About Us
Main menu
Số truy cập: 72485026
" Nguời phàm tự- truyện " của Anh Lê Ngọc Minh.
Nguyễn Đạo Huân (03/03/12)


" Nguời phàm tự- truyện " của Anh Lê Ngọc Minh. (LGT) Nhiếp ảnh gia Lê Ngọc Minh ( Hoa Kỳ) là tác giả quen thuộc của Hội Nhiếp Ảnh Việt-  Mỹ / VNUSPA( Hoa Kỳ) và Trang Nhiếp Ảnh  VNTB Úc Châu - với nhiều bài viết  và h́nh ảnh mà chúng tôi đă từng gửi tới quí đọc giả trong thời gian qua…Thế nhưng Nhiếp-ảnh chỉ là nghề tay trái của ông, chụp chơi cho vui những khi rảnh rỗi.

 

 

Nhân ngày vinh danh NAG Lê Ngọc Minh Một Đời Phục Vụ Nhiếp Ảnh vừa qua 26/2/2012 ở Hoa Kỳ. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu những  trích đọan trong  hồi kư “ Người phàm tự - truyện” của NAG Lê Ngọc Minh . Lần này, chúng ta sẽ gặp "con người thật" Lê Ngọc Minh và đây là cũng là một phần đời thực của chính tác giả..

                                                                                                 

 Với lối văn (hồi kư) kể chuyện rất chi tiết được tác giả mô tả cặn kẽ về hoàn cảnh nào đă đưa đẩy ông từ miền Nam California nắng ấm lên tới Prudhoe Bay, miền cực Bắc của tiểu-bang Alaska, làm việc trong công tác đường ống dầu xuyên tiểu bang (Trans-Alaska Pipeline), giữa mùa đông tháng giá,.  Trong những người Việt chúng ta đă có mấy ai nơi đă tới nơi này ?Những ǵ ông đă  học được qua thời-gian làm việc tại đây ?... Lê Ngọc Minh là một trong những  người Việt Nam di tản ngày đầu với  hai bàn tay trắng cố gắng t́m sự sống, mưu sinh trên Nuớc Mỹ vào những năm tháng ngay sau biến cố 1975 lịch sử  mời quí vị cùng hành tŕnh tới miền băng giá lạnh lẽo ALASKA  với Lê Ngọc Minh trong bối cảnh của hơn 30 năm trước. Tất nhiên, thấp thoáng đâu đó là những sinh hoạt nhiếp ảnh  của một nhiếp ảnh gia. Chúng tôi hi vọng được tác giả cho phép phổ biến tới quư đọc giả những phần khác nữa của cuốn Hồi Kư này). Xin trân trọng cám ơn Nhiếp Ảnh Gia  Lê Ngọc Minh.

Nguyễn Đạo Huân

Sydney - Australia 5/3/2012

 

Người phàm tự-truyện

 LÊ-NGỌC-MINH

 

MỤC-LỤC

Thời thơ-ấu tại ấp Nam-Long                                                                                      

Tôi tản-cư                                                                                                                  

Những ngày tại Hà-Nội                                                                                                         

Tôi bị đ̣n                                                                                                        

Về ấp, rồi đi Nam                                                                                                     

Những ngày ở Thị-Nghè                                                                               

Phục-vụ trong Binh-chủng Công-Binh                                                                     

Trở về đời sống dân-sự                                                                                             

Gia-đ́nh tôi                                                                                                   

Chuyện dài Nhiếp-ảnh :  Dan díu với nhiếp-ảnh                                                          

Tôi làm đồ-án cầu                                                                                           

Tôi di-tản                                                                                                       

Hai tháng ở Fort Chaffee, Arkansas                                                              

Hai tháng trong Camp Pendleton, California                                                           

Những ngày mới định-cư                                                                              

Việc làm đầu tiên trên đất Mỹ                                                                     

Tôi làm việc tại Santa Fe Engineering                                                         

Tôi làm việc tại Alaska                                                                                  

Tôi làm việc tại Chevron                                                                               

Tôi làm việc tại The Ralph M. Parsons                                                         

Tôi làm việc tại E&L - Ebasco - Raytheon                                                   

Tôi làm việc tại Jacobs Engineering                                                                        

Mẹ tôi không c̣n nữa                                                                                    

Tôi đầu-tư                                                                                                                 

Một ngày tại New York                                                                                              

Chuyện dài Nhiếp-ảnh :  Ba cái máy cũ                                                                    

Tôi lao xe xuống vực                                                                                      

Tôi về hưu                                                                                          

Hai con mèo của tôi                                                                                       

Chuyện về ông Hồ-Hữu-Tường                                                                                 

Chuyện dài Nhiếp-ảnh :  Tôi viết sách Lịch-sử Nhiếp-ảnh Việt-Nam                                

Bài viết chót                                                                                                    

 

TÔI LÀM ĐỒ-ÁN CẦU

Thân tặng ông Công-Binh Già Lữ-Xuân-Mẫn, kỷ-niệm những ngày chia nhau từng điếu thuốc, từng ly cà-phê...

Tôi tham-dự vào việc làm đồ-án khoảng hơn 100 cầu tại Việt-Nam, chuyện mà bây giờ nghĩ lại, tôi cảm thấy có chút tự-hào, theo cảm nghĩ thô-thiển của tôi...

Số là khoảng 1956-1960, hăng Capitol Engineering Corporation văn-pḥng chính ở tiểu-bang Delaware, bên Mỹ, mở một chi-nhánh tại Sài-G̣n, thực-hiện đồ-án kiều-lộ do USAID viện-trợ cho Việt-Nam,  như xa-lộ Sài-G̣n - Biên-Ḥa, quốc-lộ 19 từ Qui-Nhơn lên Pleiku, quốc-lộ 21 từ Nha-Trang lên Ban-Mê-Thuột v.v...  Thời-điểm đó, văn-pḥng Capitol đặt tại hăng đồng hồ Vina, số 176 đường Hai-Bà Trưng, gần Tân-Định.  Xong việc, hăng về lại Mỹ. 

Năm 1961, hăng Capitol trở lại Việt-Nam, lần này hăng làm đồ-án doanh-trại cho quân-đội Mỹ lúc đó bắt đầu sang Việt-Nam.  Tôi làm việc cho hăng Capitol trong giai-đoạn 2 này.  Một hôm xếp tôi cần dọn một văn-pḥng chứa đầy sách vở, catalogs, hồ-sơ, giấy tờ... của Capitol cũ bỏ lại, ông nói nhân-viên chúng tôi ghé xem, có ǵ dùng được th́ lấy, nếu không ông ta sẽ bỏ cả vào thùng rác...  Tôi vào xem, nhặt mấy cuốn catalogs về sản-phẩm kiến-trúc và cuốn báo-cáo tổng-kết công-tác kiều-lộ mà Capitol đă thực-hiện tại Việt-Nam, trước đó không lâu.

Trong cuốn báo-cáo này, Capitol tŕnh bày quan-điểm lập đồ-án của họ, theo luật AASHO của Mỹ (thời đó chưa có AASHTO).  Về phía đường lộ, ngoài những báo cáo, nhận xét về thế đất tại một số địa-phương, là một số thiết-diện đường tiêu-chuẩn, gồm bề rộng, độ dốc, nền đường làm theo CBR bao nhiêu (đây là lần đầu tiên tôi nghe tới danh-từ CBR !), các lớp sub-base, base, seal coat,  tack coat  v.v....  Về cầu, họ tiêu-chuẩn-hóa bề dài các spans (vày cầu), từ 20 ft, 30 ft, 40 ft, 60 ft  v.v..., dùng loại đà bê-tông đúc tại chỗ, đà thép rộng bản (wide flange); đà thép có hai loại là “sàn bê-tông trên đà” và “đà và sàn composite”, đà bê-tông tiên-áp 80 ft (đúc tại công-trường núi Châu-Thới, Biên-Ḥa, sau này gọi là đà Châu-Thới); và cũng có một số thiết-diện cầu tiêu-chuẩn, đầy đủ cả bề dầy sàn cầu bê-tông và cốt sắt ...  Kèm theo là mấy tờ họa-đồ tiêu-chuẩn.

Năm 1962 tôi nhập-ngũ, vào binh-chủng Công-Binh Chiến-đấu, phục-cụ tại bộ Tư-lệnh, đặt trong trại Trần-Hưng-Đạo, bộ Tổng Tham-mưu.  Năm 1963, Công-binh Kiến-tạo và Công-binh Chiến-đấu sát-nhập làm một và dọn về trại Đào-Duy-Từ, Phú-Thọ.  Tôi làm trong Sở Kiều-lộ.

Lần đầu tiên trong đời tôi vẽ một cái cầu là cuối năm 1962, cây cầu 3 vày trên quân-khu 2, đà sắt, sàn bê-tông, trụ đầu cầu và trụ trung-gian bê-tông, lâu quá, tôi quên mất tên cầu.  Đây là lần đầu, nếu tôi nhớ không lầm, Công-Binh Việt-Nam bắt đầu dùng đà thép rộng bản (wide flange) do Mỹ viện-trợ, trước đó, nếu dùng đà sắt, chúng ta dùng đà IPN, theo tiêu-chuẩn Pháp.  Xong bộ họa-đồ, xếp tôi, đại-úy Mai-Kiết-Hưng, kỹ-sư công-chánh, hỏi tôi :

- “de” Minh có có thể thêm cái pers trụ đầu cầu và trụ trung-gian được không ? (ông nói tắt chữ perspective = phối-cảnh; ông thường gọi tôi là “de Minh”, có nghĩa là tôi thuộc loài quư-phái, theo phong-tục xứ Phú-Lăng-Xa, kiểu... De Lattre de Tassigny!).

 

  nhiên là được.  Tôi tŕnh bày thân cầu cắt ngang, dưới là trụ trung-gian, xa xa là trụ đầu cầu.  Máu tiếu-lâm nổi lên, tôi phang thêm mấy cây rêu la đà xuôi theo ḍng nước chẩy, thêm mấy con ốc, hến, cua c̣ng vào đáy sông, lại phịa ra mấy con cá bơi lội tung tăng cạnh cái trụ trung-gian... đại-úy Mai-Kiết-Hưng xem xong bật cười, nói đùa một câu rồi kư, in, gửi đi...  Khoảng bẩy tám tháng sau, khi tôi không c̣n nhớ ǵ về cái cầu, một hôm một vị thiếu-tá to con, râu hùm hàm én nghênh ngang bước vào pḥng họa-đồ lớn tiếng hỏi :

- Anh nào là Lê-Ngọc-Minh đâu ?  Anh hả ?  Anh vẽ cái cầu XX trên vùng 2 đó hả ?  Anh vẽ cái ǵ mà không ai làm được !

Tôi ngạc-nhiên đứng thộn ra, chưa biết nói sao...  Tôi dợm bước ra tính lấy bộ họa-đồ lưu-trữ, tính hỏi ông xem cái lư do “không ai làm được” là v́ đâu...  Ông thiếu-tá to tiếng :

- Bắt mấy con ốc, con cua, con cá bỏ xuống chân cầu là nó bơi đi hết, không con nào chịu ở xung quanh trụ cầu như họa-đồ của anh cả...

Rồi ông cười, vỗ vai tôi :

- Nói đùa em thôi, họa-đồ đẹp lắm, rơ ràng, dễ hiểu...  Cảm ơn em !

Sau đó tôi mới biết ông là thiếu-tá Trần-Văn-Bạch, hỗn-danh là thiếu-tá Râu, hoặc ông Râu, Liên-đoàn trưởng Liên-đoàn 20 Công-binh Chiến-đấu !

Số là khi bắt đầu vẽ cầu, tôi mới chợt nhớ ra là tôi có cuốn “Báo-cáo Kiều-lộ” của Capitol Engineering Corporation.  Tôi về nhà lật ra xem, rồi bí-mật theo cách vẽ của Mỹ phang vào họa-đồ của ta. Thời đó, tại Việt-Nam, bộ họa-đồ nào của bất cứ công hay tư sở nào cũng có nhiều cỡ, lư-do giản-dị là phe ta quen thói tự-do từ thời Pháp : lôi cuộn giấy calque ra, xé được tờ giấy to th́ vẽ tờ họa-đồ to, xé được tờ giấy nhỏ th́ vẽ tờ họa-đồ nhỏ, bộ họa-đồ 30 tờ th́ 30 cỡ khác nhau; khi tôi nhập-ngũ, tôi áp-dụng họa-đồ kiểu Mỹ, toàn bộ họa-đồ chỉ có một cỡ (bề dài của tờ họa-đồ bằng chiều rộng của cuộn giấy in Ozalid), lại c̣n tŕnh bày kiểu Mỹ (!) có thêm tờ b́a, có danh-vị họa-đồ (title block) đồng cỡ, nên trông rành mạch, sáng sủa, dễ hiểu và đẹp mắt hơn... và v́ vậy nó mới lọt mắt xanh của thiếu-tá Bạch.

Từ đó, tôi dùng cuốn báo-cáo của Capitol làm bửu-bối, mỗi khi vẽ cầu, tôi lại bí-mật đem nó ra khảo-cứu kỹ-lưỡng rồi bắt chước y chang, phang vào họa-đồ của ta, nhờ vậy tôi được coi là rất nghề về đồ-án cầu, đến nỗi có khi quư-vị sĩ-quan có trách-nhiệm làm đồ-án cầu để cho tôi làm trọn đồ-án, rồi sau đó ông chỉ kiểm-soát lại (nếu có ai kỳ-thị, nói là Capitol làm chớ không phải tôi, th́ cũng... phải thôi !).  Thời đó, Công-Binh Việt-Nam chưa có dụng-cụ để thử đất, việc tính cừ cũng dễ dăi, cứ để trên họa-đồ là “đóng cừ cho tới khi chốI” (refusal).  Thế là xong !  Theo tôi được biết, th́ chưa có cây cầu nào do tôi “làm” bị xập, nếu có xập chỉ là v́ bị ba tay Vi-Xi đem ḿn đến phá-hoại mà thôi !

Trong sở, tôi ngồi gần một anh hạ-sĩ-quan phụ-trách hồ-sơ “Cầu Chiến-lược” trên toàn-quốc, có nghĩa là cả 4 Quân-khu, từ Bến-Hải đến Cà-Mau.  Trong cuốn hồ-sơ, mỗi chiếc cầu chiếm một tờ, đại-khái cho biết cầu ở tọa-độ nào, tên ǵ, có mấy vày, làm bằng vật-liệu ǵ, trọng-tải tối đa...  Khi nào Vi-Xi phá cầu, địa-phương báo-cáo về Cục Công-binh, báo-cáo đó đưa sang sở Kiều-lộ và anh hạ-sĩ-quan này có nhiệm-vụ ghi chú vào đó là ngày nào Vi-Xi phá hoại hay làm hư hại mấy vày cầu, vày thứ mấy.  Khi nào sửa xong, địa-phương lại báo-cáo về Cục, anh hạ-sĩ-quan này lại ghi tiếp vày cầu đó sửa chữa bằng vật-liệu ǵ, ngày nào v.v...  Thường thường, v́ nhu-cầu giao-thông cấp-bách, cầu phải được sửa chữa cấp-tốc trong khoảng thời-gian ngắn nhất, dùng cầu dă-chiến Eiffel hoặc Bailey (cầu loại ǵ, dài bao nhiêu, trọng-tải bao nhiêu)...  Tôi thường hay bật hồ-sơ “Cầu Chiến-lược””này ra xem v́ tôi thấy nó lư-thú (!) và cũng v́ nhiều khi không biết làm ǵ, xem cho hết ngày !  Tóm lại, tôi xem là để giải trí.  Xem riết, chi-tiết về nhiều cầu tôi thuộc nằm ḷng.

Cuối năm 1967 tôi giải-ngũ.  Hai tháng sau là trận chiến Tết Mậu-Thân.  V́ tôi có trên 5 năm thâm-niên quân-vụ nên không phải tái-ngũ.  Thời ấy tôi làm cho hăng Mỹ Asia-Pac - Fargo tại Tân-Định, làm những đồ-án chợ, trường học, bến phà và một số Liên-tỉnh-lộ tại Vùng 3, Vùng 4... cho USAID.

Cuối năm 1968 tôi sang làm cho hăng Quinton-Budlong, chi-nhánh Sài-G̣n, tại đại-lộ Cách-Mạng, Phú-Nhuận, văn-pḥng chính tại Los Angeles, California.  Quinton-Budlong là hăng chỉ làm đồ-án cầu mà thôi, kỹ-sư trưởng là Greg Chenaur, phụ-tá là Charlie Hsu và mấy vị kỹ-sư cầu, trong đó có ông Gerrit Hull và cụ Hoàng-Đạo-Lượng...  Họa-viên có 8 người.

Một hôm Greg Chenaur đi thám-sát một địa-điểm cầu gần Dầu Dây, đầu quốc-lộ 20.  Tôi bèn biểu-diễn trí nhớ  “Cầu Chiến-lược” trước đây, bèn bảo anh ta, là cầu này do Pháp đúc từ trước thế-chiến thứ 2, đại-khái “rộng 5 mét 8, gồm ba vày, mỗi vày dài 12 mét, trọng-tải tối-đa 18 tấn”.  Anh Greg Chenaur cười cười, ghi mấy chi-tiết bá-láp đó vào tập giấy của anh rồi ra xe đi.  Sáng hôm sau anh ta vào văn-pḥng, bước ngay đến bàn của tôi ngạc-nhiên hỏi :

- Tại sao anh biết chi-tiết về cây cầu này như vậy ?

Mũi tôi chắc nở bằng quả... bưởi, tôi lấy ngón tay gơ gơ vào đầu, trả lời anh ta :

- Tất cả các cầu trên toàn-quốc đều nằm trong này !

Anh ta chắc nửa tin nửa ngờ, phá ra cười... nghĩ rằng tôi ngáp phải ruồi nên nói vậy, rồi bỏ đi.

Mấy tuần sau, trước khi đi thám-sát ba cây cầu trên Quốc-lộ 11 (đường Phan-Rang lên Đà-Lạt), anh ta ghé lại thử tôi, hỏi thăm về chi-tiết mấy cây cầu ấy.  Tôi đọc cho anh ta, làu làu như thuộc ḷng, chi-tiết từng cầu, anh ta lại ghi lên tập giấy.  Mấy hôm sau anh ta trở về, không dấu được sự ngạc-nhiên, lại hỏi tôi :

- Tại sao anh biết tường-tận về t́nh-trạng mấy cây cầu ở nhiều địa-điểm như vậy ?

Tôi giải-thích cho anh ta biết là tôi đă từng phục-vụ trong sở Kiều-lộ, Cục Công-Binh 5 năm, 1 tháng 12 ngày... tôi là người thực sự nhúng tay vào làm những đồ-án cầu, tôi c̣n phịa thêm là tôi “nắm trọn” hồ-sơ “Cầu Chiến-lược”, do đó tôi biết hết (!) về cầu !  Thực ra hồi đó tôi c̣n trẻ, chưa chứa nhiều B.S. trong đầu nên nhớ nhiều và nhớ dai như vậy, c̣n ngày nay th́... ôi thôi !

Từ đó trở đi, anh Greg Chenaur coi tôi như một tay tin cẩn được về cầu, có ǵ liên-quan đến Công-binh Việt-Nam, anh ta đều đến hỏi tôi, mấy lần kéo tôi đi họp tại Sở Kiều-lộ Cục Công-Binh với anh ta, đôi khi nhờ tôi giao việc và giảng giải những khúc mắc của đồ-án cầu này, cầu nọ cho mấy anh bạn đồng-sự của tôi trong sở, rồi chỉ-định tôi làm trưởng pḥng họa-đồ.

Trong hơn hai năm làm việc tại Quinton, tôi tham-dự làm khoảng 80 - 90 đồ-án cầu.  Sở dĩ nhiều và nhanh như vậy bởi v́ Greg Chenaur và Charlie Hsu là hai kỹ-sư cầu trứ-danh, rất nhiều kinh-nghiệm.  Mọi việc đều tiêu-chuẩn-hóa tối đa, từ trụ đầu cầu, trụ trung-gian, lan-can thành cầu, lề bộ-hành, sàn cầu v.v... chúng tôi chỉ cần in Sepialar (thời ấy Sepialar mới ra đời), sửa chữa đôi chút, hoặc vẽ thêm chút đỉnh vào là xong một đồ-án cầu mấy chục tấm họa-đồ; cầu này khác cầu kia là chỉ có mấy tấm họa-đồ civil, họa-đồ tổng-thể và mấy cây cừ đỡ trụ trung-gian và trụ đầu cầu.  Mỗi khi có những kiểu đ́-zai cầu khác lạ, tôi mượn tập bản tính (design computations) chạy ra in một bản Xerox, khi nào rảnh, tôi nhờ cụ Hoàng-Đạo-Lượng chỉ cho biết tại sao “họ” lại làm thế này thế nọ. 

Thời ấy, 1969-70, mấy nhà bác-vật c̣n chưa bào-chế ra cái calculator, kỹ-sư cầu c̣n phải dùng thước tính (slide ruler) !  Đâu đă có ai biết tới cái computer, cái xốp-oe... tṛn hay méo, v́ Bill Gates hồi đó chắc c̣n đang mặc quần thủng đáy, c̣n đang khóc nhè v́ bị mẹ bắt đi học mẫu-giáo (!); cả sở có chiếc máy tính Friden làm tại Thụy-Điển to bằng cái máy chữ IBM, chỉ ban Kế-toán và anh ước-lượng-viên sử-dụng, mỗi khi chạy kêu xọc xọc, rồi keng, keng như chuông xe điện; một anh kỹ-sư người Hoa có cái máy tính Curta do Thụy-Sĩ sản-xuất, trông như cái cối xay hạt tiêu, cao khoảng 4 inches đă được coi là văn-minh tiến-bộ  lắm rồi !.  Nhờ cụ Hoàng-Đạo-Lượng chỉ, dần dần tôi biết cách đ́-zai cầu, đ́-zai cừ chịu mũi hoặc cừ ma-xát... để đỡ trụ đầu cầu hay trụ trung-gian... và biết đọc cuốn Báo-cáo Địa-chất.  Dĩ-nhiên đâu có ai tin nổi tôi mà giám cả gan giao cho tôi đ́-zai cầu !  Tôi t́m hiểu và học hỏi chẳng qua chỉ là v́ ṭ ṃ mà thôi.

Rồi USAID giao cho Quinton-Budlong bào-chế bộ họa-đồ cầu tiêu-chuẩn, dùng chung cho cả Công-binh VN, Công-chánh, Công-binh Mỹ và USAID.  Chủ-ư của USAID là giản-dị-hóa và tiêu-chuẩn-hóa việc làm đồ-án cầu.  Phần thượng-tầng kiến-trúc của cầu từ nay trở đi không cần phải tính toán ǵ nữa, mà là ghép 10 đà bê-tông tiên-áp đúc từ Châu-Thới, gồm đà Peril-Yee (do hai hăng Pope Evans ở Mỹ và hăng Yee ở Hawaii đ́-zai trước đây, tất cả đều là T-beam, tapered ends), mỗi vày dài từ 20 ft, 30 ft, 40 ft, 60 ft  và đà Châu-Thới dài 80 ft (do Capitol đ́-zai, cũng là T-beam, nhưng square ends), tùy nhu-cầu, phối-hợp mấy vày dài, ngắn khác nhau, sao cho bề dài tổng-cộng của cầu dài hơn bề rộng của con sông.  Sau đó dùng dây cáp neo sàn của các đà cầu cho chắc ăn, gọi là post tensioning.  Trụ đầu cầu và trụ trung-gian cũng được tiêu-chuẩn-hóa.  Thật giản-dị !  Người kỹ-sư cầu chỉ phải tính cừ cho trụ đầu cầu và trụ trung-gian và mấy tờ họa-đồ “sư-huynh” (civil), họa-đồ tổng-thể...  Thế là xong một đồ-án cầu !

Sau công-tác này, Công-Binh Mỹ thuê Quinton-Budlong vào cục Công-Binh QĐVNCH tổ-chức hai khóa đào-tạo chuyên-viên “Trù-hoạch Cầu Xa-Lộ”.  Và tôi cũng được chọn vào ban giảng-viên của hai khóa đó, năm 1971.  Công-binh VN gửi một số sĩ-quan và một số hạ-sĩ-quan, binh-sĩ từ 4 Quân-khu về tham-dự khóa học.  Sĩ-quan học cách tính toán, trù-hoạch... hạ-sĩ-quan và binh-sĩ học cách vẽ họa-đồ.  Huấn-luyện việc tính-toán, trù-hoạch do Greg Chenaur và Charlie Hsu đảm-trách và tôi phụ-trách hướng-dẫn phần vẽ họa-đồ cho mấy ông hạ-sĩ-quan và binh-sĩ.  Thỉnh-thoảng tôi vẫn bị mượn sang làm thông-dịch-viên cho hai vị kỹ-sư cầu này để giúp quư-vị sĩ-quan hiểu thấu-đáo các bài học hơn.  Tôi vẫn c̣n giữ được liên-lạc với vài vị sĩ-quan của hai khóa Trù-hoạch Cầu Xa-Lộ này trên đất Mỹ, như các ông Nguyễn-Đăng-Hương, Nguyễn-Kim-Khoát, Đào-Tự-Nam, Nguyễn-Đức-Nhuận, Nghiêm-Phú-Phát...

Sau hai khóa này, Quinton-Budlong hết công-tác với USAID và giải-tán văn-pḥng tại Sài-G̣n, trở về Mỹ.  USAID thuê DMJM (Daniel, Mann, Johnson & Mendenhall) vào cục Công-Binh QĐVNCH tổ-chức hai khóa “Trù-hoạch Xa-Lộ”, tôi cũng được hăng DMJM t́m và mời vào ban giảng-huấn v́ quá-khứ Kiều-lộ và Công-binh của tôi.  Nhưng tôi không làm đây lâu với DMJM.

Số là sau khi giải-tán Quinton-Budlong, Greg Chenaur về Mỹ, thuyết-phục được 3 hăng Mỹ tài-trợ cho anh sang mở hăng đồ-án tại Việt-Nam và ba tháng sau, anh ta trở lại Việt-Nam, thuê căn nhà 138 đường Công-Lư của luật-sư Trần-Lâm-Sanh nguyên chủ-tịch Luật-sư-đoàn, đối-diện với cánh phải của dinh Độc-Lập (nay là tiệm ăn Ngon).  Greg dụ tôi ra chung với anh ta mở một hăng làm đồ-án thế là tôi bỏ DMJM ra làm ăn chung với anh ta.

Hồi này, 1971, nước Mỹ đă văn-minh tiến-bộ lắm rồi (!), bào-chế ra được cái calculator (thời đó gọi là cái máy tính), v́ tôi tính “làm ăn to”, tôi nhờ anh Greg Chenaur mua giùm cái HP-35, cái máy tính tiến-bộ nhất thời bấy giờ, 425 đồng đô-la xanh (!), một số tiền khá lớn với tôi thời ấy.  Trước khi có cái máy tính, mỗi khi khai-thác cuốn sổ trắc-địa, tôi vẫn phải lật cuốn sách lượng-giác dầy khoảng 5 cm để t́m sin, cos, tang, cotang... rồi phải tra cứu cuốn log book dầy khoảng một tấc để có con số mà cộng-trừ-nhân-chia... mà interpolate cho ra số lẻ (tôi c̣n nhớ cuốn log book của Jean Peters, 11 số lẻ, nay ai muốn xem cuốn đó ra sao chắc phải ghé viện Smithsonian ở Washington DC !).  Khai-thác xong cuốn sổ trắc-địa là đổ mồ hôi hột và mất vài ba ngày !  Nay nhờ cái HP-35, các phép tính lượng-giác, t́m log, cộng-trừ-nhân-chia phân-số... chỉ là việc bấm mấy cái nút, mà cũng được tới 8 số lẻ... nhanh và khỏe vô-cùng.  Tôi khoe cái máy tính với một vị giáo-sư ở Trung-tâm Kỹ-thuật Phú-Thọ, ông này c̣n đem hai người bạn ghé văn-pḥng tôi để xem một vật khó tin nhưng có thật.  Cái máy tính làm được những việc như vậy ngày nay chỉ chừng hai chục bạc, nhưng thời đó đă là một con quái-vật khiếp-đảm lắm rồi !

Công-ty của tôi và Greg Chenaur, sau sáu tháng liền không bắt được việc tại Việt-Nam, mấy hăng bên Mỹ cắt tài-trợ và Greg Chenaur phải đóng cửa hăng, về Mỹ và không trở sang Việt-Nam nữa, anh ta hậm-hực lắm v́ anh thích ở Việt-Nam.  V́ Greg đă trả tiền thuê nhà trọn năm, tôi được quyền sử-dụng văn-pḥng đó trong 6 tháng c̣n lại.  Máu tự-lập nổi lên, tôi đi lănh công-tác làm họa-đồ của mấy văn-pḥng bắt được công-tác của USAID và thuê mấy ông họa-viên đến làm việc tại đó, khi nào có nhiều công việc, tôi mời thêm một số người đến làm sau giờ làm việc thông thường của họ, Mỹ gọi là moon lighting.  Công việc nhiều, tôi bận rộn làm việc tới-tấp.

Bỗng một hôm, ông Gerrit Hull ghé qua.  Ông nguyên là kỹ-sư cầu tại hăng Quinton-Budlong trước đây, sau một thời-gian làm tại Quinton-Budlong, ông bị Greg Chenaur chê là “ẹ”, sa-thải ông.  Ông sang làm cho USAID và nay ông là Director of Engineering của USAID, người quản-trị các đồ-án kiều-lộ của USAID, quyền sinh quyền sát, phân-phối công-tác cho tất cả các hăng làm đồ-án cầu, đường, kể cả hăng Quinton-Budlong, nơi mà trước đây Greg Chenaur đă trót dại sa-thải ông.  Số là tối hôm đó ông Gerrit Hull đi nhậu về, chân nam đá chân siêu, đi ngang qua văn-pḥng của tôi ở 138 Công-Lư, khoảng 9 giờ tối, đúng lúc tôi dắt xe ra về.  Ông hỏi tôi làm ǵ ở đây (số là văn-pḥng của tôi đặt đối-diện dinh Độc-Lập, 7 giờ tối là toàn khu bị cô-lập, đường phố vắng tanh vắng ngắt).  Tôi nói đây là văn-pḥng của tôi, tôi làm đồ-án cho các hăng thầu, tôi mời ông vào xem.  Thấy văn-pḥng tôi tŕnh bày có vẻ chuyên-nghiệp như Mỹ (!), có 12 bàn vẽ, ông gật gù... thấy mấy cuốn Penthouse trên bàn, ông gác chân lên bàn cầm lên xem rồi xỉn quá, ông ngủ ngay trên ghế, ngáy như sấm.  Tôi mở máy lạnh, đóng cửa lại cho ông ngủ... dặn bà Hai coi nhà là chừng nào ông về th́ mở cổng cho ông ra.  Mấy hôm sau ông quay lại văn-pḥng tôi, bảo tôi t́m một kỹ-sư cầu thật giỏi, làm cuốn brochure như thế này (ông đưa tôi cuốn brochure của DMJM) rồi đưa cho ông, ông sẽ cho tôi công-tác đ́-zai trực-tiếp, khỏi phải đi lănh lại công-tác của mấy hăng khác.

Mừng hết lớn, tôi mời cụ Hoàng-Đạo-Lượng làm kỹ-sư-truởng, phụ-trách đ́-zai cầu.  Cụ là kỹ-sư công-chánh, người đă quá quen thuộc với việc đ́-zai theo tiêu-chuẩn AASHTO (khoảng 1972, AASHO đổi thành AASHTO).  Hồi 1956-1959 cụ Lượng là kỹ-sư cầu làm cho Capitol Engineering (thời ấy tôi chưa quen biết cụ), rồi cụ làm cho Quinton-Budlong cùng thời với tôi và ông Gerrit Hull.  Cụ đă về hưu, cụ dồi dào về tài-chánh, nhưng cụ vẫn thích làm việc, đặc-biệt là đồ-án cầu; khi tôi mời, cụ nhận lời ngay với nhiều ngạc-nhiên, thích-thú...  Tôi làm brochure nộp cho ông Gerrit Hull.  Tên hăng là The Viet-My Corporation.  Chỉ một tuần sau đó, theo lời khuyến-cáo (hay chỉ-thị) của ông Gerrit Hull, ông William Keith (kỹ-sư trưởng của Morrisson-Maierle, trụ-sở chính tại Helena, Montana cố-vấn Khu 2 Công-chánh VNCH, văn-pḥng đặt tại Đà-Lạt) ghé thăm văn-pḥng chúng tôi rồi trao cho tôi công-tác đ́-zai cầu Srépok qua sông Ea-Krông, chiếc cầu lớn nhất thời đó trong chương-tŕnh tái-thiết hậu-chiến của Khu 2, trên QL-14 sát ngay phía Nam Ban-Mê-Thuột (khi lên Ban-Mê-Thuột thám-sát cầu, tôi gặp lại một vị sĩ-quan kỹ-sư đă từng qua khóa “Trù-hoạch Cầu Xa-lộ” là Nguyễn-Đức-Nhuận, khi này đă giải-ngũ, làm Trưởng Ty Công-Chánh Ban-Mê-Thuột); rồi đ́-zai cầu Đại-Quay trên QL-20, cầu Ea-Kuang trên vùng 2 và làm họa-đồ sửa chữa một số cầu linh-tinh khác...  Và chúng tôi cũng bắt được nhiều công-tác làm họa-đồ sửa chữa các căn-cứ cũ của Mỹ để chuyển-giao cho QĐVNCH trong chương-tŕnh Việt-hóa chiến-tranh ở Biên-Ḥa, Long-B́nh, Phan-Rang...  Công việc nhiều, bận mê man... nhân-viên văn-pḥng lên tới khoảng 30 người.

Công việc chúng tôi làm tại Việt-Mỹ Corporation rất thoải mái : khi nào có việc, chúng tôi cùng nhau làm ngày làm đêm cho xong, cố gắng làm cho thật tốt đẹp để “giữ uy-tín” !  Khi nào không có việc, chúng tôi “phè” (!) : đánh cờ tướng, mở những pạc-ti nhỏ nhỏ, cà-phê, bánh ngọt, thuốc lá... và cả nhậu nữa !  Và công-tác làm đồ-án chạy ro ro vô cùng nhuần nhuyễn.

Chúng tôi làm như vậy cho đến khoảng tháng 3-1975, khi Ban-Mê-Thuột thất-thủ th́ không c̣n công-tác mới nữa.  Rồi Morrisson-Maierle rút lui khỏi Đà-Lạt về tạm-trú trong trụ-sở của USAID ở đường Ngô-Thời-Nhiệm, Sài-G̣n.  Đầu tháng 4-1975, tôi gửi cái hóa-đơn chót cho Morrisson-Maierle th́ công-tác hoàn toàn kiệt-quệ.  Công-tác của USAID cũng như công-tác Việt-hóa cạn khô, tôi phải cho chuyên-viên nghỉ gần hết, cả sở chỉ c̣n lại mấy người thuộc thành-phần cốt cán.

Ngày 22-4-1975 tôi dời Sài-G̣n ra Phú-Quốc, rồi cuối tháng 4-1975 di-tản...

Sự-nghiệp kiều-lộ của tôi chấm dứt từ đó.


VIỆC LÀM ĐẦU TIÊN TRÊN ĐẤT MỸ

LÊ-NGỌC-MINH

Thân  tặng hai bạn Trần Văn Hoa nguyên tại DMJM và Ngô Chí Thiềng nguyên tại Santa Fe. 

Ngày 24-9-1975, gia-đ́nh tôi gồm 5 người, hai vợ chồng, hai con, một cháu từ hai tuổi rưỡi đến 5 tuổi, cùng mấy gia-đ́nh Việt di-tản xuất trại tạm-cư Camp Pendleton, ra định-cư tại Norwalk, California.  Sau bốn ngày lỉnh kỉnh với việc an-cư, ngày thứ năm, với một mớ kiến-thức rất giới-hạn về đời sống Mỹ, tôi ra khỏi nhà, thực ra là ra khỏi căn chung-cư một pḥng ngủ, xăn tay áo đi t́m việc.

Hồi c̣n trong Fort Chaffee, trong Camp Pendleton, có mấy ông bà Mỹ hay sinh-viên t́nh-nguyện vào trại nói chuyện về đời sống Mỹ, như cách đi xe bus, mở trương-mục ngân-hàng, làm resumé, cách t́m xem nơi nào có việc, như EDD, pḥng t́m việc công của county, tại văn-pḥng t́m việc tư, rao vặt trên báo...  Trang-bị với mớ kiến-thức đó, tôi thủ thêm mớ bản đồ quận Los Angeles và Orange, bản đồ đường xe bus và một số địa-chỉ văn-pḥng xé từ cuốn điện-thoại niên-giám... sẵn sàng dấn thân.  Tôi đến văn-pḥng t́m việc EDD không xa nhà lắm, chỉ khoảng 2 cây số cuốc bộ.  Nơi đây có yết-thị các công việc do hăng xưởng hay văn-pḥng cầân người, gửi cho county; county niêm-yết việc đó lên cả mấy chục văn-pḥng EDD trong county, liệt-kê các đ̣i hỏi của chủ-nhân, việc làm tạm thời hay thường-trực, số lương... và cho một con số thứ-tự, thí dụ job #96.  Nếu bạn thấy thích-hợp với công việc này, điền tên, địa-chỉ, số điện-thoại và job # vào một cái phiếu, bỏ vào cái rổ, rồi chờ 5, 10 phút sau sẽ có một ông hay bà công-chức gọi tên bạn, mời vào văn-pḥng, phỏng-vấn bạn sơ sơ rồi điện-thoại tới hăng xưởng đó và dàn xếp để bạn đến đó phỏng-vấn.  Cách này, hăng xưởng thường trả lương rẻ hơn so với việc thuê người qua văn-pḥng tư, cũng rẻ hơn thuê người bằng cách bảo nhân-viên trong hăng t́m bạn bè có khả-năng giới-thiệu đến làm cho hăng.

Tôi ghé văn-pḥng EDD này mỗi tuần ba lần, v́ gần như ngày nào cũng có giốp mới.  Mấy ngày c̣n lại tôi nhẩy xe bus hoặc cuốc bộ đến tận hăng nào mà tôi “nghi” là họ sẽ cần một công-nhân có kinh-nghiệm như tôi : kết quả chỉ là cô thư-kư nhận đơn, nói là “sẽ chuyển tới ông kỹ-sư trưởng”, nhiều khi họ nói không cần người và trả lại resumé ngay tại trận.  Hoặc tôi ngồi nhà gửi thư xin việc kèm resumé tới các hăng ở xa, nhưng cả 50 thư gửi đi, tôi chỉ nhận được duy-nhất một bưu-thiếp in sẵn câu trả lời, đại khái là “hăng đă nhận được thư xin việc của ông, sẽ lưu lại hồ-sơ và tiếp-xúc với ông khi nào hăng có nhu-cầu”.  Chính hăng Santa Fe này, 10 tháng sau kêu tôi lại phỏng-vấn, cho việc và tôi làm việc cho hăng hơn 10 năm, 1976-1986 và đây là hăng trả lương bổng tốt nhất, xếp tử-tế và hào-phóng nhất trong suốt sự-nghiệp làm công của tôi, tiếc rằng năm 1986 hăng bị bán qua bán lại mấy lần cho đến khi rách bươm như cái mền, nhưng đó lại là câu chuyện khác.

Khoảng 5 tuần sau khi định-cư, tôi t́m được một việc trên bảng yết-thị của văn-pḥng EDD mà tôi nghĩ là tôi làm được : hăng Given International ở Compton cần một họa-viên cơ-khí, mechanical drafter, trả 950 $ một tháng, một số lương khá thơm thời bấy giờ cho một tay tị-nạn vừa đến Mỹ (một chung-cư hai pḥng ngủ ở Norwalk thời bấy giờ là 160 $, bây giờ khoảng hơn 1000 $).  Tôi điền tên vào phiếu, bỏ vào cái rổ rồi phập phồng ngồi đợi.  Năm phút sau, một anh công-chức da màu tên John gọi tên tôi, mời vào văn-pḥng của anh, đóng cửa lại, phỏng-vấn tôi qua loa rồi quay điện-thoại cho hăng Given International.

Nói qua nói lại với bên kia vài câu, John hỏi tôi :

- Họ muốn biết anh có kinh-nghiệm về vẽ máy bay hay hoả-tiễn không ?

Tôi thất-vọng trả lời :

- Không, tôi chỉ vẽ cơ-phận máy móc thôi !

John trả lời phía bên kia như vậy.  Bên kia nói ǵ đó, John hỏi lại tôi :

- Họ muốn biết anh đă có bao giờ làm cho McDonald Douglas, Boeing, Hughes, Northrop hay Rockwell chưa ?

Tôi trả lời :

- Không, tôi chưa hề bao giờ làm cho các hăng trên.

John lại trả lời phía bên kia như vậy.  Họ bảo John :

- Gửi anh ta lại đây !

Sau này tôi mới hiểu : chiến-tranh Việt-Nam vừa chấm dứt, theo báo Los Angeles Times, các hăng chế máy bay, hỏa-tiễn sa thải 45 ngh́n công-nhân một lượt.  Hăng Given International này muốn t́m hoạ-viên vẽ cơ-phận máy tiện, họ không muốn thuê người có kinh-nghiệm về hàng-không, về máy bay và về hỏa-tiễn !

John nhún vai, không biết anh ngạc-nhiên hay thất-vọng, anh lấy tờ giấy ghi tên ông trưởng pḥng nhân-viên, địa-chỉ và số điện-thoại hăng Given và chỉ đường cho tôi :

- Anh đi thẳng Pioneer Blvd, tới freeway 91, đi 91 Oét.  Ếch-zít đại lộ Santa Fe, ngoẹo trái, đi thêm ba hoặc bốn blocks, hăng ở bên tay phải.  Nhớ đến trước hai giờ chiều.  Gút lắc ! ... Mà anh có xe không ?

Khi tôi nói tôi không có xe, tôi sẽ đi bằng xe bus th́ tôi có thể đọc được sự thất-vọng hay chán nản cùng cực trên mặt anh chàng John.  Anh ta lấy tay bưng mặt, suy nghĩ một chút rồi mở cuốn điện-thoại niên-giám, lúi húi t́m... rồi ghi một số điện-thoại lên đó, đưa cho tôi :

- Anh không thể nào đến đó bằng xe bus được đâu.  Nếu anh không lại được, hoặc lại trễ, điện-thoại cho ông trưởng pḥng nhân-viên, cho ổng biết.  Nếu anh gặp rắc rối hoặc nguy-hiểm, kêu số này, đây là số điện-thoại sở cảnh-sát thành phố Compton !

Thời đó tôi mới chân ướt chân ráo đến vùng này, đâu có biết đến cái “oai danh khiếp-đảm” của thành phố Compton nên coi cái tên Compton như pha.  Tôi cảm ơn anh John rồi bước ra, nhưng cũng c̣n kịp thấy cái nh́n nửa như thương hại, nửa như thất-vọng của anh.  Anh chúc tôi một lần nữa “Gút lắc”... rồi lắc đầu !

Rồi tôi cũng đến được hăng Given bằng xe bus, đúng boong hai giờ chiều.  Sau khi nói chuyện qua loa với ông trưởng pḥng nhân-viên, ông dẫn tôi lên lầu trao cho ông kỹ-sư trưởng tên Frank Cinadr (tôi không viết sai tên của ông ta đâu !).  Ông này sau khi đọc resumé của tôi, buông xuống bàn, ngửa người ra lưng ghế, nh́n tôi cười cười :

- Kinh-nghiệm của anh về ngành này ngắn quá, anh lại chuyên ngành về xây cất kỹ-nghệ nặng.  Tệ hơn nữa, anh lại không có chút kinh-nghiệm địa-phương nào cả !  Anh nghĩ sao ?

- Tôi học 4 năm về kỹ-nghệ cơ-khí, tôi có 4 năm kinh-nghiệm làm việc về kỹ-nghệ cơ-khí, thời-gian tuy ngắn, nhưng tôi làm nhiều thứ, nhiều loại...  Xây cất kỹ-nghệ nặng chỉ là công việc tạm thời của tôi, nếu có dịp làm về kỹ-nghệ cơ-khí, tôi trở lại ngay (điều này tôi... phịa !).  Nếu ông cho tôi bất cứ một cơ-phận rời nào đó trong xưởng với một dụng-cụ đo-lường thật chính xác, tôi sẽ biến nó thành họa-đồ trong không bao lâu !

- Tôi khen cho ḷng tự tin của anh, nhưng làm vậy tốn th́ giờ quá, để tôi cho anh làm thử cái ǵ giản-dị hơn !

Ông dẫn tôi sang pḥng họa-đồ, gặp ông trưởng pḥng tên Meads, đă già, xầm xèo với nhau ǵ đó; ông Meads mở ngăn kéo lôi ra hai tờ họa-đồ khổ nhỏ cỡ 11x17” sửa xanh sửa đỏ, bảo tôi theo đó sửa chữa lên bản chính.  Việc đó tôi làm xong trong ṿng 15 phút, in rồi đưa cho ông trưởng pḥng, ông này đưa cho ông kỹ-sư trưởng.  Ông Frank bảo tôi :

- Cái này giản dị quá ! Anh có thể trở lại đây 9 giờ sáng mai không ?  Tôi sẽ nghĩ ra cái ǵ khó hơn để thử anh.

Sáng hôm sau tôi tŕnh-diện lúc 9 giờ, gặp ông trưởng pḥng họa-đồ.  Ông trưởng pḥng cho tôi tờ hoạ-đồ to, D-size, cũng sửa xanh sửa đỏ, nhưng phải vẽ thêm vào ba bốn h́nh vẽ nữa và dặn tôi cố gắng hoàn tất trước 5 giờ chiều.  Nhưng 11 giờ trưa tôi đă làm xong, in một bản, đưa cho ông trưởng pḥng, c̣n lễ phép chỉ cho ông thấy có hai nơi tôi biết là sai, mà tôi chỉ giám nói với ông là “tôi nghĩ có điều ǵ không ổn”.  Ông lật đật lật hồ sơ cũ ra kiểm lại, rồi bảo là tôi đúng.  Tôi sửa lại theo ông, in bản khác trao lại cho ông, ông đưa ông kỹ-sư trưởng Frank xem, hai ông xầm xèo với nhau một chút.  Ông kỹ-sư trưởng gọi tôi vào văn-pḥng ổng, đóng cửa lại rồi nghiêm sắc mặt :

- Anh khá hơn tôi nghĩ, tuy nhiên, 50% tôi muốn mướn anh, 50% không.  Để tôi suy nghĩ lại rồi sẽ điện-thoại cho anh sau !

Tôi cảm ơn ông đă cho tôi một cơ-hội, rồi thơ thới hân-hoan (!) ra về.  Đây là lần đầu tiên trong đời, tôi được phỏng-vấn khi đi xin việc trên đất Mỹ, tuy chưa ra ngô ra khoai ǵ, nhưng tôi thừa biết rằng câu nói trên của ông có nghĩa là “Về đi, tôi không muốn mướn anh” !

An phận, hơi buồn nhưng ḷng không một chút cay đắng, tôi thả bộ dọc đường Santa Fe, qua dưới freeway 91, lững thững đi cho đến khi gặp đại lộ Compton, tôi chờ xe bus về Norwalk, lại c̣n tạt qua tiệm sách cũ ở Norwalk xem một hồi rồi mới về nhà.  Vừa bước vào nhà, nhà tôi nói :

-           Ông Frank ở Given kêu lại hỏi anh đâu, em nói anh đi anh-teẹc-viu ở Compton, ổng nói anh về lúc 11 giờ rồi, em nói chắc anh c̣n đang đi xe bus.  Ổng hỏi thế anh không có xe à ?  Em nói không.  Ổng nói ổng quyết-định mướn anh, bảo anh sáng mai đi làm !

Tôi thật t́nh ngạc nhiên, vội vàng cuốc bộ xuống đao-tao Norwalk mua mớ dụng-cụ vẽ họa-đồ (hôm ấy là chiều thứ Ba, may mà thời ấy ở đao-tao có tiệm bán dụng-cụ kỹ-thuật), hết khoảng 75 $ bạc mặt.  Đây là một sự đầu-tư sáng giá v́ tôi dùng mớ dụng-cụ này hành nghề, kiếm tiền nuôi bản thân và gia-đ́nh, mua xe, mua nhà, mua máy ảnh, đi du-lịch đây đó... cho đến khi tôi về hưu năm 2004, tính ra là sau 29 năm, mớ dụng-cụ này vẫn c̣n ở trong t́nh-trạng tốt !

Sáng hôm sau, thứ Tư 5-11-1975, tôi có mặt tại trạm xe bus ở Norwalk trước 5 giờ sáng, rồi 5 giờ sáng xe bus tới, chạy cà rịch cà tang khoảng hai tiếng rưỡi, tới Compton, tôi xuống xe, vừa lội bộ gần như chạy, 8 giờ tôi cũng đến sở.  Tŕnh-diện pḥng họa-đồ, ông Meads trưởng pḥng họa-đồ cho biết : ông Frank nói tôi không có xe, ổng ở Baldwin Park, ổng nói nếu tôi có mặt ở giao-điểm 605 và Florence Ave ở Santa Fe Springs lúc 7 giờ sáng, ông sẽ cho tôi ca-pun đi làm.  Mừng hết lớn, tôi cứ y kế thi-hành.  Đến ngày lănh lương, tôi đưa ông 50 $, gọi là tiền xăng nhớt, ông không nhận, nói là giữ lấy để dành mua quà Giáng-sinh cho con !

Việc làm thực ra dễ dàng, không có ǵ đáng nói.  Thấy tôi làm cẩn thận, làm nhanh và chữ đẹp, hai ngày sau khi nhận việc, ông trưởng pḥng bảo tôi mỗi ngày làm hai giờ OT, nhưng ông không làm, như vậy có nghĩa là tôi không có xe về.  Tan sở, xe bus trực-tiếp từ Compton về Norwalk không c̣n, tôi phải đi xe bus từ Compton tới đao-tao Eo-Ê (downtown Los Angeles), xong lấy xe buưt tốc-hành về Santa Ana, nửa đường xe ngừng ở Norwalk, xe bus Norwalk cũng không c̣n, tôi phải cuốc bộ từ đao-tao về nhà, đến nhà là 9 rưỡi đêm !  Tuần sau, ông bảo tôi làm cả ngày thứ Bẩy, như vậy có nghĩa là sáng sớm thứ Bẩy tôi phải cuốc bộ từ nhà tới gần đao-tao Norwalk, lên xe bus đi đao-tao Eo-Ê, từ đao-tao Eo-Ê lấy xe bus đi Compton, cuốc bộ một hồi tới sở, chiều tan sở đi ngược lại lộ-tŕnh về nhà, lại 9 rưỡi đêm.  Trời California, tháng 11 và tháng 12, sáng sớm và tối mịt đi bộ ngoài đường, áo lạnh th́ đại khái, lạnh thấu xương, thấu tủy, răng đánh lập cập !  Biết là cực, nhưng biết thân-phận FOB (fresh off the boat !), đành chịu trận thôi !

Trong sở, tôi ngồi ngay cạnh ông trưởng pḥng, ban tôi chỉ có 4 người, tuy là trưởng pḥng, ông cũng vẫn phải cày như đám người phàm chúng tôi.  Ông cho tôi biết, hăng Given này mượn tiền của nhà băng Crocker, nhập-cảng máy tiện từ Âu châu về, sửa đổi để chạy NC (numerical control).  V́ hết chiến-tranh Việt-Nam, máy tiện không bán được nên nhà băng nắm quyền quản-trị, thuê Frank Cinadr, ông kỹ-sư trưởng, từ Michigan xuống để chỉnh-đốn lại.  Tôi cùng một người nữa được thuê làm để chỉnh lại hồ-sơ kỹ-thuật của các máy cũ, đồng-thời tung ra một kiểu máy mới tân-tiến, độ chính-xác cao hơn, nhằm chiếm lại thị-trường.  Ông cũng hỏi tôi ở Việt-Nam làm ǵ, tôi dấu nhẹm việc làm đồ-án cầu, đường, phi-trường, doanh-trại... chỉ kể những công việc thời đầu thập-niên 60 tôi làm cho hăng ASAM (Aux Sept Ateliers de Mécanique), hăng Pháp ở Sài-G̣n như tham-dự làm những thành-phần chuyển-vận và chế-biến cao-su cho Plantation des Terre Rouges, Labbé, Liandrat... cho công-ty giấy Cogivina, cho nhà máy đường Hiệp-Ḥa, cho hăng chế-biến cà-phê Rossi ở Ban-Mê-Thuột...

Nhờ làm OT liên miên, cái chếch của tôi mập hẳn lên, cũng bơ những ngày thức khua dậy sớm.  Tôi vừa chân ướt chân ráo đến đây (đúng là FOB !), cần đủ mọi thứ, rất cần tiền và cần một cái xe.

Làm được một tháng 12 ngày, một tuần lễ trước Giáng-sinh năm 1975, hăng bất th́nh ĺnh đóng cửa.  Số là nhà băng Crocker đổi ư, không muốn tuôn tiền ra cho hăng Given chỉnh-đốn nữa, họ lấy hết máy xiết nợ, rồi đem bán đấu giá.  120 công-nhân thất-nghiệp.  Dĩ nhiên là tôi nằm trong số đó, ông Meads trưởng pḥng của tôi cũng chung số-phận.  Chiều hôm đó, tan sở, đem thẻ ra vào cổng trả cô thư-kư văn-pḥng, cô nhận lấy, ném vào một thùng giấy (tôi thấy đầy một thùng), rồi trao cho cái chếch chót.  Trên đường về, ông Meads bảo tôi :

- Tôi thất-nghiệp nhiều lần rồi nên quen đi, không buồn phiền ǵ cả.  Chú mày mới làm cái giốp đầu tiên lại bị thất-nghiệp như thế này nên dễ mất tinh-thần lắm !  Không sao đâu, mai mốt đi khai tiền thất-nghiệp đi, en-gioi cái Giáng-sinh, tháng Giêng đi t́m việc khác.  Thất-nghiệp vài lần rồi chú mày cũng quen đi, không buồn nữa !

Ông chở tôi về giao-điểm 605 và Florence Ave ở Santa Fe Springs, vỗ vai tôi nói vài lời khích-lệ, thả tôi xuống rồi nói “Gút-lắc !”.

Thứ Hai, tôi đi khai lĩnh phụ-cấp thất-nghiệp, nhờ làm nhiều OT, tôi đạt điều-kiện “ba tháng vừa qua, lợi tức trên ngàn rưởI”, tôi được lănh tiền thất-nghiệp, khoảng 160 $ một tuần.  Tôi ghé lại văn-pḥng EDD để t́m việc, bảng cáo-thị trống trơn : không hăng sở nào mướn người khi năm cùng tháng tận !

Hôm Giáng-sinh, ông Meads cho con ông lái xe xuống Norwalk chở cả nhà tôi lên nhà ông en-gioi lễ Giáng-sinh, hát mấy bài về Giáng-sinh, trong đó có bài khởi đầu bằng câu “Rồ rồ rồ...”, ông cho quà chúng tôi và các cháu nhỏ, chúng tôi biếu ông chai Cognac.  Tháng sau, tôi mua được cái xe đầu tiên trên đất Mỹ (giá 100 đồng !), lái xe lên Baldwin Park thăm ông th́ ông đă dọn đi đâu đó, không để lại địa-chỉ.  Người ở tại nhà ông là người mới tới thuê, không biết ông là ai.  Tôi về viết thư lên địa-chỉ cũ của ông hy-vọng bưu-điện sẽ chuyển tới địa-chỉ mới của ông, nhưng thư bị trả lại, ông không khai địa-chỉ mới để chuyển thư.  Tôi mất liên-lạc với ông hoàn toàn.  Tới nay tôi vẫn c̣n cảm-kích trước ḷng tốt của ông và biết ơn ông.

Tôi hưởng lễ Giáng-sinh đầu tiên trên đất Mỹ trong nỗi buồn thất-nghiệp, thêm tinh-thần bất ổn, lo ngại cho tương-lai, không biết ra Giêng sẽ ra sao...

 

LÀM VIỆC CHO HĂNG DMJM

Sau lễ Giáng-sinh, sau Tết tây, ngày 16-1-1976 tôi xin được việc khác, structural drafter cho hăng DMJM, gọi tắt là Đim-Jim.  Hăng này trước kia có chi-nhánh tại Việt-Nam, trên đường Yên-Đổ, Sài G̣n.  Khi hăng được chọn để hướng-dẫn cách làm đồ-án đường và xa-lộ tại cục Công-Binh QĐVNCH tại Phú-Thọ, tôi đă từng làm trong ban giảng-huấn, đồng-thời là trưởng pḥng họa-đồ của DMJM tại Cục Công-Binh.  Năm 1972 tôi nghỉ làm, theo lời dụ dỗ của ông kỹ-sư truởng của hăng Quinton-Budlong là Greg Chenaur, ra chung với ổng mở hăng làm đồ-án... rồi sau đó đứng ra một ḿnh lập văn-pḥng Kỹ-sư Cố-vấn “The Viet-My Corporation”.

Vậy mà khi đến hăng ở Wilshire Blvd, đao-tao Los Angeles cho ông kỹ-sư trưởng Jack Meadville anh-teẹc-viu, ông này tính t́nh có vẻ khó chịu... ông ta chê tôi không có kinh-nghiệm địa-phương, ông hỏi tôi có biết ǵ về AISC, về AIC, về UBC, về A-mê-ri-cân Ś-tăng-đa... tôi trả lời có cái có, có cái không, và tôi cũng nói để ông biết là tôi chỉ xin làm họa-viên, nhiều điều ông ta hỏi không liên-quan ǵ đến chức-vụ của tôi.  Tôi nói thêm :

- Thưa ông, tôi đă từng là trưởng pḥng họa-đồ của DMJM tại Việt-Nam !

Ông vặn ngược lại tôi :

- Ai biết chuyện đó ?

- Ông Martin, phó giám-đốc của Đim-Jim, trước kia ổng là Giám-đốc các đồ-án tại Việt-Nam.

- Được, tôi sẽ chếch với ông Martin rồi kêu anh sau !

Hôm sau ông ta kêu lại tôi, óp-phơ tôi 6.40 $ một giờ (1 100 $ một tháng).  Anh bạn cùng đi với tôi, ông ta chỉ trả 2.80 $ một giờ (485 $ một tháng), v́ anh ta cũng như tôi, không có kinh-nghiệm địa-phương !  Thời bấy giờ lương tối-thiểu là 2.10 $/ giờ; anh bạn tôi dù đă có việc làm ở nơi khác cao lương hơn (nhưng không phải là về đồ-án, kỹ-thuật) cũng buộc phải nhận hầu có kinh-nghiệm địa-phương về kỹ-thuật với người ta; mấy tháng sau, thấy anh ta làm được, mà c̣n làm giỏi nữa là khác, họ tăng lương cho anh ngay.

Tôi đi làm, nhưng không phải ở văn-pḥng chính, mà DMJM gửi tôi xuống làm tại văn-pḥng phụ ở El Segundo, gần phi-trường Los Angeles.  Công việc là làm đồ-án xây cất King Khalid Military Academy tại Saudi Arabia.  Tám tháng sau hết việc, hàng trăm chuyên-viên bị lây-óp, nhưng tôi được giữ lại, gửi về văn-pḥng chính ở Wilshire Blvd, đao-tao Los Angeles làm thêm một tháng nữa...  Rồi văn-pḥng chính cũng cạn việc.

Tôi biết ngày tận-số chắc cũng không xa, dáo dác nh́n quanh nhưng không thấy có việc ǵ...

TÔI LÀM VIỆC TẠI

SANTA FE ENGINEERING

LÊ-NGỌC-MINH

Thân tặng các bạn Ngô Kim Bảng, Dương Xuân Phương, Vũ-Thế-Phiệt, Hoàng-Gia-Thịnh và Ngô Chí Thiềng, những người làm chung với tác giả trong những ngày vui buồn tại Santa Fe, cuối thập niên 70, sang 80.  

Tôi bị ḍng đời đưa đẩy vào ngành họa-đồ mà không dự-trù.  Năm 1958, tôi vừa tốt-nghiệp kỹ-thuật về ngành Đúc và Luyện kim, những tưởng sau 1954, khi đất nước hết chiến-tranh, kỹ-nghệ khai mỏ sẽ mở mang, kỹ-nghệ luyện-kim, đúc... chế biến sản-phẩm sẽ nở rộ, do đó tôi học đón đường.  Nhưng một năm sau khi tôi tốt-nghiệp, chiến-tranh giải-phóng miền Nam bắt đầu, việc khai mỏ không bao giờ xẩy ra... đường đi của tôi bất ngờ trở thành đường cụt !  Nh́n trước nh́n sau thấy không có việc hợp với khả-năng, hoàn cảnh gia-đ́nh không cho phép tôi học cao xa hơn, thời may, chú tôi cho biết Hải-quân Công-xưởng cần tuyển họa-viên, tôi nghĩ việc này tôi có thể làm được, v́ tôi có học kỹ nghệ họa 3 năm trong trường, tôi nghĩ tôi xin làm tạm để rồi t́m xem có việc ǵ hợp với khả-năng th́ sẽ xin sau.  Tôi bèn xin vào HQCX làm họa-viên và sau một màn thi thử, được thu nhận.

Làm họa-đồ có nghĩa là vẽ tấm họa-đồ.  Nửa thế-kỷ trước th́ vẽ bằng mực đen, vẽ bằng bút ch́... nói chung là vẽ bằng tay.  Nay th́ vẽ bằng máy điện toán, với những xốp-oe như Autocad, Micro-Station... hoặc hàng chục thứ nữa, tùy theo mỗi công-dụng hoặc mỗi ngành kỹ-nghệ.

Trước khi thực-hiện bất cứ một công-tŕnh xây cất hay chế-tạo ǵ, người ta đều cần họa-đồ.  Họa-đồ cho ta biết cách kích thước từng bộ phận, kích thước toàn-thể, sự liên-hệ, lớp lang thứ tự, ráp nối phối-hợp với nhau như thế nào, bằng vật-liệu ǵ, thiết-bị nào ở đâu... từ đó tính ra cần bao nhiêu loại thợ để thực-hiện và quan-trọng hơn nữa, phí tổn mỗi thứ, tổng-phí bao nhiêu, thời-gian thực-hiện... và công-tác ấy phải sử-dụng được, an-toàn, ít tốn kém và đẹp đẽ.  Tôi đă từng thấy ngay trên đất Mỹ này, một nhà máy phát điện xây cất xong mà nhà máy không chạy được, cần 3, 4 tháng sửa chữa, thêm khoảng một triệu rưỡi đồng nữa nhà máy mới đưa vào sử-dụng được; có những sản-phẩm chế-tạo ra mà không an-toàn hoặc tốn kém nhiều hơn khi dự-trù, hoặc trông xấu quá, không bán được...

Không những thế, nếu công-tŕnh xây cất hay chế-tác cần ngân-hàng tài-trợ, ngân-hàng muốn xem khách hàng làm cái ǵ, trị giá bao nhiêu, có khả-thi không... rồi bảo-hiểm cũng muốn nghiên-cứu xem công-tác đó trị giá bao nhiêu, có an-toàn không... Theo luật từ thời ông Bành Tổ... Mỹ (!) tới giờ, th́ Cục Công-Binh Mỹ có quyền nḥm ngó đến tất cả các công-tŕnh xây cất trên khắp nước Mỹ, nếu họ muốn.  Rồi các cơ-quan công-quyền như City, County, các cơ-sở tiện-ích công-cộng, môi-sinh, OSHA... cũng cần bộ họa-đồ.  Công-tác xây cất gần bờ biển (vào sâu đến khoảng vài chục miles) th́ phải qua Cơ-quan quản-trị bờ biển, rồi Môi-trường, rồi... chỉ có trời biết bao nhiêu nơi cần họa đồ.  Nơi nào ta phải xin giấy phép là nơi đó cần họa-đồ.  Tôi không c̣n nhớ rơ tên, nhưng một hăng dầu tại California muốn xin phép đặt một ống dầu xuyên tiểu-bang sang Texas, sau 10 năm và hơn 200 cái giấy phép, tốn cả chục triệu bạc mà vẫn chưa đủ giấy phép đặt ống qua khỏi San Bernardino, hăng đó bèn họp báo, cay đắng than phiền về thủ-tục giấy phép chằng tréo, phức-tạp, tốn kém... và quyết-định chấm dứt công-tác...  Cay đắng th́ cứ cay đắng, giấy phép vẫn là giấy phép và một đống cơ-quan nào đó vẫn cần bộ họa-đồ !

Khi sang đến bên Mỹ này, cả năm sau tôi mới học được một điều, là làm họa-đồ cho nơi nào mà sản-phẩm chính là món đồ thí-dụ như sản-xuất chiếc máy cày, máy dệt... th́ ở đó lương không cao v́ ban Đồ-án bị coi như bọn “ăn bám” !  Làm cho hăng nào mà sản-phẩm chính là họa-đồ th́ lương mới khá, thí-dụ như cho Santa Fe Engineering, cho Fluor, cho Bechtel, cho C.F. Braun, cho Jacobs, cho Brown & Roots...  Cũng sản-phẩm chính là họa-đồ, nhưng những hăng nào gọi là Engineering Consultants làm về nhà cửa, thương-xá, xa-lộ... như DMJM, Holmes & Narver... th́ lương không khá.  Tuy cùng làm trong pḥng họa-đồ, người lănh trách-nhiệm nặng th́ lương cao, dĩ nhiên.  Trách-nhiệm nặng đ̣i hỏi kỹ-thuật phải cứng, có cái nh́n xa và rộng, giao-thiệp được với mọi loại người, có khả-năng quản-trị và phải có lương-tâm chức-nghiệp.

Tháng 11-1975, năm tuần sau khi định cư tại Norwalk, California, tôi t́m được một việc là làm họa-viên cơ-khí cho hăng Given International ở Compton.  Hăng này sản-xuất máy tiện, ban Đồ-án bị coi như loại “ăn bám”, lương không khá !  Làm đây được một tháng mười hai ngày, hăng đóng cửa, tôi bị thất-nghiệp lần thứ nhất, một tuần trước lễ Giáng-sinh năm 1975.

Đầu tháng 1-1976, tôi xin được việc làm ở DMJM.  Tám tháng sau xong công-tác, hăng sa-thải chuyên-viên hàng loạt, tôi được giữ lại và chuyển về văn-pḥng chính ở đao-tao Eo-Ê làm thêm một tháng nữa, rồi văn-pḥng chính cũng cạn việc.  Hăng này, như trên đă nói, thuộc loại Engineering Consultants, lương không khá !

Đúng lúc đó, hăng Santa Fe Engineering ở Orange điện-thoại cho tôi, hỏi tôi c̣n giữ ư định xin việc ở đây không ?  Số là trước đó mười tháng, tôi ngồi nhà gửi resumé tới rất nhiều hăng, chỉ có hăng này trả lời trên một tấm bưu-thiếp in sẵn câu trả lời, đại khái là “hăng đă nhận được thư xin việc của ông, sẽ lưu lại hồ-sơ và tiếp xúc với ông khi nào hăng có nhu-cầu”.  Hôm sau tôi đến anh-tẹec-viu rồi tuần sau, ngày 20-9-1976 sang làm cho Santa Fe Engineering.

Khởi sự ở Santa Fe, tôi chỉ là một nhân-viên hạng... bét, v́ nhiệm-vụ của tôi chỉ là vẽ tấm họa-đồ theo phác-thảo của người khác, sao cho đúng, nhanh và đẹp... với số lương thấp nhất của pḥng họa-đồ.  Công-tác đầu tiên của tôi ở Santa Fe là làm đồ-án công-tác xây cất một cầu tàu dài ra ngoài biển để đem xi-măng vào xây cất King Khalid Military Academy ở Saudi Arabia.

Sau ba tháng thử-nghiệm, tôi được chính-thức thâu nhận và sau ba tháng nữa, thấy tôi làm được việc, xếp lớn tăng lương cho tôi ngay.  Đây là một điểm son của Santa Fe : họ rất công-bằng và x̣ng phẳng.  Trong khoảng một năm, thấy tôi làm họa-đồ chính-xác, nhanh và đẹp (xin quư vị lưu ư ba thứ-tự trên), hăng tăng lương cho tôi 4 lần !  Sau đó họ “thử tài” tôi bằng cách giao cho tôi làm trưởng-toán một công-tác nhỏ, trị giá khoảng 250 000 $; giốp này tôi hoàn-tất trước kỳ hạn, mà chỉ dùng 75% ngân-sách và sau khi giám-đốc đồ-án báo cáo tổng-kết, tôi được ông phó giám-đốc gọi vào, sếch-hen, khen ngợi.

Số là anh họa-viên được giao cho vẽ tờ họa-đồ theo bản phác-thảo.  Không phải anh cứ vẽ ra là họa-đồ đúng.  Do đó phải có người chếch tờ họa-đồ đó và anh chếch-cơ này phải biết thế nào là đúng và thế nào là không, phải biết phối-hợp sao cho phần này phải ăn khớp với những phần trước đó và với những phần tiếp theo.  Anh designer ngoài việc vẽ và chếch họa-đồ, phải biết chế biến từ bản tính của kỹ-sư ra họa-đồ và anh phải bàn thảo, giao việc cho vài ba anh họa-viên để làm ra tấm họa-đồ; anh phải nói chuyện với mấy anh họa-viên để anh họa-viên sửa tờ họa-đồ theo ư ḿnh, chuyện này không dễ, nếu anh ta là tên da vàng, Anh ngữ giới-hạn và có ắc-xen !  Anh trưởng-toán hoặc lead person, hoặc job captain phải rành tất cả các công việc trên, phải làm việc với một nhóm designer, vài tay chếch-cơ, phải làm việc thân-cận với các kỹ-sư và đôi khi phải làm sao thuyết-phục được mấy ông kỹ-sư lúc nào cũng coi ḿnh như Einstein tái-thế, ǵ cũng biết và không bao giờ làm điều ǵ lầm lẫn; làm sao phối-hợp output của mấy ông kỹ-sư sao cho họa-đồ ăn khớp với nhau v́ mỗi ông phụ-trách một phần của đồ-án, mà đồ-án phải ăn khớp với nhau từ đầu tới cuối, sao cho cái đồ-án giống như chỉ do một người thực-hiện.  Rồi anh trưởng-toán này phải tiếp-xúc với trưởng-toán hoặc lead person, hoặc job captain của 4 ban khác, khi th́ yêu cầu phía bên kia sửa đổi đ́-zai của họ để ăn khớp với đ́-zai của ta, đôi khi phải nói họ đ́-zai lại v́ công việc của ta và họ đối chọi nhau... (khi th́ chính ta phải làm lại công việc của phe ta) những trường-hợp này rất dễ gây ra căi vă, to tiếng, lờ đi không cộng-tác hoặc nói xỏ nói xiên... lại c̣n khó khăn hơn nếu anh ta là tên da vàng, Anh ngữ giới-hạn và phát-ngôn có ắc-xen !  Tóm lại là làm sao cho phe ta đúng, phe ta ăn khớp với nhau đă là chuyện khó, mà làm sao cho phe ta và 4 phe khác cùng ăn khớp với nhau một cách thuận-ḥa vui vẻ c̣n khó hơn nữa.

Số là hăng đồ-án là hăng bán kiến-thức kỹ-thuật lấy tiền.  Thí-dụ làm đồ-án một nhà máy trị giá 100 triệu (xin ghi chú : 100 triệu chỉ là một nhà máy nhỏ !), hăng nhận được khoảng từ 6 tới 8 triệu đô tiền thù-lao.  Nếu khéo thu vén th́ hăng lời nhiều, nếu không khéo thu vén th́ ḥa vốn hoặc lỗ.  Thông thường hăng có 5 ban, Civil, Structural, Piping, Electrical và Instrumentation mà ban tôi, Structural, là một.  Mỗi ban hoạt-động riêng rẽ, nhưng dưới quyền một ông chủ-sự pḥng (Department Head = DH), ông này coi các chuyên-viên kỹ-thuật trong ban của ông; ông trưởng pḥng họa-đồ (Chief Draftsman = CD) coi mấy ông họa-viên, designers, checkers...; ông kỹ-sư trưởng (Chief Engineer = CE), coi toàn thể nhân-viên kỹ-thuật như kỹ-sư, họa-viên, trắc-đạc, chiết-tính, chương-tŕnh, kiểm-tra... trong một đồ-án; trên nữa có ông giám-đốc đồ-án (Project Manager = PM), coi cả 5 ban, phối-hợp toàn-thể công-tác.  Mỗi ban có ngân-sách riêng và ông giám đốc-đồ-án, mỗi tuần đều nhận được báo-cáo công-tác của mỗi ban, tiến-triển được bao nhiêu phần trăm và ăn vào ngân-sách bao nhiêu phần trăm.  Rồi hàng tuần ông lại phải báo-cáo cho ông phó hay ông giám-đốc của công-ty.  Cuối công-tác, ông phải báo-cáo tổng-kết lên cấp trên của ông, xem công-tác lời hay lỗ và lời lỗ bao nhiêu.  Nếu sau vài công-tác ḥa vốn hoặc lỗ th́ tương-lai sự-nghiệp của ông PM này chắc chắn là u ám.  Trong công-tác, các xếp tôi gồm tất cả mấy ông vừa kể và đám chuyên-viên kỹ-thuật chúng tôi, tương-lai đều do bộ họa-đồ định-đoạt, v́ bất kể công tác ǵ, cuối công-tác hăng giao cho khách hàng một bộ họa-đồ, đơn-giản v́ đây là một hăng làm đồ-án !  Khi hoàn-tất, hồi đó tờ họa đồ trị-giá khoảng 20 tới 22 ngàn đô-la một tấm.  Thời đó, năm 1976-1978, chiếc xe Continental Mark V Landau mới toanh, đờ-luưch nhất thời bấy giờ, giá có 18 ngàn 500 đô !  Do đó, bất cứ người nào tiết-kiệm được ngân-sách, có nghĩa là làm cho ghế ngồi của các quan được vững vàng, tương-lai-của-các-quan được sáng lạng, hoạn-lộ của các quan thênh-thang thăng tiến... th́ được các quan cưng lắm, được nể lắm... được giao cho nắm công-tác lớn và hơn hết, lên lương dài dài.  Tôi may mắn được rơi vào loại này.

Rồi hăng giao cho tôi phụ-trách công-tác lớn hơn.  Số là ban của tôi có một anh designer/ lead person (cùng cấp bậc với tôi), người Anh, học ở Eaton ra (cùng trường với ông phó giám-đốc, người Anh), nói tiếng Anh chậm răi với British Accent rất ư là quí-phái (!) được ông phó biệt nhỡn, giao cho làm trưởng-toán một công-tác khá lớn, có khoảng chục tên đệ-tử.  Anh này khệnh-khạng, chi-tiêu hết 66% ngân-sách mà chỉ hoàn-thành khoảng 20% công-tác nên khi ông ông chủ-sự pḥng và giám-đốc đồ-án khám phá ra việc này th́ hai ông tá-hỏa tam-tinh, can-thiệp với ông phó và tôi cấp-tốc được chỉ-định phụ-tá anh ta cho quen với công-tác và sau mười ngày, thay thế anh ta để hoàn-tất công-tác đó.  Tổng-kết, tôi và anh khệnh-khạng sử-dụng hết 108% ngân-sách để hoàn-thành 100% công-tác, có nghĩa là công-tác này ban structural lỗ 8%, nhưng v́ tôi chỉ dùng có 34% ngân-sách để hoàn-thành 80% công-tác, nên được coi như đă có công cứu giá cho công-tác qua cơn thảm hại và sau khi giám-đốc đồ-án báo-cáo tổng-kết, tôi được ông phó giám-đốc gọi vào, khen ngợi và tăng lương cho lần nữa.  Năm thứ nh́ tôi được tăng lương ba lần.  Tin ghi thêm : anh khệnh-khạng này ngay sau đó được cất nhắc lên hàng trưởng pḥng họa-đồ, biệt-phái sang văn-pḥng phụ của hăng bên Houston, Texas.  Sang đến Houston, văn-pḥng nói anh tạm giữ chức-vụ trưởng toán v́ chưa có chỗ trống làm trưởng pḥng, cũng phải cày như bất cứ một anh họa-viên hạng... ba nào đó, anh cũng phải nhận.  Khi công-tác đó hoàn-tất, Houston “dích” anh ta liền, đúng là “đem con bỏ chợ”.  Bên này bà con xầm xèo rằng đó là hậu-quả của việc “66% ngân-sách/  20% công-tác” !  Đơn-giản là làm việc mà có hại cho sự tồn vong của hăng th́ sẽ bị trừng-trị tàn nhẫn vô-nhân-đạo như vậy !

Hăng Santa Fe bành-trướng lớn hơn.  Hăng bắt được công-tác nối các đầu giếng dầu ở North Slope, Alaska vào nhà máy bơm chính trước khi bơm dầu xuôi Nam, tới Valdez, công-tác này khoảng hơn nửa tỷ đô la, lớn nhất trong lịch-sử hăng Santa Fe từ trước tới nay.  Tôi được ông phó gọi vào, hỏi tôi có để trong resume là có kinh-nghiệm về CPM scheduling (Critical Path Method, thời-khóa-biểu xây cất, tương-đối “mớI” thời bấy giờ), vậy tôi đă làm những ǵ ?  Tôi trả lời là làm thời-khóa-biểu xây cất cầu, rất nhiều cầu, đường, cơ-xưởng, bộ chỉ-huy Giang-cảnh...  Ông hỏi tôi có muốn đi làm việc đó trên North Slope với tư-cách là scheduling engineer không, lương tăng 1.864 lần lương hiện thời (có nghĩa là gần gấp đôi), nhiệm-vụ của tôi là nhồi nhét làm sao cho công-tác xây cất này hoàn-tất mà không làm chậm trễ ǵ tới ngày hoàn-tất đường ống dẫn dầu chính gọi là Trans-Alaska Pipeline.  Ngày này đă được định-đoạt rồi và tổng-thống Ford sẽ đến cắt băng khánh-thành.  Quan-trọng tối-hậu là không được chậm trễ, v́ mỗi ngày chậm trễ hăng sẽ bị phạt tới mấy trăm ngàn đô-la.  Tôi sẽ làm trên North Slope ba tuần rồi về California nghỉ hai tuần, hưởng lương cả 5 tuần, trong khi đó tôi có một người luân-chuyển.  Ông phó hỏi tôi có thể đảm-đương được không và tôi có muốn lên đó không ?  Tôi xin cho hai ngày để trả lời.

Năm 1978, tôi mua một căn nhà ba pḥng ngủ tại La Mirada, California, giá 61 500 $. Tiền nhà, tiền thuế và bảo-hiểm món nợ, cộng lại là 550 $ một tháng.  Gia-đ́nh có 6 người, bà xă tôi đi học toàn-phần, tất cả chi-tiêu trong nhà đều trông vào số lương của tôi, nên tháng nào cũng phải rất dè sẻn, nếu có ǵ bất-thường như hỏng xe, quan hôn tang tế... th́ thiếu.

Về nhà bàn với nhà tôi, khả-năng th́ tôi không ngại, nhưng bỏ cả thê nhi đi hàng tháng khi mới sang đây, nhà tôi đang đi học, gia đ́nh ngô chưa ra ngô, khoai chưa ra khoai làm tôi ngại.  Nhà tôi bảo không sao đâu, cứ đi đi.  Đây là một thử thách của hăng đây, nên thi thố khả-năng để thăng-tiến, đồng-thời giúp ngân-quỹ gia đ́nh qua lúc ngặt nghèo.

Thế là tháng 9-78 tôi lên North Slope, Alaska, làm khoảng 6 tháng, mọi chuyện tốt đẹp.  Tháng 3-79 tôi bị gọi cấp-tốc trở về lại hăng, công-tác trên Alaska c̣n khoảng hai tháng nữa mới xong, tuy chưa hoàn-tất 100% nhưng chắc chắn là không trễ nải.  Lư-do hăng gọi tôi về v́ hăng bắt được công-tác đồ-án lớn, đ́-zai một lượt 10 dàn khoan dầu tại eo biển Magellan ở cực Nam của châu Mỹ cho NPAS, cơ-quan dầu hỏa nước Chile.  Nơi này thời-tiết khắc-nghiệt, nước xoáy rất mạnh, gió mạnh và gió giật, thủy-triều cao... nên việc đ́-zai, xây cất cũng phải cẩn thận hơn.  Và tôi được chọn làm trưởng-toán họa-đồ structural cho công-tác đó.

Đây là lần đầu tiên nắm công-tác lớn, tôi tự nhủ sẽ phải cẩn thận để không ô-vờ-răn ngân-sách (tôi nghĩ đến sự trừng-phạt của hăng dành cho anh khệnh-khạng kể trên !).  Với công-tác dàn khoan dầu ngoài biển, ngân-sách của ban Structural lớn nhất.  Đồ-án này có một kỹ-sư trưởng, 3 kỹ-sư thường, tôi coi nhóm designer 5 người và một anh checker.  Thường thường, hăng phải chi nhiều tiền nhất cho ban họa-đồ.  Sau khi đ́-zai, kỹ-sư đưa bản tính cho tôi, tôi sẽ quyết-định bộ-phận này cần bao nhiêu họa-đồ, cần bao nhiêu chi-tiết, tỷ-lệ nào... làm sao mà vẽ ít nhất nhưng tŕnh bày được nhiều nhất, khi nào khởi sự, khi nào xong và phải mắt le mày lét coi chừng ngân-sách.  Khi xong, tôi sẽ cho in rồi chếch, rồi sửa lại, tái chếch, tái sửa... rồi in một bộ họa-đồ để kỹ-sư chếch lại, sau đó tôi cho sửa lại cho hoàn tất, có khi phải vài ba lần qua lại mới hoàn tất... có khi phải kéo nhau vào pḥng họp để giải-quyết những khúc mắc... có khi phải đ́-zai lại, vẽ lại, chếch lại...  Vấn đề là làm sao chỉ vẽ vừa đủ mà tŕnh bày đồ án được chính xác, nhanh, đẹp và tiết-kiệm ngân-sách.  Sau một năm h́ hục, chúng tôi hoàn-thành công-tác, riêng tôi chỉ dùng 82% ngân-sách để hoàn thành 100% công-tác, tiết-kiệm 18% ngân-sách, nên lại được ông phó kêu vào khen ngợi, sếch-hen và lên lương.

Sau công-tác đó, tôi được ông trưởng pḥng họa-đồ rồi tới ông ông chủ-sự pḥng ŕ-viu, hai ông tán-dương rằng tôi là át-xét của công-ty, tới nỗi mấy ông giám-đốc đồ-án, mỗi khi bắt được công-tác đều nói với ông trưởng pḥng họa-đồ để giao công-tác cho tôi, ông trưởng pḥng họa-đồ một hôm cho tôi biết như vậy.  Đến nỗi, lên lương riết, lương tôi ngang với lương của ông principal engineer, cánh tay mặt của ông ông chủ-sự pḥng, 15 năm thâm-niên trong hăng, năm 1983, khoảng 55 ngàn một năm.

Rồi tôi được tin cẩn hơn để giao cho các công-tác lớn nhỏ khác, với nhiều vui buồn...  Tôi đă thực-hiện những đồ-án các dàn khoan dầu ngoài khơi tại vùng biển động dữ dội North Sea, tại Gulf of Mexico, tại Santa Barbara Channel, tại Ấn-Độ, tại bờ biển Tây Phi Châu, tại bờ biển Indonesia, tại Nam Mỹ... những dàn khoan dầu trên đất tại thung-lũng San Fernando, tại Texas, tại Tây Phi Châu...  Tôi cũng gặp chuyện không mấy vui là trong ban tôi có một ông bạn đồng-nghiệp người Việt cho là tôi trịch-thượng... sau khi chia tay nhau năm 1986 không bao giờ buồn nói chuyện với tôi nữa, tôi cũng đành chịu mà thôi, trong khi đó mấy ông designer người Mỹ hay quốc-tịch khác vẫn cùng tôi giữ mối giao-hảo thân-t́nh đến hơn 20-30 năm sau.  Số là ông nào trễ nải, lơ-đễnh hay cà chớn, bất kể đế-quốc hay Mít... là tôi mời riêng vào pḥng kín, đóng cửa lại, kiểm điểm hoặc cạo-gió cho một cách nhẹ nhàng... v́ tôi là trưởng toán, tôi trách-nhiệm một phần lớn đồ-án, tương-lai tôi và tương-lai hàng chục người trên tôi tùy thuộc vào sự tiến-triển và tốt đẹp của công-tác mà trong đó tôi và anh ta cùng thực-hiện.

Công-tác đưa tôi “lên chó”, nhưng cũng công-tác có ngày đưa tôi xuống... cẩu.

Công-tác lớn nhất của tôi với hăng Santa Fe là công-tác Gathering Center #25, gọi tắt là GC-25, tại Kuwait.  Số là hăng Santa Fe Engineering, năm 1984 mua hăng C. F. Braun, hăng làm đồ-án trứ-danh, được mệnh-danh là The Cadillac of the Design Industry, có quá-khứ oai-hùng lắm.  Braun bắt được công-tác làm đồ-án nhà máy lọc dầu cực lớn tại Kuwait, Braun làm phần to lớn là GC-50, c̣n phần kia nhỏ hơn, GC-25 chia cho Santa Fe.  Santa Fe tuy là hăng mẹ, nhưng trong công-tác này, Braun là chủ công-tác, do đó “con” kiểm-soát “mẹ” !  Tôi được giao thực-hiện bộ họa-đồ structural cho công-tác này, ngân-sách là 52 ngàn giờ cho riêng họa-đồ structural (52 ngàn giờ tương-đương với công việc của một người làm việc 40 giờ một tuần, 52 tuần một năm, liên-tục, không ngưng nghỉ, trong 25 năm liền !  Nếu tính ra tiền, với đầy đủ overhead, th́ lương nhân-viên thời đó, mỗi giờ khoảng 50 $ tổng-số ngân-sách của ban structural khoảng hơn 3 triệu đô !), số họa-viên lúc cao-điểm của công tác là 25 người, thời-gian thực-hiện khoảng 2 năm.

Công-tác chưa khởi đầu đă trục-trặc nặng : hăng Braun nói là Santa Fe có thể dùng một số họa-đồ của họ vẽ, do đó cắt giảm số họa-đồ do Santa Fe đề-nghị, đồng-thời cắt ngân-sách ban của tôi xuống c̣n 39 ngàn giờ thay v́ 52 ngàn.  Các quan lớn của tôi, biết trước sự việc sẽ không giản-dị như vậy, nhưng v́ an-toàn bản-thân, không ai giám nói ra, trong buổi họp đều liếc nh́n tôi “thương cảm”.  Các ban khác chỉ bị cắt giảm chút đỉnh.  Sau buổi họp, ông Ed Miller, kỹ-sư truởng của công-tác, đă gọi tôi vào văn-pḥng ông, khép cửa lại rồi hỏi :

- Họ cắt của anh mất 13 000 giờ, tức là mất đi 25% ngân-sách, anh nghĩ là anh có thể hoàn-tất nổi phần structural này với 75% ngân-sách không ?

Tôi nói :

- Họ cắt hơi nhiều, hiện giờ công-tác chưa bắt đầu, tôi không đủ dữ-kiện để khẳng-định kết-quả, nhưng tôi nghĩ là tôi có thể làm nổi; ông có thể tin rằng tôi sẽ hết ḷng với công-tác !

- Anh đừng ngần-ngại nếu anh cần tôi giúp điều ǵ, bất cứ điều ǵ !  Cứ vào gơ cửa tôi bất cứ lúc nào !  Đây là công-tác quan-trọng đầu tiên của anh đồng-thời cũng là của tôi.  Ḿnh cố giúp nhau nhé !

(Ông Miller nguyên là kỹ-sư điện, một chuyên-viên khá thâm-niên; nhưng v́ ông có khả-năng quản-trị, hăng chuyển ông sang công-tác quản-trị đồ-án, đây là công-tác lớn đầu tiên của ông).

Tiên-liệu những khó khăn trước mặt, ngoài việc làm sao cho công-tác trôi chẩy, tiến-triển tốt, tiết-kiệm thời-gian và ngân-sách, tôi c̣n phải “thủ” khá kỹ.  Mỗi tuần tôi đều có báo-cáo tiến-triển công-tác so với ngân-sách, tên và số từng họa-đồ làm trong tuần, số giờ dùng vào mỗi họa-đồ, kèm theo time sheet của mỗi họa-viên, designer, checker trong ban của tôi, tôi tiên-liệu những ǵ phải làm trong tuần tới, tiên-liệu những khó khăn sẽ gặp phải, ghi lên giấy trắng mực đen... bản sao gửi cho ông trưởng pḥng họa-đồ, ông kỹ-sư trưởng, ông giám-đốc đồ-án và tôi giữ một bản lưu.  Sau một năm rưỡi, chồng báo-cáo nội-bộ này cao đến ngang thắt lưng !

Khoảng 16 tháng sau khi khởi-công, ngân-sách các ban kia đều cạn, riêng ban tôi vẫn c̣n.  Hăng Braun tiên-liệu một thảm-họa, gửi một toán chuyên-viên sang ô-đít Santa Fe.  Khi họ đến ban tôi, tôi có dư giả chứng-cớ cho họ thấy tôi không dùng được bao nhiêu họa-đồ của Braun, v́ đ́-zai hai bên khác nhau.  Tôi phải vẽ 115 tờ họa-đồ nhiều hơn số họa-đồ mà Braun dự-trù.  Đây là bộ họa-đồ và đây là báo-cáo tiến-triển hàng tuần, từ ngày đầu.  Ba tay chuyên-viên sang thanh-tra đều chới với v́ tôi trưng ra chứng cớ rơ ràng, đen trắng cực kỳ phân-minh, họ không chối căi được.  Tháng sau, báo-cáo của ban thanh-tra của Braun kết-luận, xếp tôi cho tôi biết, chính tôi là người đă cứu giá phần structural của GC-25.

Sau đó, Braun phải tăng ngân-sách cho các ban khác, mỗi ban từ 3 cho đến 6 ngàn giờ, riêng ban tôi, dù tôi vẫn c̣n khá nhiều giờ, họ cũng cho tôi thêm 3 000 giờ để đề pḥng hậu-họa !

Công-tác từ từ đi vào giai-đoạn chót...  Lúc này Santa Fe đang xuống dốc thê-thảm, nát như cái mền, tuần nào ban structural cũng có mấy người bị cho nghỉ việc.

Thứ Tư 5-11-1986, tôi chấm-dứt công-tác GC-25.  Khi làm xong tấm họa-đồ chót, tôi làm bản báo-cáo tổng-kết về phần hành của tôi : tôi vẫn c̣n hơn 1 400 giờ trong tổng-số 39 000 giờ lúc ban đầu (sau khi họ cắt mất 25% ngân khoản của tôi; trong trường-hợp này, tôi tiết-kiệm cho hăng 3.6 % ngân-sách), cộng thêm 3 000 giờ họ cho tôi thêm sau này mà tôi chưa dùng đến, thành 4 400 giờ (trong trường-hợp này, tôi tiết-kiệm cho hăng 11.3 % ngân-sách).  Nếu tính cả 115 họa đồ tôi phải làm thêm, không có trong dự-trù lúc ban đầu của Braun, chẳng ai cho giờ nào (không cho ngân-sách nhưng tôi vẫn phải làm, thực-tế là có 115 họa-đồ đă hoàn-tất mà không hề có trong dự-trù công-tác, trung-b́nh khoảng 50 giờ một họa-đồ, tính ra khoảng 5 750 giờ), tổng cộng 10 150 giờ : trong trường-hợp này, tôi đă tiết-kiệm cho hăng đến 26 % ngân-sách công-tác.  Hai mươi sáu phần trăm !  Ông kỹ-sư trưởng, và ông giám-đốc đồ-án đọc mà không ông nào tin nổi báo-cáo của tôi (những con số này không phải tôi phịa ra, hàng tuần tôi đều báo-cáo ngân-sách của tôi từ hai năm nay, mà hàng tuần các ông cũng nhận được báo-cáo chính-thức của ban kế-toán đồ-án của hăng), tôi đưa báo-cáo cho từng ông một, ông nào cũng mở calculator ra chọc chọc mấy cái rồi ném máy tính sang một bên, thừ người ra, im lặng !  (Ghi-chú chọc quê : Im lặng có nghĩa là... tôi đúng !).

Chưa có một công-tác nào của hăng, bất kể ai trách-nhiệm, tiết-kiệm ngân-sách được như tôi.  Tôi đoan chắc như vậy !

Phần thưởng : tôi bị lây-óp ngày thứ Sáu 7-11-1986... hai ngày sau khi tôi làm xong công-tác, v́ Santa Fe không c̣n giốp.  Ông trưởng pḥng họa-đồ, Joe Carlucci, một người xếp trực-tiếp của tôi hơn 10 năm và là người bạn khá thân, rất tử tế với tôi suốt 10 năm trong hăng cũng bị cuốn gói theo tôi hai tuần sau đó.  Trước khi chia tay, Joe xiết chặt tay tôi, rồi vỗ vai tôi, lạc giọng đi v́ cảm-xúc :

- Minh, I thank you !  For the past 10 years you made me look good in front of the management !

Khi bị lây-óp tại Santa Fe Engineering tháng 11-1986, tôi rất buồn v́ coi như bị... đâm sau lưng chiến-sĩ v́ tôi tiết-kiệm cho hăng quá nhiều, hơn 10 150 giờ hoặc 26% ngân-sách của đồ án GC-25.  Hăng xuống dốc, sa-thải nhân-viên là chuyện thường t́nh, ai cũng biết, nhưng sa-thải hai ngày sau khi tôi hoàn-tất công-tác lớn của hăng là một chuyện... cold blood !  Tôi cay đắng đề-cập với ông ông chủ-sự pḥng, ông này trong hơn chục năm rất thân với tôi, ông kín đáo cho tôi biết, mấy ông lớn phía trên thấy tôi tiết-kiệm ngân-sách nhiều quá, đâm ra tham lam, “dích” tôi đi để chia nhau số giờ thặng-dư đó.  Thời đó, Santa Fe xuống dốc thê thảm, ai cũng phải thủ một số giờ để cuối tuần có cái mà viết vào time sheet.  Kể cả mấy tay giám-đốc !

Có người chỉ cho tôi một bài học : đừng tiết-kiệm nhiều cho hăng, tiết-kiệm khoảng từ 2 tới 3 phần trăm ngân-sách là đủ để các quan lớn vui thú rồi.  Trong thời-gian hơn 10 năm tôi làm ở Santa Fe, các ban khác gần như chẳng bao giờ tiết-kiệm được ngân-sách, làm trễ nải hơn so với chương-tŕnh, kết-quả là họ làm OT cho kịp, hăng đă lỗ, c̣n bị lỗ thêm, tóm lại đối với một số người là “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” !

Tuy bị dích, tôi vẫn tự-hào là ở hăng Santa Fe Engineering này, tôi tự thắng v́ khả-năng và kiến-thức của tôi, không nhờ vả, quỵ-lụy ai và hăng cũng rất công bằng với tôi, các xếp, từ trưởng pḥng họa-đồ tới phó giám-đốc, giám-đốc đều tử-tế, biết người biết của.  Khi vào làm cho Santa Fe Engineering năm 1976, tôi là một tên bạch-đinh, 10 năm sau, năm 1986, tôi thuộc vào giai-cấp trung-lưu ở Mỹ.  Nếu xem đó là một thành-công th́ cái đó không phải từ trên trời tự nhiên rơi xuống !

 

TÔI LÀM VIỆC TẠI ALASKA

LÊ-NGỌC-MINH

Thân tặng các bạn Ngô Kim Bảng, Dương Xuân Phương và Ngô Chí Thiềng, những người làm chung với tác giả trong những ngày vui buồn tại Santa Fe, cuối thập niên 70, sang 80.  

Giă từ DMJM, tôi sang làm cho Santa Fe Engineering từ 20-9-1976 và được trả 1 250 $ một tháng, số lương khá thơm cho một tên Mít tị-nạn hồi đó.  Tháng sau, một anh kỹ-sư Đại-Hàn tên Chung Yang đă làm lâu ở đây cho biết, anh họa-viên trẻ ngồi đó tên Rudy lương thấp nhất pḥng họa-đồ, chỉ có 1 400 $ v́ anh ta chỉ có 5 năm kinh-nghiệm !  Nghe th́ biết vậy, nhưng tôi cũng biết là thân tị-nạn mới qua, thành-đạt không phải là chuyện một sớm một chiều... sẽ c̣n bị đời ăn chận dài dài, tuy hơi cay đắng chút đỉnh, nhưng không buồn quá 5 phút !

Hăng Santa Fe chuyên về làm đồ-án và xây cất dàn khoan dầu ngoài biển hay trên đất liền, bến tàu, cầu tầu, tàu khoan dầu, nhà máy lọc dầu... trên toàn thế-giới.  Dàn khoan Bạch-Hổ ngoài khơi Việt-Nam trước năm 1975 là do chi-nhánh của hăng tại Singapore thực-hiện.

Năm đầu tiên, nhờ làm việc nhanh và chăm chỉ, tiết-kiệm nhiều th́ giờ cho công-tác, tôi được tăng lương 4 lần và được cất nhắc lên làm trưởng toán, trông coi một đồ-án nhỏ.  Năm thứ nh́ tăng lương 3 lần.

Tôi c̣n nhớ, cuối năm 1976, một hôm rảnh răi, tôi xem bộ họa-đồ đường ống dầu xuyên tiểu-bang Alaska do hăng Bechtel lập đồ-án, thấy cái pipe saddle, cơ-phận chống đỡ đường ống dầu chính (ống dầu chính đường kính 4 feet, tức là 1.20 m) lên cột chống (pipe support, h́nh chữ H), đồng-thời cho ống và cột có thể di-chuyển, co dăn ngang và dọc mỗi khi nhiệt-độ tăng hay giảm, gió băo hoặc động đất... cơ-phận này vừa nhiều bộ-phận, vừa khó hàn, vừa nặng, vừa tốn tiền, tôi ngứa tay, lấy bút ch́ đỏ sửa lại, ít bộ-phận hơn, dễ hàn hơn, nhẹ hơn và dĩ-nhiên tiết-kiệm tiền bạc.  Khi ông Dick Yue, chủ-sự pḥng đồ-án người Hoa ghé ngang, tôi nói chuyện với ông về việc này, ông xem, trầm-ngâm một chút, đồng-ư với tôi, nhưng nói :

- Đây đâu phải đồ-án của ḿnh, đừng lo !

Hai ba ngày sau ông quay lại hỏi tôi, tấm họa-đồ tôi sửa đâu ?  Tôi lấy ra đưa cho ông, ông đem cho ông phó giám-đốc xem.  Sau này tôi mới biết ông phó giám-đốc đang thương-thảo bắt một công-tác turn-key (vừa làm đồ-án, vừa xây cất) trị-giá hơn nửa tỉ bạc với Alyeska, chủ-nhân của đường ống dầu xuyên tiểu-bang Alaska, một công-tác lớn nhất trong lịch-sử của Santa Fe từ ngày thành-lập tới giờ.  Trong câu chuyện làm quà, ông phó của Santa Fe cho Alyeska cái họa-đồ sửa đỏ của tôi; Alyeska thấy có lư, cho lệnh những pipe saddle nào chưa làm th́ làm theo họa-đồ tôi sửa; kết-quả là khoảng 150 miles đường ống dầu làm theo họa-đồ của tôi (cứ 50 feet th́ phải có một cái saddle), đó là đoạn chót của ống dầu ở gần Valdez, miền Nam Alaska.  V́ chuyện sửa họa đồ cái pipe saddle, mấy tháng sau, khi đă bắt được công-tác của Alyeska, ông phó của Santa Fe kêu tôi vào, sếch-hen khen tặng và tăng lương cho tôi thêm một chút nữa !  Nếu quư bạn có dịp du-lịch hay công-tác lên Alaska, xin nhớ t́m mua cái post card chụp h́nh đường ống chính và cái pipe saddle của Trans Alaska Pipeline (bưu-thiếp có tên World Famous Alaskan Pipeline, do nhiếp-ảnh-gia Ed Jaro chụp, Artic Circle Enterprises xuất-bản và phát-hành, Anchorage, Alaska), đây là dấu-ấn của một kẻ tị-nạn Mít trên đất Cờ Hoa !  Cái saddle này mở đường cho tôi thăng-tiến sau này trong hăng Santa Fe.

Năm 1990, một cựu kỹ-sư của Santa Fe (khi này Santa Fe đă bị bán đi bán lại mấy lần, nát như cái mền !) lên làm việc tại Anchorage, thấy trong số những bưu-thiếp về Alaska có tấm ảnh chụp đường ống dẫn dầu chính phía dưới có cái pipe saddle, nhớ lại chuyện cũ, ông mua và gửi về cho tôi một tấm, việc này gợi lại chuyện cả mười lăm năm trước, làm tôi thật cảm-động.  Tôi vẫn c̣n giữ được cái bưu-thiếp đó, giữ thật kỹ !

Năm 1978, tôi mua một căn nhà ba pḥng ngủ tại La Mirada, California, giá 61 500 $.  Tiền nhà, bảo-hiểm món nợ và thuế nóc gia, cộng lại là 550 $ một tháng.  Gia-đ́nh tôi gồm 6 người : thân mẫu tôi, hai vợ chồng, ba cháu nhỏ; nhà tôi đi học toàn phần, tất cả trông vào số lương đă nêu phía trên, nên tháng nào cũng phải rất dè sẻn, nếu có ǵ bất-thường như hỏng xe, quan hôn tang tế... th́ thiếu.

Tháng 8-1978, một hôm ông phó giám-đốc kêu tôi vào văn-pḥng, hỏi tôi có kinh-nghiệm ǵ về CPM scheduling (làm thời-khóa-biểu xây cất), v́ trước đây tôi ghi vào resumé là đă từng có 3 năm làm CPM scheduling.  Tôi trả lời tôi làm CPM scheduling về cầu, đường, phi-trường, bộ chỉ-huy Giang-cảnh...  Thời đó, năm 1978, CPM Scheduling phải tính bằng calculator, biểu-đồ làm bằng tay, xốp-oe Primavera c̣n phải lâu lắm mới ra chào đời !  Ông phó hỏi tôi có muốn đi làm trên Prudhoe Bay, Alaska khoảng 6 tháng, chức-vụ là scheduling engineer, tôi phải làm mỗi ngày 10 giờ, ăn ở hăng đài-thọ.  Làm việc ba tuần, được cho về nhà nghỉ hai tuần, lănh lương cả năm tuần, tiền vé máy bay, ăn uống dọc đường, xe chở về tận nhà hăng trả hết, lương được tăng lên 1.864 lần cao hơn lương tại California... tóm lại là gần gấp đôi !  Tôi có muốn đi không ?  Tôi trả lời xin cho về nói chuyện với gia-đ́nh.

Về nhà nói chuyện với nhà tôi, nhà tôi nói là nhận lời đi, đây là lúc hăng muốn thử khả-năng của ḿnh, tuy lạnh một chút, nhưng cơ-hội này giúp chúng tôi qua cơn túng thiếu và là bàn đạp cho những thăng-tiến sau này.

Thế là tháng 9-1978, tôi đáp chuyến máy bay từ LAX lên SeaTac, tiểu-bang Washington, rồi từ SeaTac lên Anchorage.  Bước ra cửa phi-trường Anchorage thấy nhiệt-độ-kế chỉ 0 độ F.  Từ phi-trường, kêu taxi tới văn-pḥng Alyeska tại Anchorage tŕnh-diện, lănh trang-bị làm việc trên Artic Circle, gồm quần áo lạnh, giầy, bao tay... đây là những trang-bị để chống lại cái lạnh ­150 độ F (xin ghi nhận 32 độ F bằng 0 độ C, nhiệt-độ nước đóng thành đá).  Quay lại phi-trường, chờ máy bay riêng của hăng dầu SOHIO lên Prudhoe Bay, trên vùng North Slope, nơi c̣n có một cái tên nặng mùi tử-khí là Dead Horse !

Phi-trường Prudhoe Bay chỉ là một băi đáp cán đá, không có đài kiểm-soát không-lưu, nói ǵ đến pḥng chờ đợi.  Khi phi-cơ ngưng bánh, có người mở cửa đuôi, hạ cầu thang.  Khí lạnh ùa vào ḷng máy bay ngay lập tức, lạnh thấu xương thấu tủy...  Tôi khoác cái parkas vào ḿnh, theo mọi người đi xuống.  Tôi than lạnh, ông Mỹ đi bên cạnh nói :

- Hôm nay trừ 45 độ là ấm đấy, rồi anh sẽ thấy cái-mà-ta-gọi-là-lạnh ở Alaska !

Chúng tôi lục tục leo lên xe bus về trại SOHIO, cách phi-trường không xa.  Nơi chúng tôi ăn, ở tại Prudhoe Bay (c̣n có cái tên là Dead Horse) là một căn nhà tiền-chế lớn, bằng kim-loại, dân làm dầu (không phải là dân làm giàu) trên đó gọi đùa là “đao-tao Dead Horse” !  Xa xa là doanh-trại của ARCO.  Xung quanh, khoảng 250 mai bán kính, hoàn toàn không có nhà cửa, cây cối, dân cư... chỉ có tuyết và tuyết, tuyết bốn phương tám hướng, tuyết bạt ngàn san dă, tuyết mút chỉ đến tận chân trời...  Phía Tây, cách Dead Horse khoảng 250 mai là Point Barrows, thành phố duy-nhất của người Eskimo ở phía Tây-Bắc Alaska.

Trại là nhà ăn, nhà ở, pḥng giải-trí, pḥng thể-thao, thư-viện...  Nhà ăn có thể chứa 200-300 người, mở cửa 24/ 24, món ăn thay đổi hàng ngày, ngon hơn bất cứ một nhà hàng ngon nhất nào ở lower 48 mà tôi được biết (lower 48 là tiếng mà dân Alaska gọi xách mé 48 tiểu-bang “miệt dưới”!), nhất là New York steak và hải-sản.  Nhà ở th́ gồm nhiều pḥng, mỗi pḥng hai người, sáng ra có người làm pḥng như hotel, sạch sẽ, thoải mái; sau khi làm được một tháng, tôi được phát riêng một pḥng, lẽ ra phát cho hai người ở chung.  Pḥng giải-trí gồm một rạp chiếu bóng, mỗi tối chiếu hai phim, một phim mới như ngoài rạp, một phim cũ; một pḥng TV, phát lại chương-tŕnh ở Anchorage ngày hôm trước (thời đó, 1978, chưa có satellite TV); một pḥng billard; pḥng đánh bài...; pḥng thể-thao gồm sân bóng truyền, bóng rổ, ping-pong, pḥng tập thể-dục, sauna... tất cả đều ở trong nhà.

Văn-pḥng làm việc là mấy cái trailer.  Công việc của tôi khá giản-dị : mỗi ngày làm việc 2 hoặc 3 giờ, số thời giờ c̣n lại ngồi đọc sách hay viết sách... nhiếp-ảnh.  Công việc th́ phải theo dơi công-tác xây cất đang thực-hiện, so sánh với thời-khóa-biểu xây cất... nếu có ǵ phải làm thêm hay sửa chữa bất thường, tôi phải nghiên-cứu xem phải dùng mấy sắc thợ, làm mấy ca, sao cho hoàn-tất công-tác một cách nhanh nhất, hoàn-thiện nhất, rẻ tiền nhất và hơn hết, không làm trễ nải dây truyền, ảnh-hưởng đến ngày hoàn-tất của đường ống dầu xuyên bang đă định sẵn, v́ ngày này không thể thay đổi.  Mỗi ngày trễ nải hăng có thể bị phạt tới mấy trăm ngàn đô !  Tôi cũng phải theo dơi chi-tiêu, kiểm-soát trên giấy tờ xem nhà thầu này ngày hôm trước dùng mấy loại thợ, thợ nào cho công-tác nào, tổng-số giờ chi tiêu, tính ra bách-phân, so với bách-phân tiến-triển công-tác, tính ra tiền rồi kư tắt chấp-thuận, gửi sang phía chủ-nhân trả tiền.  Mỗi sáng thứ Tư tôi phải thuyết-tŕnh trước một nhóm chức sắc SOHIO về tiến-triển hay trở-ngại trong tuần, dự-tính cho tuần tới và đoán trước các vấn-đề có thể có và đề-nghị giải-pháp giải-quyết vấn-đề, hoặc xin chỉ-thị, tâÙt cả chỉ mất chừng 15 phút.

Tôi có một anh Mỹ đồng-nghiệp luân-chuyển : tôi làm 3 tuần rồi về lower 48 hai tuần, trong khi đó anh ta làm 3 tuần rồi về nghỉ hai tuần, mỗi lần luân-chuyển chúng tôi có nửa tuần làm gối đầu để bàn giao công việc, sau đó tự-lực làm 2 tuần.  Anh này tên là Mike Stoye, ở San Francisco, nguyên là một tay phản-chiến cuộc chiến Việt-Nam trước đây, đi biểu-t́nh, bị cảnh-sát Berkley đánh dùi cui vào đầu rồi đem nhốt, nên bị chạm dây, rất ghét cảnh-sát và khi gặp tôi, biết tôi là người Việt th́ anh ta khó chịu ra mặt, không cần dấu diếm !  Lần đầu, phải làm chung một tuần rưỡi, chúng tôi buộc ḷng phải nói chuyện, từ từ tôi và anh ta hiểu nhau hơn, tối ngồi nói chuyện trong cafeteria về chiến-tranh Việt-Nam, về phản-chiến bên Mỹ... tôi cho anh ta biết về cuộc chiến Việt-Nam theo quan-điểm của người Việt, chúng tôi chỉ là nạn-nhân bị kẹp giữa hai thế-lực mạnh là cọâng-sản và tư-bản...  Dần dần tôi với anh ta hiểu nhau hơn và anh ta thân-thiện với tôi hơn.  Sau khi về nghỉ 2 tuần R & R ở San Francisco, khi lên, anh ta mua tặng tôi hai cái bánh trung-thu ở Chai-na-tao San Francisco.  Một lần anh ta phải chơi basket ball cho đội banh Santa Fe, mà anh ta bị đau ể ḿnh, nhăn như khỉ.  Tôi bảo để tôi chữa cho.  Tôi đổ hết cả chai dầu nóng lên lưng anh ta, dùng cái muỗng cafe cạo gió cho một hồi, sau đó bảo anh ta đắp chăn kín.  Hai giờ sau anh ta gần như hoàn-toàn b́nh-phục, ra sân chơi basket ball  như thường.  Anh ta phục quá, khoe cả sở rằng tôi có witch craft !  Tôi c̣n giữ liên-lạc với anh khoảng 2 năm sau khi chấm-dứt công-tác trên Prudhoe Bay và có giới-thiệu anh đi xem cuộc triển-lăm ảnh nghệ-thuật của nhiếp-ảnh-gia Đơn-Hồng-Oai ở San Francisco, 1979.

Sau đây là vài điều tôi học được khi làm việc ở miền cực Bắc Alaska :

* Lạnh.  Trong suốt mùa đông, nhiệt-độ luôn ở trong khoảng từ ­45 độ tới ­100 độ F.  Ngày lạnh nhất tôi gặp trên Prudhoe Bay là ­117 độ F, ngày 5-3-1979.  Khi đă quá lạnh, thí-dụ ­45 độ, nay có lạnh thêm đi nữa, thí-dụ ­100, ḿnh không nhận thấy sự cách biệt (có lẽ v́ cùi đâu c̣n sợ lở !).

* Trời đă lạnh, gió thổi th́ sẽ làm lạnh thêm, điều này gọi là chill factor.  Dân Alaska đều biết “luật 30/ 30/ 30”, có nghĩa là nếu trời lạnh ­30 độ F, gió thổi 30 mph th́ với bộ quần áo như ta mặc ở dưới lower 48 này, ta chỉ sống an-toàn trong có 30 giây !

* Ở nhiệt-độ lạnh, thí dụ ­45 độ F, nếu ta lấy một ly cà-phê nóng, bước ra cửa, hất ly cà-phê đó lên trời, ta sẽ không thấy giọt nước nào rơi xuống đất, tất cả đều biến thành hơi nước, bay vật vờ rồi tan trong gió.  Tôi không rơ ở nhiệt-độ nào th́ nước nóng bắt đầu biến thành hơi, v́ trong suốt thời-gian tôi ở trên đó, ­45 độ F là nhiệt-độ ấm nhất !

* Cái lạnh ở Alaska là lạnh khô, ta không thể nào nắm thuyết thành trái banh : tuyết rời ra như cát vậy.

* Theo lệnh của SOHIO, khi nhiệt-độ lạnh ­25 độ F, phải để máy xe chạy 24/ 24, hoặc nếu có chỗ cắm điện để giữ máy sưởi chạy th́ mới được tắt máy.  Ch́a khoá dĩ nhiên ở với xe.  Máy sưởi giữ cho ốâng dẫn xăng không bị đông đặc.  Nếu ống dẫn xăng bị đông đặc, thợ phải câu xe về xưởng, sưởi cho ống xăng ấm, xăng chảy loăng ra th́ mới đề máy được.  Thành ra xe nào ở trên đó số đồng hồ mai th́ thấp nhưng thực ra máy chạy hàng chục... hàng mấy chục ngàn giờ !

* Đêm, khi ta đi ngủ, sẽ có một toán trùng-tu xe đi kiểm-soát từng xe một, thấy xe tới ngày trùng-tu th́ tự-động kéo về garage, họ trùng-tu xong trong đêm; sáng mai nếu ta thấy xe đậu chỗ khác có nghĩa là đêm qua có người nào đó sử-dụng xe ḿnh, hoặc xe đă được kéo về xưởng trùng-tu.  Trên đó không có nạn ăn cắp xe.  Đêm cũng có xe bồn đi kiểm-soát xăng, nếu thấy xe gần hết xăng, họ tự-động đổ đầy xăng vào b́nh cho ḿnh.  Nếu ban ngày hết xăng, ghé cây xăng của hăng (SOHIO), đổ đầy b́nh rồi... lái xe đi tỉnh, không phải trả tiền bạc ǵ cả.  Đây là xăng “chùa” !

* Mỗi xe đều được trang-bị một máy CB.  Buổi sáng, khi đề máy, tài xế phải thử CB bằng cách kêu đài kiểm-soát trung-ương để biết “chắc ăn” là máy CB làm việc tốt, để pḥng khi đi lạc hay hỏng máy xe, ta có thể liên-lạc xin cấp cứu.  Xe nào cũng bắt buộc phải có mấy cây đèn cầy và mấy hộp quẹt trong xe.  Nếu xe chết máy, chỉ 45 giây sau, trong xe cũng lạnh như ngoài xe, hoặc gần như vậy.  Đốt một cây đèn cầy lên, nhiệt-độ trong xe có thể tăng 40 độ F (phải nhớ hé cửa sổ cho thán khí thoát đi).

* Nếu ta lỡ tay lái xe lạc xuống lề đường, ta sẽ để lại dấu vết vỏ xe trên lớp tundra, dấu vết đó sẽ tồn tại cả 10 000 năm.  Nếu việc đó xẩy ra, cơ-quan bảo-vệ môi-trường, có trụ-sở tại đao-tao Dead Horse, sẽ cho ta một Warning Ticket in khá đẹp.  Tôi thấy một anh trong văn-pḥng bị ticket, anh ta lên khung kính, treo trong văn-pḥng làm kỷ-niệm.

* Không khi nào dùng tay trần để cầm bất cứ vật ǵ bằng kim-loại, thí-dụ như mở cửa xe, mở nắm cửa, cầm ống nước, cây sắt... v́ da tay có thể dính như gắn keo vào kim-loại; nếu cố gắng mở tay ra th́ lớp da tay sẽ bị lột ra khỏi tay, giống như khi ta lấy ngăn làm đá trong tủ lạnh, thấy tay dính dính, nhưng ngăn đá tủ lạnh trong nhà không lạnh bằng cái lạnh Alaska.

* Alaska có hai tháng rưỡi hoàn toàn tối đen 24/ 24 vào mùa đông và hai tháng rưỡi hoàn toàn sáng trưng 24/ 24 vào mùa hè.  Mấy người làm ở đây trước tôi cho biết họ thích tối đen hơn sáng trưng, v́ nửa đêm thức dậy, thấy trời sáng, bị ám ảnh sao đó, không ngủ lại được.  Mùa hè, họ phải lấy giấy đen dán kín cửa sổ lại để đêm dậy khỏi thấy ánh sáng.  Tôi không có dịp hưởng cái sáng 24/ 24 của mùa hè.

* Khoảng đầu tháng ba, sau hai tháng rưỡi đen tối, mọi người được thông-báo, ngày mai, ngày đầu tiên có ánh sáng ngày, ánh sáng sẽ lâu được MỘT phút !  Mọi người háo-hức chờ đợi đến giờ mặt trời mọc, nhưng phía đông-nam dường như chỉ hơi sáng hơn một chút (hay là tôi tưởng-tượng như vậy ?), hoặc chẳng có ǵ thay đổi.  Ngày thứ nh́, ánh sáng ngày kéo dài được ba tiếng đồng hồ và mọi người như thấy tỉnh hẳn ra.

* Đất Alaska là một cây nước đá khổng-lồ chôn dưới đất, gọi là permafrost.  Ở phía Nam, như Anchorage, Valdez, lớp đất bao phủ dầy nên cây to như cây thông có đất nuôi cây và giữ gốc cây cho vững nên có cây mộc lớn; càng về miền Bắc như Point Barrows, Prudhoe Bay, lớp đất rất mỏng nên cây mộc không sống nổi, chỉ có cỏ và bụi cây nhỏ, sinh sống trong mùa hè ngắn ngủi.

* Nhà ở, văn-pḥng hay nhà kho, nếu không muốn bị ch́m vào ḷng đất th́ phải làm hổng trên mặt đất khoảng hai, ba feet để cho khí lạnh lùa qua.  Tôi đă thấy nhà kho làm trên mặt đất, bị lún xuống khoảng 1.5 feet v́ kín gió, phía trong ấm hơn phía ngoài, khiến lớp permafrost tan, nên nền nhà ch́m xuống.

 

* Mỗi tuần tôi được huấn-luyện hai giờ về thoát hiểm và mưu-sinh vùng Bắc Cực, gọi là Artic Survival Training.  Sau 20 giờ học tập, tôi được phát một chứng-chỉ trên có in h́nh con condor đậu trên một cây chết khô khẳng khiu, nh́n xuống một nạn-nhân tương-lai của nó đang ḅ lê lết trên tuyết.  Tôi đem về đóng khung, treo làm kỷ-niệm.

 

* Tháng 2-1979, trong khi đang làm ở Alaska, tôi nghe tin Trung-Quốc đem quân đánh vào Việt-Nam để cho Việt-Nam một bài học.  Tôi sang pḥng người bạn mượn anh ta cái radio shortwave để nghe tin chiến-sự, nhưng không phải lúc nào muốn nghe cũng có tin...  Tôi nghe tin cuộc chiến với nhiều cảm xúc trái ngược, lẫn lộn...

* Một hôm tôi mượn được chiếc xe Rolligon (xe half track, hai bánh trước bằng cao-su, phía sau chạy xích như xe tăng), tôi lái lên phía Bắc thăm một dàn khoan dầu ngoài biển cách đao-tao Dead Horse khoảng 8 miles.  Trong trí tưởng-tượng, tôi sẽ gặp bờ biển, dàn khoan sẽ ở ngoài khơi hai miles v́ bản đồ vẽ như vậy, nhưng không thấy dấu biệu bờ biển đâu cả, nên tôi cứ lái, đến tận chân dàn khoan.  Khi đó, thực ra tôi đang ở trên Bắc-băng-dương, mặt nước đóng băng có lẽ dầy đến 15 - 20 feet hoặc hơn.  Tôi leo mấy trăm bậc thang lên dàn khoan, cao như một cao-ốc, mệt muốn đứt hơi.  Nhân viên dàn khoan rất đỗi ngạc-nhiên khi thấy có một anh Ô-riêng-tồ ở đâu đến thăm.  Tôi tự giới-thiệu là người đ́-zai mấy dàn khoan dầu ngoài khơi, muốn được xem cách thức dàn khoan dầu vùng Bắc Cực phá băng như thế nào.  Họ ngạc nhiên một cách thích thú, đăi tôi như một thượng-khách, dẫn đi xem mọi nơi trên dàn khoan, chỉ cho xem cách điều-hành và đăi tôi bữa ăn trưa trên dàn khoan rất thịnh-soạn (thực-phẩm trên tất cả các dàn khoan dầu, bất kể ở đâu trên thềm lục-địa Mỹ đều ngon hết xẩy !).  Sau đó tôi chào tạm-biệt, họ bỏ tôi vào cái “rọ” bằng sắt, lấy cần trục câu cái rọ, thả tôi xuống gần xe của tôi để tôi khỏi phải trèo mấy trăm bậc thang xuống !

* Thời-gian tôi làm trên đó có hai phái-đoàn dầu hỏa, một của Liên-Sô, một của Trung-Quốc đến thăm công-tŕnh xây cất, phái-đoàn nào cũng chụp rất nhiều ảnh, thấy ǵ cũng chụp, không biết họ có khai-thác được ǵ không, v́ tuy nhà máy ở Prudhoe Bay, nhưng bị điều-khiển từ Valdez, ở miền Nam Alaska, cách đó 800 miles.

Tôi rời Prudhoe Bay, Alaska về lại California, The Lower 48, ngày 6-3-1979, khi công-tác gần hoàn tất, v́ hăng bắt được công-tác làm đồ-án 10 dàn khoan dầu tại Nam Mỹ.  Bấy giờ là gần đến mùa Xuân, nhưng Prudhoe Bay vẫn lạnh ­105 độ F, Anchorage ­30 độ và Seattle, 15 độ F.

Từ đó đến nay, 26 năm rồi, tôi vẫn chưa có cơ-hội trở lại Alaska và tôi rất mong có cơ-hội quay lại “cố-hương” Prudhoe Bay của tôi một lần nữa.

 

VÀI HÀNG VỀ ĐƯỜNG ỐNG DẦU XUYÊN TIỂU-BANG ALASKA

Ngày 13 tháng 3 năm 1968, hăng Atlantic Richfield Company, ARCO, loan một tin động trời là họ khám-phá ra một trữ-lượng dầu khổng-lồ nằm tại Prudhoe Bay, cực Bắc Alaska, ở độ sâu hơn 10 000 feet (hơn ba cây số).  Năm sau, British Petroleum, BP, cũng đưa tin tương-tự, v́ BP thuê bao một số LỚN đất đai tại Prudhoe Bay.  Trước đó, từ giữa thập-niên 50, người ta đă biết là có dầu tại Alaska, nhưng kỹ-thuật khoan dầu thời đó chưa cho phép người ta khoan tới độ sâu như vậy.

Nhưng không phải là khi biết có dầu ở đó, ta cứ việc vác khoan đến mà khoan !  Công-thổ, đất của thổ-dân, của tư-nhân... tất cả đều đă bị chính-phủ cấm động-thủ để chờ quốc-hội quyết-định.  Trong khi đó, các cơ-quan bảo vệ môi-sinh cũng vận-động mạnh mẽ chống việc khai-thác dầu, đặt ống dẫn dầu... nại cớ ống dẫn dầu có thể bể v́ động đất, v́ thiên-tai, v́ con nguời... làm đảo lộn hệ sinh-thái đă tồn-tại lâu đời tại Alaska.  Nhưng phải tới tháng 11-1973, cao-điểm của việc mấy quốc-gia Ả Rập thắt chặt việc cung-cấp dầu hỏa cho Mỹ th́ Quốc-hội Mỹ mới cho phép việc khai-thác dầu tại Alaska.  Mọi việc rồi cũng từ từ được giải-quyết với phí tổn lên đến hàng tỉ đô-la nhằm thỏa-măn đ̣i hỏi của các bộ-lạc thổ-dân, của tư-nhân, của các đoàn-thể bảo-vệ môi-sinh...

Tổng-cộng có 8 công-ty dầu hỏa tham-dự việc khai-thác dầu tại Alaska và họ thành lập một tổ-hợp công-ty là Alyeska Pipeline Service Company, gọi tắt là Alyeska.

Đồ-án đường ống dầu do hăng Bechtel thực-hiện.  Hăng Bechtel, trụ-sở đặt tại Imperial

Highway, thành phố Norwalk, California là nơi cung-cấp cho chính-quyền Mỹ những cái tên nổi

danh tài sắc một thời như ông Casper Weinberger, nguyên bộ-trưởng Quốc-pḥng, ông George

Schultz nguyên bộ-trưởng Ngoại-giao thời tổng-thống Reagan; ông Dick Cheney, nguyên bộ-

trưởng Quốc-pḥng thời tổng-thống Bush bố (tiền-Bush) và là phó thổng-thống Mỹ thời Bush con

nữa (hậu Bush) !

Đường ống dầu xuyên tiểu-bang Alaska khởi đi từ Prudhoe Bay, cực Bắc Alaska xuống hải-cảng Valdez ở miền Nam Alaska, dài khoảng 800 miles, qua ba rặng núi, qua 350 con sông hoặc suối, qua những vùng nứt nẻ v́ động đất... và 425 miles đường ống phải xây cất trên dàn chống trên mặt đất để khỏi làm tan lớp permafrost là lớp nước đá đông đặc thường-trực dưới mặt đất.

Ống dẫn dầu, đường kính 48 inches, chế-tạo tại Nhật bằng thép không rỉ, trị giá 100 000 000 đô-la.

Khi đưa vào sử-dụng, mỗi ngày đường ống sẽ chuyển 600 000 barrel dầu thô (mỗi barrel là 42 gallons) từ những giếng dầu ở North Slope xuống Valdez.  Tại đây, dầu được chứa trong những bồn chứa vĩ-đại, chuyển dần xuống những tàu dầu (oil tankers) để chở về những nhà máy lọc dầu tại các tiểu-bang Washington và California.

Để pḥng ngừa dầu thô có thể đông lạnh trong đường ống xuyên bang, người ta phải đặt một hệ-thống sưởi dầu trong đường ống gọi là heat trace.  Áp-lực của máy bơm, có khi lên tới 1 180 PSI (pounds per square inch) cùng hệ-thống sưởi dầu đưa nhiệt-độ dầu trong ống có khi lên tới 135 độ F.  Trong th́ như vậy, ngoài th́ nhiệt-độ thay đổi tùy theo mùa, từ 90 độ F xuống tới ­60 độ F, nếu kể cả chill factor của gió, có khi lạnh tới ­125 độ F.  Ống dầu đều được bọc lớp cách nhiệt (insulation) suốt chiều dài hơn 800 miles, bất kể ống ở trên mặt đất hoặc dưới mặt đất.  Nếu dầu thô đông lạnh trong đường ống dầu, ta có một cây cà-rem đặc nghẹt, dài 800 miles !

Từ 1898, đă có tới hơn 30 trận động đất dữ dội xẩy ra gần đường ống, trong khoảng 50 miles, do đó đường ống dầu đă được trù-hoạch để có thể chịu đựng được trận động đất tới 8.5 Richter scale.  Và cũng trong chiều-hướng dự-pḥng, suốt 800 miles đường ống dầu có khoảng 150 valves tự-động đóng hoặc điều-khiển từ xa, nếu đường ống, v́ lư-do ǵ đó bị bể; mặc dầu vậy, nếu ống bể và valve đóng ngay trong ṿng 4 phút, vẫn có khoảng 15 000 barrels dầu thô trào ra mặt đất !

Tại điểm đến, thành phố Valdez, trước đây, năm 1964 đă bị phá-hoại tan hoang v́ trận động đất 8.6 - 8.8, do đó các bồn chứa dầu đă được trù-hoạch để có thể chịu nổi động-đất và 14 feet tuyết phủ phía trên.  Hải-cảng Valdez, nơi tàu dầu neo để nhận dầu, đă được trù-hoạch để có thể chịu nổi tsunami như trường-hợp động đất năm 1964.

Khởi đầu, kinh-phí dự-án ước tính khoảng 1.5 tỉ đô-la, nhưng cho đến năm 1977, nó đă “ngốn” hết 7.7 tỉ, mà không biết đến khi hoàn-tất sẽ lên đến bao nhiêu.

Từ khi các hăng dầu khởi công xây cất tại Alaska, giá sinh-hoạt tại Alaska đă tăng lên một cách chóng mặt : giá cả tại Fairbanks nói chung, cao hơn Anchorage 12%, mà giá cả tại Anchorage lại cao hơn “48 tiểu bang miệt dướI” tới 40%.  Nhưng mấy hăng dầu vẫn trả lương công-nhân cao hơn, hậu-quả là mấy thành phố lớn tại Alaska phải tăng lương cho nhân-viên tới 50% năm 1974, năm 1975 tăng thêm 15% nữa để nhân-viên khỏi bỏ sở đi làm cho mấy hăng xây cất dầu hỏa.  Có thể nói là công-nhân xây cất đến từ tất cả 48 tiểu bang miệt dưới, nhưng đa số thợ chuyên ngành đến từ Oklahoma và Texas, đến nỗi tại Prudhoe Bay, một số người vẫn gọi với ác ư rằng cái ǵ xấu xa hay quái đản nhất xẩy ra trên đời này là bởi v́ tại bọn “Oakie & Texans” !

Tháng 5-1976, một ban điều-tra khám phá ra một chuyện động trời : trong số 30 800 mối hàn tại công-trường năm 1975, có 3 955 mối hàn bị “nghi ngờ”, trong đó có 154 phim quang-tuyến X chụp mối hàn đă bị cóp đi cóp lại rồi đổi tên thành phim mới chụp, 298 phim bị thất-lạc... trong số đó, khoảng 1 000 mối hàn ở những nơi quan-trọng như những điểm vượt sông, vượt suối, qua đồng lầy... mà mỗi khi khai quật để kiểm-soát hay sửa chữa, làm di-hại trầm-trọng đến môi-sinh.  Alyeska cho mở cuộc điều-tra nội-bộ và tuyên-bố rằng những tiết-lộ kể trên là vô-căn-cứ, mặt khác xác-định rằng công-tác xây cất thực ra có phẩm-chất cao.  Quốc-hội Mỹ không tin, cho điều-tra hư thực và cơ-quan điều-tra cho biết không kiểm-chứng được báo-cáo của Alyeska...  Ngày 6 tháng 7 năm 1976, tổng-thống Ford phái một nhóm đặc-nhiệm tới điều-tra và khám phá ra các sai phạm và Alyeska buộc phải sửa chữa lại cho đúng đắn.

Mối hàn là ǵ mà quan-trọng như vậy ?

Mỗi ống dầu dài 40 feet.  Trước khi chuyển lên công-trường phía Bắc, tại miền Nam Alaska người ta hàn 2 ống vào với nhau làm thành một ống dài 80 feet rồi mới chất lên xe vận-tải chở đến công-trường, v́ hàn tại công-trường tốn tiền hơn nhiều và lại khó kiểm-phẩm.

Khi hàn, người ta phải “hâm” ống cho nóng tới 250 độ F để sẵn sàng nhận mũi hàn nóng tới 6 500 độ F.  Thoạt tiên là phải hàn chạm hai đầu ống với nhau, v́ hai đầu ống đều vạt chéo như chữ V.  Kế đó là đợt hàn “hot pass” phải hàn trước khi ống nguội xuống dưới 200 độ F.  Một toán thợ khác hàn ngay lớp “filler passes”, phải hàn bồi từ ba tới bẩy lớp, tùy theo bề dầy của ống, cho đầy vạt chữ V.  Sau đó, phải hàn một lớp phủ lên trên hết, gọi là “cap”.  Khi hoàn-tất, một toán chuyên-viên đến làm biên-bản và đánh số mối hàn, tất cả các sắc thợ tham-dự mối hàn đó đều phải kư tên trên biên-bản.  Một toán chuyên-viên đến chụp quang-tuyến X và đánh số tấm phim như trên.  Nếu mối hàn có một cái bọng khoảng 1/8 inch, mối hàn đó phải sửa lại và chụp quang-tuyến lại.  Nếu 8% mối hàn bị hư v́ bất cứ lư-do ǵ, mối hàn đó phải cắt bỏ, hai đầu ống vạt chữ V lại, rồi hàn lại từ đầu... và tất cả những người thợ nào tham-dự vào việc làm hư mối hàn đó phải về nhà đuổi gà cho vợ.

 

TÔI HỌC CPM SCHEDULING

Năm 1968, tôi làm tại pḥng họa-đồ của hăng Quinton-Budlong, hăng chuyên thực-hiện đồ-án cầu tại Việt-Nam, văn-pḥng đặt tại đường Cách-Mạng, Phú-Nhuận.

Một hôm tôi thấy ông Charlie Hsu, một kỹ-sư cầu người Mỹ gốc Hoa làm cái Thời-khóa-biểu xây cất, mà tôi thấy là kiểu rất lạ, tôi chưa từng thấy bao giờ.  V́ để ư, tôi thấy ông Hsu coi bộ đánh vật với cái Thời-khóa-biểu, phác-họa tới lui, sửa đi sửa lại... và ông này cứ liên-tục lật một cuốn sách nhỏ b́a màu nâu ra tham-khảo.  Sau này tôi mới biết đó là cuốn TM-5-333-1, cuốn Technical Manual của Bộ-binh Mỹ, tựa là “Planner's and Estimator's Handbook”, là một cuốn sách dạy về CPM Scheduling mà ông Hsu mượn của Greg Chenaur, ông kỹ-sư trưởng.

Sau khi ông làm xong, tôi mượn biểu-đồ đó ra in một tấm và vào một hôm rảnh rỗi, tôi hỏi ông đây là cái ǵ và cách thực-hiện.  Trong ṿng 15 phút, ông vắn tắt chỉ cho tôi về CPM Scheduling, nguyên-tắc vẫn như cách làm biểu-đồ cổ-điển, nhưng biểu-đồ loại này có chỉ ra sự liên-hệ giữa công-tác này với công-tác kế đó, có khi công-tác này phải làm xong th́ công-tác kia mới khởi sự được, có những công-tác phải làm đúng kỳ hạn th́ những công-tác sau mới không bị trễ nải và cũng có những công-tác làm trước hay sau ǵ cũng được... nhưng thời-gian làm của mỗi công-tác bị giới-hạn trong một số ngày nào đó chứ không thể rề rà...  Những công-tác phải thực-hiện đúng thời-gian ấn-định (coi như quan-trọng nhất) liệt-kê trên một đường thẳng đậm trên biểu-đồ, mỗi công-tác có chỉ-định đích-danh ngày khởi-công, ngày hoàn-tất... và đường thẳng này được chỉ-danh là Critical Path.

Đồ-biểu này do The Rand Corporation (tại Santa Monica, California) bào-chế ra, theo nhu-cầu của Hải-Quân Mỹ khi Hải-Quân thực-hiện hỏa-tiễn Polaris (?), khoảng đầu thập-niên 60.  V́ tính cách chính-xác và hợp lư của biểu-đồ, nó trở thành thích-hợp trong công-tác xây cất, vốn hay bị trễ nải, ảnh-hưởng đến ngày hoàn tất, mà trong khi trù-hoạch, thực-hiện... vốn rối như mớ ḅng bong, khi trễ nải không biết rơ là sơ xuất từ đâu... vô phương cứu chữa.

Thế là một hôm tôi mạnh bạo nhờ ông Chenaur mua giùm tôi một cuốn sách đó.  Ông này cười cười, moi trong ngăn kéo ra, cho tôi một cuốn.  Mừng hết lớn, tôi lần ṃ tự học  làm đồ-biểu, đặt tên từng công-tác, tính lượng vật-liệu, nhân-công cần thiết rồi truy ra số ngày thực-hiện, nghiên-cứu rồi phác-họa sự liên-hệ trước sau, sự quan-trọng của từng công-tác... rồi làm và chỉnh đồ-biểu.  Và tôi cũng phải t́m hiểu những công-tác nào cần phải dùng cơ-giới (cần trục, xe ủi đất, xe ban đất, máy trộn bê-tông...) th́ cố gắng xếp gần nhau để giảm thiểu thời-gian thuê cơ-giới, nếu có.

Thời đó, khoảng 1970-71, USAID rất ngán việc nhà thầu Việt-Nam hay làm trễ nải công-tác với các lư-do có khi có thật, có khi không... như giá cả vật-liệu tăng nhanh quá, nhà thầu không chịu nổi, việc nhập-cảng vật-liệu trễ nải, việc chuyển-vận vật-liệu đến công-trường gặp trở ngại v́ giao-thông, nhà thầu cố t́nh tŕ hoăn công-tác để xin tăng giá, hoặc những lư-do trời-ơi-đất-hỡi nào đó... nên USAID thử dùng loại đồ-biểu CPM để theo dơi sự trễ nải hay đúng hạn của từng loại công-tác mong t́m ra cách cứu chữa nên ông Gerrit Hull, Director of Engineering của USAID giao cho tôi thử-nghiệm làm cho ông mấy cái CPM của vài đồ-án cầu.  Tôi làm quen với CPM Scheduling từ đấy.

Khi di-tản năm 1975, tôi mang theo được cuốn sách TM-5-333-1 nhỏ bé này, rồi cũng nhờ nó mà tôi chu-toàn được công-tác mà Santa Fe Engineering giao-phó trên công-trường Trans Alaska Pipe Line.

 

TÔI LÀM VIỆC TẠI CHEVRON

LÊ-NGỌC-MINH

Thân tặng hai bạn Trần Anh Quốc và David Nguyễn (nay làm việc tại CALTRANS), hai người làm chung với tác giả tại Chevron, El Segundo trong hai thời kỳ khác nhau.  

Tính đến năm 1986 tôi đă làm việc tại Santa Fe Engineering được hơn 10 năm.  Đây là một hăng lập đồ-án và xây cất các dàn khoan dầu ngoài khơi, tầu khoan dầu, cầu tầu, ống dẫn dầu, nhà máy lọc dầu... trên khắp thế-giới.  Hăng có bổng lộc tốt cho nhân-viên, các xếp trực-tiếp của tôi đều lịch-sự, cởi mở, tăng lương cho tôi dài dài và tôi được đăi-ngộ quá tử-tế, điều-kiện làm việc nơi đây rất thoải mái.  Ông chủ-sự pḥng Đồ-án và trưởng pḥng họa-đồ đă từng nhiều lần nói với tôi :

- Minh, anh sẽ về hưu với hăng này !

Có nghĩa là tương-lai tôi được bảo-đảm, tôi sẽ làm ở đây cho đến khi về hưu và tự trong thâm-tâm tôi cũng nghĩ vậy.  Năm 1984, Santa Fe mua hăng C.F. Braun, hăng làm đồ-án trứ-danh, được mệnh-danh là The Cadillac of the Design Industry, chuyên làm những đồ-án lớn, tối-tân...  trên khắp thế-giới, cho cảm-tưởng việc làm măn đời của tôi tại Santa Fe là chuyện đương nhiên.

Thế nhưng cuối năm 1984, quốc-hội Mỹ thông qua một đạo luật cấm khoan dầu trên thềm lục-địa Mỹ, tổng-thống Reagan kư ban-hành, đồng-thời bỗng nhiên mặt trận dầu hỏa toàn-cầu cũng thay đổi, tôi không rơ v́ sao, hăng tôi không bắt được giốp quốc-nội đă đành, mà giốp quốc-ngoại cũng không, hăng sống ngáp ngáp được thêm hai năm nữa; năm 1985-1986 cạn việc, hăng sa-thải công nhân theo kiểu tàn-sát tập-thể : chuyên-viên đồ-án các ngành, từ 9 ngh́n người xuống c̣n khoảng 200, tuần nào cũng sa-thải khoảng 150-200 người !  V́ đă biết trước cả năm, việc sa-thải TÔI không làm tôi ngạc nhiên.

Ngày chót, 10 rưỡi sáng thứ Sáu 7-11-1986 đem đồ dùng cá-nhân ra khỏi hăng, đi ăn trưa pha-rờ-oeo cùng mấy bạn đồng cảnh-ngộ, 2 giờ chiều tôi ghé văn-pḥng lao-động điền đơn khai lănh tiền thất-nghiệp.  Bấy giờ là tháng 11, cuối tháng có lễ Tạ Ơn, tháng 12 có lễ Giáng-sinh và cũng là năm cùng tháng tận, tôi nghĩ chẳng có hăng nào mướn người vào thời-gian này, tuy vậy tôi cũng vẫn gửi đi 20 cái resumé cho các văn-pḥng t́m việc tạm thời, gọi là job shops.  Có hôm đọc trong mục t́m người trên báo Los Angeles Times, một hăng nào đó t́m người, sau khi liệt-kê điều-kiện này điều-kiện nọ, đă thêm hàng chữ này vào cuối cái cáo-thị t́m người “Nhân viên dầu khí xin miễn tiếp-xúc”.  Đây quả thật là một điều xâm-phạm tiết-hạnh ngành nghề của tôi một cách tàn-nhẫn và thô bạo.  Cầu mong cho hăng này sớm xập tiệm !

Hai tuần sau đó tôi giải-quyết vài chuyện riêng, rồi sách máy ảnh đi Yosemite chụp h́nh.  Nhiếp-ảnh vốn là sở-thích của tôi từ bao nhiêu năm nay.  Nhà tôi biểu-đồng-t́nh :

- Đúng vậy, nghỉ vài tháng ở nhà cho khỏe, anh làm việc đă nhiều rồi !

Mỗi tối tôi đều điện-thoại về nhà (thời đó chưa ai bào-chế ra cái cell phone).  Sau khoảng một tuần, một buổi tối kêu về, nhà tôi nói :

- Job shop kêu anh về đi anh-teẹc-viu !

Hôm sau tôi lái xe về, ghé văn-pḥng job shop ở thành phố Artesia, cô thư-kư đưa tôi thư giới-thiệu, gửi tôi ngày hôm sau lại nhà máy lọc dầu Chevron ở thành phố El Segundo, gần phi-trường LAX để phỏng-vấn.

Số là hăng lọc dầu nào cũng có mớ khí thải, dĩ-nhiên là ô-nhiễm, tối tối phải đưa lên đốt bỏ ở mấy cái ống thật cao, gọi là flare.  Đốt khí thải vẫn tạo ra ô-nhiễm.  Chevron giải-quyết bằng cách xây cất nhà máy phát điện Cogeneration gồm hai trains (hai máy phát điện), dùng khí thải ô-nhiễm trong nhà máy lọc dầu, đốt trong máy Cogen (viết tắt của chữ cogeneration plant), khí thoát ra lại được đưa vào trong máy Cogen đốt một lần nữa, kiểu turbo-charged, do đó giảm-thiểu tối-đa việc ô-nhiễm không-khí, tạo thành điện-năng dùng chạy nhà máy lọc dầu; chỗ điện thừa, theo luật tiểu-bang, Edison phải mua lại rồi bán cho dân tiêu-thụ.  Tính ra khoảng hai ba năm th́ hăng lấy lại số vốn xây cất nhà máy, khoảng 150 triệu đô-la, sau đó là tiền lời !...  Đây là kỹ-thuật mới thời 1986 và Chevron đang thuê chuyên-viên làm đồ-án này.

Hôm sau tôi đến tŕnh-diện.  Phỏng-vấn tôi là một anh tên John, tôi nghĩ anh ta là một xếp lớn, v́ thấy anh ta mập mạp, da dẻ hồng hào, dù làm trong nhà máy lọc dầu mà mặc sơ-mi trắng dài tay, thắt cà-vạt, sách va-li, áo lớn vắt tay, điệu bộ khệnh khạng, lúc nào cũng bận rộn, họp hành liên miên, ngồi trong văn-pḥng lớn...  Sau một tuần làm ở đó, tôi mới biết anh ta cũng là người phàm như cả đám chúng tôi, sự khác biệt chỉ là anh ta là nhân-viên thực-thụ của Chevron ở văn-pḥng chính trên San Ramon, gần San Francisco, hăng biệt-phái anh ta xuống đây đặc-trách coi về họa-đồ.  Vậy thôi.  Vậy mà anh ta khệnh khạng hơn cả ông kỹ-sư trưởng, thuê người, lây-óp người như chớp...

Khi anh John phỏng-vấn tôi th́ tôi biết ngay rằng anh không phải là người trong ngành của tôi (anh ta là Electrical Designer) và anh ta “rất impress” về những câu trả lời của tôi, sau này anh ta nói vậy.  Tôi được mướn ngay, hôm sau là 4-12-1986 đi làm liền.  Vậy là tôi thất-nghiệp được bốn tuần, nhận được hai cái chếch thất-nghiệp, sau đó lại đi cày tiếp...

Hôm vào làm, tôi được giới-thiệu với ông trưởng-toán, một ông Mỹ già tên Dave, dong dỏng cao, kính kéo xệ trên mũi, 24 năm thâm-niên với Chevron.  Ông ta bảo tôi, sau công-tác này ông ta sẽ về hưu.  Tuy là trưởng-toán, ông vẫn phải cày như chúng tôi, cũng phải ra công-trường đo đạc... ông ta hiền lành, nói năng nhẹ nhàng, có máu khôi-hài.  Ông hỏi tôi vài câu về công việc làm, trước kia làm những đâu... có biết thằng này, thằng kia không... rồi giao cho tôi tờ họa-đồ.  Thời đó, năm 1986, chúng tôi vẫn c̣n phải vẽ họa-đồ bằng bút ch́, viết chữ bằng tay; vẽ họa đồ bằng computer vẫn c̣n là một tṛ chơi xa xỉ chưa mấy thông-dụng, chỉ mấy hăng lớn mới chập chững bắt đầu sử-dụng.

Nội buổi sáng hôm đó, ông Dave bảo tôi ngưng công việc làm của tôi 4 lần để sửa giùm ông vài chi-tiết trong mấy tấm họa-đồ cũ.  Lần thứ tư, tôi hỏi ông, có chuyện ǵ vậy ?  Ông đáp :

- Tôi và thằng George (một tên đồng-nghiệp của tôi, làm đây đă được hơn năm) làm được 16 tờ họa đồ structural đầu tiên của nhà máy, đưa xa city để xin giấy phép, bị city bác hai lần rồi.  Hăng làm sườn sắt đang chờ (họa đồ chưa được city chấp-thuận th́ không ai giám làm shop drawings, chưa giám cắt sắt, hàn, đục lỗ...).  Hiện giờ đồ-án đă trễ mất hai tuần, nếu không giải-quyết xong việc này th́ sẽ trễ dồn cục, thiệt hại cả trăm ngàn.  Văn-pḥng chính trên San Ramon gửi cô Di-Di, kỹ-sư chính (principal engineer) xuống đây giúp ḿnh sửa bộ họa-đồ này.  Mấy cái anh sửa sáng nay là do cô ta sửa đấy !

Tôi nói tôi nghĩ là tôi có thể giúp giải-tỏa được việc này, xin cho tôi coi toàn bộ hồ-sơ kỹ-thuật và thư của city xem city hạch-sách ra sao.  Ông đưa tôi qua gặp cô Di-Di.  Nh́n cách cô ta giải-quyết vấn-đề, tôi biết rằng cô đang đánh vật với bộ họa-đồ, rằng cô là “cô kỹ sư màu lục” (green engineer, nghĩa là mới ra trường).  Khi nói tôi có thể giải-quyết được vấn-đề này, cô không tin, cô yêu cầu tôi thử sửa hai tờ họa-đồ trước đưa cô xem, đây là họa-đồ, đây là thư phê-b́nh của city.  Biết rằng đây là cơ-hội cho tôi tŕnh-diễn, nếu thất-bại, tôi sẽ không ngóc đầu lên được ở đây, nhất là trong giai-đoạn người khôn của khó này.  Trong 10 năm làm việc cho Santa Fe, tôi đă từng “khấy nước lă thành họa-đồ (!)”, đă từng đương đầu với những vấn-đề nhức nhối hơn nhiều, với những đồ-án cả ngàn tấm họa-đồ Structural, 16 tấm họa-đồ cà-chớn này thực ra đâu có ra cái kí-lô ǵ !  (Xin lỗi, cho tôi “gáy” một phát !).  Hai ba giờ sau, tôi đưa hai tờ họa-đồ “dính máu” cho cô (họa đồ sửa nhiều quá, đỏ ngàu, dân họa đồ gọi là họa-đồ dính máu, bloody drawings).  Nửa tiếng sau, cô đem cả 16 tờ họa-đồ,ø trọn hồ-sơ kỹ-thuật và lá thư dài 8 trang của city đưa cho tôi :

- Tôi hiểu rồi, anh là designer.  Làm ơn sửa giùm !

Năm sáu ngày sau tôi sửa xong, đỏ ngàu cả 16 tờ họa-đồ, tôi thêm vào một họa-đồ chi-tiết, thành 17 tờ.  Ông Dave (xếp của tôi) và anh George ngồi sửa theo từng chi-tiết một.  Tôi coi lại rồi sửa tiếp.  Khi xong, cô Di-Di chếch lại, John Worley ông kỹ-sư trưởng kư tên rồi gửi ra city xin phép theo thủ-tục khẩn-cấp, phải trả lệ-phí cao hơn thường lệ cho city.  City chấp-thuận bộ họa-đồ ngay và uy-tín tôi lên như diều !  Mấy tháng sau, Chevron trung-ương óp-phơ tôi một giốp thường-trực ở văn-pḥng chính trên San Ramon, phía Đông San Francisco.  Tôi chở vợ con lên xem văn-pḥng trung-ương, thấy có mấy ṭa nhà thật lớn, mới toang, trông như một viện đại-học, giữa một vùng đồi khô núi trọc, cỏ chết úa vàng, không nhà cửa, tiệm tùng xung quanh, gió thổi mấy bụi cây dại lăn theo triền dốc, cảnh khô cằn quạnh-hiu trông giống mấy phim cao-bồi miền Viễn-tây của Clint Eastwood tôi đă xem từ thuở nào...  Gần đấy, thành phố La Fayette có con suối chảy ngang, đẹp, nhưng nhà đắt như vàng...  Đó là h́nh ảnh của San Ramon khoảng giữa năm 1987.  Vợ con tôi thấy cảnh tiêu-điều hoang-dă đều ớn lạnh, lắc đầu quầy quậy.  Tôi về nại cớ zậy zậy... cảm ơn Chevron và cam phận làm công với tư-cách “nhân-viên tạm-thờI”.

Thường thường, nhà máy lọc dầu, hóa-chất... đều cấm không cho ai đem máy chụp ảnh vào chụp loạng quạng những ǵ trong nhà máy, không phải có ǵ bí-mật cần phải dấu, nhưng nhà máy nào cũng tội lỗi v́ bày hày, dơ dáy, ô-nhiễm, phạm luật... họ sợ những ảnh này tới tay những nhà tranh-đấu môi-sinh, hay tệ hại hơn nữa là tới tay AQMD, cơ-sở quản-trị phẩm-chất không-khí, th́ thật là tai-họa !  Nhưng riêng tôi thấy nhà máy lọc dầu cũng có những h́nh ảnh đẹp, tôi bỏ túi một cái máy ảnh Rollei 35 SE, nhỏ bằng bao thuốc lá nhưng có phẩm-chất cao, đem vào thỉnh thoảng bấm vài tấm.  Chọn vài tấm đẹp và vô tội, tôi phóng lên cỡ 8” x 10” rồi ghim lên vách.  Xếp tôi thấy ảnh khen đẹp và trao cho tôi bộ máy ảnh Minolta Maxxum 7000 của hăng và một lá bùa, có nghĩa là một văn-thư chính-thức chỉ-định tôi là “nhiếp-ảnh-gia đặc-trách chụp đồ-án Cogen”; từ đó, ngoài công việc họa-đồ, tôi c̣n vác máy ra chụp tiến-độ thi-công công-tác xây cất nhà máy để họ báo-cáo hàng tuần, hàng tháng...  Có lá bùa trong tay, tôi đem cả máy Rolleiflex TLR vào nhà máy và thỉnh thoảng chụp được tấm khá đẹp : một tấm sau này tôi được huy-chương Bạc cuộc thi ảnh bên Đức, tấm khác được Tổng-hội Nhiếp-ảnh Nghệ-thuật Thế-giới (FIAP) chọn in trong sách ảnh “La Terre en 2000””, tuyển tập ảnh quốc-tế, đánh dấu năm chót của thế-kỷ thứ 20 và 50 năm sinh-hoạt nhiếp-ảnh của FIAP.

Công việc làm tạm thời cho Chevron khá thoải-mái, cứ hai ba tuần, vào trưa thứ Sáu, ban đồ-án lại đem chúng tôi ra đăi “tiểu yến” gồm pizza và nước ngọt tại công-viên Chevron gần ngă tư đường El Segundo và Sepulveda, thành phố El Segundo. 

Cuối năm 1987, khi việc xây cất nhà máy gần hoàn-tất, tôi đềà-nghị làm cuốn lịch gồm 14 ảnh đen trắng về nhà máy Cogen.  Xếp tôi tŕnh lên và ban giám-đốc bật đèn xanh liền.  Tôi đem máy Rolleiflex TLR và chân máy vào chụp hơn chục tấm ảnh tiêu-biểu của nhà máy.  Tôi nghĩ nếu ngoài b́a có tấm ảnh chụp từ máy bay xuống cho thấy tổng-quát công-tŕnh có lẽ oai hơn, bèn đề-nghị với xếp nữa, thế là Chevron thuê máy bay trực-thăng bay ṿng ṿng trên nhà máy cho tôi chụp từ trên cao xuống.  Nhờ vậy, cuốn lịch chính-thức của Chevron về nhà máy phát điện đầu tiên của hăng ở California được phát-hành vào ngày open house nhà máy, tháng 1-1988.  Có điều làm gấp gáp quá, tôi quên đề năm 1988 ngoài b́a, nhưng dù sao lịch cũng được in 15 000 cuốn, phát cho tất cả nhân-công của nhà máy lọc dầu El Segundo, phát-hành sang tận Lake Charles, Texas, tận Hawaii, tận Utah, tận San Ramon và tặng khách đến thăm nhà máy v.v... và tôi có nhận được vài cú điện-thoại khen ngợi, trong đó có cô Di-Di cô kỹ-sư chính và John Worley, ông kỹ-sư trưởng, khi này cả hai người đă được trả về văn-pḥng chính trên San Ramon.  Ông giám-đốc nhà máy lọc dầu, một trong những VP của Chevron cho tôi một Sears Gift Certificate 200 $ và một thư khen ngợi.

Giáng-sinh 1987 và Tết dương-lịch 88, công-tác đồ-án đă xong, hăng đóng cửa hai tuần, dĩ nhiên là loại chuyên-viên tạm thời như chúng tôi không được ăn lương, vợ chồng tôi đi Las Vegas mười ngày, không phải để đánh bạc, mà ban ngày bà xă tôi theo tôi đi chụp ảnh, ban tối, tôi theo bà xă tôi đi xem shows.

Trong khi đó, tại El Segundo, chuyên-viên start-up chạy thử nhà máy.  Theo lời kể lại, khi xếp lớn nào đó nhấn nút khởi-động nhà máy, máy ngần ngại ịch-ịch-ịch-ịch vài tiếng rồi nổ ṛn ră, chạy ngay... xếp lớn, xếp nhỏ, chuyên-viên cao, chuyên-viên thấp...  tất cả đều vui vẻ.  Bỗng nhiên 5 phút sau, một cái valve bị nổ, do lỗi hăng cung-cấp valve chỉnh sai áp-lực, thiệt hại khoảng 40 ngàn.  Lập tức thợ ống sửa chữa ngày đêm, một valve khác được gửi ngay bằng máy bay từ miền Đông Bắc sang thay thế...  Ngày 2-1-1988 lại start-up và nhà máy chạy liên-tục từ đó đến nay không ngừng nghỉ.  Đây là một thành-công vượt bực, v́ nhà máy Cogen đầu tiên do Chevron xây cất tại Utah trước đó, khi khởi-động, nhà máy... không chịu chạy, người ta đă phải làm việc thêm hơn ba tháng nữa, chi tiêu cả hai triệu đô nữa nhà máy mới chịu chạy !

Tuần lễ đầu năm, nhân-viên pḥng đồ-án chúng tôi đi làm lại, phập-phồng chưa biết việc khởi-động nhà máy ra sao... nhưng xếp lớn mời ngay chúng tôi vào pḥng họp, đăi cà-phê, đô-nắt, bắt tay cảm ơn từng người đă làm gút-giốp, khiến ngay khi bấm nút khởi-động, nhà máy chạy như “giấc mơ” !  Thứ Sáu kế, chúng tôi được đăi một bữa “trung-yến” là sea food bake ở công-viên Chevron, đăi cả bia, sau đó cho chơi soft ball cho đến khi mệt nhoài, rồi cho về nhà luôn.  Đây là việc chưa từng xẩy ra cho những công-nhân-viên tạm thời của bất cứ hăng nào, loại nhân-viên không bổng lộc, luôn luôn bị chèn ép, tị nạnh, rẻ rúng c̣n hơn “con hoang của mẹ vợ thằng con rể” : sea food bake vốn khá đắt, cho uống bia và chơi banh trong giờ làm việc (!) hết nửa ngày trời, mà lại c̣n được lănh lương đầy đủ là việc chưa từng xẩy ra tại bất cứ hăng đồ-án tư nào !

Khoảng giữa tháng 1-1988, ngày open house nhà máy, có nghĩa là mọi người được mời vào xem nhà máy một cách thoải mái, được chuyên-viên đi theo dẫn giải này nọ, được đăi pi-za, đô-nắt, uống cà-phê, nước ngọt, c̣n được tặng mấy cái ca uống nước bằng sành in h́nh nhà máy, một mũ baseball cap và một cuốn lịch Cogen do tôi thực-hiện.  Tôi cũng dẫn vợ con vào xem công-tŕnh tim óc của tôi.  Vào dịp này, mỗi người trong ban đồ-án chúng tôi, được tặng một áo giắc-két có thêu chữ “Chevron - El Segundo Cogeneration Plant, 1988” và một Sears Gift Certificate trị giá 200 $.

Mấy ngày sau đó, ông giám-đốc cho kêu nhiếp-ảnh-gia chuyên-nghiệp vào chụp nhà máy đă hoàn-tất.  Anh này đem view camera (máy có trùm mền), đèn đuốc, phụ-tá... vào chụp hai ngày, rửa mấy chục tấm ảnh cỡ 8” x 10”, gắn vào an-bom trông rất xôm, cái bill chắc không rẻ.  Nhưng ông giám-đốc xem xong th́ nhăn mặt, hỏi ai chụp tiến-độ thi-công từ trước đến nay ?  Xếp tôi nói là một chuyên-viên làm việc trong pḥng đồ-án.  Ông giám-đốc nói nhờ anh ta chụp lại toàn thể nhà máy, xong gắn vào cho ông 20 cuốn an-bom.

Số là anh nhiếp-ảnh-gia chuyên-nghiệp chụp rất đúng điệu, dụng-cụ tốt, nhưng anh ta không phải là người trong nghành, không biết sự liên-hệ của thành-phần này với thành-phần nọ của nhà máy nên ảnh của anh ta không thể-hiện được sự liên-hệ hay phận-sự của mỗi thành-phần.  Tôi mang hai cái Leica M4 với flash cầm tay có hắt sáng, 12 cuộn phim 36 pô, chụp bố-cục có tiền, trung và hậu-cảnh.  Là người trong ngành nên tôi biết liên-hệ giữa các thành-phần trong nhà máy nên tŕnh bày lô-gíc hơn.  Về hệ-thống đèn điện thắp sáng nhà máy (lần đầu tiên làm theo luật Điện mới), tôi vào nhà máy lúc 4 giờ sáng, chụp nhà máy sáng choang trên nền trời đen, từ nhiều góc cạnh... ban ngày chụp conduits và cable trays chạy như mắc cửi... Tôi c̣n đem cả máy Hasselblad và tele 500 vào chụp mấy tấm ảnh si-lu-ét nhà máy khi mặt trời lặn, nền mây đỏ rực... và mấy tấm khác khi mặt trời mọc, mặt trời lớn, đỏ lừ như cái bánh xe trên hậu cảnh c̣n mù sương sớm... Ông giám-đốc thích tấm nhà máy khi mặt trời lặn, đ̣i phóng một tấm dài 6 feet, treo ngay trong pḥng làm việc của ông trên ṭa nhà chính.  Ngày treo ảnh, ông cho mời tôi lên xem tấm ảnh 6 phít, bắt tay cảm ơn khen tặng và cho tôi một tấm plaque tuyên-dương công-trạng bằng đồng thau và lại cái Sears Gift Certificate 200 $.

Hạ tuần tháng Giêng, ngày giải-tán ban đồ-án, chúng tôi được đăi “đại yến” ở nhà hàng The Proud Bird trên đường Aviation, nh́n phi-cơ lên xuống phi-trường LAX, sau đó ra sân nhà hàng chụp chung tấm ảnh kỷ-niệm trước khi về sở nhận giấy lây-óp đến ba phần tư ban đồ-án; số c̣n sống sót được giao cho làm công-tác râu ria của nhà máy Cogen, gọi là off-plot.  Tôi nằm trong số đó.  Hai tháng sau công-tác này cũng hết, lại một màn lây-óp.  Tôi và một anh Ca-na-điên sống sót, được chuyển lên toà nhà chính làm cho đến giữa năm 1988.

Làm việc cho Chevron tôi c̣n được đi trực-thăng hai keo nữa : lần thứ nhất, ban Cứu hỏa thực-tập cứu hỏa trên mặt biển ngoài khơi El Segundo, tôi ngồi trên trực-thăng từ trên chụp xuống.  Chiếc máy ảnh không người lái Minolta Maxxum 7000 không lấy nét được trên mặt biển bóng loáng nên cứ éo éo chạy ra chạy vào, như “Vân Tiên cơng mẹ chạy ra...”  Tôi đă tiên-đoán vụ này nên thủ hai chiếc Leica M4 nên lấy ra chụp, mọi chuyện tốt đẹp.  Lần thứ hai, Chevron muốn tôi chụp các ống phun gaz trong cái flare (như trên đă đề cập, đây là các “ống khói” cao nhất nhà máy, dùng để đốt khí ô-nhiễm trong nhà máy), cao khoảng 140 feet.  Trực-thăng bay ṿng ṿng quanh cái flare, tôi dùng máy Minolta Maxxum 7000 của hăng, ống kính zoom 80-200 mm từ trực-thăng chụp ra, nhưng không thấy rơ phía trong.  Tôi nói phi-công bay lại gần flare hơn, anh ta nói luật an-toàn không cho anh ta bay gần hơn 60 feet.  Lần chụp này không thành-công.  Hăng bèn nghĩ ra cách khác : đem một chiếc cần trục Manitowoc có cần chính thêm một cần phụ tổng cộng 156 feet, treo một cái giỏ sắt, giống như cái bàn vuông lật ngược, có lan-can sắt chung quanh.  Tôi đứng trong đó, nai nịt chỉnh-tề, có thêm dây chằng (safety harness) móc vào cần trục, từ từ kéo cái giỏ lên tới khoảng 150 feet, rồi theo dấu tay của tôi, di-chuyển cái giỏ trong đó có tôi, ṿng quanh miệng flare để tôi chụp vào phía trong.  Từ trên cao 150 feet nh́n xuống, cái xe cần trục nhỏ như đốt ngón tay út phía dưới, gió biển thổi cái giỏ sắt đong đưa qua lại, tôi có cái cảm-tưởng cái cần trục có thể lật gọng bất cứ lúc nào...  Nếu nó lật... th́ quả là hết c̣n thấy “người em sầu mộng”...  Tôi không muốn tưởng tượng tiếp.

Công việc ngày càng cạn, tôi biết ngày lây-óp cũng cận kề.  Một hôm xếp Tom Jimenez gọi tôi “Mây-ai xi-iu” vào pḥng, khép cửa lại, bảo tôi

-Tôi chỉ c̣n việc cho anh khoảng hai, ba tuần nữa mà thôi.  Anh nên tiếp-xúc bạn bè xem họ có việc ǵ cho anh không.  Anh làm gút-giốp, ai cũng hài ḷng.  Sau này, khi nào anh thất-nghiệp cứ kêu tôi; nếu tôi có việc, anh sẽ oeo-căm trở lại !

Xếp c̣n cho tôi một danh-sách job shop dài.  Tôi cảm ơn xếp và ra lấy điện-thoại của hăng thơ-thới hân-hoan kêu điện-thoại cho từng shop một...  Tôi t́m được việc ngay, hai tuần sau làm cho The Parsons Company ở thành phố Pasadena.  Ngày báo tin cho xếp, xếp bắt tay chúc mừng, c̣n bằng ḷng cho tôi nghỉ sớm để đi làm sở mới, lương cao hơn.  Xếp c̣n đem tôi ra nhà hàng Rafael's trước sở, pha-rờ-oeo, đăi tôi một bụng Chi-mi-chăng-ga !

Sau này tôi c̣n quay lại làm việc trong nhà máy lọc dầu này hai lần nữa, một lần sáu bẩy tháng, một lần một năm rưỡi.  Nhưng đó lại là hai chuyện phiêu-lưu-kư khác.

TÔI LÀM VIỆC TẠI THE RALPH M. PARSONS

LÊ-NGỌC-MINH

Thân tặng bạn Trần-Văn-Hoa, người đă làm chung với tạc-giả tại DMJM (Los Angeles) và là người trụ-tŕ tại R. M. Parsons gần một phần ba thế-kỷ.

Trưa thư Sáu, ông Tom Jimenez trưởng pḥng họa-đồ của Chevron ở El Segundo đem tôi ra tiệm ăn Rafael's ở gần ngay hăng Chevron, đăi tôi một bụng Chi-mi-chăng-ga để pha-rờ-oeo, thứ Hai sau đó, tôi lái xe lên Pasadena tŕnh-diện ông trưởng pḥng họa-đồ của hăng The Parsons Company.

Tuần trước tôi lên Parsons để ông trưởng pḥng họa-đồ anh-teẹc-viu, tôi đă từng nghe nói ông này là một tay vừa khó tính vừa khó chịu của Parsons, luôn luôn nhăn nhó như khỉ ăn ớt và gần như chưa có ai làm ông vừa ư bao giờ cả...  Sau khi đă anh-teẹc-viu tôi cả nửa tiếng về các vấn đề kỹ-thuật, ông thẳng thừng và lạnh lùng cho tôi biết :

- Tôi chỉ có 5 tờ họa-đồ cho công-tác này mà thôi.  Lư-do tôi mướn anh là v́ người của tôi đang bận hết, anh sẽ một ḿnh hoàn-tất công-tác này, với một tay kỹ-sư cự-phách của hăng; hai người sẽ hoàn-tất công-tác trong ṿng 5 tuần -five weeks- tôi muốn anh biết rơ, anh chỉ có 5 tuần mà thôi, sau 5 tuần tôi sẽ không thể giữ anh anh ở lại thêm một ngày nữa... anh nghĩ anh có thể nhận được việc này không ?

- Tôi hiểu, và tôi thấy không ǵ trở ngại, tôi có 5 tuần để hoàn tất 5 tờ họa-đồ, sau đó, tôi thất-nghiệp !

- Đúng !  Thứ Hai anh bắt đầu được không ?

Năm tuần lễ để hoàn-tất trọn một công-tác với 5 tờ họa-đồ ?  Tôi không nghĩ câu chuyện sẽ giản-dị như vậy.  Tôi tin tưởng rằng, nếu tôi đặt được một bàn chân vào hăng này th́ tôi sẽ có thể đặt được thêm bàn chân nữa, nói theo kiểu Mỹ, là tôi sẽ vào làm hăng này được lâu dài hơn.

Hôm tôi vào làm, ông trưởng pḥng giới-thiệu tôi với anh kỹ-sư “cự-phách” trông trẻ trung, có vẻ hiền lành, dễ chịu, tên Tom Rich.  Anh ta sếch-hen tôi, hỏi thăm ba điều bốn chuyện rồi đưa cho tôi một xắp giấy :

- Tôi phải đi công-trường ở Santa Suzanna.  Anh xem cái hồ-sơ kỹ-thuật này để làm quen với công-tác, mai ḿnh bàn về công việc.

Rồi anh ta xách cặp đi mất đất.  Tôi mở hồ-sơ kỹ-thuật ra xem.  Đây là bản mô-tả công-tác, do khách hàng trao cho hăng có nghĩa là Parsons biết là phải làm những ǵ.  Santa Suzanna là một pḥng thí-nghiệm “mật” của chính-phủ nên tôi không bàn về công-tác ở đây; tuy nhiên sau khi xem bản mô-tả công-tác, tôi thấy 5 tờ họa-đồ không thể tŕnh bày hết công-tác, tôi làm bản ước-tính họa-đồ (sheet count) theo ư tôi... nó cần tối thiểu 15 tờ họa-đồ, không phải 5 tờ (chẳng ǵ tôi đă từng là principal designer tại hăng Santa Fe, đă từng trách-nhiệm về họa-đồ Structural của những giốp hàng chục, hàng trăm triệu đô, cái giốp này với năm tờ họa-đồ th́ đâu đáng cái kí-lô ǵ !  Xin lỗi, cho tôi “gáy” một phát !).  Tôi liệt-kê ra thành một danh-sách, ghi rơ tên từng họa-đồ, trong đó mỗi tờ tôi sẽ tŕnh bày cái ǵ, bộ-phận chính của mỗi tờ tôi sẽ dùng tỷ-lệ bao nhiêu, rất ư là rơ ràng.

Sáng hôm sau khi Tom vào, tôi thảo-luận với anh ta về điều này, anh Tom nghe, xem lại, trầm ngâm... rồi anh ta nhận là tôi có lư...  Sau đó anh sách cả xắp hồ-sơ đi họp với ông trưởng pḥng họa-đồ (ông trưởng pḥng ngồi ở lầu khác, cách chỗ tôi cả 5-10 phút đi bộ).  Hơn tiếng đồng hồ sau, anh Tom trở về và thảo-luận lại với tôi, cho tôi biết là hai người sau khi xem bản ước-tính của tôi, họ t́m ra một cái lỗi tổ-tông, là thay v́ 5 tờ, quả thật ḿnh cần tới 15 tờ họa-đồ, như tôi ước tính...  Nhưng mà bao nhiêu th́ bao, hợp-đồng đă kư với chính-phủ rồi, không hồi được nữa, lỗ lă ǵ cũng phải làm !

Thế là tôi bắt tay ngay vào việc, khởi đầu bằng mấy tờ họa-đồ tiêu-chuẩn.  Công việc tiến-hành tốt đẹp, nhưng v́ số họa-đồ đột ngột gia tăng, ông trưởng pḥng yêu-cầu tôi mỗi ngày làm 12 giờ, kể cả thứ Bẩy.  Tuy hơi mệt, nhưng tôi lượm tiền ngon lành, mỗi ngày 350 $, ngày thứ Bẩy 450 $, một tuần 2 200 $ !  Vào tuần lễ thứ 4, khi công-tác đang chạy ngon lành, tôi đă làm được khoảng 30% công-tác, Tom và ông trưởng pḥng họa-đồ hớt hơ hớt hải chạy vào, bảo tôi ngưng công-tác ngay, đưa đi in cho họ hai bộ họa-đồ, bất kể tôi làm đến đâu, sau đó họ chạy biến đi họp...  Chiều tối hai người về cho biết khách hàng đổi “đ́-zai”, họ bằng ḷng trả tiền cho hăng tất cả những ǵ tôi đă làm (may quá, ít ra hăng cũng không bị lỗ !), sáng mai bắt đầu lại từ zero !

Hôm sau, tôi và Tom bắt đầu lại từ số không.  Họa-đồ kỳ này tính ra là 25 tờ, ông trưởng pḥng họa-đồ kỳ này c̣n chếch với tôi để mếch-sua là ông không ước-tính sai.  V́ nhiều họa-đồ hơn, ông trưởng pḥng buộc phải thuê thêm một tay họa-viên nữa phụ với tôi và tôi “bị” đôn lên làm trưởng-toán.  Lại làm OT.  Hai ba ngày, ông trưởng pḥng ghé chỗ tôi, in lấy tờ họa-đồ đem đi để “chếch”, nhưng tờ nào ông trả về tôi cũng vàng khè (theo quy-ước về chếch họa đồ, vàng là đúng, đỏ là sai, phải sửa, xanh là bỏ đi), thỉnh thoảng mới có hàng chữ đỏ mà ông muốn thêm vào, đôi khi ông viết đỏ vào rồi ông lại tự bôi đi...  Hai tháng rưỡi sau, công-tác gần hoàn tất, anh phụ-tá của tôi bị lây-óp, tôi lại cu-ki làm một ḿnh cho đến hết công-tác.  Trong khi đó, họa-đồ nào hoàn-tất được đưa ra công-trường ngay, đổ móng bê-tông, họa đồ sườn sắt đưa ra làm chi-tiết rồi cắt sắt, đục lỗ, hàn... chở đến nơi, lắp ráp, ăn khớp rụp rụp.  Công-tác này xây cất trong một căn-cứ mật nên không phải xin phép tắc của thành phố.

Tháng sau, công-tác hoàn-tất, tổng-cộng tôi đă làm đây được hơn 4 tháng (ban đầu dự trù chỉ có 5 tuần).  Tuy hết việc, nhưng tự trong thâm-tâm, tôi vẫn không nghĩ rằng tôi sẽ thất-nghiệp.  Thứ Tư, ông trưởng pḥng điện-thọai cho tôi “Mây ai xi-iu”, th́ tôi biết là giờ thất-nghiệp chắc đă điểm (?).  Ông bảo tôi công-tác thật sự chấm dứt, và ngày chót của tôi là 5 giờ chiều thứ Sáu tới; tôi có thể rời văn-pḥng, có nghĩa là về sớm, lúc 1, 2 giờ chiều nếu tôi muốn, hăng vẫn trả lương tôi đến cuối ngày.  Ông cho biết tôi làm rất “gút giốp” và ông muốn thuê tôi làm thường-trực, nhưng hiện thời không c̣n giốp.  Ông cũng nói khi nào tôi thất-nghiệp, điện-thoại cho ông, nếu ông có việc, ông sẽ thuê tôi ngay !  Tôi cảm ơn ông đă giữ tôi quá 5 tuần... ông cười :

- À há !  Hồi đó tại sao tôi lại có thể ước-tính chỉ có 5 tuần !

Rồi thứ Sáu cũng đến.  Một giờ chiều, ông ghé qua văn-pḥng tôi :

- Anh có thể lại đây sáng thứ Hai được không ?  Tôi sẽ cố t́m cho anh cái ǵ...

Sáng thứ Hai tôi đi làm như thường.  Ông trưởng pḥng tạt qua, nói tôi ghé pḥng nhân-viên khai lư-lịch để họ gửi đi sưu-tra, chuẩn-bị làm công-tác “tối mật”.  Sau đó ông gửi tôi sang làm việc mới một tay phụ-tá của ông là Gary Parson (không có chữ S), tay này cũng nổi tiếng là khó tính, mấy anh cựu-trào ở đây rỉ tai cho biết :

- Tên nó là Parson, nó tưởng nó là chủ hăng Parsons !

Anh Parson này đặt tôi ngồi ngay sau lưng anh ta, và v́ anh ta rất hay “lặn”, anh ta dặn tôi trả lời điện-thoại “vzậy vzậy” khi nào anh vắng mặt.  Tôi cứ y kế thi-hành.  Hai ba ngày sau, một hôm anh ta đi ngang, thấy tôi moi trong va-li đồ nghề của tôi ra một cái bao thư có một số h́nh câu cá và một số h́nh cắt từ trong báo ra mấy anh câu được cá này, cá kia, tip the scale... (tôi không biết câu cá, mà cũng chẳng thích đi câu, nhưng trước kia làm ở hăng cũ Santa Fe, có một anh hay câu cá, cho tôi nguyên bao thơ đó), anh Parson vồ lấy xem... rồi phê-b́nh... giảng giải... kể chuyện đi câu của anh... thế là tôi trở thành bạn nói chuyện câu với anh.  Anh đem vào cho tôi xem những h́nh ảnh anh chụp khi đi câu chỗ này, chỗ kia... (anh thường đi câu ở Owens Valley trên đường 395, mà tôi th́ hay đi chụp ảnh trên Owens Valley...) bản đồ chỉ vùng nào có cá, cách thức anh làm những cái mồi để câu nhử (fly fishing...) đến nỗi anh ta cho cả tôi cái cần câu thoát-hiểm mưu-sinh, xếp rất ngắn, gọn, đựng trong cái hộp rất nhỏ...  Ngày nào anh ta cũng kể cho tôi nghe chuyện đi câu... đến nỗi tôi thuộc cả tên mấy loại cá, những vùng nào có cá, cá nào thích ăn mồi ǵ, tháng mấy câu ở đâu, cá nào bé quá th́ không được câu, giây câu này mấy pao, giây kia mấy pao... mua rót ở đâu, mua ch́ ở đâu, mua mồi ở đâu, làm mồi câu nhử như thế nào...  C̣n công việc, anh bảo tôi bày tờ giấy ra cho có, khi nào thấy có người th́ làm bộ bận rộn, nếu không lấy tạp-chí ra mà đọc...  Lư-do là công-tác của anh thuộc loại “restricted”, có nghĩa chưa đến nỗi “mật”, nhưng chỉ những giới-chức liên-hệ mới được lại đó, ngoài ra cửa văn-pḥng lúc nào cũng khóa, đến nỗi ông trưởng pḥng họa-đồ, khi nào muốn vào, phải điện-thoại hỏi trước rồi một lúc sau mới được vào.  Tôi cứ y kế thi-hành, được hơn hai tháng...  Rồi anh Parson một hôm bảo tôi :

- Giốp này hết giờ rồi, tôi phải bảo anh trưởng pḥng nó gửi anh đi chỗ khác...

Tuần sau, tôi được gửi đến làm với một anh kỹ-sư trưởng người Hoa, tên Henry Chung.  Công-tác của anh này cũng thuộc loại “restricted”, do đó văn-pḥng này cũng rất ít người được phép bén mảng tới, công việc tương-đối rảnh.  Về công việc, tôi phải làm việc lai rai, 5 cho đến 10 ngày một tờ họa-đồ (phẻ quá !), mỗi ngày một giờ OT !

Rồi tôi khám phá ra anh Chung này là một tay chơi ảnh, mà anh chụp ảnh màu.  Anh đang đọc sách để học cách tráng phim và phóng ảnh đen trắng...  Tôi nói chuyện nhiếp-ảnh với anh, thế rồi tôi với anh Chung này ngày nào cũng bàn chuyện nhiếp-ảnh, bàn về máy ảnh, ống kính, phim, máy đo sáng, đến Ansel Adams, Edward Weston, Eliot Porter, John Sexton... tạp-chí về ảnh đen trắng...  Anh mới mua cái máy field 4x5, thường được gọi là máy khổ lớn, anh ta lại phải học về cách bẻ ống kính, về zone system, thế là anh đem máy vào văn-pḥng, mấy ngày liền tôi truyền-đạt kiến-thức bẻ ống kính và zone system cho anh.  Tôi c̣n chỉ cho anh ta biết chợ trời nhiếp-ảnh ở Sequoia Club, thành phố Buena Park, nơi mỗi tháng người ta tụ tập nhau lại bán các dụng-cụ nhiếp-ảnh cũ, mới giá cả rất rẻ... anh ta ghé thăm, mua lủ khủ một mớ đồ, sáng thứ Hai đem vào cho tôi xem, rồi tôi và anh bàn bạc...  Tôi và anh ta rất tương-đắc về nhiếp-ảnh, c̣n công-tác, anh ta bảo rằng công-tác này là công-tác trường-kỳ, cứ lai rai...

Nhưng số tôi là số con rệp.  Một hôm công-tác của anh Chung bị ngưng bất-tử, cả ban đồ-án chỉ c̣n lại số nhân-sự tối-thiểu, số khác bị cho nghỉ việc, tôi lẽ ra cũng chung số-phận, nhưng anh Chung bảo tôi ngồi yên đấy, để anh đi vận-động.  Anh Chung sang gặp một ông giám-đốc đồ-án người Ấn-Độ, công-tác của ông này đang trôi chảy, anh ta nói sao đó, ông Ấn Độ đồng-ư nhận tôi vào đồ-án của ông ta ngay.  Anh Chung trở về nháy mắt với tôi, ra cái điều... rồi anh kêu trưởng pḥng họa-đồ nói về tự-sự, anh ta c̣n giúp tôi dọn đồ sang công-tác... Ấn-Độ.

Số là hăng Parsons có rất nhiều chuyên-viên gốc người ngoại-quốc như Việt-Nam, Ấn-Độ, Trung-Hoa, Phi-Luật-Tân, Đông Âu... c̣n Mỹ da trắng là thiểu-số (gần như bất cứ văn-pḥng đồ-án  nào, Mỹ Caucasian cũng là thiểu-số !).  Khi nào ông giám-đốc đồ-án là Ấn-Độ th́ các kỹ-sư, phụ-tá chính toàn là Ấn-Độ...  Khi nào ông giám-đốc đồ-án là Phi-Luật-Tân th́ các kỹ-sư, phụ-tá chính toàn là Phi-Luật-Tân... phe Mít ta cũng vậy.  Tôi là loại chuyên-viên tạm thời, lại là loại tép riu nên tôi qua các kẽ hở chót lọt.  Công việc của đồ-án này là loại b́nh thường không có ǵ đặc-biệt, có nghĩa là ngày làm 8 giờ, tôi cứ lai rai làm và công-tác kéo dài khoảng hai tháng.

Rồi cái số con rệp của tôi lại tái-xuất.  Công việc của mấy ông Ấn-Độ rồi cũng từ từ tàn lụi.  Tôi là nhân-viên tạm thời nên bị sa thải trước.  Ông trưởng pḥng họa-đồ kéo tôi vào một văn-pḥng trống, đóng cửa lại rồi bảo tôi :

- Bây giờ, thật sự là không c̣n công-tác nào cho anh cả.  Tuần lễ này là tuần chót của anh.  Tôi đang chờ lệnh khởi-công một công-tác lớn, có thể là trong một tháng rưỡi nữa.  Nếu Parsons bắt được công-tác này, tôi muốn mướn anh thường-trực.  Anh nhớ giữ liên-lạc, điện-thoại cho tôi hai ba tuần một lần.  Tôi đă tiếp xúc với job shop của anh, bảo họ lo t́m việc tạm thời nào đó cho anh và họ đă có việc cho anh rồi.  Chúc anh may mắn !

Tôi cảm ơn ông rồi điện-thoại cho job shop của tôi.  Anh này cho biết đă t́m được việc cho tôi và thứ Hai tôi đi làm chỗ mới.  Tôi hỏi đi đâu, anh ta trả lời :

- Về làm lại cho Chevron !


TÔI LÀM VIỆC TẠI E&L, EBASCO

và RAYTHEON

LÊ-NGỌC-MINH

Thân tặng hai bạn Trần-Anh-Quốc và Ái-Văn, những người đă có thời kỳ làm việc chung tại EBASCO VÀ RAYTHEON.

Làm việc tại Nhà Máy lọc dầu Chevron, đối với tôi, chỉ có tính-cách giai-đoạn v́ tôi là nhân-công tạm thời, không có bảo-hiểm, bổng-lộc ǵ cả... thành ra trong khi làm tại đó tôi vẫn dớn dác nh́n quanh xem nơi nào có công-tác thường-trực, có bổng lộc, tốt đẹp hơn... tôi sẽ “dông”.

Trong khi làm ở Chevron, một hôm tôi được biệt-phái làm việc với một anh kỹ-sư gốc người Thổ-Nhĩ-Kỳ tên là Ahmet Aydin, anh là nhân-viên của hăng E&L và E&L gửi anh đến làm cho Chevron.  Một hôm tôi và anh đi ăn trưa, anh ta kể chuyện :

­ Người Hoa gọi chúng tớ bằng cái tên đầy khinh-miệt là Thổ-Nhĩ-Kỳ, có nghĩa là barbarian !

Anh ta đọc chữ “Thổ-Nhĩ-Kỳ” y chang giọng đọc Việt-ngữ, làm tôi chới với !  Tôi nói với anh, theo tôi biết, người Hoa chỉ chuyển-âm theo giọng đọc mà không có ư nghĩa khinh-miệt ǵ đâu.  Anh nói anh không tin.  Rồi anh hỏi tôi người Việt-Nam gọi Thổ-Nhĩ-Kỳ là ǵ ?  Không muốn bị coi như là kẻ tiếp tay với những kẻ “kỳ-thị chủng-tộc”, tôi né, tôi trả lời là người Việt chúng tôi gọi tên nước anh theo tiếng Pháp là “Turkie”.  Anh gật gù cái đầu !

Anh này là một tay làm việc rất thực-tế và giản-dị, công-tác nào mà có những chi-tiết phức-tạp, chằng tréo là anh phê-b́nh liền :

­ Ḿnh làm về dầu hỏa, công-tác rất đơn-giản, ḿnh đâu có đ́-zai Boeing 747!

Tôi thấy anh có lư.  Một hôm anh Ahmet bảo tôi :

­ Hăng E&L vừa đổi chủ-sự pḥng Structural, ông này người Ăng-Lê, tên là Ian Stubbs, hiền lành lắm.  Ban này đang t́m người, anh muốn đi làm nhân-viên thực-thụ của E&L th́ đưa resume đây cho tôi.

Tôi bèn làm đơn, kèm theo resume đưa cho anh.  Anh nộp cho ông trưởng-ban, mấy ngày sau ông Ian kêu tôi lại phỏng-vấn rồi thuê ngay.  Giă-từ Chevron lần thứ hai (kỳ này tôi làm cho Chevron khoảng 6-7 tháng) tôi sang làm việc cho E&L.  Thời-gian đó là vào khoảng cuối năm 1988.

E&L là viết tắt tên của hai ông chủ sáng-lập ra hăng đă cả 20 năm, làm ở đó cả 6 năm mà cho đến nay tôi cũng chẳng biết tên thật hai ông đó là ǵ, nhưng nếu có ai hỏi E&L viết tắt của chữ ǵ, tôi trả lời đùa đó là chữ viết tắt của Elephant & Lion !  Hăng này chuyên làm đồ-án chỉnh-trang, tân-trang các nhà máy hóa-chất, dầu hỏa, làm ăn theo kiểu c̣ con, nghĩa là toàn những đồ-án nhỏ nhỏ, không như mấy hăng lớn như Fluor, Bechtel, Santa Fe, C.F. Braun... nhưng như vậy mà lại có ăn v́ những hăng lớn th́ overhead nặng hơn.  E&L có uy-tín với những hăng cỡ trung và nhỏ, nhưng không phải là không có công-tác với mấy xưởng lọc dầu lớn như Shell, ARCO, Mobil, Chevron, Union 76, Ultramar... dù là công-tác nhỏ.  Công việc khá nhiều, chúng tôi bận rộn quanh năm...  Sau này mấy xưởng lọc dầu hay hóa-chất nhỏ như Fletcher Oil, Tangerine, Goldenwest, Delta Chemical và Monsanto Chemical... bị AQMD, cơ-quan quản-trị phẩm-chất không-khí của tiểu-bang “dí” quá, v́ ô-nhiễm nên họ phải đóng cửa, hoặc dọn sang tiểu-bang khác (dọn trọn một nhà máy lớn bằng một block đường hoặc hơn, như trường-hợp hăng dầu Goldenwest ở Santa Fe Springs dài cả 3/ 4 mai) riêng hăng Monsanto ở Wilmington, đóng cửa luôn, bỏ đó cho cỏ hoang mọc.

Trong thời-gian làm ở E&L có một công-tác ly-kỳ mà tôi tham-dự, làm tôi nhớ măi một cách thú-vị.  Số là E&L bắt được công-tác trắc-địa (topographic survey) nhà máy hóa-chất Monsanto ở thành phố Wilmington.  Ông chủ-sự pḥng Đồ-án Ian Stubbs tính thuê người ngoài làm, nhưng tôi, một anh bạn đồng-sự gốc Hoa tên Pak Cheung và anh Thổ-Nhĩ-Kỳ Ahmet Aydin bảo nhau, công-tác này nhỏ (1/ 4 nhà máy, khoảng 1/ 4 một block đường) mà cũng dễ (!), chúng tôi đề-nghị ông Ian giao cho chúng tôi làm.  Ông Ian khoái chí-tử, giao liền v́ rẻ tiền hơn, vả lại đối với ban giám-đốc, ông hănh-diện là nhân-viên của ông làm được mọi việc.  Có một điều chúng tôi biết chắc chắn là cả ba chúng tôi chưa ai có kinh-nghiệm thực-tế về trắc-địa, ngoại trừ mớ lư-thuyết của anh Ahmet Aydin từ thời... c̣n đèn sách bên Thổ Nhĩ-Kỳ, cách đây cả hơn 30 năm !  V́ vậy chúng tôi bảo nhau làm thật kỹ, thật đúng “lư-thuyết”, đồng-thời vừa làm vừa học.  Ra thuê chiếc máy digital transit, chúng tôi ra băi đậu xe, đóng mấy cái đinh xuống sân rồi cùng nhau thực-tập khoảng một tiếng đồng hồ, hôm sau vác máy vào nhà máy rồi bắt tay vào việc.

Công-tác tiến-triển tốt, v́ không rành công-tác trắc-địa nên chúng tôi làm kỹ, thật kỹ.  Sau gần một tuần trắc-địa, chúng tôi plot ra họa-đồ, chếch đi chếch lại, rồi in và gửi cho khách hàng là hăng Monsanto ở Wilmington, kèm theo field book (sổ ghi chép trắc-địa).  Monsanto gửi họa-đồ về văn-pḥng chính bên St Louis, Missouri để chếch.  Mấy tay chếch-cơ của Monsanto bên Missouri tá-hỏa tam-tinh khi thấy bản trắc-địa của chúng tôi không giống họa-đồ nhà máy họ có trong hồ-sơ lưu, bèn phái hai kỹ-sư công-chánh cấp-tốc bay sang Wilmington kiểm-chứng lại.  Tại hiện-trường, họ thấy họa-đồ của chúng tôi đúng y-chang hiện-trạng nhà máy, chi-tiết ê-hề, v́ cả ba chúng tôi làm nghề civil và structural, khi nào cần chi-tiết ǵ bên trắc-địa chúng tôi đều biết, do đó nếu ḿnh cần có nghĩa là người khác cũng cần, nên chúng tôi phang tất cả chi-tiết cần-thiết vào bản trắc-địa không thiếu cái giống ǵ !  Hai tay này chịu quá, báo-cáo lên cấp trên của họ, thế là Monsanto bèn giao cho hăng E&L trắc-địa cả nhà máy, với một điều-kiện là ba người đă làm công-tác trắc-địa vừa qua phải làm trong công-tác c̣n lại, không thay đổi, thêm hay bớt hay thay thế người nào và cùng một phương-pháp làm việc !  Ông Ian Stubbs chắc sướng tê người (!), c̣n chúng tôi uy-tín lên như diều, mỗi người c̣n được giấy khen thưởng bỏ vào hồ-sơ cá-nhân, cho nghỉ một ngày có lương và cuối năm được lên lương hậu hĩnh.  Tại hậu-trường, chúng tôi nh́n nhau cười, nhưng không bao giờ chúng tôi thèm tiết-lộ bí-mật quốc-gia, là chúng tôi biết chắc chắn trước khi bắt tay vào việc, chúng tôi chẳng có chút kinh-nghiệm thực-hành nào về trắc-địa cả !

Làm cho E&L được gần bốn năm, vào một dịp lơi lơi công việc, hăng biệt-phái tôi sang hăng Ebasco, trụ-sở trên đường MacArthur, thành phố Santa Ana làm đồ-án nhà máy phát điện Cogeneration ở thành phố El Centro, California, gần biên-giới Mễ.

Số là trước đó mấy năm, Ebasco mua hăng E&L, có nghĩa Ebasco là “mẹ” mà E&L là “con”.  Mặc dù vậy, khi sang Ebasco, anh trưởng pḥng họa-đồ của Ebasco vẫn phỏng-vấn tôi như một tay bạch-đinh trước khi nhận tôi làm việc cho họ.  Bước vào văn-pḥng anh xếp tên Abel Guerra, gốc gác Ecuador, tôi thấy ảnh kư tên anh ta treo đầy pḥng, kể cả pḥng khách, pḥng họp, hành-lang dưới nhà...  Khi ngồi đối-diện với anh, tôi hỏi anh chụp ảnh ở đâu, máy ǵ, ống kính ǵ, phim ǵ, kính lọc ǵ, quang-kế ǵ, máy phóng ǵ, giấy ǵ, thuốc ǵ...  Thế là máu nhiếp-ảnh của anh nổi lên, chúng tôi tọa-đàm cả tiếng đồng hồ về nhiếp-ảnh, anh vui như Tết v́ có người trong nghề găi anh vào đúng chỗ ngứa, hỏi đúng câu hỏi vào những chỗ... thầm kín nhất,  vào những chỗ... hiểm hóc nhất của nhiếp-ảnh...  Rồi bỗng nhiên anh ta tỉnh giấc nam-kha, bảo tôi :

­Ê !  Chúng ta phải anh-teẹc-viu một chút chớ !

Và anh hỏi tôi :

­ Anh có kinh-nghiệm làm về sắt, thép không ?

Tôi trả lời :

­Đó là chuyên nghề của tôi, hơn 35 năm nay !

­ Về bê-tông cốt sắt ?

­ Same !

­ Anh có làm về civil ?

­ Sure, cả về trắc-địa nữa ! (trong đầu tôi nghĩ đến công-tác trắc-địa Monsanto kể trên).

­ OK, you're hired !

Thế là xong bữa anh-teẹc-viu.  Trong suốt cả sự-nghiệp làm công của tôi từ trước tới nay, chưa bao giờ tôi gặp bữa anh-teẹc-viu dễ dàng, nhanh chóng và giản-dị như vậy cả !

Tôi sang làm cho Ebasco được khoảng 6 tháng th́ Ebasco bán hăng E&L (hăng gốc của tôi) cho hăng Wolder.  Tôi xin ở lại làm cho Ebasco, Abel chạy đi vận-động cho tôi, nhưng rồi anh về, lắc đầu ra vẻ rầu rĩ bảo tôi rằng Ebasco không có chỗ cho tôi, v́ hăng không c̣n việc, tôi phải sang Wolder để họ anh-teẹc-viu thôi...  Sở-dĩ tôi muốn làm tại Ebasco v́ Ebasco có pension plan, mai mốt về hưu có thêm tí tiền hưu bỏ vào cái túi áo khỉ !  Không được th́... thôi !

Thế là tôi phải lê gót giang-hồ sang hăng Wolder xin việc.  Phỏng-vấn tôi ở Wolder là ông department head và ông trưởng pḥng họa-đồ của ban Civil & Structural.  Phần phỏng-vấn qua thật nhanh không trở ngại, v́ công việc trong nhà máy lọc dầu tôi quá quen thuộc... v́ họ cho tôi biết trước, họ sẽ gửi tôi vào làm trong xưởng lọc dầu Chevron và khi tôi cho họ biết là tôi đă làm cho Chevron mấy năm, đă tham-dự việc đ́-zai nhà máy Cogeneration, quen biết hết tiêu-chuẩn kỹ-thuật của Chevron, biết mọi ngơ ngách của Chevron Refinery và ông xếp Tom Jimenez của Chevron rất biệt-nhỡn với tôi th́ coi bộ họ khoái quá...  và họ nh́n nhau, rồi ông DH hỏi tôi khi nào tôi có thể bắt đầu đi làm được ?

Đúng lúc ấy, một người mà không bao giờ tôi nghĩ rằng tôi sẽ gặp tại đây đi ngang, tôi giơ tay chào ông qua khung cửa kính.  Thấy tôi đang ngồi trong văn-pḥng đóng kín cửa với hai tay Civil-Structural của Wolder, th́ chắc ông biết ngay rằng hai tay này đang anh-teẹc-viu tôi, ông mở cửa bước vào, bắt tay tôi, xây he-lô, rồi chỉ vào tôi bảo hai tay kia :

­ Mướn hắn liền !  Mướn liền !  Các anh không cần phỏng-vấn hắn !

Hai tay kia làm bộ ngạc-nhiên trợn mắt nh́n tôi, phá ra cười, rồi bảo tôi :

­ OK, OK... you're hired !

Ông này là Ed Miller, nguyên là kỹ-sư trưởng của công-tác GC-25 tôi làm với ông bên Santa Fe Engineering 7 năm trước kia, thời 1985-1986.  Hồi đó mấy ban khác đều làm ông nhức đầu không ít, nhưng ban structural của tôi làm ăn rất thuận buồm xuôi gió, tôi tiết-kiệm đến 26 % ngân-sách cho ông và khi C. F. Braun sang ô-đít GC-25 th́ tôi có bằng chứng hiển-nhiên là bên Santa Fe không sai trái, ít ra cũng là ban của tôi, lỗi là tại C. F. Braun chèn ép Santa Fe quá (nhưng không ai giám nói ra v́ sợ gẫy mất cái chân ghế).  Ngày tôi rời Santa Fe Engineering, 7-11-1986, tôi tới pha-rờ-oeo ông, ông bắt tay tạm-biệt, chúc tôi gút-lắc và nói thêm :

- Tôi cũng không biết tương-lai tôi ở đây rồi sẽ ra sao, nhưng nếu sau này, nếu có khi nào, bất cứ ở đâu, anh cần tôi giúp ǵ, nếu tôi có thể giúp anh th́ tôi sẽ tuyệt-đối không ngần ngại !

Và hôm nay, tại đây, bây giờ, ông là phó giám-đốc của hăng Wolder.  Chắc chắn không phải v́ quen biết trước với ông Miller mà tôi được Wolder thu nhận, nhưng kể lại chuyện này tôi chỉ muốn đề-cập đến một t́nh-cờ lư-thú trong đời, chỉ lâu lâu xẩy đến một lần mà thôi.

Và tôi trở về Ebasco thông-báo cho họ biết là hai tuần nữa tôi sẽ sang làm việc cho Wolder. 

Hôm sau...  Đúng, chỉ ngày hôm sau, bỗng nhiên chuyện đời thay đổi 180 độ : ông giám-đốc của E&L nay là phó tổng giám-đốc của Ebasco, ông gọi tôi vào văn-pḥng của ông chủ-sự pḥng và hai ông cho tôi biết là Ebasco vừa bắt được công-tác đ́-zai ba nhà máy phát điện Cogeneration một lượt ở vùng Imperial Valley, California và ông muốn giữ tôi ở lại làm việc cho Ebasco v́ ông biết tôi có kinh-nghiệm làm nhiều đồ-án nhà máy Cogeneration.  Ông cũng cho biết Ebasco sẽ tăng lương cho tôi thêm 5 $ một giờ.  Ông phó bảo tôi :

­ Anh không phải nói ǵ với Wolder cả.  Việc nói với họ để tôi !

Điều này thật là may cho tôi, v́ nếu tôi lại lê gót giang-hồ sang Wolder nói với ông Ed Miller rằng cảm ơn ông đă có nhă-ư mướn tôi, nhưng tôi đổi ư, tôi sẽ không làm cho ông, tôi ở lại làm cho Ebasco, th́ chắc chắn ông sẽ đem tôi đi... câu sấu !

Thế là tôi chính-thức làm việc cho Ebasco.  Như tôi vừa nói, Ebasco có chương-tŕnh hưu (pension plan).  Bạn thử nh́n lại mà xem, ngày nay bao nhiêu hăng trên đất nước Cờ Hoa này có pension plan ?  Chỉ đến khi về hưu bạn mới thấy được, là không ǵ quư hơn... pension plan !

Công-tác đ́-zai ba cái Cogen tiến-triển tốt đẹp...  Công-tác nhà máy Cogen, khó khăn và rắc rối nhất là họa-đồ nền móng của cái máy Cogen, v́ nó trồi xụt, mấp mô, ph́nh ra xẹp vào, đầy những anchor bolts ở những chỗ... vô lư nhất của cái móng bê-tông... phải làm sao cho chính-xác, rơ ràng, dễ hiểu... xong cái nền móng th́ các chuyện khác chỉ là... đồ chơi.  Làm riết rồi cũng hết ba cái Cogen.  Đó là đầu năm 1994.  Hăng chưa có việc mới, tôi bèn xin đi phép về Việt-Nam chụp ảnh một tháng.  Khi quay về, hăng vẫn chưa có việc, nhưng tôi nghe nói hăng Raytheon đă mua xong hăng Ebasco và hăng này cũng có pension plan.  Vậy th́ càng tốt.

Tháng sau, Ebasco gửi tôi cùng với anh bạn đồng-sự người Việt Nguyễn-Minh-Luân, xuống đao-tao Eo-Ê, làm việc trong văn-pḥng của MWD (Los Angeles Metropolitan Water Department, gọi nôm-na là Eo-Ê Thủy-cục) làm công-tác đ́-zai Domenigoni Reservoir.

Số là vùng Los Angeles, không những L.A. mà là cả miền Nam California luôn luôn thiếu nước.  Eo-Ê Thủy-cục mấy chục năm nay vẫn lấy nước của mấy con suối phía thượng-nguồn của Mono Lake ở Trường-Sơn Đông (Eastern Sierra), chuyển theo cái mương bê-tông dài cả mấy trăm miles theo đường 395 về Eo-Ê, gọi là Los Angeles Aqueduct (tôi dịch nôm-na là Eo-Ê thủy-lộ).  Việc này làm Mono Lake cả mấy chục năm nay thiếu nước, mấy ngọn tufa trơ lên trên mặt nước, những người tranh-đấu cho môi-sinh và quần chúng yêu thiên-nhiên biểu-t́nh, kiện tụng Eo-Ê Thủy-cục từ thập-niên 60-70 và thời 70 đi đến đâu cũng thấy biểu-ngữ “Save Mono Lake” dán đầy cản xe, dán lên kính xe... là v́ vậy.  Gần đây Eo-Ê Thủy-cục trưng mua một miếng đất rộng đến 5, 6 ngàn mẫu đất gần thành phố Hemet, của gia-đ́nh họ Domenigoni từ Thụy-Sĩ đến đây định-cư đă lâu đời, là một thung-lũng có ba ngọn núi bao quanh, để làm hồ chứa nước.  Công-tác tôi được gửi đến làm đồ-án ba cái đập bằng đất sét nối ba cái núi lại với nhau để chứa nước phía trong (vùng Nam California hay bị động đất, đập nước này lại ở gần đường nứt San Andrea, nên phải làm bằng đất sét, v́ đập đất sét không bị nứt bất-tử như bê-tông cốt sắt).  Công-tác này phải làm bằng Micro-Station và có 25 kỹ-sư và 25 designers và mỗi tháng chúng tôi phải cày sao cho ra trước c̣n 2 ngàn, rồi ba ngàn, rồi 5 ngàn tấm họa-đồ (xin ghi nhận, đây là số-lượng họa-đồ mỗi tháng !).  Trong thời-gian đó, gia-đ́nh Domenigoni kiện Eo-Ê Thủy-cục đ̣i thêm tiền đất, kiện không cho Eo-Ê Thủy-cục dùng tên Domenigoni, Eo-Ê Thủy-cục bèn đổi tên công-tác thành East Side Reservoir, rồi sau này thành Diamond Reservoir.

Quư vị nếu chưa có dịp đi xem Diamond Reservoir th́ tôi xin mời quí vị nên ghé xem để thấy một hồ chứa nước vĩ-đại không những của miền Tây mà c̣n toàn nước Mỹ; nên đến đài quan-sát phía Tây của hồ từ trên đỉnh một ngọn núi và đến Visitor Center ở phía Đông, có chuyên-viên dẫn giải, có cả pḥng trưng bày xương giống Mammoth khổng-lồ và nhiều loại thú khác như sư-tử có răng nanh... đào được khi xây cất hồ chứa nước.  Từ bờ phía Đông ta không nh́n thấy bờ phía Tây.  Hồ dài như vậy.  Nếu vùng Nam California bị hạn hán, lượng nước ở đây có thể cung-ứng đủ nước cho cả miền Nam California trong 6 tháng và cũng v́ hồ chứa này lấy tất cả lượng nước xưa nay vẫn đổ vào Santa Ana River, khiến việc sông Santa Ana bị nước tràn bờ ngập lụt mấy thành phố hai bên bờ hạ-lưu như Anaheim, Orange, Santa Ana, Westminster, Garden Grove, Huntington Beach, Fountain Valley, Costa Mesa... thành... chuyện cổ-tích và đó cũng là lư-do, từ 1999, sở-phí bảo-hiểm lụt của các các nhà cửa thuộc các thành phố kể trên được giảm-thiểu tối-đa.  Để mường-tượng công-tác lớn cỡ nào, tôi xin đan-cử một khía cạnh : lượng đất dời đổi trong công-tác, nếu dùng để làm đường, ta có thể xây cất một xa-lộ hai ḍng xe, chạy giáp ṿng xích-đạo !  Tôi (!) là một trong những người làm công-tác đó từ đầu đến cuối.  Diamond Reservoir tọa-lạc tại thành phố Hemet ở phía Bắc xa-lộ 15, đường xuống Escondido.  Xin xem ghi-chú nơi cuối bài.

Tôi làm đây khoảng hơn hai tháng th́ có một chủ-sự pḥng đồ-án gốc Ấn-Độ, hơn 25 năm thâm-niên với Ebasco, được thuyên-chuyển từ Seattle xuống giữ chức trưởng pḥng họa-đồ.  Số là ông ta sắp về hưu, hăng trên Seattle th́ hết việc, không nỡ lây-óp ông, hăng bèn gửi ông xuống Eo-Ê làm trưởng pḥng họa-đồ, tức là xuống chức thê-thảm, ông cũng phải nhận, mỗi tháng hăng cho về thăm vợ con một cái uưch-ken.  Ông này rất khó tính, “dí” hết thằng này đến thằng kia, tôi đặt tên cho ông là “gă cà-ri” (the curry guy) và mấy ông đồng-nghiệp của tôi cũng bắt chước gọi theo.  Tôi ghét ông ta đến nỗi trong sở không bao giờ buồn “b.s.” với ông ta, buổi trưa nghỉ, tôi xuống vườn hoa của hăng ngồi đọc sách, thấy ông từ xa đi đến là tôi đă đứng dậy đi chỗ khác...  Cho đến một hôm, tôi mải mê đọc một tạp-chí nhiếp-ảnh, ông đến hồi nào tôi không biết, nh́n lên, thấy ông ta th́ đă quá trễ... bèn chịu trận.  Ông ngồi xuống cạnh tôi, nh́n b́a tờ tạp-chí rồi hỏi tôi có hay chụp h́nh không... và câu chuyện xoay ra nhiếp-ảnh... ông cho tôi biết ông có bộ Canon trị giá khoảng 6 000 $, nhưng ông chỉ chụp theo lối quen tay.  Tôi cho ông biết ở phía đường Broadway phía dưới kia có một tiệm bán dụng-cụ nhiếp-ảnh của Mễ, có nhiều đồ Canon, Nikon... rẻ lắm, thế là ông ta cười hoan-hỷ, bảo tôi trưa mai đưa ông đi.  Tôi c̣n chỉ cho ông ta biết chợ trời nhiếp-ảnh ở Sequoia Club, thành phố Buena Park, nơi mỗi tháng người ta tụ tập nhau lại bán các dụng-cụ nhiếp-ảnh cũ, mới... giá cả rất rẻ.  Thế là từ đó trở đi, tôi và ông trở thành đôi bạn nhiếp-ảnh, ông hay ghé văn-pḥng tôi bàn về nhiếp-ảnh và từ đó trở đi... đây là sự thật, tôi xin thề... So help me God (!), ông ta không c̣n “dí” tôi cũng như mấy tay đồng-nghiệp của tôi nữa !  Thế mới biết cái đẹp đẽ, cái mănh-lực của nhiếp-ảnh đă “cải-tạo con người cà-chớn” của ông thành “con nguời nhiếp-ảnh đẹp đẽ, lương-thiện” như thế nào !

Không lâu sau đó, xếp Abel Guerra của tôi, vẫn c̣n làm với Ebasco (khi này hăng đă mang tên là Raytheon), hết việc ở Santa Ana, bị Raytheon gửi lên Chicago giữa mùa đông tháng giá, ướt như chuột và lạnh thấu xương thấu tủy, anh kêu tôi, hỏi Raytheon đao-tao Eo-Ê có chỗ trống nào cho anh không ?  Tôi trả lời hiện tại th́ không.  Mùa Xuân đến, Chicago bắt đầu ấm lại th́ công-tác trên Chicago cũng hết, may mắn sao công-tác ở đao-tao Eo-Ê cần một tay chếch-cơ, tôi bèn nói với ông cà-ry, ông cà-ry mướn Abel, tôi trở thành xếp của anh ta, anh ta không nề hà ǵ về chuyện nhỏ đó, v́ được về làm gần nhà, sáng đi làm, tối về bằng métro, c̣n được hăng MWD trả tiền di-chuyển cho, anh ta mừng hết lớn, bảo tôi :

­           Eh !  I owe you one, OK ?

Thế là nhóm nhiếp-ảnh Ebasco nay gồm ông cà-ry, tôi, anh Luân, anh Abel...  Từ đó, nghe lời xúi dại của tôi, hàng tháng ông cà-ry đi chợ trời nhiếp-ảnh ở Sequoia Club; hàng tuần vào thứ Năm, chúi mũi vào đọc mục mua bán máy ảnh trong tạp-chí rao vặt Recycler rồi cùng tôi, Abel  với anh Luân bàn tán, rồi có khi trong giờ làm việc, lấy xe hăng đi mua đồ... nhiếp-ảnh.  Một lần ông nghe lời xúi dại của tôi, mua trọn bộ Canon 7s (giống như Leica M4), gồm thân máy và 4  ống kính hết khoảng 2 ngh́n; cuối tuần ông đem máy về Seattle thử; sáng thứ Hai ông xuống, mặt mày tươi rói, khoe với tôi máy này phẩm-chất tốt, chụp dễ dàng, chính-xác và nhanh như ô-tô phô-cất !  Và ông cười cho biết :

­ Vợ tôi nhằn quá, nói xuống dưới này làm được bao nhiêu per diem đi mua máy ảnh hết hay sao, không để dành chút đỉnh mai mốt c̣n về hưu...

Tôi c̣n mua giúp ông một bộ sách ảnh của Time-Life, 17 cuốn có 17 $, cái máy chiếu slide Kodak Ektra (loại nhà nghề) có 100 $, rồi chiếc máy Minox-C có 80 $; có một chuyện thú-vị về cái máy này : khi mua rồi, về sở mở ra, thấy trong có cuộn phim đă chụp rồi, ông cà-ry bèn đem về Seattle rửa, sau đó ông cười một cách thích-thú, cho tôi xem h́nh ảnh : toàn là ảnh vũ khỏa-thân trong một cái bar mà anh chủ cũ của cái máy đă chụp từ bao giờ...

Nhưng tôi cũng không làm cho Ebasco lâu.  Khi công-tác Diamond Reservoir gần hoàn-tất, Ebasco bắt đầu lây-óp người th́ cũng là lúc anh bạn Pak Cheung của tôi ở E&L ngày xưa, nay đang làm việc cho Jacobs Engineering điện-thoại sang dụ tôi sang làm việc cho Jacobs, lư-do là Jacobs bắt được một công-tác đường trường, đ́-zai mới hoặc tân-trang tất cả các trạm nhận và chuyển hàng của UPS trọn nửa miền Tây nước Mỹ, tính ra đến hàng trăm trạm.  Bùi tai, tôi tính nhẩm, nếu làm nhanh lắm th́ một năm xong 5 trạm, cần phải 10 năm để làm 50 trạm và như vậy, với công-tác UPS này tôi có thể về hưu với Jacobs.  Sự thật là trong số các hăng lớn, Jacobs là hăng có bổng lộc yếu kém, phải nói là keo-kiệt hơn bất cứ hăng đồ-án nào khác !  Chỉ cần đọc tên hăng, bạn cũng biết là v́ sao !

Không lâu sau đó, các bạn đồng-sự của tôi ở Ebasco cũng bị lây-óp hết, đồng-thời hăng chính Raytheon cũng thay đổi kế-hoạch, thu gọn công-tác, v́ Raytheon làm hằm-bà-lằng-đủ-chuyện như chế-tạo máy bay Beechcraft, tủ lạnh hiệu Armana, chủ một nhà xuất-bản, một trại  nuôi cá sấu bên Louisiana, chủ-nhân hăng đồ-án Ebasco... và một mớ hăng xưởng, văn-pḥng linh-tinh quái-đản ǵ nữa, tôi nhớ không hết !  Việc ôm đồm này có thể đă có thời dẫn Raytheon đến Chapter 11.  Nay, Raytheon chỉ c̣n làm công-tác quốc-pḥng, bỏ những công việc khác...

Năm 2004, khi tôi về hưu, tôi nhận được 476 $ pension một tháng, sau mấy năm làm việc cho Raytheon; nếu kể cả Ebasco và E&L, 352 $, cộng chung tôi lănh 828 $ pension một tháng !  Đây cũng như số tiền ở trên trời rớt xuống, v́ chỉ đến khi về hưu, chúng ta mới thấy số tiền pension “lớn” đến cỡ nào !

Đối với tôi, E&L, Ebasco và Raytheon đều là những hăng tốt, v́ cả ba hăng này đều có... pension plan !

 


 

GHI-CHÚ VỀ DIAMOND RESERVOIR :

Diamond Reservoir tọa-lạc tại phía Tây Nam thành phố Hemet, cách đó khoảng 4 mai.

Hồ chứa rộng 4 500 mẫu, dài 4.5 mai, rộng hơn 2 mai, sâu từ 160 tới 260 feet, dung lượng 269 tỉ gallon nước (hoặc 800 000 acre-feet, có nghĩa là nếu ta chứa nước trong một cái “thau”, lượng nước cao một foot th́ cái “thau” rộng 800 000 mẫu).

Hồ chứa gồm ba cái đập bằng đất sét : đập thứ nhất, Saddle Dam dài 2 300 feet, cao 130 feet, đáy rộng 720 feet, đỉnh rộng 40 feet; đập thứ hai, East Dam dài 10 500 feet, cao 185 feet, đáy rộng 800 feet, đỉnh rộng 40 feet; đập thứ ba, West Dam dài 9 100 feet, cao 285 feet, đáy rộng 1 200 feet, đỉnh rộng 40 feet.

Nguồn nước cung-cấp cho Hồ chứa là nước từ sông Colorado chuyển qua San Diego Canal đến một hồ chứa phụ, rồi từ đó, nước được bơm vào hồ chứa chính; nguồn cung-cấp thứ nh́ là nước từ hồ Silverwood được chuyển qua đường ống tân-lập đường kính 12 feet dài 45 mai, nối với Eastside Pipeline dài 9 mai;  nguồn cung-cấp thứ ba tất cả những con suối từ rặng núi San Bernardino xưa nay vẫn đổ xuống Santa Ana River, đe dọa ngập lụt các thành phố hai bên bờ hạ-nguồn, nay được đổi hướng đưa vào hồ chứa hết.

Công-tác trị giá gần hai tỷ đô-la, động-thổ năm 1996, hoàn-tất cuối năm 1999.

 

 

 

TÔI LÀM VIỆC TẠI JACOBS ENGINEERING

LÊ-NGỌC-MINH

Thân tặng hai bạn Nguyễn-Minh-Luân và Ái-Văn, hai người làm chung với tác-giả tại Jacobs Engineering.


Tháng 2-1996  tôi bắt đầu làm việc tại ban Civil & Structural, hăng Jacobs Engineering tại Long Beach, California.  Trước đó, tôi làm tại pḥng đồ-án của Raytheon, tham dự đ́-zai Diamond Reservoir tại Hemet, California, ngăn ba dăy núi lại, chứa nước uống cho miền Nam California, đồng-thời giảm-thiểu nguy cơ lụt lội cho mấy thành phố ở hạ-lưu sông Santa Ana như Anaheim, Orange, Santa Ana, Westminster, Garden Grove, Huntington Beach, Fountain Valley, Costa Mesa...

Từ sau khi nghỉ việc tại Santa Fe Engineering 7-11-1986, tôi làm qua 5 hăng, mỗi hăng vài ba năm, ḥn đá chưa kịp mọc rêu đă lại... lăn tiếp, nên không khá.  Tôi muốn làm đâu ở yên một chỗ cho đến ngày về hưu, vốn không c̣n xa lắm...  Tôi rất muốn sống và làm việc một cách b́nh-an, không nhúc nhích, không cựa quậy, không tranh đua... chờ ngày về hưu.  Vậy mà cũng không yên thân !

Công-tác đầu tiên của tôi tại Jacobs là làm họa-đồ xây cất một trung-tâm nhận đồ của UPS tại Colorado.  Nếu công-tác tốt đẹp, UPS sẽ giao cho Jacobs toàn-bộ các trung-tâm nhận đồ của UPS tại nửa phía Tây nước Mỹ.  Tôi nghĩ là nếu mọi chuyện OK, tôi có thể về hưu tại đây, v́ công-tác UPS này có thể kéo dài đến hơn 10 năm.  Nhưng không, mới chỉ qua MỘT công-tác, UPS đă quyết-định giao công-tác c̣n lại cho hăng khác.  Lư-do là mấy ban kia chưa quen công-tác đ́-zai cơ-sở chuyển đồ (hăng này chỉ quen về dầu hỏa, hóa-chất...); ban tôi, Civil & Structural, không can dự ǵ đến việc... mất giốp này !  Phần lớn lỗi là tại ông giám-đốc đồ-án, thấy đại-diện của UPS cạnh Jacobs là một cậu kỹ-sư màu lục (green engineer =  kỹ-sư mới ra trường) nên có ư coi thường, nói năng có vẻ trịch-thượng, rồi công-tác làm có một số sơ hở, cậu ta vin vào đó báo-cáo không thuận-lợi với UPS và phe ta mất giốp, một cái giốp thật lớn !

Tôi lại cu-ky làm họa-đồ những đồ-án nhỏ cho các xưởng lọc dầu và mấy nhà máy hóa-chất.

Khoảng một năm sau, một hôm anh kỹ-sư trưởng gốc Ấn-Độ tên Naranda Patel trong hăng phải ra công-trường bất th́nh ĺnh, nh́n trước nh́n sau trong ban structural không c̣n ai, anh bảo tôi :

- Anh làm ơn 9 giờ sáng đại-diện tôi đi họp giùm ở pḥng XX.  Không có việc ǵ quan-trọng đâu.  Có ǵ ghi vào giấy rồi cho tôi biết !  Cảm ơn anh !

Thế là 9 giờ sáng, tôi mang một tập giấy với cây bút, t́m pḥng XX rồi vào ngồi.  Từ từ, tôi thấy có đến hơn chục người, toàn là cỡ quan to súng ngắn của hăng, trong đó có 4 chủ-sự pḥng Đồ-án (Department Head) của 4 ban.  Tôi là đại-diện cho kỹ-sư chính, mà kỹ-sư chính lẽ ra đại-điện cho chủ-sự pḥng Structural phải đi họp nơi khác.  Tóm lại là tôi đă ngồi vào một chỗ mà tôi không đủ tư-cách tham-dự và càng không nên vác xác đến tham-dự !

Cuộc họp hôm đó là về vấn đề hăng vừa nhận được lệnh khởi-công một công-tác mà hăng đă được chọn thầu trước đây.  Số là hăng hóa-chất Lonza ở phía Tây Los Angeles bị cháy, thiệt hại cả mấy chục triệu đồng.  Hăng tôi được chọn để đ́-zai nhà máy thay thế, đồng-thời xây cất luôn, ngày hoàn-tất và nhà máy phải chạy là ngày N-1998.  Nhưng việc cháy hăng, bảo-hiểm phải điều-tra trước khi chi tiền cho việc tái-thiết và việc này kéo hơi dài, sau đó là việc xin giấy phép, mà đây là giấy phép xây cất một nhà máy hóa-chất, được coi như một dirty work, nên phép tắc cũng kéo dài thời-gian hơn...  Đến khi mọi thủ-tục xong, hăng tôi được lệnh bắt đầu việc đ́-zai th́ hạn kỳ cho ngày khởi-động nhà máy N-1998 chỉ c̣n khoảng 11 tháng, quá cận.  Trong hợp-đồng có dự-trù nếu trễ nải, mỗi ngày sẽ bị phạt mấy chục ngàn đô, nếu hoàn tất sớm hơn, mỗi ngày sẽ được thưởng mấy chục ngàn đô... 

Theo đúng nguyên-tắc quản-trị, khi chưa được lệnh khởi-công, không ai giám khởi-công, v́ lỡ sau này “cơm khê” th́ ai chịu trách-nhiệm !  Do đó cuộc họp hôm nay, giám-đốc đồ-án và các department heads đặt phương-án đ́-zai và xây cất sao cho khỏi trễ nải, khỏi bị lỗ, đâu giám tính đến chuyện xong sớm để c̣n mong được thưởng !  Mà nay được lệnh khởi-công th́ đă quá trễ.  Ông giám-đốc đồ-án dặn mỗi ban về dự-trù rồi cho ông biết số-lượng chuyên-viên cần-thiết để sẵn sàng xăn tay áo, đánh ngay, đánh nhanh, đánh mạnh...

B́nh thường, các ban đồ-án làm họa-đồ, đưa ra city xin phép, tổng-cộng mấy cái giấy phép, đưa họa đồ cho bảo-hiểm chấp-thuận... sau đó là xây cất.  Việc xây cất khởi sự bằng đào đất đặt ống, đổ móng, dựng cột, bắt đà, bắt sàn, bắt máy móc, bắt ống, bắt điện, bắt điện-tử, bắt máy, thử đi thử lại, sơn phết... trong suốt thời-gian đó, hăng phải có ít ra cũng là 2 cái cần trục thường-trực, giá thuê mỗi cái là mấy chục ngàn đồng một ngày.

Tôi nghĩ đến một đồ-án tôi đă tham dự trước kia tại Santa Fe Engineering, cũng bị thôi-thúc về thời-gian, người ta đă làm từng miếng (modular construction), nghĩa là chia nhà máy ra từng miếng nhỏ.  Nhỏ bao nhiêu ?  Nhỏ và nhẹ đến cỡ mỗi miếng có thể chất lên một chiếc xe vận-tải 18 bánh, chở từ thành phố khác, từ tiểu-bang khác, từ nhiều xưởng khác nhau đến nhà máy... rồi dùng cần trục câu lên, đặt lên móng, bắt bù-loong hoặc hàn lại với nhau...  Thế là xong.  Mỗi miếng khi đến công-trường là đă có máy móc, có ống, có điện, có trang-bị điện-tử... sẵn sàng, thợ chỉ cần phải nối ráp tại công-trường.  Cách này lượng thép structural steel sẽ tốn hơn, có nghĩa là nặng hơn đến ba lần, họa-đồ phải thật chính xác, việc làm thời-khóa-biểu xây cất phải thật chính-xác, nghĩa là miếng A phải chở đến trước, miếng B đến ngay sau đó, rồi tới miếng C... trong khi đó, miếng H ở tầng trên miếng A đă có thể đem đến và gắn lên nóc của A ngay... tóm lại là nếu mọi chuyện đều “đúng”, chỉ cần một cần trục trong khoảng thời-gian ngắn, công-tác xây cất sẽ tiến triển “rụp rụp” và hăng có thể hoàn-tất trước hạn kỳ, tuy lỗ về sắt, nhưng lời v́ tiền thưởng xong trước hạn-kỳ và lời v́ tiết-kiệm được rất nhiều nhân-công, cơ-giới, thời-gian xây cất ngắn.  Với cách xây cất này, ban structural sẽ bị bận rộn nhất.

 

Trong khi mấy ông quan cao súng ngắn mải bàn căi về “những chuyện không đâu”, sao cho cắt ngắn thời-gian làm đồ-án và tiên-đoán những khó khăn sẽ gặp phải, tôi ngồi nghe mà chán quá... đánh liều nh́n thẳng vào ông giám đốc đồ án :

- Sao ta không thử modular construction ?

Pḥng họp bỗng ngưng bặt.  Hai chục con mắt đổ dồn về phía tôi.  Không một tiếng động.  Yên lặng đến độ con muỗi bay ngang ta cũng có thế nhận ra đó là con muỗi đực hay con muỗi cái !  Tôi hơi khớp.  Tôi biết là với những cái nh́n đó, tôi hơi... quê, nhưng tôi biết rằng quê một hồi rồi... cũng hết !  Tôi vẫn nh́n vào ông giám-đốc đồ-án, chờ đợi.  Tôi cũng thấy những con mắt từ từ tha tôi, nh́n về phía ông giám-đốc đồ-án, chờ đợi...

Với cái khôn ngoan của một chính-trị gia, ông gục gặc cái đầu :

- Gút, gút !  Ve-ry gút !  Uy lúc in-tu it !  Và anh là...

- Tôi tên là M.L., tôi là structural principal designer !

Tôi biết chữ gút và ve-ry gút của ông thật t́nh không có những ư nghĩa đó.  Ông chỉ nói cho có, để có th́ giờ suy nghĩ xem sao mà thôi.  Tôi cũng biết lời khen đó cũng không có giá-trị của một lời khen.  Cấp bậc principal designer của tôi, tôi biết cũng chẳng hù dọa ǵ được ông; chức-vụ ấy, hăng này không có, trong lúc cấp-bách, tôi phang cấp bậc cũ của tôi ở Santa Fe, nơi tôi đă chấm dứt sự-nghiệp làm công của tôi ở đó cách đây đă khoảng 10 năm !  Tôi đă trót dại nói ra một giải-pháp, được th́ làm, không được th́ thôi, bộ... ăn thịt nhau sao !

Phiên họp tan, hẹn nhau 9 giờ sáng mai họp tiếp.  Mọi người lục tục đứng lên.  Tôi cũng bước ra, nhưng ông giám-đốc đồ-án gọi tôi lại :

- Anh ghé qua văn-pḥng tôi, tôi muốn nói chuyện với anh một chút !

Tôi ghé ra lấy ly cà-phê rồi ghé văn-pḥng ông.  Ông mời tôi ngồi rồi hỏi thăm tôi tốt-nghiệp năm nào (có nghĩa là ông muốn biết tôi học đến đâu !), đă làm những đâu, làm những công-tác ǵ và đă làm công-tác modular construction nào chưa ?

- Tôi đă làm đồ-án hai tàu khoan dầu nửa ch́m nửa nổi (semi-submersible drilling rigs), xây cất ở Đại-Hàn và một pipe line xây cất tại San Fernando Valley và một tại Indonesia !

Ông hỏi tôi về ích lợi thực-tế mà tôi đă thu thập được qua những công-tác xây cất này và tôi có thực ḷng nghĩ rằng áp dụng phương-pháp này có lợi cho công-tác không ?

Chắc chắn là thích-hợp với công-tác này, với điều-kiện là thời khóa-biểu xây cất phải chính xác, tôi nghĩ sao th́ nói vậy.  Tôi c̣n cho ông biết, tôi có kinh-nghiệm về cách làm thời-khoá-biểu xây cất CPM scheduling trên công-tác đường ống dầu xuyên tiểu-bang Alaska (thời đó tôi làm bằng tay, ngày nay người ta có xốp-oePrimavera thay thế).Ông ta cám ơn tôi, c̣n sếch-hẹn tôi khi tôi bước ra.

Sau bữa trưa, Naranda về, tôi báo-cáo sự việc cho Naranda, ông này sau đó báo-cáo cho ông chủ-sự pḥng tên George Chang.  Ngay lập tức, Naranda được triệu-tập vào-pḥng ông giám-đốc đồ-án để họp và khi ra, anh ta cười cười bảo tôi :

- PM (giám-đốc đồ-án) muốn tôi tính thử xem nếu làm modular construction th́ tốn bao nhiêu tấn sắt.  Ban chương-tŕnh đang quưnh lên về thời-khoá-biểu, c̣n ban tiếp-liệu đang t́m nhà thầu cung cấp máy móc và trang-cụ điện-tử...

Tôi phải giúp Naranda làm mấy họa-đồ phác-thảo, phân nhà máy ba tầng này thành từng miếng nhỏ để ông ta tính lượng sắt.  Vậy là ông PM có thể sẽ chấp-thuận đề-nghị của tôi.

Hai ba ngày sau họp liên miên.  Sau đó lệnh chính-thức ban ra : làm modular construction.  Ông giám-đốc đồ-án hỏi tôi :

- Nếu tôi chỉ-định anh làm trưởng-toán về structural, anh có thể cáng-đáng được không ?

Dĩ-nhiên là được.  Tôi c̣n cho ông biết là tôi đă từng là trưởng-toán phụ-trách những đồ-án lớn tại Santa Fe Engineering và tôi có thể tiết-kiệm một phần đáng kể trong ngân-sách trong phần hành của tôi v́ khả-năng tiết-kiệm của tôi từ những ngày xa xưa.  Nhưng tôi biết, chủ-sự pḥng của tôi, ông George Chang có một tên đệ-tử ruột, gốc Đức “quốc-xă”, tên nay có thói quen là nói lên đầu lên cổ người ta, theo pḥ ông đă 25 năm nay... hai thầy tṛ ông lang thang từ Phoenix, tới Martinez, tới Vallejo, tới Fremont tại California, tới Baton Rouge bên Louisiana... và nay hai thầy tṛ ông đang tác yêu tác quái ở ban Structural này, chắc chắn ông sẽ giao cho anh ta chức trưởng-toán của công-tác này.  Nhưng dưới áp-lực của ông giám-đốc đồ-án, ông George, chủ-sự pḥng phải chỉ-định tôi làm trưởng-toán và cho tôi ba tay designers, cả ba tay này đều thâm-niên hơn tôi trong hăng.

 

Việc đ́-zai khởi công-liền, anh Narenda được chỉ-định là kỹ-sư trưởng và nhóm kỹ-sư của anh với nhóm designer của tôi làm việc rất nhịp nhàng, nhanh nhẹn, tiến-triển rất tốt đẹp, mỗi khi module vẽ xong, đưa bản sao sang ban Piping, ban Electrical, ban Instrumentation... sau đó đưa ra xưởng thực hiện ngay.  Hăng Jacobs có một xưởng làm đồ thép tại North Carolina và phần lớn các module được làm tại đó, nghe nói có một số làm tại Dallas, một số làm ngay tại thành phố Paramount, California.  Khi sơn phết xong, module được chở thẳng tới công-trường ở West Los Angeles, móng đă đúc sẵn, cần trục câu lên, thợ bắt bù-loong hoặc hàn các module ngay tại công-trường... sơn lại những chỗ trầy tróc... và công-tác hoàn-tất khoảng tháng rưỡi trước hạn định.  Công-tác xây cất tiến-hành hoàn toàn không trở ngại, “như một giấc mơ”, quan lớn quan bé đều vui vẻ.  Tuy hăng phải trả thêm tiền thép của hệ-thống sườn nhà lên đến gần ba lần nhiều hơn b́nh thường, nhưng tiền thép tương-đối rẻ; bù lại, hăng hoàn-thành trước hạn-kỳ quá xa, tiền thưởng trở thành khá cao, bù vào tiền thép, tiền chuyên chở, lời v́ thời-gian xây cất ngắn, chi-phí về nhân-công, về cơ-giới cũng được giảm-thiểu tối-đa... và vẫn c̣n lời, như tôi được rỉ tai cho biết, lên tới mấy triệu đồng.

Riêng tôi, hăng không cho biết ngân-sách dành cho họa-đồ structural của ban tôi, nhưng tôi chắc chắn tôi tiết-kiệm cho hăng, tôi đoán, tối-thiểu cũng khoảng 20% ngân-sách.  Họ chẳng bao giờ cho tôi biết, nhưng việc ông giám-đốc đồ-án cứ mỗi sáng thứ Sáu mua cho chúng tôi một hộp đô-nắt (!), thỉnh thoảng c̣n đem chúng tôi ra tiệm Sizzler gần sở đăi ăn trưa, chứng tỏ rằng ông hài ḷng với công việc của ban chúng tôi lắm !

Ngày khánh-thành nhà máy, chúng tôi được hăng cho xe chở ra dự lễ khánh-thành, mỗi người được cho một cái T-shirt và một cái cốc uống cà-phê (!) có in h́nh nhà máy, một cái baseball cap có tên nhà máy !

 

Sau đó khoảng một tháng, một hôm ông PM gọi riêng tôi vào văn-pḥng trao cho tôi một ngân-phiếu 250 $ tiền thưởng, khen tôi có gút ai-đia, làm gút giốp và nói cho tôi biết là đừng tiết-lộ cho ai, v́ mấy người làm với tôi không ai có cả.  Nhưng hôm sau, anh kỹ-sư trưởng Naranda cho tôi biết, cũng chỉ là “nghe nói”, ông giám-đốc đồ-án được thưởng 50 000 $, ông chủ-sự ban tôi được 5 000 $... nhưng anh kỹ-sư trưởng không cho biết anh được thưởng bao nhiêu !

Tôi làm cho Jacobs tổng cộng 7 năm 1 tháng và đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy-nhất tôi được chỉ-định làm trưởng-toán cho một công-tác.  Trong hơn 7 năm làm việc tại Jacobs, tôi đă làm công-tác với hầu hết các nhà máy lọc dầu ở miền Nam California này như BP, Chevron, Mobil, Shell, Texaco, Ultramar, Union 76... công-tác chỉnh-trang văn-pḥng và cơ-xưởng của Boeing, tân-trang 5 nhà máy nhiệt-điện ở Niland, phía Đông-Nam Salton Sea, hệ-thống thoát nước vùng xung-quanh phi-trường Los Angeles và Century Blvd...

Trên tôi c̣n có 5, 6 anh có thâm niên từ 12 năm tới 25 năm, trong khi tôi mới chỉ có 2, 3 năm.  Naranda bảo tôi, khi nào bọn “ngũ-nhân-bang kia” về hưu hoặc bị sét đánh chết hết th́ tôi mới có cơ-hội thăng-tiến !  Vào hạng tuổi của tôi, tôi đang chờ để về hưu, việc thăng-tiến lên làm trưởng pḥng họa-đồ, chẳng có ǵ làm vinh-hạnh, mà thật t́nh... tôi cũng chẳng ham.

Việc tôi đưa ư kiến làm modular construction chỉ là một sự buột miệng; việc hoàn-tất công-tác một cách tốt đẹp cũng chỉ tự ḿnh thỉnh thoảng nghĩ lại thấy ấm ḷng một chút, ngoài ra chẳng ai để tâm, nếu chưa muốn nói là có thể c̣n có kẻ ghét nữa !  Mà có kẻ ghét là cái chắc !

Nhưng việc lên “cẩu” chưa thấy đâu, việc xuống... chó đến ngay trước mặt.

Khoảng gần cuối năm 2002, hăng tôi hết việc.  Một số nhân-viên ít thâm-niên hơn tôi, bị cho nghỉ việc với một cái tên nhẹ nhàng là leave of absence, tạm vắng mặt, tạm nghỉ !  Tôi đoán chắc cũng sắp đến lượt tôi thôi.  Quả nhiên, một hôm ông chủ-sự pḥng George Chang cho biết ngày chót của tôi sẽ là ngày 11-10-2002.  Ông cho biết là tôi làm gút giốp, các xếp lớn đều thích (!), nhưng hiện thời không có việc, việc lớn chưa tới, khi nào giốp lớn tới, tôi sẽ được kêu lại.  Tôi biết đây là một câu nói dối trắng trợn, v́ tôi biết hăng Jacobs đă mua một hăng engineering bên Mumbai (trước kia là Bombay, Ấn Độ) và từ nay các giốp bắt được sẽ được gửi sang làm tại đấy, rẻ tiền hơn là thực-hiện tại Mỹ.  Cũng như Fluor Daniel trước đây gửi giốp sang làm bên Phi-Luật-Tân vậy !

 

Số là computer và internet làm cho thế-giới nhỏ đi.  Hăng tôi lănh công-tác rồi giao cho mấy ông giám-đốc đồ-án ngồi đó quản-lư, việc tính toán và họa-đồ gửi sang Ấn-Độ làm, một số chuyên-viên mất việc.  Tính toán th́ đă có xốp-oe, ai điền mấy con số vô mà chẳng được, nhiều khi c̣n giản-dị hơn điền vào cái xốp-oe Turbo Tax.  C̣n họa-đồ, ông cà-ri vẽ tấm họa-đồ bằng computer, 6 giờ chiều ông ấy save rồi tắt máy.  Bên này, sáng ra ông đế-quốc mở computer, lôi tấm họa-đồ ra xem ông cà-ri làm cái ǵ, sửa chữa, phê-b́nh, ghi chú vào đấy... save rồi tắt máy.  Hôm sau, ông cà-ri mở computer ra, theo chỉ-thị, sửa chữa rồi công việc cứ lập đi lập lại như vậy, hăng chỉ cần vài người ngồi check họa-đồ, những người khác thất-nghiệp.

 

Nhưng hai hôm trước khi tôi khăn gói quả mướp về nhà đuổi gà cho người em sầu mộng, xếp George đến gặp tôi, nói sáng thứ Hai vào xưởng lọc dầu BP, t́m Jacobs Trailer, gặp một ông ma-na-giơ tên Tony, ông ta cần một người biết đọc họa-đồ structural trong khoảng 3 tuần, có thể là 5 tuần.  Thế là thứ Hai 14-10-2002, tôi đến xưởng lọc dầu BP, t́m trailer của Jacobs tŕnh-diện, ông Tony, một ông Mỹ da màu to lớn như ông hộ-pháp, đem tôi vào pḥng họp, cho tôi biết : công-tác xây cất đang vào giai-đoạn chót, mỗi khi xong phần nào, tôi phải t́m trong khoảng 10 ngh́n tờ họa-đồ, t́m những họa-đồ nào liên-hệ đến phần vừa hoàn-tất đóù, gồm họa-đồ thép, họa-đồ ống, họa-đồ điện, họa-đồ điện-tử cùng các loại hồ-sơ trang-cụ máy móc, điện-tử liên-hệ (do hăng xưởng cung-cấp)... đóng thành hai tập, chung với các giấy phép của city, các mẫu mă cần thiết cho việc kư nhận, rồi cùng trưởng toán xây cất phe ta, thanh-tra của hăng BP và đại-diện cơ-quan thụ-hưởng trong nhà máy... leo lên tận nơi, nhận-diện từng bộ-phận, từng máy móc, từng mối nối... phái đoàn ba bốn bên đều kiểm-soát, bật, tắt, đóng, mở... cho đến khi hài ḷng, ba bốn bên đều kư, tôi giữ một bản để vào hồ-sơ lưu, một bản giao cho khách hàng, nghĩa là đại-diện của BP.  Tới đó là chuyển-giao công-tác cho khách hàng hoàn tất và phe ta chịu trách-nhiệm bảo-hành 18 tháng, sau đó... là phủi tay !

Công việc không khó khăn, nhưng việc t́m 25-30 tờ họa-đồ trong số 10 ngh́n tờ, giống như ṃ kim đáy biển.  Gần như vậy.  Mấy ngày đầu tôi thật vất vả, nhưng tuần sau th́ quen tay, quen mắt, công việc xuông xẻ hơn.  Mỗi ngày tối thiểu làm 11 giờ, từ thứ Hai đến thứ Sáu, mà gần như thứ Bẩy nào cũng phải làm 10 giờ, thành ra 65 giờ một tuần, vị chi 40 giờ thường, với 25 giờ OT, hưởng lương gấp rưỡi, tôi lănh hơn 3 000 $ một tuần ngon lành !  Mới đầu họ dự-trù cần tôi khoảng 3 tuần để hướng-dẫn, kèm cho một tay thanh-tra của hăng quen với công việc rồi cho tôi về đuổi gà, nhưng ông Tony thấy tay thanh-tra này càng học càng ngu (!), nên chán nản cho tay này đi làm việc khác và giữ tôi làm việc này luôn xem ra nhẹ nợ hơn.  Thế là tôi tiếp tục công việc, thoải mái lượm bạc được 5 tháng.  Đến đầu tháng 3-2003, việc xem ra gần hết, các sắc thợ trong công-tác này giảm từ 350 người xuống c̣n 160, rồi 90, rồi 60... tôi biết tôi cũng sắp tới số !  Giữa tháng 3, ông Tony “Mây ai xi iu”, kéo tôi vào pḥng họp với 3, 4 anh thanh-tra nữa, thông báo tập-thể :

- Công việc của chúng ta đến đây là hết !  Các anh đều làm gút giốp.... (chỗ c̣n lại chúng ta đều biết rồi... không cần phải “ khổ lắm nói măi !”).

6 giờ chiều thứ Sáu, tôi dọn đồ tế nhuyễn ra khỏi trailer của nhà máy lọc dầu BP.  Lúc này văn-pḥng chính đă đóng cửa.

Sáng thứ Hai, tôi ghé văn-pḥng chính, làm ếch-zít anh-teẹc-viu (trước khi dứt-điểm, pḥng nhân-viên hỏi tôi có muốn khiếu-nại ǵ trong suốt thời-gian làm ở đây hay không, có ai đàn-áp, kỳ-thị, nài ép t́nh-dục... hay không; nếu có th́ nói ra, nếu không th́ muôn đời im miệng lại !  Đại-khái như vậy!  Tóm lại là để trừ hậu họa !).  Tôi lănh ba cái chếch khá nặng, ghé qua chào và pha-rờ-oeo với ông George Chang, chủ-sự ban của tôi trong 7 năm 1 tháng vừa qua... ông nói tôi làm gút giốp nhưng hăng không c̣n giốp... khi nào hăng bận việc lại... vân vân...

 

Việc đầu tiên tôi về nhà là bốc điện-thoại kêu Sacramento, khai thất-nghiệp.  Tôi sắp đến tuổi về hưu, giốp của tôi vừa rồi chắc cũng là giốp chót.  Hăy lănh cho hết tiền thất-nghiệp đă, công việc tính sau !  Hai tuần sau tôi nhận được cái chếch thất-nghiệp đầu tiên sau bao nhiêu năm đi cày, mỗi tháng được 1600 $, trong 6 tháng.  Nhưng sau khi tôi lănh tiền thất-nghiệp được khoảng 4, 5 tháng, quốc-hội Mỹ quyết-định tăng phụ-cấp thất-nghiệp lên thêm 3 tháng nữa, thành 9 tháng, do đó tôi được lănh phụ-cấp thất-nghiệp từ giữa tháng 3-2003 tới giữa tháng 12-2003.  Khi lĩnh hết tiền thất-nghiệp, tôi đă 65 tuổi.

 

Tôi về hưu ở 65 tuổi 4 tháng !

 

LÊ NGỌC MINH

 
Page: 1     Lần đọc: 13890 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc