About Us
Main menu
Số truy cập: 80711323
Ký Sự của Nữ Nhiếp Ảnh Gia Việt Ðặng Mỹ Hạnh
SUE CONG (11/07/12)





February 11th, 2012, 4:43 pm
Thế Giới Quanh Ta - Arizona Ký Sự


Ðặng Mỹ Hạnh là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp về wildlife với những tác phẩm được nhiều lần bình chọn Best Photo của tạp chí Birder’s World Magazine; một số tác phẩm của ÐMH đã được chọn vào chung kết của cuộc thi Nhiếp Ảnh Quốc Tế do BBC Wildlife tổ chức.


ÐMH còn là nhiếp ảnh gia nổi bật Featured Photographer của Hội Ðiểu Cầm Học nổi tiếng - trường Ðại Học Cornell University, Laboratory of Ornithology.

Tốt nghiệp ngành Graphic Design, Ðặng Mỹ Hạnh vẫn luôn sáng tạo trong lãnh vực nhiếp ảnh nghệ thuật, thiết trí và duy trì niềm đam mê nghề nghiệp trong những cuộc phiêu lưu hoang dã đầy ngoạn mục.

Image



Ngày một

Chiếc Ford Escape khởi hành trên lộ trình dài dọc theo chuỗi xa lộ trong thành phố trước khi rẽ vào quốc lộ I-10.

Qua khỏi Indio đã cảm nhận cái nóng hậm hực của vùng sa mạc.

Xế chiều. Yippie-ie-o! Biên giới Arizona – một trong những tiểu bang của miền Tây hoang dã (The Wild West) với những trận chiến thời cao bồi/da đỏ vào cuối thế kỷ thứ 19 - chiếc xe trực chỉ tiến đến thành phố giữa sa mạc Phoenix (thủ đô, thành phố lớn nhất của tiểu bang Arizona).

Hai lữ khách quẩn quanh quan sát giá biểu xăng. Bữa ăn tối vội vã ở nhà hàng Golden Corral tạm hài lòng hai cái bao tử teo tóp.
Ðoạn đường đến thành phố Tucson, ào ạt cơn mưa như thác nước đổ vội.

8 giờ đồng hồ dài trên xa lộ, xe tấp vội vào thuộc thành phố Green Valley gần biên giới Mễ Tây Cơ. Với khoảng thời gian ngắn để nghỉ ngơi và kịp với lịch trình săn ảnh, hai chúng tôi phải tạm gác đi những tiện nghi của hotel, nhà trọ.

Khoảng cách từ thành phố Phoenix chỉ một vài tiếng lái xe nhưng sự khác biệt của khí hậu gần vùng núi khá thoáng đãng, mát rượi.

Ðêm, tôi lặng nghe những thanh âm khua động; tiếng hắc tiêu vẳng vọng; tiếng cây cối chuyển mình trong gió; tiếng xịch đỗ của những chuyến xe đêm…


Ngày hai

Ðồng hồ báo thức 4:00 sáng! Uể oải rời xe. Vài động tác thể dục tạm thư giãn cái thế nằm tựa con tôm rim cong queo suốt đêm.
Trời nhá nhem. Tôi dọ dẫm lối vào restroom. Một biển chú ý “Coi chừng rắn độc và bò cạp” (Poisonous snakes & scorpions) ở vùng này; chợt liên tưởng đến kinh nghiệm bản thân trong hành trình săn ảnh wildlife ở tiểu bang Texas, khoảnh khắc của cảm giác háo hức xen lẫn sợ hãi khi đối mặt với một loài rắn độc lục lạc Rattlesnake.

Mưa tạnh hẳn. Thoáng xa, những đám mây trắng dày đặc bao bọc quanh chân núi. Quang cảnh tuyệt đẹp buổi sớm mai được thu nhận qua ống kính của Nhiếp ảnh gia Andy Nguyễn.

Image
Vùng núi Madeira Canyon



Mặt trời nấp né sau những đám mây. Khoảng cách từ rest area đến thung lũng Madera Canyon cũng chỉ 23 dặm; sự sắp xếp của Andy luôn chi tiết và hợp lý!

Xa lộ I-19 trên đường đến Nogales (thị trấn sát biên giới Mễ Tây Cơ) với những bản hướng dẫn dọc đường dùng đơn vị km thay cho miles.

Chiếc xe rề rà trên con đường đất tiến sâu vào thung lũng Madera Canyon. Tôi chú ý đến giống xương rồng Arizona Barrel Cactus lớn nhất ở vùng sa mạc Bắc Mỹ, khá lạ mắt với hình dạng và kích thước tựa trái dưa hấu với sắc hoa đỏ rực điểm trên mỗi đầu ngọn “trái”.

Zoom in (real dimensions: 510 x 488)Image
Xương rồng Arizona Barrel Cactus của vùng sa mạc Bắc Mỹ



Dần tiến vào vùng đất Coronado National Forest. Bất chợt. Nấp né sau những bụi xương rồng, một bộ dạng còm cõi tựa loài Kangaroo với đôi tai dài, lớn vểnh đứng; miệng vẫn đang nhóp nhép vài cọng cỏ. Giống thỏ hoang dã Antelope Jackrabbit to lớn gấp đôi giống thỏ thông thường (cân nặng hơn 10 lbs) và tốc độ “điền kinh” nhanh đến mức khó loài chó nào có thể đuổi kịp. Ðặc điểm khác lạ với những giống thỏ cùng loài; thỏ con khi mới sanh không trụi lũi lông lá, vừa khi mở được mắt đã phải tất tả theo mẹ kiếm ăn.

Zoom in (real dimensions: 510 x 660)Image
Giống thỏ hoang dã Antelope Jackrabbit



Mấy cái ống kính lấp ló từ cửa sổ xe, loạt chuỗi bấm máy giòn giã tựa tràng liên thanh.

Dừng xe ở Proctor (lower canyon).

Madera Canyon được bao bọc xung quanh bởi sa mạc; gió nóng thổi từ sa mạc đến chân núi đem hơi nóng lên núi, khi lên cao hơi nóng ở nhiệt độ thấp hơn tạo hơi nước và chuyển biến thành mây; những đám mây nặng hạt đã đem mưa đến tạo nên sự xanh tươi của cây cỏ vùng núi này.

Ban mai se sắt lạnh. Tôi đứng giữa cảnh hùng vĩ xanh ngắt của núi rừng, một màu xanh đầy sức sống giữa sa mạc khô cằn. Ðến nao lòng để thưởng thức vẻ đẹp lạ lùng của tạo hóa.

Hơn nửa dặm đường mòn của Proctor Trail, hai chúng tôi hy vọng sẽ tìm thấy giống gà tây Wild Turkey ở dọc khe suối cạn. Những bước chân vừa tiến gần bỗng chấp chới đàn bướm lượn vàng cả không gian, trông xa cứ ngỡ như đám lá vàng phủ đầy mặt đất.
Lấp ló sau những rậm cây, hai tay săn ảnh kiên nhẫn quan sát.

… Một giờ đồng hồ tẻ nhạt trôi qua. Thịt da rần đỏ bởi sự tấn công bền bỉ của lũ kiến càng vùng núi. Và vẫn chưa một bóng… gà xuất hiện trong tầm ngắm.

Diễn tiếp lộ trình lên đến độ cao 5,400 ft. Upper canyon.

Từng đàn Mexican Jay túa bay cả bìa rừng chợt khuấy động cả khoảng không gian tĩnh lặng sớm mai. Loài chim Mexican Jay chỉ sống ở vùng Mễ Tây Cơ và một góc Arizona. Vùng núi này với rất nhiều giống chim đẹp. Painted Redstart với sắc lông đỏ chót nhưng vẫn chưa thể so sánh với loài chim Elegant Trogon - một loài chim nhiệt đới sống ở vùng Nam/Trung Mỹ với sắc lông sặc sỡ tuyệt đẹp. Chim sống ở độ cao từ 4000-6000 ft; cuối mùa xuân thường lên vùng Arizona gần biên giới Mễ Tây Cơ để làm tổ dọc đường mòn ở những triền núi cao.

Thú xem chim trở thành một thú tiêu khiển hàng đầu ở Hoa Kỳ. Dựa theo thống kê của U.S. Wildlife Service thì hiện nay có hơn 50 triệu người tham dự thú vui lành mạnh này và con số này ngày càng gia tăng. Những hội đoàn chim thú (Audubon Society) gồm nhiều hội viên tham dự thường được tổ chức thành những tour đi xem chim/thú ở nhiều địa điểm thiên nhiên khắp nơi nước Mỹ lẫn trên thế giới. Thời điểm nóng sốt của phong trào săn ảnh wildlife, những tay săn ảnh thú hoang dã chuyên nghiệp được trang bị “vũ khí hạng nặng” để đáp ứng thú đam mê săn ảnh kỳ thú.

Ngốn vội vài miếng sandwich cùng niềm háo hức, hai chúng tôi loay hoay chuẩn bị hành trang cho một ngày dài đi núi (hiking). Trọng lượng vác theo ngoài dụng cụ nhiếp ảnh cần thiết nên lương thực, nước uống cần hạn chế tối đa để không phải khiêng vác nặng.

Mặt trời dần ló sau những rặng núi. Một ngày nắng đẹp đầy hứng khởi. Hai chúng tôi dốc lực, lỉnh kỉnh khiêng vác dụng cụ và men theo con đường mòn lên đỉnh núi.

Vài dặm đường núi. Bất chợt. “co-ah…….., co-ahhhhhh”. Văng vẳng âm thanh tựa tiếng kêu giận dữ của loài vịt. Hoành hoạch những đuổi bước theo chuỗi âm thanh nổi từ những ngọn cây dọc đường mòn. Hai vẻ mặt háo hức khi nhận ra tiếng kêu của loài chim Elegant Trogon.

Và, ẩn hiện trong rừng cây lá, nổi bật sắc lông sặc sỡ tuyệt đẹp; màu xanh tươi xen lẫn cam rực rỡ và một viền khoanh quanh cổ ngực của một chú chim Elegant Trogon, kích thước lớn cỡ loài chim bồ câu

Chim vun vút từ cành sang cành và vụt biến sau rừng cây thưa. Elegant Trogon, loài chim này đã thu hút hàng chục ngàn người xem chim (birders) và những tay bird photographers đến vùng Ðông Nam Arizona hằng năm.

Zoom in (real dimensions: 510 x 721)Image
Chim Elegant Trogon



Dù chỉ ngần ấy thôi, tôi vẫn luôn cảm nhận ý nghĩa của hạnh phúc trong từng hơi thở của cuộc sống; chẳng phải ở sự giàu sang hay danh vọng nhưng chính là sự tĩnh lặng của tâm hồn…

Một giờ đồng hồ sau.

Dốc núi chia hai ngã rẽ: đi thẳng là Carrie Nation Trail, bên trái ngã rẽ là Old Baldy Trail; một bảng sign chú ý “pack it in - pack it out” (tạm dịch: tự dọn nếu xả rác!) nhắc nhở khách đến không được xả rác trên núi.

Những bước chân phiêu lưu lần theo lối mòn chạy giữa sườn núi. Những hàng cây tăm tắp vươn thẳng nhưng tầm mắt vẫn bao quát quanh cảnh của đỉnh núi lớn Mt. Wrightson chạy song song.

Lãng đãng những đám mây trắng phủ quanh đỉnh núi. Madera Canyon là một trong những Sky Islands của vùng núi Arizona hay với tên gọi “Ðảo Mây”; bởi những ngọn núi nằm riêng biệt giữa sa mạc, khi quan sát ở độ cao trên máy bay, nhấp nhô những chóp núi mây phủ quanh trông tựa những hòn đảo giữa biển.

Những bước chân nao nức tiếp xúc với độ cao của đồi núi. Vài đoạn dốc chồng chéo những nấc thang đá; hai nhà đi núi hì hục leo thang, cứ vài trăm bước lại dừng thở dốc.

Mặt trời lên cao. Bỏng rát da thịt. Từng vạt mồ hôi đầm đề lưng áo. Sự mỏi mệt vẫn chẳng lấn lướt cảm xúc vui thú với thiên nhiên. Tiếng chim hót hòa lẫn âm thanh róc rách của khe suối chảy dọc triền núi. Tôi dừng bước, điều hòa nhịp thở. Chai nước lọc duy nhất mang theo chỉ vài ngụm cầm chừng chẳng thỏa mãn cơn khát đến khô cổ. Từng vốc nước suối tinh khiết mát lạnh có tác dụng giảm thân nhiệt đến hiệu quả. Hai chúng tôi gắng rút gọn khoảng cách để đến đỉnh núi và kịp trở lại khi trời sẩm tối. Hiking là bộ môn giải trí lành mạnh, và sau một ngày đốt năng lượng trên chặng đường lên/xuống núi; những cái bao tử đã có thể thỏa mãn một bữa buffet và chẳng hề mang cái cảm giác ray rứt!

Một đoàn người xuống từ đỉnh núi, trên lưng lỉnh kỉnh những ba lô nặng trĩu, được biết họ vừa kết thúc buổi cắm trại (camping) nhiều ngày trên đỉnh núi.

Chút suy ngẫm về cái restroom duy nhất nằm chơ vơ trên đỉnh núi, dù rằng sự bài tiết qua tuyến mồ hôi cũng đã giảm bớt sự ức chế của những cái bọng đái; Andy cợt đùa: “E ngại chi giữa mênh mông rừng núi và chỉ với sự chứng kiến của mấy con chim, thú!”

Bốn giờ đồng hồ sau. Ðịa điểm Josephine Saddle ở độ cao 7250ft; đây là điểm tụ ngã tư của những đường mòn và phải gấp đôi đoạn đường mới đến đỉnh núi.

Tôi tần ngần trước bia mộ đắp đá chồng chất, trơ trọi giữa đỉnh núi. Câu chuyện thương tâm về cái chết của 3 hướng đạo viên ở tuổi 12, 13, 16 đã xảy ra giữa tháng 11, 1958 khi cả ba bị lạc hướng và chạm mặt với cơn bão tuyết trút đổ hơn 3 ft xuống dãy núi Santa Ritas (kể cả Jack Mountain), lấp hẳn đường xuống núi.

Câu chuyện dẫu xưa, vẫn man mác trong tôi nỗi thương cảm ngậm ngùi…

Loay hoay chụp ảnh lưu niệm về “thành tích” đi núi cạnh mấy cái bảng hướng dẫn. Ngồi giải lao trên khúc cây cổ thụ gẫy. Miếng sandwich và nửa trái táo còn lại cũng chỉ lưng lửng cái bao tử vẫn cảm giác trống rỗng sau vài giờ đi núi. Giữa đỉnh núi, dẫu chỉ vị ngọt của miếng táo vẫn cảm giác ngon đến lạ lùng, chút tiếc rẻ nguyên bịch táo còn lăn lóc ở góc xe!

Nắng gay gắt. Bỗng, từng đợt mây giăng xám xịt cả núi rừng. Hăm he một cơn giông lớn.

Ở độ cao khá tương đối vẫn chưa tìm thấy tổ chim Elegant Trogon. Chúng tôi quyết định quay trở lại trước khi trời sẩm tối.

Image
Coyote ở vùng núi Arizona



Xuống núi. Khoảng cách rút ngắn, đôi chân vẫn phải làm việc “overtime” để kìm giữ trọng lượng cơ thể theo trớn đẩy của độ dốc. Mắt hoa, tai ù. Cảm giác căng thẳng và cạn kiệt năng lực. Cú trợt ngã đến ê ẩm ở một đoạn dốc khá trơn trượt, bỗng mập mờ một “vật ảnh” đang di chuyển sát triền núi. Phản xạ nghề nghiệp, cái ống kính tele thoắt đã hăm hở dõi theo từng chuyển động của con chồn. Coyote thường thấy ở vùng sa mạc và vùng núi Arizona, rất dễ lầm tưởng vì kích thước lớn hơn chó và nhỏ hơn chó sói.

Về đến chân núi. Cơn giông xối xả chụp phủ cả núi rừng. Hơn 8 giờ đồng hồ lên/xuống núi. Tôi dần cảm nhận thú đau… nhức cả tứ chi.

Xe tấp vội bên cánh rừng. Từng thân cây lớn chi chít những lỗ nhỏ. Bùm bụp âm thanh tựa tiếng gõ trên mảng tường gỗ cùng với sự xuất hiện của vô số con chim gõ kiến sắc lông đen nhánh, lốm đốm vàng mơ và nhúm “tóc đỏ” chót nổi bật trên đỉnh đầu. Ðây là kho dự trữ lương thực của loài chim gõ kiến Acorn Woodpecker.


Zoom in (real dimensions: 510 x 692)Image
Chim gõ kiến Acorn Woodpecker



Vùng núi Madera Canyon có đến 20 loại chim hummingbirds; trong số này, có nhiều loại sống ở Trung và Nam Mỹ và xuất hiện ở vùng Ðông Nam tiểu bang Arizona vào mùa hè (mùa lạnh ở Nam Bán Cầu). Loài chim ruồi tí hon với sắc lông sặc sỡ, kích thước tương đương ngón tay và luôn bận rộn kiếm ăn để đủ năng lượng quạt cánh với 50 lần/giây.

Andy vẫn thao thao về chức năng của mấy loài chim, thú. Những cánh chim tí hon tuyệt đẹp-mục tiêu di động đang cuốn hút sự chú tâm của phó nhòm tôi.

Lẫn vào dòng xe trên xa lộ I-10; diễn tiếp lộ trình đến Chiricahua Mountains.

Bốn giờ chiều. Biên giới New Mexico. Vẻ hoang dã của từng chùm hoa Yucca trắng muốt chợt liên tưởng đến cuộc phiêu lưu của chúng tôi giữa Sa Mạc Trắng, New Mexico; khoảnh khắc lặng người chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang dại, tiềm ẩn sức sống mãnh liệt của Yucca giữa sa mạc khô cằn.

Ðoạn rẽ qua xa lộ 80. Núi rừng bát ngát mở rộng trong tầm mắt. Cảm giác mỏi mệt vẫn chưa lấn át sự hăm hở săn tìm loài chim Elegant Trogon của những tay săn ảnh.

Chiếc xe bất ngờ giảm tốc độ, tấp vội bên lề đất.

Lấp ló trong bụi rậm, nhấp nhô chỏm lông đầu cong vút tuyệt đẹp của một chú chim cút Scaled Quail trống lớn tựa bồ câu; vùng lông ngực xếp lớp tựa những lớp vẩy cá.

Hai tay săn ảnh xấp xoài giữa lớp đất đá. Nín thở chờ đợi. Và, dần xuất hiện những chú cút tí hon tựa bầy gà con líu chíu theo bước chàng Scaled Quail trống. Khoảnh khắc thú vị, mơ ước của những tay săn ảnh động vật hoang dã. Săn ảnh chim cút vô cùng nhọc công bởi giống chim này thường lẩn sống trong bụi rậm ở những vùng đất hoang khô cằn.

Ở loài vật riêng với chim chóc, những chàng chim trống mang lợi thế về vẻ đẹp ngoại hình để thu hút những nàng chim mái khác; âu cũng là một nghịch lý của thiên nhiên vì giống mái bao giờ cũng lãnh nhận phần thiệt thòi hơn chưa kể mỗi lần sinh nở trên dưới cả tá trứng!

Image
Cút trống nuôi con



Hai tay săn ảnh mồ hôi rin rít trong từng lớp áo, mũ. Sự tương tác thân thể giữa lớp đất đá gợi cảm giác bỏng rát. Loạt hình ảnh “bonus” hiếm hoi về những chú cút con ngộ nghĩnh tạm thỏa mãn mấy cái ống kính.

Mấy bịch bánh mì, trái cây sấy khô dần vơi theo chiều dài khoảng cách 2 tiếng lái xe từ Madera Canyon đến Chiricahua.

Ðến Coronado National Forest. Sừng sững những vách núi đỏ xen lẫn sắc rêu phong.

Hai dặm đường mòn. Róc rách tiếng nước suối. Những bước chân lầy lội trên khoảng đất ẩm ướt.

Lũ chim rừng inh ỏi trên những ngọn cây nhạt nắng. Cánh rừng thưa vẫn thiếu vắng bóng dáng những cánh chim Elegant Trogon.
Chiều chập choạng. Chiếc xe thẳng hướng ra xa lộ…


:cafe:

ÐMH
 
Bang Oregon


Image
Nhiếp ảnh gia Ðặng Mỹ Hạnh trên đường tác nghiệp



Ngày một

Vùng thung lũng Klamath Basin thuộc miền Trung Nam của tiểu bang Oregon, nơi trú ẩn quanh năm của đại bàng Bald Eagle - loài chim to lớn biểu tượng của nước Mỹ (national bird) đã khơi dậy sự háo hức đầy thú vị với hành trình săn ảnh đại bàng Bald Eagle của hai chúng tôi.

Image
Phong cảnh vùng Klamath Basin, Oregon



Giữa khuya. Chiếc xe đơn độc trên xa lộ dài hun hút bóng đêm. Bản nhạc “Hotel California” của nhóm Eagles (một cái tên rất hợp đề tài!) ở đoạn cao trào guitar solo chợt thức tỉnh cơn buồn ngủ len lỏi. Vài bịch khô bò đồng hành nhấp nháp suốt chiều dài xa lộ cũng vơi bớt sầu bi, lẻ loi của hai lữ khách đường xa…

Rạng sáng. Xe băng qua ranh giới Siskiyou county xuyên giữa cảnh núi rừng mênh mông. Dọc đoạn đường núi rải rác vài bảng chú ý xem chừng gấu băng qua đường.

Mặt trời dần ló ở đường chân trời. Phản chiếu lên những lớp tuyết phủ trắng xóa đỉnh núi Mount Shasta.

Xe chạy xuyên đoạn đường núi xanh rờn những rặng thông ở độ cao 3000 feet và rẽ exit vào xa lộ nhỏ.

Thị trấn Weed đìu hiu, hoang vu như tên gọi “Cỏ dại”! Rải rác những căn nhà nằm lẻ loi giữa đồi núi thiên nhiên. Lãng đãng dãi sương mù len lỏi giữa những rặng thông, lơ phơ trong gió tựa những vạt lụa mỏng.

Hai vẻ mặt đầy háo hức, cảm giác gần ở đoạn kết của lộ trình dài hơn 12 tiếng trên xa lộ. Một ngày Mùa Ðông ở Oregon. Nắng vàng óng. Trong vắt. Ánh sáng hoàn hảo hơn hẳn sự mong đợi của hai tay săn ảnh.

Ðến Trung tâm hướng dẫn, chúng tôi dành khoảng thời gian ngắn xem đoạn video để tìm hiểu thêm về hệ sinh thái vùng này. Thung lũng Klamath Basin gồm 6 khu vực bảo tồn thiên nhiên. Ðây là điểm ngừng quan trọng của 263 loài chim dọc theo đường bay ven biển Tây, để tiếp tục chặng đường bay dài hơn 5000 dặm từ những vùng ấm về tới Bắc Cực và Canada. Vùng thung lũng này có dân số đại bàng nhiều nhất trong 48 tiểu bang nước Mỹ (chưa kể Alaska và Hawaii).

Con đường đất lầy lội vào khu vực Klamath Basin, dọc ngang những con lạch len lỏi khắp vùng. Khu vực này được phép săn bắn ngỗng vịt và cả loài chim trĩ Ring-necked Pheasant.

Xe bất chợt dừng giữa đồng hoang tĩnh lặng. Một con ó đuôi đỏ Red-tailed Hawk đậu trên bảng nhỏ bên vệ đường. Hai nhiếp ảnh gia (NAG) bất ngờ vì rất hiếm có được cơ hội thấy loài ó này trong khoảng cách gần, to lớn như một con gà trống. Cặp mắt chim ó dáo dác, chiếc đầu xoay 180 độ.

Thoáng xa. Lờ mờ dáng đứng vài con đại bàng đầu trắng Bald Eagle giữa mặt hồ đông đặc. Chúng tôi khá thất vọng vì khoảng cách quá xa ngoài tầm ngắm.

Image
Kỹ thuật nhiếp ảnh “panning & tracking” trong một pha “action”



Mé hồ, trắng xóa từng đàn ngỗng Snow Geese, thiên nga Tundra Swans tụm bầy.

Những tiếng kêu vỡ oang, đùng đục rơi vào khoảng không của mặt phẳng băng đá. Một đàn ngỗng Canada Geese vừa đáp cánh sau chuyến bay di cư dài.

Vào mùa Thu và Xuân, những ao hồ khu vực này hỗn loạn âm thanh của trên 1 triệu con ngỗng và thiên nga, tạm ngừng để “tiếp tế nhiên liệu” giữa chuyến bay xuyên lục địa.

Một sự khác biệt rõ rệt đáng kể là những chuyến bay di cư (migration) của hai nhóm: loài chim ăn thịt (raptors) và ngỗng, thiên nga. Các loài raptors như chim ưng, ó, diều hâu, kên kên, đại bàng lệ thuộc vào những cột không khí nóng thoát lên từ mặt đất để lượn trong không trung, và không cần phải vỗ cánh nhiều để tiết kiệm sức nên phải bay vào ban ngày. Các loài ngỗng, thiên nga vì có trọng lượng khá nặng (20-30 pounds) nên phải luôn đập cánh bay nhanh để khỏi bị “rớt”. Chuyến bay phải được thực hành vào ban đêm để giảm độ nóng của đôi cánh và chia ra nhiều chặng nghỉ dọc đường để ăn.

Mặt trời lên cao. Nhiệt độ dần ấm ở 39 độ F. Hai tay săn ảnh lòng vòng vài giờ quanh khu vực Klamath Basin. NAG Andy Nguyễn vẻ chú tâm, loay hoay với tấm bản đồ hướng dẫn.

Xe tấp vội bên lề. Nhấp nhỏm dáng đứng của con chim ó Rough-legged Hawk trên mô đất gồ ghề. Loài ó đầu trắng, bộ lông phủ kín đến ngón chân để thích nghi với môi trường lạnh; khá hiếm thấy vì thường sống ở vòng Bắc Cực (Arctic Circle), và chỉ di cư về Mỹ trong những tháng Mùa Ðông.


Image
Rough-legged Hawk - loài chim ó sống ở vòng Bắc cực



Một chiếc pick-up truck chạy rề rà trên con đường đất. Người quản trị khu vực ân cần hỏi han nếu chúng tôi cần thêm hướng dẫn và giải thích về những thay đổi bất thường của thời tiết trong vùng này. Những ngày Mùa Ðông trong năm nhiệt độ dưới 0 độ; khoảng 20 độ thấp hơn hàng năm; giá rét liên tục suốt hơn tháng trời. Những ao hồ vùng này đều đóng băng, vịt ngỗng không còn môi trường sinh sống. Bald Eagles thiếu mất nguồn thức ăn này nên tìm hướng bay về miền ấm hơn để kiếm mồi. Thường mỗi năm số lượng Bald Eagle đến vùng này gần cả ngàn con; di cư từ phía Bắc Canada. Sự đổi thay bất thường của thời tiết có ảnh hưởng đáng kể đến sự di cư của những loài chim. Thường những loài chim di cư dựa theo mùa ấm/lạnh và tìm đến chỗ có nhiều thức ăn và những yếu tố để sinh sống như nước, môi trường, nơi trú ẩn.

Người quản trị tỉ mỉ đánh dấu trên bản đồ những địa điểm khác trong vùng thung lũng, ở vài chỗ hồ tan băng, vịt ngỗng đến sinh sống và đại bàng sẽ tìm đến kiếm mồi.

Xe rẽ vào khu vực Tule Lake. Vòng tour 10 dặm trên con đường đất lầy lội, ngoằn ngoèo.

Dừng xe mé hồ. Lập cập trước làn gió đông se sắt. Tôi hướng tầm mắt vào khoảng trắng mênh mông băng giá. Xao xác tiếng kêu của bầy ngỗng vịt man mác khoảng không gian chiều nhợt nhạt. Vẳng xa, tiếng ì ầm của những mảng băng đá vỡ bung trên mặt hồ.

…Vẫn tăm vắng bóng dáng của những cánh chim đại bàng.

Chiều đông quạnh quẽ. Rã rượi xen lẫn thất vọng của một ngày dài săn ảnh.

Xe cạn xăng. Lui hui đổ cạn bình xăng dự trữ. Hai NAG quyết định trở lại ngày hôm sau để tiếp nối đoạn trường săn ảnh.

Một cánh vịt trời vút lên từ con lạch bay song song cùng chiếc xe trên con đường lộ. Bất ngờ đầy thú vị với “cuộc đua” tốc độ giới hạn 60 dặm/giờ vẫn không vượt qua con vịt trời.

Ngày xuống dần. Hai lữ khách lần đường vào khu downtown tìm trạm xăng và nhà trọ. Rờn rợn cảm giác của một thị trấn bỏ hoang như “ghost town”. Hiếm hoi giữa phố vài căn motel xập xệ, tồi tàn tạo cảm giác thiếu an ninh.

Image
Ðàn ngỗng Canada Geese đáp cánh sau chuyến bay di cư dài



Dừng xe ở trạm nghỉ cách downtown khoảng 10 dặm và may mắn tìm được chỗ nghỉ khá an toàn so với khu nhà trọ vì luôn có xe tuần giữ an ninh. Khu vực mới được xây cất nên rất tiện nghi, sạch sẽ với từng phòng vệ sinh restroom riêng biệt có sưởi và nước nóng. Vùng này có được tín hiệu từ mạng lưới internet (wireless hotspot). Tôi theo dõi tin dự báo thời tiết của ngày tới, trả lời email của một số độc giả.

Nhiệt độ về khuya xuống 21 độ F. Chiếc xe nổ máy liên tục giữ độ ấm. Trên chiếc đệm xe. Hai cái thế nằm co quắp sau một ngày dài mỏi mệt.

Tôi chợt nghĩ về khoảng lặng trong cuộc sống. Khoảnh khắc lặng người trước những cảnh đẹp và bức xúc, háo hức săn tìm những hình ảnh ngoạn mục về chim thú hoang dã.

Qua những chuyến đi thực tế, tôi học hỏi rất nhiều kiến thức hữu ích về hệ sinh thái trong môi trường thiên nhiên phong phú. Vẻ đẹp của thiên nhiên như một kho tàng bí ẩn; đầy sức lôi cuốn. Mối tương quan giữa nhiếp ảnh và thiên nhiên đã duy trì niềm đam mê nghề nghiệp. Khi khám phá khía cạnh này, tôi tự dấn thân vào thử thách, gian nan trong những cuộc hành trình săn ảnh. Và cảm nhận, trân quý vẻ đẹp đầy ý nghĩa của cuộc sống.

Ðêm đông. Chập chờn giấc ngủ. Xập xình những chuyến tàu trên mặt đường rầy. Dồn dập từng hồi còi đêm….


:cafe:

ÐMH
(Xem tiếp Kỳ 2)
 
Image
Ðặng Mỹ Hạnh



Ngày hai


Tinh mơ. Chiếc xe đơn độc thâu đêm trong parking của khu trạm nghỉ.

Vật vờ giữa những âm thanh dồn dập của đoàn tàu xập xình trên ga nhỏ. Giấc ngủ ngắn vẫn dật dờ cảm giác rã rượi trên từng tế bào cơ thể.

Nhiệt độ 21 độ F. Tôi lóng cóng, dọ dẫm vào nhà vệ sinh trong giá lạnh tinh sương.

Trời nhá nhem. Chiếc xe rời khỏi parking tiến ra xa lộ, khoảng hơn nửa dặm rẽ vào con đường đất đỏ đến Thung Lũng Gấu (Bear Vallley).

Vội vã bữa điểm tâm, uể oải mấy cuốn nem nướng “đông lạnh” lừng khừng trôi xuống thực quản.

Rải rác hàng xe đậu dọc, vài người đứng lóng ngóng về hướng núi. Khu ẩn trú Bear Valley nằm ở sườn núi phía Ðông Bắc, được thiết lập vào năm 1978 để bảo vệ chỗ ngủ qua đêm cho đại bàng Bald Eagle vào mùa đông. Trong những năm gần đây đã có đến 300 chim đại bàng trú ẩn qua đêm ở vùng này.

Cơ quan quản lý thiên nhiên rất quan tâm về sự sinh tồn loài chim đại bàng Bald Eagle; vì số đại bàng ngày càng hiếm đi ở vài tiểu bang nước Mỹ và có nguy cơ đe dọa tuyệt chủng. Những khu rừng vùng này đã lâu năm không bị cháy, họ lo ngại sẽ có nguy cơ cháy rừng và dẫn đến thiệt hại cho chỗ ngủ của đại bàng. Sự giải quyết tạm thời là đốn bớt cây rừng khô, cũ và đốt rừng dưới sự tính toán và kiểm soát. Khu vực này không mở cửa để đón khách, chỉ có thể quan sát từ bên ngoài.

Mặt trời nấp né sau những rặng núi. Thoáng xa, lờ mờ những sải cánh đại bàng nhấp nhem trong khoảng sáng, tối của bóng núi. Dần rải rác túa bay từ hướng núi phía Tây Hamaker Mountain.

Hai chúng tôi háo hức lần đến những địa điểm của bầy đại bàng sau khi rời tổ đến kiếm mồi.

Xe tiến sâu vào khu vực thung lũng Klamath Basin; lòng vòng hơn 10 dặm trên con đường đất. Bất ngờ thắng gấp!

Hửng trong màu nắng vàng óng. Chiếc đầu trắng với mỏ vàng quặp nổi bật trên sắc lông nâu đen. Bên rãnh mương lơ thơ những vạt bông cỏ dại. Ðiềm tĩnh dáng đứng của một con đại bàng Bald Eagle. Vẻ oai phong của con đại bàng giữa thiên nhiên hoang dã đẹp đến nao lòng!


Image
Vẻ oai phong của đại bàng Bald Eagle giữa thiên nhiên hoang dã
Trong tầm ngắm của hai tay săn ảnh; Bald Eagle trông to lớn như một con gà tây.



Lấp ló những ống kính háo hức hướng từ cửa sổ xe.

Gió bần bật. Se sắt. Mấy cái quai hàm khua lập cập!

Con đại bàng thoắt chợt xoay 180 độ, hướng về những ống kính rồi bất ngờ vụt cánh trước vẻ ủ dột chảy dài thất vọng trên hai vẻ mặt phờ phạc.

Chiếc xe rề rà. Lạo xạo tiếng đá sỏi trên con đường đất ngoằn ngoèo. Mấy cặp mắt láo liên quan sát cảnh vật xung quanh.
Nháo nhác từng đàn vịt, túa bay vừa khi tiếng động cơ xe tiến gần mé con rạch. Loài ngỗng vịt vùng Klamath Basin bị săn bắn nên rất nhạy cảm và nhát sợ người.

Bất chợt. Xe tăng tốc độ trên con đường đất. Hào hứng trong một pha “rượt đuổi” theo hai con đại bàng đang sải đáp ở những rặng cây thoáng xa.

Giảm tốc độ. Hai cái cổ ngóng lên ngọn cây cao. Trố mắt thú vị.

Rải rác từng bầy đại bàng đậu trên những hàng cây trụi lá dọc theo con rạch.

Hai tay săn ảnh rời xe, háo hức, kiên nhẫn quan sát.

Sớm đông. Nắng vàng óng. Mấy con đại bàng cong cổ rỉa lông trên nhánh cây trơ trụi.

Lù đù dáng đứng của vài con đại bàng với mảng lông đầu nâu đen (juvenile); sau 5 năm đến giai đoạn trưởng thành, lông đầu sẽ đổi trắng như bộ lông tiêu biểu của những con Bald Eagle.

Thoáng chốc,tiếng phành phạch sải cánh của những con đại bàng chuyền từ cành sang cành. Những bước chân sục sạo trên đám cỏ lau đẫm sương tuyết; đôi vớ dưới chân tôi sủng ướt, dần cảm giác sự tê buốt đôi bàn chân; mấy ngón tay cóng lạnh dưới làn gió đông se sắt.


Image
Ðại bàng trong tư thế tấn công



Hai cái cổ mỏi nhừ sau vài giờ lóng ngóng lên mấy ngọn cây cao. Dọc lui nhẩm đếm có khoảng hơn 30 con Bald Eagle. Vào giữa tháng Hai mỗi năm, địa điểm này tấp nập hàng ngàn du khách đến tham dự “Ðại Hội Ðại Bàng”(Bald Eagle Conference) ở Klamath Falls, Oregon. Thời điểm này là lúc tập trung số đại bàng nhiều nhất trong năm, có khi lên đến cả ngàn con.

Không một pha “action” xảy ra suốt vài giờ đồng hồ. Bầy đại bàng lừng khừng. Dường như chưa nhắm được mục tiêu; dù ở thế thụ động để tiết kiệm năng lượng cần thiết cho sự săn mồi nhưng những cặp mắt láo liên đảo quanh, xoay đầu liên tục.

Bald Eagle sống quanh năm ở vùng thung lũng Klamath và thường lựa chọn những rừng gỗ quanh thung lũng để xây tổ vào xuân và chỗ ngủ mùa đông. Thức ăn chủ yếu là cá vào mùa Xuân và Thu. Những tháng mùa đông còn lại đại bàng săn tìm vịt ngỗng hoặc những loài chim lội nước bị chết bởi nhửng nguyên nhân tự nhiên như bị thương, bị săn bắn hoặc tai nạn, bệnh tật, và dịch tả; đây là nguồn cung cấp thức ăn dễ dàng của đại bàng; thường Bald Eagle kiếm những con vịt ngỗng bị thương hoặc yếu để săn.

Trên thế giới có đến 64 loài đại bàng. Bald Eagle “powerful” dũng mãnh nhất trên trái đất có tên là Harpy Eagle đã bị diệt chủng gần hết; sống ở khu rừng xứ Guyana, Nam Mỹ.

Ðại bàng Harpy Eagle to lớn thường săn bắt khỉ, vượn và một số loài két ở khu rừng này. Những người thổ dân Indians có nghề săn bắt những loài két ở vùng này và bán với giá chỉ $2/con vào thời điểm ấy; để bảo vệ “nguồn thu nhập”, họ đã săn giết đại bàng Harpy Eagle để lấy thịt và lông.

Những tài liệu thu thập về giống đại bàng hiếm quý Harpy Eagle do hai nhà làm phim thiên nhiên, nhiếp ảnh gia người Mỹ Neil Rettig và Kim Hayes thực hiện đã được nhiều giải thưởng Emmy về phim tư liệu thiên nhiên. Họ đã trải qua cuộc hành trình đầy khổ nhọc, lặn lội vào rừng sâu hiểm nguy và sống nhiều ngày trên căn chòi cây cách mặt đất hơn 100 feet và mặc những trang phục dày để tránh bị Bald Eagle tấn công trong khi thực hiện những thước phim tư liệu và ghi nhận những hình ảnh về loài đại bàng hiếm quý Harpy Eagle.

Mặt trời lên cao. Vành vạnh đỏ. Răng rắc những âm thanh rạn nứt, vỡ bung của những tảng băng đá trên mặt hồ hiu quạnh.

Thoáng chốc,tiếng phành phạch sải cánh của những con đại bàng chuyền từ cành sang cành. Cóng lạnh. Tôi tạm giải lao bất thường. Máy sưởi xe mở hết tốc lực. Nhiếp ảnh gia Andy Nguyễn vẫn “kiên cường” với ống kính bazooka dềnh dàng giữa cái lạnh se sắt.

Dần xuất hiện vài tay săn ảnh chuyên nghiệp, trang phục lùm xùm như dân bắc cực “Eskimo”. Một người nhiếp ảnh gia địa phương sôi nổi kể với chúng tôi về loạt hình ảnh “action” ngoạn mục ông đã ghi nhận được một ngày trước; diễn ra giữa 2 con đại bàng và 2 con ó giành mồi, cùng rượt đuổi vần vũ trên nền trời. Và rồi gật gù, hỉ hả rằng với cú shot “tuyệt vời” ấy dù rằng có… “đai” cũng rất mãn nguyện!

Dù với những trang bị dụng cụ nhiếp ảnh chuyên nghiệp; ống kính tele “nòng đại bác” tổ chảng; ống nhòm… chim thú trông dữ dội cùng phục sức rằn ri hệt “biệt kích quân”; nhưng những tay săn ảnh Wildlife chuyên nghiệp vẫn luôn giới hạn về khoảng cách bởi động vật hoang dã rất nhạy cảm với sự có mặt của con người.

Chiều xuống dần. Hai tay săn ảnh hối hả tìm đường đến địa điểm khác. Từ ranh giới Oregon/California rẽ vào Indian Tom Lake Rd ở ngã ba, khoảng 1.3 dặm, quẹo trái vào đường Sheepy Creek Rd ngoằn ngoèo 6.4 dặm, quẹo trái ở góc đường Dorris Brownell Rd; men theo đường vòng khoảng 2.7 dặm và hàng loạt cua quẹo đến chóng mặt trên con đường đất quanh co rất dễ lạc hướng. Hơn nửa tiếng đồng hồ sau chúng tôi đã tìm đến chỗ ngủ của đại bàng. Bald Eagles sau một ngày kiếm ăn trở về nơi ngủ lúc mặt trời lặn.

Image
Bald Eagle biểu tượng hùng mạnh của Mỹ Quốc qua ống kính của NAG Andy Nguyễn



Mặc dù đại bàng cần nơi cung cấp nguồn thức ăn nhưng một chỗ trú ẩn qua đêm cũng đóng vai trò rất quan trọng. Có 5 địa điểm ngủ của Bald Eagle ở quanh vùng thung lũng này dựa trên những yếu tố chung. Những chỗ nghỉ này đều gần nguồn thức ăn (các ao hồ); không bị con người quấy rầy; có những cành cây lớn và cứng đủ để chịu đựng sức nặng của nhiều con đại bàng; có ít cành để đáp và bay đi dễ dàng; nằm ở phía Ðông Bắc của sườn núi. Khi được tránh gió đại bàng đỡ bị lạnh nên cần ít thức ăn hơn để duy trì nhiệt độ cơ thể.

Những đợt gió đông se sắt thổi dạt những tán cây rừng. Bầy đại bàng lui cui tìm chỗ ngủ, rũ cánh trong giá lạnh. Tôi ngóng mắt lên những ngọn cây cao, chợt thương cảm với bản năng sinh tồn của loài động vật.

Sẽ còn bao nhiêu loài vật tồn tại trên trái đất này khi giá trị thiên nhiên dần mất đi. Và con người, với những vật vã trong cuộc sống sẽ chẳng còn tâm hồn để thưởng thức thiên nhiên.

Chiều nhợt nhạt. Con đường đất nhồi dập hai cơ thể mỏi nhừ suốt đoạn đường trở ra. Một ngày dài đong đầy cảm xúc với những phút giây thú vị của cuộc sống.

Bóng tối dần loang giữa đồng hoang hiu quạnh. Lẻ loi quệt sáng của ánh đèn xe trên con đường đất gập ghềnh.


:thank2:

ÐMH
( nguồn Trẻ online )
 
Mùa đông đi về hướng Bắc - Kỳ 1
 
Image
Ðặng Mỹ Hạnh
 
Ðể săn ảnh loài chim Cú Tuyết, hai nhiếp ảnh gia Ðặng Mỹ Hạnh và Andy Nguyễn đã thực hiện một cuộc hành trình từ Florida lái xe băng qua nhiều tiểu bang, đi và về hơn bốn ngàn bốn trăm miles để đến miền Bắc Canada nơi mà thường xuyên những ngày dưới 0 độ F. Mời quý độc giả theo chân hai nhiếp ảnh gia này trong loạt bài Mùa Ðông Ði Vê Hướng Bắc.
 
Image
Tác giả trước Phở 24 của một góc phố Việt.
 
Phở giữa đường


Khởi hành từ thành phố Orlando, đi dọc theo chuỗi xa lộ I-75. Tôi luôn mang cảm giác nôn nao và hồi hộp mỗi khi bắt đầu chuyến đi xa lâu ngày. Xe rẻ ra hướng xa lộ, tôi nhủ thầm: "See you in two weeks, Orlando!"
Là một US citizen, tôi có thể tự do lái xe đi bất cứ nơi nào trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ mà không chút hoang mang bị trình xét giấy tờ. Bằng lái cũng chính là cái thẻ căn cước. Ðời sống đã cho chúng tôi một nghề nghiệp mình yêu thích, đó là làm một nhà nhiếp ảnh, và luôn được rong ruổi khắp đó đây. Travel, với riêng tôi như được đắm chìm trong những cơn mơ đẹp về cảnh quan, thành phố, con người và những địa danh đã khiến tôi luôn tự lầm thầm mê mẩn, và rồi hoạch định để biến giấc mơ của riêng tôi thành hiện thực.

Zoom in (real dimensions: 600 x 723)Image
Sơ đồ hệ thống xa lộ chằng chịt của thành phố Atlanta.



Sống ở Florida – một trung tâm du lịch của những "snowbirds" đến từ khắp thế giới (danh từ nói về những người dân vùng lạnh phía Bắc đến Florida để tránh lạnh). Tôi vẫn luôn tự hỏi về một cuộc phiêu lưu trái ngược về hướng Bắc, không biết mình sẽ được gọi là gì đây? Và, để thực hiện một cuộc hành trình dài ngày bằng động cơ bốn bánh, tôi luôn cẩn trọng và tỉ mỉ với checklist:

- quần áo lạnh
- thermal underwear, mũ len, bao tay
- giày boot lội tuyết
- dụng cụ nhiếp ảnh
- laptop
- passport
- cooler, đèn pin, dao, emergency kit,
- bản đồ
- bình xăng dự trữ
- đồ ăn vặt, trái cây
- nước uống, giải khát
- khăn lau mặt (lúc buồn ngủ)
- đồ vệ sinh cá nhân
- kiếng mát
- CD nhạc
- mền, gối

Sau hơn 3 giờ đồng hồ trên xa lộ, xe tiến gần ranh giới tiểu bang Georgia; thị giác dần quen thuộc với cảnh vật dọc đường. Tôi chợt nhiên nghe hồn mình heo hắt khi lặng ngắm những cánh đồng hoang xơ xác, từng hàng cây trơ trụi đứng thinh lặng giữa tiết đông lạnh lẽo. Nền trời như một tấm canvas vô hình, loang lổ từng mảng mây xám màu đậm nhạt.

7 pm. Qua hơn 5 tiếng đồng hồ bó rọ trên ghế ngồi, chúng tôi tấp vào một trạm xăng heo hút, Ðổ đầy bình xăng giá $3.39/gallon, thêm một bình "sơ cua". Ðồng hành Andy tính toán lịch trình nghỉ ngơi theo dung tích của bình chứa xăng; xe Chevy Impala, chứa 17 gallons và theo kinh nghiệm thực tế thì có thể chạy được 450 dặm, tốc độ trung bình trên xa lộ 70 dặm/giờ, nên mỗi 6 tiếng phải dừng lại đổ xăng.

Image
Mướn xe ở Dollar Rent-a-Car giá cả phải chăng.



Trong những chuyến đi xa, mướn xe ở các dịch vụ luôn giảm bớt sự lo lắng về giới hạn khoảng cách lái xe (unlimited mileage), không bận tâm đến vấn đề xăng nhớt, bảo trì và có thể lựa chọn các loại xe theo ý muốn. Ðiều thú vị là trong những cuộc hành trình dài ngày, chúng tôi luôn hào hứng để được "thử" qua nhiều model "xế hộp" đời mới trên thị trường xe. Andy luôn đắn đo với sự lựa chọn loại xe để tiết kiệm xăng nhớt. Chiếc 2012 Chevy Impala, "full-size", đỡ hao xăng, động cơ êm ái, rộng rãi chỗ chứa hành lý và ghế ngồi thoải mái cho hai người, đã từng chạy xuyên bang với loại xe này nên chúng tôi khá hài lòng với giá cả vừa túi tiền $400/2 tuần lễ của dịch vụ Dollar Rent-a-Car.

Thời buổi kinh tế eo xèo, du lịch bằng xe khá phát triển. Qua thống kê của Câu Lạc Bộ Giao Thông Hoa Kỳ, tôi được biết chỉ trong mùa Lễ Tạ Ơn năm 2011, số người lái xe xuyên bang đã gia tăng khoảng 60% so với những năm trước.

Image
“Tài xế” Andy Nguyễn trên xa lộ I-75.



Ngao du tự do trên chiếc xe con, tôi luôn mang cảm giác tự nhiên thoải mái trong bộ pajama dẫu có nhăn nhầu và mặc nhiên thưởng thức những món bò khô, gỏi cuốn, xôi chè. Lúc hứng chí thì hồn nhiên gào hát theo một ca khúc yêu thích. Thức ăn vặt và đồ đạc mang theo chẳng hề phải dè dặt về trọng lượng, chưa kể đến dàn đồ nghề nhiếp ảnh luôn chiếm đa số diện tích trên xe. Thời tiết lạnh, dù nhu cầu của hệ bài tiết có cấp thúc cũng chẳng mấy khó khăn để tìm một WC dọc đường.

Image
Thành phố Atlanta về đêm.



Ðến Atlanta đã gần giữa khuya. Nhiệt độ 64 F, mưa đêm lất phất lạnh. Mất cả giờ căng thẳng lái xe vòng vèo trong một hệ thống xa lộ chằng chịt, dọc ngang, xéo xiên, cong vòng (rất dễ gây nhầm lẫn cho khách phương xa), hai chúng tôi cũng đã mày mò đến được một phố Việt ở đông bắc Atlanta.

Càng về đêm, quán xá càng im lìm. Ðôi lữ khách vẫn lang thang giữa khu phố lạ và chợt vui mừng khi bất ngờ kiếm được một "lữ quán về đêm" trên đại lộ Buford Highway.

Phở 24 - cái tên đã gợi đến sự liên quan của opening hours. Bước vào quán, tôi nhìn cái bảng chữ to tướng giữa lối vô: "Ðặc biệt hôm nay có bánh xèo, bún chả Hà Nội", nghe ấm lòng giữa những ngỡ ngàng xa lạ.

Bụng đói, mệt phờ phạc. Tôi dán mắt vào cái thực đơn. Giá phở nhẹ nhàng chỉ $6.95 một tô. Ðường xa, lắm khi tôi mơ về một tô phở nóng. Trong chốc lát, tô tái nạm bốc khói trên bàn. Tôi lướt mắt trên đĩa rau giá chỉ lèo tèo vài cọng rau quế, hương vị phở dẫu chẳng đậm đà nhưng cũng đủ trấn an cái bao tử đang có phần nổi loạn

Image


Vừa qua ranh giới Tennessee, chúng tôi tạm dừng ở khu trạm nghỉ Chatanooga. Vài tiếng đồng hồ thư giãn tứ chi để rồi tiếp tục một cuộc hành trình nhiều dặm trường. Hệ thống xa lộ xuyên bang (Interstate Freeway System) - nối liền hầu như tất cả những thành phố lớn trên nước Mỹ và đã được bắt đầu xây dựng từ năm 1956, hoàn thành trong năm 1991. Mỗi xa lộ đều có nhiều trạm nghỉ (rest areas) cách nhau khoảng vài chục dặm để tiện lợi cho du khách nghỉ ngơi; trạm nghỉ với nhiều chỗ đậu xe và nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ. Lộ trình dài trên xa lộ qua một tiểu bang mới, bạn sẽ luôn gặp trạm nghỉ đầu tiên thường là Welcome Center (trạm tiếp đón du khách); ngoài những tiện nghi tối thiểu, còn có tiếp tân phục vụ, cung cấp những thông tin cần thiết và bản đồ hướng dẫn, những địa điểm Welcome Center thường khá an toàn vì có nhân viên an ninh thường trực.

Image
Tennessee Welcome Center



Mưa vẫn rơi, tôi nằm co ro trên băng ghế sau nghe âm thanh của giọt đêm rả rích. Mưa đánh thức trong tôi những cảm xúc sâu lắng, bồi hồi. Tôi yêu mưa trong những họa phẩm của Utagawa Hiroshige đầy cuồng nộ, kỳ bí.
Mưa ru tôi ngủ, một tối mùa Ðông trên dặm trường đời gió bụi.

ÐMH
 
Mùa đông đi về hướng Bắc - Kỳ 2
 
Image
Tác giả ở “bên cầu biên giới” bắc ngang sông Mississippi


Bên cầu biên giới


Trời chập choạng, hai lữ khách rời khu trạm nghỉ Chatanooga hướng ra xa lộ. Tôi bó gối trên ghế, não bộ đang bắt đầu trạng thái linh hoạt sau khi uống gần trọn ly café ice latte.

Ðoạn xa lộ I-24 nối liền giữa hai thành phố của tiểu bang Tennessee: Chatanooga và Nashville. Chúng tôi đang ghé ngang quê hương của ông Vua Nhạc Rock & Roll nổi tiếng, và đến tiếc rẻ đã chẳng thể viếng thăm căn nhà Graceland của Elvis ở Memphis- một tư gia có nhiều khách viếng thăm thứ nhì nước Mỹ, sau Tòa Bạch Ốc của tổng thống Obama. Tôi lục tìm cái CD, mở nghe lại ca khúc yêu thích. Giọng ca Elvis Presley trầm ấm, say đắm, da diết giữa đêm vắng:

Are You Lonesome Tonight?
Do you miss me tonight?
Are you sorry we drifted apart?
…………………..
http://www.youtube.com/watch?v=hRwDphZE05g

“Are You Lonesome Tonight”, ca khúc bất hủ được viết bởi Roy Turk & Lou Handman vào năm 1926, Elvis đã thâu tại phòng thâu RCA ở thành phố Nashville vào tháng 4 năm 1960. Tôi chợt nhiên miên man suy tưởng khi thưởng thức âm hưởng đầy hoài niệm của bản nhạc tình tuyệt vời này.

Ðêm thênh thang. Chiếc Chevy Impala độc hành trên xa lộ không đèn. Mấy cái đĩa nhạc CD replay hàng giờ liên tục, cảm xúc tôi thay đổi theo tần số sóng âm, lúc êm ả ru ngủ khi thì xập xình kích động màng nhĩ.

Xe chạy qua vùng quê heo hút, cảnh vật tẻ nhạt. Tôi chú ý đến mấy cái bảng billboard dọc đường quảng cáo motel vùng này chỉ $29/đêm; chợt ngẫm nghĩ ai sẽ là người thiết tha du lịch đến cái chốn hẩm hiu này.

Bình xăng dần cạn sau hàng giờ trên xa lộ. Chúng tôi dừng ở một trạm xăng nhỏ, khu vực này giá xăng $3.45 một gallon. Thường, những trạm xăng gần xa lộ luôn tiện lợi nhưng giá xăng cao hơn những khu trong phố, dù chỉ mươi phút bất tiện nhưng chúng tôi có thể thoải mái đổ đầy bình xăng với giá rẻ hơn vài chục cent. Du lịch đường xa, điều bạn quan tâm nhất là gì: giá xăng dầu. Kinh tế càng phục hồi, thì giá cả tại các trạm xăng có khuynh hướng càng gia tăng. Chi phí trung bình quốc gia của xăng hạng thường (regular unleaded gasoline) nói riêng đã 8% cao hơn trong năm nay, hiện tại là $3.529 / gallon, theo AAA. Dù nhu cầu nhiên liệu giảm đi 10%, dân Mỹ lái xe ít hơn nhưng số tiền phải chi cho xăng dầu lại tăng hơn.

Image
Andy Nguyễn ở một trạm xăng Tennessee



Tôi bước vào trạm xăng mua thêm vài món snack, Andy nhanh nhẹn lau chùi mặt kiếng xe, gương chiếu hậu, và đổ xăng. Chúng tôi quen với việc lái xuyên bang trong đêm nên việc giữ kiếng xe sạch, không vết bẩn để không bị cản tầm nhìn, rất quan trọng trong nguyên tắc an toàn lái xe; vì khi thiếu ánh sáng mặt trời, mắt người nhận diện màu sắc kém hơn, do đó thị lực cần độ sáng gấp đôi so với những người trẻ tuổi. Việc lái xe ban đêm phụ thuộc vào 90% khả năng quan sát của người cầm tay lái. Khi thị giác đã quen với bóng tối thì việc tập trung, quan sát cũng khá thư thả và điều thú vị là chúng tôi không phải căng thẳng giữa dòng xe cộ tấp nập. Ðể chống chọi với cơn buồn ngủ giữa khuya, bạn có thể kích thích não bộ bằng những cảm giác căng thẳng, “rùng rợn” khi tập trung nghe những audio đọc truyện ma kinh dị của Nguyễn Ngọc Ngạn!

Trên xa lộ, một cửa hàng rộng lớn bán pháo, đèn chớp sáng rùm trời, rất thu hút du khách. Qua những chuyến đi inter-states trong nhiều năm trở lại, chúng tôi nhận xét rằng những tiệm bán pháo rất thông dụng ở các tiểu bang “nhà quê” miền trung và nam nước Mỹ. Trong khi những khu thành thị ở nhiều tiểu bang có luật cấm bán/đốt pháo vì lý do an toàn, những vùng thôn quê đồng trống không bị ảnh hưởng bởi luật này. Nếu gặp giữa ban ngày tôi cũng thường tò mò ghé mua và đốt tại chỗ vài phong pháo thử “vận may”, hay mua về để dành cho mùa Tết Nguyên Ðán năm sau.

Trời sáng dần. Tấp ngang McDonald’s, tôi nạp năng lượng bằng 2 cái bánh táo nướng nhẹ calories và 1 bình sữa non-fat; Andy thì xực gọn 2 cái hashbrowns khoai tây chiên.

Xe dần tiến lên độ cao, tôi cảm giác lùng bùng màng nhĩ. Khí áp và địa thế thay đổi suốt chiều dài chuyến đi; từ những miền đồng bằng (Florida, Georgia) lên đến vùng đồi núi chập chùng.

Dãy núi Appalachian Mountains lờ mờ trong màn sương sớm. Ðây chỉ là một đầu của dãy núi chạy dọc qua nhiều tiểu bang miền Ðông nước Mỹ và Canada; điểm cuối dãy đá này ở Nova Scotia. Một lần, lái xe qua đoạn đèo núi hiểm trở West Virginia, mưa đêm như thác nước mịt mù tầm nhìn, tôi mở quạt nước tối đa, giảm tốc độ xuống chỉ 15mph chậm hơn giới hạn tốc độ 40 mph, vẫn nơm nớp cảm giác bị tai nạn. Dọ dẫm qua từng cua quẹo, hơn nửa giờ sau tôi nhẹ nhõm thoát khỏi cơn giông của vùng núi đồi hiểm nghèo đó.

Image
Downtown St. Louis



Rạng sáng, chúng tôi đến St. Louis và tìm vào khu downtown. Andy gọi St. Louis là “thành phố Thép” vì nơi này có rất nhiều cầu sắt được xây trong nhiều thập niên qua. Downtown St. Louis lờ mờ trong màn sương mù ảm đạm, phố cuối tuần thưa thớt khách vãng lai. Chúng tôi tìm được parking trong khu phố cũ, rồi lội bộ đến khu Riverfront cạnh bờ sông Mississippi hùng vĩ danh tiếng. Tôi đứng chụp hình ở “bên cầu biên giới” bắt ngang dòng sông Mississippi.

Một kiến trúc hình vòng cung mỗi lúc một lớn dần trong tầm mắt, sừng sững mờ ảo trong màn sương mù.Thoạt nhìn, trông như cây cầu vòng thép khổng lồ ẩn hiện kỳ bí giữa những đám mây.

Image
Ðặng Mỹ Hạnh dưới chân cầu vòng Thép


Zoom in (real dimensions: 600 x 974)Image
Tỉ lệ giữa người và kiến trúc đồ sộ



Khó có thể tưởng tượng đây là một “kỳ quan” của con người –Gateway Arch - một kiến trúc tuyệt đẹp; được chọn trong một cuộc thi vẽ kiểu cho đài tưởng niệm vinh danh những người tiên phong về miền Tây Mỹ vào năm 1947 (sau khi Ðệ Nhị Thế Chiến vừa kết thúc). Cầu vòng Gateway Arch không chỉ là biểu tượng của thành phố St. Louis mà còn là Ðài Tưởng Niệm Quốc Gia (Jefferson National Expansion Memorial).

Hàng giờ ê ẩm trên ghế xe nên hai chúng tôi không chút phàn nàn leo hàng chục bậc thang cấp để được cảm giác chạm tay vào mặt thép lạnh của chân móng cầu vòng. Công trình vĩ đại này đã được bắt đầu vào năm 1963 với hai đầu cầu vòng cách nhau 630 feet, và được xây lên cao dần và nối lại ở điểm cao nhất (630 feet) vào năm 1965. Với kinh phí 13 triệu đô, Gateway Arch được xây cất bằng thép, rất vững chắc, và có thể chịu đựng những luồng gió mạnh và động đất.

Tôi ngước nhìn lần cuối “cây cầu vòng thép” với tất cả sự ngưỡng mộ.Văn minh phải chăng chính là trình độ chế ngự thiên nhiên của con người?

Rời St. Louis, cơn mưa rỉ rả suốt dọc đường. Tôi giở xem lại tấm bản đồ hành trình chi chít những biển chỉ dẫn, phương hướng, lộ trình-như cấu trúc và hình dạng cuộc sống- cuốn hút và phức tạp.
Sau mỗi chuyến đi xa, tôi luôn mang cảm giác mình đang lớn thêm và trái đất dường như dần nhỏ lại…


ÐMH
 
Mùa đông đi về hướng Bắc - Kỳ 3
 
Image
Chiếc Chevy Impala lẻ loi ở khu vực Service Plaza


Một đêm lữ quán


Tôi dường như luôn bị lôi cuốn bởi sự đa dạng của từng miền khí hậu trên đất nước Hoa Kỳ. Mùa đông, những loài chim trốn lạnh về vùng ấm, tôi ngược dòng cảm giác trên những vùng gió tuyết hoang lạnh.

Xe băng qua cánh đồng đêm. Nhiệt độ 34 độ F, cơ thể càng nhạy cảm với sự dao động về khí áp; tôi co chân tìm hơi ấm trong cái chăn mỏng rồi lục tìm vài món snack để đốt ngắn đoạn đường hun hút.

Vài giờ đồng hồ workout cái xương hàm, mở cả chiều dọc lẫn ngang để nghiền ngẫm gần trọn bịch khô bò và vài phong chewing gum, tôi ngồi nhẩm tên từng địa danh đã đi qua: Georgia, Tennessee, Kentucky, Illinois, Missouri…

Giữa khuya, chúng tôi đến “Ai-ô-òa”(Iowa)-một tiểu bang thuộc miền Trung Tây Hoa Kỳ; giáp với Minnesota về hướng Bắc, Nebraska và Nam Dakota về hướng Tây, Missouri về hướng Nam, và Wisconsin và Illinois về hướng Ðông.

Quad Cities là một trong những điểm ngừng của kế hoạch cuộc hành trình săn ảnh wildlife. Tứ Thành gồm 4 thành phố nhỏ nằm hai bên bờ sông Mississippi: Davenport, Bettendorf, Rock Island, và Moline; và dù những thành phố này nằm trong hai tiểu bang khác nhau (Iowa và Illinois), có số vùng (area codes) khác nhau, nhưng người dân ở đây vẫn không phải trả tiền điện thoại viễn liên khi gọi qua vùng khác vì đây là cấu trúc đặc biệt của khu vực Quad Cities để được xem như một cộng đồng chung.

Cái giá biểu $3.13/gallon ở trạm xăng giữa thị trấn Tứ Thành chợt níu kéo những bước chân đang tìm bến đỗ. Tài xế Andy hí hửng đổ đầy bình chứa xăng rồi “sơ cua” một bình dự trữ để trên xe. Nhiệt độ về đêm xuống 24 độ F. Trời lạnh, tôi chế đầy một bình thủy nước nóng để pha trà và nước Chocolate; Andy thì hứng thú với tô mì ăn liền kim chi nóng hổi.

Image


Vào những ngày Ðông, kích thích lạnh sẽ tác động vào trung khu điều tiết nhiệt độ cơ thể khiến cho mạch máu dưới da co lại, làm giảm đi nhiệt độ cơ thể; giảm thiểu sự tỏa nhiệt của da, làm tăng độ căng cơ sườn và trao đổi chất nên xuất hiện trạng thái “run cầm cập”. Vài ngộ nhận cho rằng nếu uống rượu sẽ làm “nóng” người, nhưng nên tránh uống rượu vì rượu có tác dụng làm giảm nhiệt độ cơ thể khi trời lạnh. Và dù mùa nóng hay lạnh, cơ thể vẫn đổ mồ hôi và cần lượng nước đầy đủ.

Tôi luôn cẩn trọng nạp đủ chất dinh dưỡng để cung cấp thêm năng lượng. Ðược biết, một trong những đặc tính của “động vật có vú” –là khả năng giữ nhiệt độ cơ thể ổn định để thích nghi với sự thay đổi của thời tiết.
Một giờ sau, chúng tôi ghé ngang Walmart tìm mua vài món đồ lặt vặt; tình cờ thấy có cả winter coats cho chó. Như một quy luật - những giống tiểu cẩu luôn cần sự ấm áp vì cơ thể không thể giữ nhiệt độ tốt ở môi trường lạnh. Tôi đứng ngắm nghía cái jackets tí hon của loài cún con, một item khác lạ không có ở những chi nhánh Florida. Tôi tìm lựa cho mình đôi bao tay có “cửa sổ” đóng mở, loại heavy duty có tác dụng tốt ở những vùng khí hậu lạnh khắc nghiệt

Zoom in
 (real dimensions: 500 x 616)Image
Winter coats cho tiểu cẩu



Mùa đông, những loài chim thiên di đến vùng ấm, tôi Bắc du tìm cảm giác “khác thường”. Thay vì dùng lộ trình ngược lên từ Florida đến Canada theo phương “thẳng lèo” như những snowbirds từ Canada xuống tránh lạnh ở Florida, chỉ lái khoảng 2,600 dặm, hai tay săn ảnh chúng tôi lại dùng lộ trình “đường tam giác” sẽ phải xa gần gấp đôi đoạn đường để đến địa điểm săn ảnh đại bàng ở Iowa, nằm chếch về hướng Tây Bắc.

Tạm “dừng bước giang hồ” ở một motel giá chỉ $49.99/đêm giữa thị trấn nhỏ Davenport. Quad Cities chỉ có vài motels nhỏ trông rất tồi tàn, vì ở những vùng này không mấy thu hút khách du lịch nên tiêu chuẩn phòng trọ thường rất thấp. Bởi để tiện lợi cho việc di chuyển gần khu vực săn ảnh Bald Eagles chúng tôi đã không có nhiều lựa chọn.

Chỉ lèo tèo vài khách nhưng người nhân viên duy nhất ở đây cứ tà tà, làm mất cả mươi phút ở quầy tiếp tân, chúng tôi mới nhận được cái thẻ phòng ngủ. Chúng tôi còn được “self service” một mớ khăn tự ôm về phòng. Cái cảm giác của sự tồi tàn theo tôi đến tận phòng. Restroom duy nhất một cái bồn rửa mặt ố vàng thời cổ đại, nước vặn lên thì rỉ rỏ như từng café giọt, một phòng tắm đứng nhỏ xíu với tấm màn che tơi tả; lúc tắm thì nước mặc sức từ trong tuôn lênh láng khắp sàn ngoài, chưa kể đến cái cầu tiêu như chẳng hề bao giờ được tiếp xúc với những loại dung dịch cọ rửa. Thảm lót hoen ố cũ kỹ, bốc mùi ẩm mốc. Tôi phải ra xe đem vào đống chăn mền mang theo để trải lót thay cho mớ chăn mền cáu bẩn trên chiếc giường con xập xệ.

Dù ngồi xe mệt mỏi, tôi vẫn lăn lộn thao thức. Tôi tưởng tượng đủ thứ, nào là bầy gián cánh từ những ngõ ngách quanh co sẽ tràn ra tấn công chúng tôi. Những con chuột nhắt sẽ chui vào mền và người tôi.
Mùi ẩm mốc cứ thốc vào mũi, khó ngủ, và bỗng dưng da diết nhớ cái giường đệm êm ấm thơm mùi chăn gối trong căn phòng ngủ của riêng mình hơn bao giờ hết.

Rạng sáng, rời khỏi căn phòng trọ đầy nightmare, hai chúng tôi hướng đến địa điểm săn ảnh Bald Eagles. Khoảng cách từ motel đến đó chỉ mươi phút, sự sắp xếp của Andy luôn hợp lý.

Hằng năm, hàng chục ngàn người đến thượng lưu sông Mississippi để xem Bald Eagles, với nhiều người có thể là lần đầu được chiêm ngưỡng vẻ đẹp oai hùng của loài cầm điểu biểu tượng của Mỹ Quốc.

Mùa đông có đến 2,500 chim Ðại Bàng về đây và tập trung ở những đập nước dọc con sông Mississippi; hệ thống khóa và đập nước đã được xây dựng vào thập niên 1930s bởi Liên Ðoàn Kỹ Sư Bộ Binh Mỹ và hiện vẫn đang dưới sự điều hành của họ. Có hơn 20 đập nước và khóa nằm dọc chiều dài sông Mississippi từ Illinois, Missouri, Iowa, đến Minnesota, Wisconsin.Những đập nước này được xây với mục đích điều hòa chiều sâu của mực nước khoảng 9 ft giữa 2 đập để ghe thuyền qua lại, và có tác dụng như những bực thang đi từ cuối sông đến thượng nguồn. Nếu không có hệ thống đập này, khó lòng cho tàu thuyền lưu thông trên một dòng sông mà sự chênh lệch về cao độ rất lớn.

Loài chim Bald Eagles thường thích tụ tập ở những địa điểm này vì dòng nước xoáy chảy qua những đập nước mang theo những luồng cá lớn. Những con cá vừa bị “choáng váng” chưa kịp thở do dòng nước dồi dập thì đã trở thành mục tiêu dễ dàng cho loài Ðại Bàng sà xuống săn bắt. Hai bên bờ sông có nhiều cây rừng rậm rạp là nơi lý tưởng để Ðại Bàng ngủ qua đêm.

Khi Ðông qua đi và khi mùa Xuân đến, Ðại Bàng bắt đầu rời nơi đây bay về phương Bắc Minnesota, Wisconsin, và Canada để làm tổ và sinh sản.

Chúng tôi đến địa điểm săn ảnh thì đã có gần 30-40 photographer trang bị ống kính tele rằn ri “dữ dằn” và đang trong tư thế sẵn sàng để ghi nhận những khoảnh khắc Eagles săn bắt cá.

Image


Image
Ðại bàng



Gió Ðông se sắt, chúng tôi đứng ở mé sông và gắng giữ thế thăng bằng kiềm chặt ống kính bằng handheld. Những tay săn ảnh wildlife dường như chẳng hề nao núng với cái lạnh lẽo. Ở họ, tôi cảm nhận một niềm đam mê đến đáng ngưỡng mộ.

Ðể có một bộ sưu tập về hình ảnh Bald Eagles, chúng tôi đã từng trải qua nhiều cuộc hành trình săn ảnh đầy gian nan và thường luôn làm việc dưới thời tiết khí hậu khắc nghiệt.

Chiều chập choạng. Kết thúc phần săn ảnh Ðại Bàng. Chúng tôi còn mục tiêu chánh là loài Cú Tuyết ở Bắc Canada.

Rời địa điểm hot spot, Andy bấm vào máy chỉ dẫn đường (GPS navigator) tìm địa chỉ một nhà hàng Mỹ “nổi tiếng nhất thế giới” trong khu vực này đó là McDonald’s. Chiếc xe chạy vòng vo theo sự điều khiển của người đẹp trong máy: “đi thẳng nửa dặm, quẹo phải ở góc đường 61, McDonald’s ở bên phải của bạn.” Ngừng xe ở góc đường, “hai trẻ lạc” trông thật ngớ ngẩn, vô định vì chẳng tìm đâu ra cái logo của McDonald’s ở khu vực này. Trước đây, vài lần, chúng tôi đánh tìm địa chỉ các quán ăn Việt, cũng theo sự hướng dẫn của GPS để lần tìm đến nơi thì các quán xá này đã “âm thầm dẹp tiệm” từ mấy thuở nào.
Vì thế, để có được những tin tức chính xác hiện hành, bạn luôn cần cập nhật những phiên bản mới nhất (lastest version) và nên có bản đồ “sơ cua” khi du lịch đường xa, không nên quá lệ thuộc vào người đẹp GPS navigating system.

Image
Andy trả tiền toll fee



Du lịch đường dài, ngoài chi phí về xăng nhớt thì chúng tôi còn phải chi thêm phần “thuế mãi lộ” (paytoll) đáng kể.

Ðoạn xa lộ I-80 băng ngang qua tiểu bang Indiana/Ohio cũng có tên khác là Indiana Toll Road và Ohio Turnpike. Khách du lịch cần phải trả tiền toll để lái xe trên xa lộ này; ngược lại, họ được trao đổi bằng sự tiện lợi và nhanh chóng. Dọc xa lộ có nhiều trạm nghỉ (service plaza) với mọi phương tiện cho khách du lịch như: quán ăn, máy rút tiền, chỗ đậu xe, cây xăng, và phòng vệ sinh rất rộng rãi và sạch sẽ.

Image
Bên trong trạm nghỉ Service Plaza ở Ohio



Khi đến Ohio thì chiều đã xuống nhanh, chúng tôi ghé vào một Service Plaza ở gần Cleveland. Khu Plaza sạch sẽ, thoáng rộng, có tiệm café Starbucks mở cửa 24 giờ. Tôi order một ly café ice latte rồi đứng tán gẫu với cô nhân viên bán hàng và được biết khu Plaza này chỉ mới mở cửa được 8 tháng. Tôi khui lon bắp lót dạ qua loa, Andy thì vẫn luôn trung thành với mì tô kim chi.

Hàng giờ với áp lực đặt lên vùng bàn tọa.Tôi rời xe, duy trì thói quen vận động bằng 15 phút chạy bộ quanh khu trạm nghỉ để giảm cảm giác chồn chân. Sự tích tụ 50% lượng chất béo ở vùng mông; các tế bào mỡ sản sinh ra các triglyceride, một dạng chất béo tích tụ trong cơ thể với một tốc độ nhanh hơn khi ngồi quá lâu; béo phì, chỉ đơn giản là tình trạng mất cân bằng lượng calories.

Vài giờ nghỉ ngơi trước khi qua biên giới Canada. Tôi mở nghe CD nhạc hòa tấu; giai điệu tuyệt vời của Sad Angels- Igor Krutoy đánh thức giác quan về vòng xoáy của cuộc đời- những suy tư chất chứa, những băn khoăn về đời sống và những khoảnh khắc ngắn ngủi không tên gọi.

Hãy sống chậm và cảm nhận cuộc sống, đi tôi!


ÐMH
 
 
Image

Image


Image
 

Mùa đông đi về hướng Bắc - Kỳ 4
 
Image
Thác Móng Ngựa (Horseshoe Fall)


Bên Dòng Thác Ðổ



Trời hửng sáng, xe tiến về hướng Buffalo, New York trước khi băng qua cầu Peace Bridge biên giới Mỹ/Canada. Xứ sở sầu đông có cái nickname “Ðại Bạch Bắc” (The Great White North) welcome chúng tôi với vẻ ảm đạm của một ngày Ðông xám.

Văn phòng Customs and Immigration đón hai du khách đến từ Mỹ Quốc bằng loạt thủ tục chất vấn rất mực chi li. Sau hơn nửa giờ đồng hồ tra vấn, kiểm soát tận tâm tình trạng sức khỏe người và xe; hai cái passport được trao trả tận tay cho hai “khổ chủ” kèm theo nụ cười và lời chào mừng rất quy tắc của nhân viên hải quan -Welcome to Canada!

Image
Biên giới Mỹ/Canada ở cổng Peace Bridge



Trên xa lộ, chúng tôi chú ý đến biển báo tốc độ 100km/h. Canada dùng đơn vị thập phân khác hệ imperial như ở Mỹ, tài xế Andy phải bấm hoán đổi ra đơn vị km trong cái đồng hồ tốc độ digital của xe cho phù hợp; tôi dán mắt vào cửa xe, cảm giác hiu quạnh khi trực diện với cái giá lạnh vùng Ðông Bắc.

Từ cầu Peace Bridge chỉ cách vài chục cây số đường để đến Niagara Falls- một thành phố du lịch nằm ở phía Nam Canada; hai ngọn thác Horseshoe và American Falls hợp dòng tạo thành một kỳ quan thiên nhiên danh tiếng: Niagara Falls.

Sau khi ghé thăm Ontario Welcome Center, được biết vài dữ kiện lý thú về Niagara Falls:

- Thác Horseshoe cao khoảng 60 thước và rộng 633 thước.

- Xếp hạng ba trên thế giới nhờ sự kết hợp của chiều cao, chiều rộng, khối lượng nước khổng lồ với tiềm năng hơn 168,000 m³ nước rơi xuống mỗi phút vào thời điểm nhiều nhất, và trung bình gần 110,000 m³ mỗi phút.

- Là thác nước mạnh nhất ở Bắc Mỹ, thể tích nước rất lớn của thác đã tạo thành sức mạnh cho nhiều nhà máy thủy điện.

- 28 triệu lượt người viếng thăm/năm.

- Ðược xem là thủ đô trăng mật của thế giới kể từ đầu thế kỷ thứ 20 đến nay. Hơn năm mươi ngàn cặp tân hôn chọn Niagara Falls làm nơi du hưởng trăng mật hàng năm nhờ vẻ lãng mạn cùng những tiện nghi giải trí hấp dẫn.

- Vài điểm thu hút ở Niagara Falls: Maid of the Mist, Journey Behind the Falls, xem ngoạn cảnh bằng trực thăng với Niagara Air Tours, 8 sân cù tiêu chuẩn quốc tế, phố cổ mua sắm và kịch nghệ Niagara-on-the-Lake, chưa kể nhiều khách sạn 5 sao và các sòng casino cao cấp.

Thác Niagara còn là nơi cho những kẻ liều mạng trổ tài thực hiện những trò giỡn mặt với tử thần, và được “gán” biệt danh là “kinh đô tự tử” của Hoa Kỳ chỉ sau cây cầu Golden Gate ở San Francisco.

Uớc tính có khoảng từ 20 đến 25 vụ tự tử tại Niagara Falls mỗi năm. Năm 1996, nhà sử học Paul Gromosiak biên soạn một danh sách của 2,780 vụ tự tử được biết đến từ năm 1856 đến năm 1995. Năm 1991, Tạp chí Y tế Công cộng Hoa Kỳ đưa một báo cáo đầy đủ 60 người thiệt mạng tại thác từ năm 1978 đến năm 1988. Trong số đó, 59% là nam giới và 41% là phụ nữ. Ðộ tuổi trung bình của phụ nữ là 38, và đối với nam giới là 39. Theo tờ báo địa phương The Niagara Falls Reporter, ngày lễ Memorial Day hàng năm theo truyền thống “đánh dấu sự khởi đầu của mùa tự tử”!

Một Viện Bảo Tàng phía bên kia Cầu Mống - Rainbow Bridge lưu trữ các thành tích của những người “liều mạng” vượt thác Niagara. Nơi đây trưng bày một cách biên niên sử đầy đủ hình ảnh, báo chí tường thuật, vật chứng của một số thùng phuy và các dụng cụ khác mà những tay liều mạng dùng để thực hiện những cú nhào xuống thác ngoạn mục có khi chết người.

Những “yên hùng” ấy, họ là ai?! Họ chỉ là những người muốn nổi tiếng hoặc chỉ để thỏa mãn cảm giác vượt qua thách thức và có khi chỉ muốn... tự vẫn!

Dẫu ngay khi tần suất biên độ phần trăm của nguy cơ rối loạn sắc khí trong cuộc đời bạn đang ở mức báo động (là thất tình, là chán đời, là làm biếng sống... đó bạn) chớ nên lầm tưởng đây là một “địa chỉ” lý tưởng để quyên sinh!


Image
Tác giả trước vực thác Móng Ngựa



Tôi đang đứng bên bờ thác Horseshoe hùng vĩ, mê lực của thác nước chợt đánh thức mọi miền cảm thức; tôi dường như được tắm mình trong dòng xiết chảy-dồn dập những âm thanh thác đổ ầm ầm- những âm lực đầy huyền bí tựa tiếng gầm thét vang vọng. Một dòng chảy khổng lồ bằng bạc tỏa một thứ ánh sáng huyền hoặc giữa muôn vàn bọt nước, cuồng nộ đổ xuống một vực hồ cuốn xoáy. Niagara, tên gọi bắt nguồn từ “Onguiaahra” trong tiếng thổ dân Iroquois có nghĩa là “tiếng gầm của nước”.

Khi tâm tư lắng vào mênh mông của dòng thác chảy, cảm xúc tôi dịch chuyển từ trạng thái gấp gáp nôn nao sang chậm chạp tĩnh lặng, tôi chợt nhiên nghe hồn mình gợi lên một ước vọng về một cõi hoang sơ và an bình nằm sâu trong tâm thức. Và dường như chìm sâu trong những tiếng gầm thét ấy là một sự yên tĩnh lạ thường. Vô thanh và vô ngôn.

Rời Niagara Falls, hai tay săn ảnh chuyển tiếp đoạn trường săn ảnh loài cú tuyết Bắc cực. Chiếc xe hòa vào dòng chảy xô bồ trên xa lộ QEW-một xa lộ được mang tên nữ hoàng Elizabeth của Anh Quốc đã được thành lập trong thời kỳ Canada vẫn còn thuộc địa của xứ Ăng Lê.

Xe chạy ngang một trạm xăng nhỏ, tâm trí tôi luôn ở trạng thái hiếu kỳ trước những sự việc khác lạ dù chỉ là cái giá biểu xăng được biểu thị ở đơn vị xu/lít. Andy nhẩm tính rằng 117 ¢/lít vẫn mắc hơn so với giá xăng ở Mỹ.

Ðất nước Canada có diện tích rộng lớn hơn Hoa Kỳ nhưng dân số chỉ bằng một phần mười dân số của Mỹ. Ðoạn đường từ Niagara Falls đến Toronto hơn 120 cây số và chỉ lác đác vài làng nhỏ dọc xa lộ.

Thành phố Toronto với khoảng hai triệu năm trăm ngàn dân, có một trong những cộng đồng người Việt lớn nhất Bắc Mỹ Châu với hơn 120,000 người sống trong vùng Greater Toronto Area (GTA), không thua kém cộng đồng Việt ở Cali, Houston, Virginia. GTA tập trung 4 khu phố Tàu nằm ở 4 góc của đại đô thị Toronto: phố Tàu Toronto nằm trong khu vực Downtown; phố Tàu North York ở phía Bắc; phố Tàu Mississauga về phía Tây; và phố Tàu East York bên hướng Ðông. Gọi là phố “Tàu” nhưng xen kẽ nhiều cơ sở thương mại được làm chủ bởi người Việt gốc Hoa hoặc người Việt Nam. Sinh hoạt của người Việt và Hoa tại đây ngoài những điều dị biệt về ngôn ngữ và phong tục cũng có những điểm tương đồng nói chung của những người di dân đến từ Châu Á.

Chiều, trực chỉ vào Phố Tàu, bốn mươi phút lòng vòng căng thẳng tìm bãi đậu trong khu chợ chật hẹp, hỗn tạp, cuối cùng cũng rời được cái xe để hối hả cuốc bộ viếng khu Chinatown.

Image
Phố Tàu Spadina



Khu phố Tàu - chợ Việt cũ kỹ với những building trăm tuổi, lòe loẹt vô số bảng hiệu đầy màu mè với chữ Hoa, chữ Anh, chữ Việt; phố Tàu xưa chỉ quanh quẩn với hai nghề bán ăn và giặt mướn; phố Tàu thời nay sầm uất chen chúc những cơ sở thương mại Ðông phương.

Image
Sạp trái cây ở khu Phố Tàu



Lịch sử phố Tàu Toronto là lịch sử của vấn đề hội nhập một chủng tộc da vàng đến định cư trên đất nước Canada lạnh lẽo và trù phú. Theo tài liệu ghi nhận của thành phố vào năm 1877 chỉ có hai Hoa kiều hiện diện tại đây:
đó là ông Sam Ching ở số 8 đường Adelaide East và ông Wo Kee ở số 385 của đường Yonge. Hai xếnh xáng này là chủ nhân của 2 tiệm giặt quần áo bằng tay.

Dừng chân ở một sạp trái cây, tôi hờ hững liếc qua thùng chôm chôm queo quắt và chẳng mấy mặn mà với mấy trái mãng cầu, măng cụt èo ọt; chợt tiếc rẻ đây chẳng phải là dịp Hè để thỏa mãn cơn ghiền trái cây nhiệt đới.

Image
Bên trong một tiệm food-to-go của người Việt ở khu Phố Tàu



Rời khỏi tiệm Chè và Bánh Mì Cali ở số 318 Spadina Avenue, hai du khách lỉnh kỉnh xách theo vài bịch food-to-go, bao tử luôn mường tượng đến những món ăn Việt sau nhiều ngày ngao ngán với fastfood.

Hình ảnh cuối ngày bất chợt gợi trong tôi nhiều cảm xúc - một cụ già người Việt co ro trong chiếc áo dạ Ðông đứng bán những món quà bánh tự làm bên lề đường. Một thoáng quê hương giữa dòng đời hối hả...

Xe rẽ ra xa lộ 401 tiến về hướng Quebec, tiếp nối cuộc hành trình xuyên đêm đến miền hoang lạnh - một cuộc hành trình săn ảnh cú tuyết kỳ thú đầy hứa hẹn.

ÐMH
 
 
Thiên đường nhiệt đới - Kỳ 1: Một nơi cũng giống quê hương
 
Image
Ðặng Mỹ Hạnh
 
Vài giờ đồng hồ trên chiếc phi cơ của hãng Jet Blue, bay thẳng từ Orlando đến thủ đô San Jose, tôi với những háo hức khi nghĩ đến một địa danh sắp đến đã nằm trong tâm thức: COSTA RICA - đất nước trù phú với nhiều khu bảo tồn sinh thái và rừng nhiệt đới - một địa bàn thiên nhiên đầy ước mơ của những tay săn ảnh wildlife trên thế giới.


Image
Tác giả ở phi trường San Jose



Máy bay đang ở độ cao 36,000 bộ, tốc độ 524 dặm/giờ.

Ðiền xong cái đơn khai nhập cảnh, tôi nôn nao nhìn ra cửa tò vò để quan sát; từ góc độ trên không, đất nước Costa Rica như một họa phẩm thủy mặc mộc mạc, thấm đượm sắc màu đại ngàn.

Với diện tích hơn 51,000 km2 và dân số gần 5 triệu người,
Costa Rica là một nước theo thể chế dân chủ, nằm ở Trung Mỹ, biên giới phía Nam giáp Panama, phía Bắc giáp Nicaragua, một quốc gia hòa bình nên từ năm 1949, đã không có quân đội cho đến ngày nay.

Chiếc Airbus A320 đang trong tư thế chuẩn bị hạ cánh xuống phi trường San Jose - thủ phủ của xứ sở Costa Rica; đồng hành Andy dường như vẫn đang bị cuốn hút bởi loạt hình ngoạn cảnh từ trên không, tôi chợt băn khoăn giữa đôi dòng cảm xúc thuận nghịch - chút háo hức xen lẫn hoang mang khi đến một đất nước xa lạ không lệ thuộc vào sự hướng dẫn của tour guide đã là một sự thử thách khá... liều mạng, dẫu những hoạch định về du trình của chuyến đi đã được Andy chuẩn bị rất chu toàn vài tháng trước đây.


Image
Costa Rica bên dưới.



Sinh cung nhân mã nên hai lãng tử chúng tôi trót lụy những hành trình viễn du. Tôi nhìn đồng hồ: 2 tiếng 45 phút trọn đường bay từ phi trường Orlando (MCO) đến San Jose (SJO). Thời kế tự động, con người tựa mình vào những gánh nặng của quá khứ nên ngày càng trở nên máy móc với thời gian. Trong hằng thức của riêng tôi, thời gian nằm trong mỗi vật thể vũ trụ và trong sự sâu thẳm của tâm hồn; thời gian có mặt trong mỗi phân tử, mỗi tế bào, mỗi giây thần kinh, mỗi suy tư, mỗi cảm xúc...

Ðến sân bay San Jose
, âm thanh rù rì băng chuyền hành lý tạo cảm giác thúc giục, hứng khởi. Hai tay săn ảnh hì hục kéo lê đống hành ly cá nhân, kiên nhẫn qua từng khâu kiểm soát an ninh.

Xếp hàng chờ làm thủ tục nhập cảnh, chúng tôi đứng “tám” chuyện với một “Tây ba-lô” thường niên ngao du dọc ngang từng miền của xứ sở Trung Mỹ. Vài trao đổi kinh nghiệm du lịch với chàng huê kiều này cũng tạm trấn an cái tinh thần đang chút dao động của hai du khách da vàng.

Bài học thứ nhất được truyền đạt là không để bất kỳ đồ đạc cá nhân trên xe, kẻ cắp có mặt ở khắp mọi ngõ ngách.


Tôi nhẹ nhõm sau phần thủ tục nhập cảnh đơn giản, suông sẻ, nhân viên hải quan đóng mộc 90 ngày gia hạn (thời hạn tối đa của visa và điều này còn tùy thuộc vào khả năng đối đáp, và lý do xin nhập cảnh của bạn). Với kỹ nghệ du lịch trị giá 1.7 tỷ Mỹ kim, Costa Rica là nước đông khách du lịch nhất khu vực Trung Mỹ. Ngành du lịch sinh thái trở thành nguồn ngoại tệ lớn nhất, bởi đất nước này cũng không chạy theo đồng đôla của các viện bào chế thuốc tây Âu Mỹ hay của các tập đoàn khai thác phương Tây để bán rẻ tài nguyên thiên nhiên của mình. Nhờ vậy mỗi năm có hơn 2 triệu du khách nước ngoài tìm đến đất nước nhỏ bé này.

Vừa rời khỏi phi trường
, hai viễn khách chợt ngơ ngáo giữa một rừng âm thanh hỗn độ

 
Page: 1     Lần đọc: 91671 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc