About Us
Main menu
Số truy cập: 75496341
Nhiếp ảnh tối giản
VN-USPA (12/27/12)




Nhiếp ảnh tối giản
Theo Nguyễn Huyền

Nhiếp ảnh tối giản giảm lược tối đa các chi tiết trong ảnh, thể hiện bởi sự tự do hoàn toàn của trí tưởng tượng. Ảnh tối giản có thể giúp người xem t́m một “khoảng lặng”, sự b́nh yên hay chút cô đơn trong cuộc sống sôi động.

Nhiếp ảnh tối giản là ǵ?

 

Nhiếp ảnh tối giản hấp dẫn nhờ giảm lược chi tiết

Nhiếp ảnh tối giản (Minimalist Photography) là một trong những loại h́nh “nghệ thuật tối giản của thị giác”, lấy sự giản lược chi tiết, màu sắc, h́nh dạng, đường nét… làm sức hút của bức ảnh. Nhiếp ảnh tối giản xoay quanh khẩu hiệu “ít hơn là nhiều hơn” (Less is more) và một ví dụ dễ tưởng tượng cho thể loại này là: không có chi tiết nào ngoài một sọc sơn màu trền mảnh vải trắng.

Ảnh tối giản trông có vẻ đơn điệu, bao gồm một, hai chủ thể chính nổi bật trên phông nền chi tiết giản đơn. Nhưng chứa đựng những thông điệp hết sức cô đọng và sâu lắng. Gợi mở cảm xúc hay sự cô đơn trong chính tâm hồn mỗi người xem. Chủ đề chính của ảnh tối giản có thể là ảnh tĩnh hay ảnh động, người hay vật, màu sắc hay đơn sắc, những vật dụng thường ngày hay những chi tiết trên cơ thể con người…

Nhưng không dễ để truyền đạt thông tin vào những bức ảnh ít chi tiết, bởi sự đơn giản luôn khó thể hiện nhất. Do đó, để chụp những bức ảnh tối giản cần sự tư duy và chí tưởng tượng của người chụp nhiều hơn việc nắm bắt khoảnh khắc. Qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ t́m được cảm ứng và “khoảng lặng” trong cuộc sống sôi động đầy bon chen… và để nhận thấy “đôi khi dù chỉ nh́n thấy một chút nhưng ngẫm lại rất nhiều điều”.

T́m kiếm chủ đề

Mọi sự vật hiện tượng đều có thể trở thành chủ đề của ảnh tối giản

Như đă nói ở trên, bất cứ yếu tố nào cũng có thể khai thác làm chủ đề trong ảnh tối giản. Nhưng đừng phụ thuộc vào điều này và thay t́m kiếm trong căn pḥng của ḿnh bạn hăy ra ngoài để t́m những chất liệu mới. Luôn xác định t́m kiếm với cách chụp đơn giản, tối thiểu về h́nh dạng, đường nét, màu sắc, không gian trống trải, nh́n lên, nh́n xuống và đi bộ chậm. Các đồ vật trên đường có thể dễ dàng đưa vào ảnh tối giản như biển báo, ghế đá, bức tường, chiếc lá… Bạn cũng có thể khai thác các chủ đề sau:

Ảnh tối giản theo đường nét

Các đường nét: Đây có thể là những đường thẳng, đường chéo lắp đi lặp lại cùng tông màu, có thể thấy trên các con đường hay những logo, mang lại cảm giác gai góc, mạnh mẽ cho bức ảnh. Khai thác h́nh ảnh theo cách này rất dễ cho ảnh đẹp.

Khai thác các con số trong ảnh tối giản

Số và chữ: Những con số và chữ cái đứng riêng khi được chụp một cách độc đáo theo nhiếp ảnh tối giản có thể mang một nội dung nào đó. Như việc cân nhắc đến ư nghĩa cuộc sống hay sự cô đơn…

Sự kết hợp của những màu sắc đối lập

Màu sắc: Trong ảnh tối giản không thể thiếu những bức ảnh có màu sắc và độ tương phản giữa các màu. Sự kết hợp này không loại trừ một chủ thể trong một mảng màu mà có thể kết hợp trong 2 tông màu đối lập. Hơn nữa, biểu cảm của người hay trạng thái của vật thể cũng quyết định thành công của bức ảnh.

Ảnh cùng tông đơn điệu mà sâu sắc

Ảnh cùng tông trắng: Những bức ảnh tối giản có chủ thể và phần nền cùng một tông trắng, chỉ nổi nhẹ các chi tiết và đường nét lại rất cuốn hút mắt nh́n. Nếu bạn lên kết hoạch chụp những bức ảnh ư tưởng này cần chú ư bóng đổ của h́nh ảnh, không để bóng quá đen.

Cảm hứng với Texture

Những bức tường, trần nhà Texture: Cung cấp cho bức ảnh cảm giác mạnh hơn, với kết cấu pha trộn phức tạp mà giản đơn để mang thông điệp cho bức ảnh.

Nguyên tắc 1/3 sử dụng nhiều trong ảnh tối giản

Nguyên tắc một phần ba: Đây cũng là nguyên tắc chung trong luật bố cục. Về cơ bản, nguyên tắc này tạo cho bức ảnh cân bằng rơ rằng hơn khi phân chia không gian (phần ngang hay dọc chia ba). Chủ thể luôn được đặt vào tâm đường giao điểm để nổi bật và hút mắt. Đây là nguyên tắc bố cục được sử dụng nhiều nhất trong nhiếp ảnh tối giản v́ tạo hiệu quả cho phần nền đơn giản chiếm không gian lớn. Qua đó, thông tin cần đưa tới người xem hiệu quả hơn.

Một số kinh nghiệm khi chụp ảnh tối giản

Không cần xử lư ảnh tối giản quá kỹ lưỡng ở phần hậu kỳ

1. Đơn giản không phải là thuộc tính vật lư, đó là một khái niệm rơ ràng cần suy nghĩ trước khi bấm máy.

2. Khi chụp ảnh ngoại cảnh, đừng mọng đợi bạn sẽ chụp được ǵ mà hăy chụp những ǵ bạn đă chuẩn bị.

3. Luôn mang theo những thiết bị đơn giản. Khi suy nghĩ việc sử dụng thiết bị, có thể nghĩ thêm về h́nh ảnh.

4. Khi chọn một chủ đề cụ thể hăy khám phá bằng nhiều cách và góc độ qua chiếc máy ảnh.

5. Chụp cận và loại trừ những chi tiết dư thừa trong khuôn h́nh tối giản.

6. Chọn chủ đề có “tiếng nói” về nội dung để bức ảnh thuyết phục hơn.

7. Đặt chủ thể trong những “điểm vàng” và sử dụng tối đa không gian trống.

8. Không cần xử lư quá kỹ lưỡng ở phần hậu kỳ v́ mỗi bức ảnh này đă là một ảnh đơn giản.

9. Bạn luôn có thể t́m thất sự đơn giản ngay trong những khung cảnh hỗn loạn nhất.

10. Hăy sáng tạo và đột phá cùng nhiếp ảnh tối giản.


 
Page: 1     Lần đọc: 81149 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc