẵn sàng đầu óc để biết là cho dù có xuất-bản được cuốn sách, tôi cũng không trông mong ǵ thu lại được 25% số tiền bỏ ra, dù in khoảng 2 500 cuốn. Lư-do th́ chúng ta đều biết rồi. Nhiếp-ảnh là một bộ môn vốn không phổ thông cho lắm, số người đọc sách Việt-ngữ tại hải-ngoại ngày một ít đi. Người ta có thể bỏ dăm ba trăm đồng, hoặc hơn, vào những việc giải-trí ǵ khác (xin miễn kể tên), nhưng bỏ 50 hay 100 $ ra để mua một cuốn sách LSNAVN về để đọc th́ quả là một chuyện gần như không-tưởng.

Vậy th́ công việc tôi đang làm coi như bạc bẽo lắm ?

Quả thật có vậy ! Tuy nhiên, tôi sẽ "chấp nhận thương đau", có lẽ phải bán căn nhà đang ở, cấu ra một số tiền để xuất-bản công-tŕnh khảo-cứu vốn đă chiếm mất 16 năm trong cuộc đời tôi và là v́ nhiếp-ảnh là một bộ-môn tôi yêu thích và tôi nhận thấy sự cần-thiết phải có của một cuốn LSNAVN đúng đắn.

 
Page: 1     Lần đọc: 87718 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc