About Us
Main menu
Số truy cập: 78895732
Sơ Lược Về Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam
Lê-Ngọc-MINH (06/15/08)



Ở đây xin được tuyệt đối miễn bàn về quan điểm chính trị. Bài trích đăng sau đây của tác giả Lê Ngọc Minh chỉ mang tính cách tham khảo để học hỏi trên phương diện Lịch sử về Nhiếp ảnh.
              Nghệ thuật là Nghệ thuật LỊCH SỬ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM
                             Sơ Lược Về Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam




Trong số các bộ môn Văn học Nghệ thuật của Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, Nhiếp Ảnh là bộ môn mà sinh hoạt ít được biết đến nhất; trong khi đó, Nhiếp Ảnh lại là bộ môn đem về cho Việt Nam nhiều huy chương Vàng, Bạc, Đồng và bằng Tưởng lệ Danh dự nhiều hơn bất cứ bộ môn Văn học Nghệ thuật nào khác.

Tài-liệu ngắn sau đây xin tŕnh bày vắn tắt cùng độc-giả về sinh hoạt Nhiếp ảnh Nghệ-thuật Việt Nam từ ngày nhiếp ảnh được đưa vào Việt-Nam, 1869 tới nay.





NHỮNG NGÀY ĐẦU

Năm 1865, ông Đặng-Huy-Trứ, nguyên là một vị quan dưới triều vua Tự-Đức, khi đi công-tác sang Trung-Hoa theo chỉ thị của vua Tự-Đức, đă mua trọn một bộ máy chụp và rửa ảnh từ Trung-Hoa và thuê một người Hoa là Dương-Khải-Trí, về Hà-Nội và mở hiệu ảnh Cảm-Hiếu-Đường, ngày 2 tháng 2 năm Kỷ-Tỵ, (14-3-1869). Đây là hiệu ảnh đầu tiên của một người Việt-Nam mở tại Việt-Nam. Việc này được chính ông Đặng-Huy-Trứ ghi lại trong bộ sách "Đặng Hoàng Trung Văn" quyển III tờ 6, 7 và 8, viết bằng Hoa ngữ, hiện lưu-trữ tại thư-viện Trung-ương, Hà-Nội.

Từ 1869 tới đâu thập-niên 1930, nhiếp-ảnh phát-triển mạnh và lan ra toàn cơi Việt-Nam, nhưng gần như hầu hết chỉ là nhiếp-ảnh dịch-vụ, mà trong đó, công phát-triển, một phần nhờ một người Việt-Nam khác là ông Nguyễn-Đ́nh-Khánh, tức Khánh-Kư, quê tại thôn Lai-Xá, xă Kim-Chung, huyện Hoài-Đức, tỉnh Hà-Tây (trước là tỉnh Hà-Đông).

Phải chờ đến đầu thập-niên 30 mới bắt đầu có phong-trào chơi ảnh nghệ-thuật, với sự xuất hiện không thường xuyên, của các nhiếp-ảnh-gia Vơ-An-Ninh, Phạm-Ngọc-Chất, Phạm-Văn-Mùi, Nguyễn-Văn-Khải...

Trong thập-niên 30 và 40, nhiếp-ảnh nghệ-thuật Việt-Nam tuy có phát-triển, nhưng rất chậm. Nhiếp ảnh thỉnh thoảng được triển lăm như một "nghệ thuật khéo tay" trong một góc chợ phiên hay đấu xảo, gần những cửa hàng dệt, đan, đồ gốm, thậm-chí đến gần cả một cửa hàng nước mắm... Những bất ổn chính trị trong thập-niên 40 làm chậm lại những sinh-hoạt nhiếp-ảnh đó.

Năm 1952, lần đầu tiên, 21 nhà nhiếp ảnh Việt Nam (gồm có : Trịnh Văn Bách, Phạm Ngọc Chất, Nguyễn Văn Chiêm, Đỗ Văn Cương, Nguyễn Cao Đàm, Nguyễn Lê Giang, Nguyễn Đạo Hoan, Nguyễn Đức Hồng, Đỗ Huân, Tchen Fong Ku, Bàng Bá Lân, Lê Văn Lễ, Tchan Fou Li, Phạm Văn Mùi, Vơ An Ninh, Trịnh Đ́nh Phượng, Dương Quỳ, Trần Lê Sinh, Nguyễn Trọng Sơn, Lỗ Vinh và Bùi Quư Vụ...) triển lăm hơn 100 tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật tại Nhà Hát Lớn Hà Nội với tựa đề "Triển- lăm Ảnh Mỹ-thuật 1952". Cuộc triển lăm này là một mốc khởi đầu quan trọng của Nhiếp ảnh Nghệ-thuật Việt Nam.

Năm 1953, "Triển lăm Nghệ thuật Nhiếp ảnh Việt Nam kỳ 2" cũng được triển lăm tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, quy tụ 56 nghệ sĩ nhiếp ảnh và 165 tác phẩm nhiếp ảnh.

Năm 1954, "Triển lăm Nghệ thuật Nhiếp ảnh, lần thứ 3" cũng được triển lăm tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, quy tụ 36 nghệ sĩ nhiếp ảnh và 96 tác phẩm nhiếp ảnh.

Trong thời gian này, nhiếp ảnh gia Lê Đ́nh Chữ xuất bản sách ảnh "Để Chụp và Rửa Ảnh Mau Chóng" (sau đặt tên lại là Chụp và Rửa Ảnh) tại Hà Nội, 1951.


NHIẾP-ẢNH VIỆT-NAM CỘNG-HOÀ (1955-1975)

Hiệp định Genève về Việt Nam năm 1954 tạm thời chia Việt Nam thành hai nước. Một số nhiếp ảnh gia miền Bắc di cư vào Nam (gồm : Nghiêm Vĩnh Cần, Phạm Ngọc Chất, Nguyễn Văn Chiêm, Đỗ Văn Cương, Nguyễn Cao Đàm, Nguyễn Mạnh Đan, Nguyễn Lê Giang, Nguyễn Đức Hồng, Bùi Quư Lân, Phạm Văn Mùi, Trịnh Đ́nh Phượng, Trần Lê Sinh, Nguyễn Văn Thông và Lỗ Vinh) và những vị này là cột trụ của sinh hoạt Nhiếp ảnh miền Nam cho đến năm 1975, mà ảnh hưởng của những vị này c̣n tồn tại nhiều năm sau đó.

Tại miền Nam, những cuộc Triển lăm Ảnh, Thi Ảnh được liên tục tổ chức hàng năm (có năm hai hoặc ba lần triển lăm hoặc thi ảnh) từ 1955 tới 1975; trong đó có một giải quan trọng là Cuộc Thi Văn học Nghệ thuật của tổng thống VNCH. Từ 1958, Việt Nam đứng ra tổ chức các cuộc Thi Ảnh Quốc tế và ảnh nghệ thuật Việt Nam cũng được gửi đi triển lăm và dự thi ở nhiều nước trên thế giới.

Các nhiếp ảnh gia miền Nam đoạt nhiều tước hiệu và giải thưởng cao trên ảnh trường quốc tế như Khưu Từ Chấn, Nguyễn Cao Đàm, Nguyễn Mạnh Đan, Nguyễn Ngọc Hạnh, Trần-Linh, Nguyễn Bá Mậu, Phạm Văn Mùi, Đơn-Hồng-Oai, Trần Đại Quang, Lư-Lan-Siêu, Lê Anh Tài...

Các Hội Ảnh ở Việt Nam trong thời-gian này :

* Hội Nhiếp Ảnh Việt Nam.
* Hội Ảnh KBC.
* Hội ảnh Việt Mỹ.
* Hội Ảnh Nghệ thuật Việt Nam.
* Hội ảnh Tinh Vơ, Nghĩa An và Vân Trang của người Việt gốc Hoa.

Hội Bách khoa B́nh dân mở những lớp nhiếp ảnh (1956-1966) và Hội Ảnh Việt Mỹ mở lớp nhiếp-ảnh (1961-1975) và hội này, từ 1963, cứ hai năm tổ chức một cuộc thi ảnh.

Nhiếp ảnh Thông tin và tuyên truyền của VNCH do Bộ (khi th́ Nha) Thông tin phụ trách. Nhiếp ảnh gia Nguyễn Cao Đàm là chủ sự pḥng Nhiếp ảnh, thuộc Bộ Thông tin, chức vụ mà ông giữ cho đến năm 1973.

Công tác Nhiếp ảnh của Cục Tâm lư chiến QLVNCH, do CTTL và Cục Truyền Tin VNCH đảm trách. Nha CTTL đào tạo lớp Phóng viên Tiền tuyến và Trường Truyền tin Vũng Tàu đào tạo nhiều phóng viên Nhiếp ảnh và Điện ảnh cho QĐVNCH. Một số lớn giảng viên và học viên của trường được cử đi du học về nhiếp ảnh và điện ảnh tại Mỹ. Phóng-viên nhiếp-ảnh và điện ảnh được phân-phối đến các Vùng Chiến-thuật và xuống đến cấp Trung-đoàn.

Trong thời gian này, một số sách nhiếp ảnh được xuất bản như :

* "Bước Đầu Chụp Ảnh" của Nguyễn Cao Đàm, 1965.
* "Bước Đầu Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật" của Nguyễn Cao Đàm và Trần Cao Lĩnh, 1967.
* "Việt Nam Quê Hương Yêu Dấu" của Nguyễn Cao Đàm và Trần Cao Lĩnh, 1967.
* "Vietnam Our Beloved Land" của Nguyễn Cao Đàm và Trần Cao Lĩnh, 1968.
* "Việt Nam Khói Lửa" của Nguyễn Mạnh Đan và Nguyễn Ngọc Hạnh, 1968.
* "Cao Nguyên" của Nguyễn Cao Đàm và Trần Cao Lĩnh, 1969.
* "Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật Bước Hai" của Nguyễn Cao Đàm và Trần Cao Lĩnh, 1972.
* "Những Kiệt Tác Nhiếp Ảnh 1974" do Nguyễn Ngọc Hạnh xuất bản, 1975.

Các tiệm ảnh được mở ra tại tất cả các tỉnh, các quận và một số xă trên toàn quốc. Riêng tại Sài G̣n có pḥng ảnh màu quy mô như Perfect Photo Lab của Lư Lan Siêu và Pacific Color Lab của Trần Linh, pḥng ảnh màu của ông Lê Huy Kha và của ông Bùi Quư Lân.

Trên đỉnh cao nhiếp ảnh đó, cuộc chính biến 1975 đă cáo chung nhành Nhiếp ảnh VNCH.


NHIẾP ẢNH VIỆT NAM DÂN-CHỦ CỘNG-H̉A (1955-1975)

Khi đất nước chia hai năm 1955, lực lượng nhiếp ảnh miền Bắc gồm có : các nhiếp ảnh gia trước kia ở Hà Nội, Hải Pḥng, Thái B́nh, Nam Định... nay ở lại; thêm các phóng viên nhiếp ảnh đi kháng chiến nay trở về thêm các phóng viên ở miền Nam ra tập kết (thời-gian đầu, tất cả gồm có : Vũ Năng An, Nguyễn Đăng Bẩy, Lê Đ́nh Chữ, Triệu Đại, Đinh Đăng Định, Nguyễn Giao, Đỗ Huân, Nguyễn Bá Khoản, Trần Đăng Lân, Mai Lộc, Nguyễn Tiến Lợi, Trần Lợi, Khương Mễ, Nguyễn Hồng Nghi, Vơ An Ninh, Nguyễn Văn Phú, Đặng Trần Phượng, Hoàng Thái, Lê Văn Thi, Phạm Đ́nh Túy, Nguyễn Hồng Tranh...).

Tất cả những nhà nhiếp ảnh này được tập hợp, học tập, rồi đưa vào biên chế (nghĩa là đưa vào làm việc tại các cơ quan, ṭa báo, VNTTX...); các nhà nhiếp ảnh mở tiệm được đưa vào Hợp tác xă Nhiếp ảnh , tóm lại là tất cả đều được đưa vào cơ quan, đoàn thể. Mặt khác, chính phủ cũng gửi nhiều người đi học về báo chí, nhiếp ảnh, điện ảnh tại Liên Sô, Đông Đức, Tiệp Khắc và Ba Lan. Những nhà lănh đạo Nhiếp ảnh tại Việt Nam ngày nay, đa số là những người đă du học về nhiếp ảnh tại Liên Sô và Đông Đức vào thời điểm này.

Năm 1965, "Hội Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam" được thành lập tại Hà Nội và Hội đă nhiều lần gửi ảnh của hội viên đi dự thi tại nước ngoài, hầu hết là tại các nước trong khối XHCN.

Khi cuộc chiến Giải phóng Miền Nam được phát động, một số phóng viên nhiếp ảnh được đưa vào chiến trường B hoặc trải dài theo đường ṃn HCM, một số được phân phối chụp ảnh công tác pḥng không chống máy bay Mỹ oanh tạc VNDCCH và hơn 80 người đă bỏ ḿnh trong khi thi hành nhiệm vụ. Chúng tôi nhận xét là giàn phóng viên nhiếp ảnh của miền Bắc rất vững, mặc dù dụng cụ yếu kém và tất cả đều là phóng-viên ảnh. Trong thời-gian này, hoàn toàn không có người sinh-hoạt nhiếp-ảnh nghệ-thuật thuần-túy.

Một số sách báo nhiếp ảnh xuất bản trong thời gian này :

* Sách ảnh "Nghệ Thuật Nhiếp Ảnh Việt Nam" gồm 63 ảnh của nhiều tác giả, 1962.
* "Bước Đầu Chụp Ảnh" của Nguyễn Đức Chính và Nguyễn Văn Khiêm, 1967(?).
* "Sách Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam" gồm 92 ảnh của 51 tác giả, 1971.
* Năm 1958, "Báo Ảnh Việt Nam" được xuất bản số đầu tiên, bằng năm ngôn ngữ, để tuyên truyền quốc ngoại và vẫn c̣n được tiếp tục.
* Năm 1962, TTXVN xuất bản nội san "Nhiếp Ảnh Tân Văn", (không tồn tại lâu).
* Năm 1967, HNSNA VN xuất bản tạp chí "Nghệ Thuật Nhiếp Ảnh", in ronéo.

Đường lối sáng tác trong thời gian này là ảnh phải có xây dựng tính, chiến đấu tính, tập thể tính, tóm lại là phải có lập trường. Phương cách sáng tác này được gọi là Phương pháp sáng tác XHCN. Nhiếp ảnh Nghệ thuật thuần-tuư hoàn toàn không có và hoàn toàn không được chấp nhận. Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia Đỗ Huân (một trong 21 nghệ sĩ nhiếp ảnh triển lăm tại Nhà Hát Lớn Hà Nội năm 1952) vẫn lặng lẽ thỉnh thoảng chụp ảnh nghệ thuật và ông đă từng bị phê b́nh là mơ mộng viển vông. Những h́nh ảnh này của ông, đến tận năm 1986 mới được đem ra triển lăm lần đầu tiên trước công chúng.

Bộ Thông tin Văn hóa đă cho tổ chức một số cuộc thi ảnh trong nước và h́nh ảnh thông tin, tuyên truyền được trưng bày sâu rộng trong quần chúng.

Khi không lực Mỹ oanh tạc miền Bắc, nhiều phóng viên đă được bố trí gần những dàn súng pḥng không để chụp cảnh bắt được giặc lái Mỹ để làm h́nh ảnh phóng-sự và tuyên truyền. Những ảnh bắt giặc lái Mỹ của các phóng-viên Văn-Bảo, Phan-Thoan... là những ảnh phóng-sự tuyệt hảo. Các phóng viên khác nổi tiếng trong giai-đoạn này là Vũ-Ba, Lương-Nghĩa-Dũng, Đinh-Đăng-Định, Vơ-An-Khánh, Trần-Bỉnh-Khuôl, Xuân-Liễu, Mai-Nam, Dương-Thanh-Phong, Hoàng-Văn-Sắc, Lâm-Tấn-Tài, Chu-Chí-Thành, Trọng-Thanh, Nguyễn-Hữu-Thống, Đoàn-Công-Tính, Vũ-Tạo, Lê-Minh-Trường...

Vào giai đoạn chót của cuộc chiến 1975, nhiều phóng viên nhiếp ảnh đă được bố trí để di chuyển từ Bắc vào Nam, hoặc từ mật khu về Sài G̣n bằng xe gắn máy hầu có thể đi nhanh và dễ xoay trở... Những h́nh ảnh chụp khi xe tăng của MTDTGPMN húc đổ cánh cửa dinh Độc Lập được coi là h́nh ảnh kết thúc cuộc chiến Việt Nam, điển h́nh là ảnh của phóng-viên Vũ-Tạo.


NHIẾP ẢNH VIỆT NAM HẢI NGOẠI

Khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt năm 1975, một số nhiếp ảnh gia miền Nam di tản ra nước ngoài (như : Nghiêm Vĩnh Cần, Khưu Từ Chấn, Nguyễn Đức Cung, Lại Hữu Đức, Đỗ Đức Hiển, Lê Văn Khoa, Bùi Quí Lân, Nguyễn Văn Lân, Lê Ngọc Minh, Đặng Văn Phước, Vơ Văn Thạnh, Nguyễn Xuân Tính, Trần Chí Trung, Huỳnh Công Út...).

Sau đó không lâu, những nhiếp ảnh gia khác vượt biên hoặc xuất cảnh bán chính thức sang Mỹ (như : Nguyễn Xuân Dũng, Bùi Văn Giai, Nguyễn Ngọc Hạnh, Đinh Công Khanh, Trần Cao Lĩnh, Tôn Lập, Tăng Khánh Lượng, Thái Đắc Nhă, Đơn Hồng Oai, Dương Xuân Phương, Trần Đại Quang, Lư Lan Siêu, Lê Kim Thuận, Nguyễn Huy Trực...).

Và những nhiếp ảnh gia được đào tạo sau 1975 tại Mỹ, tại những lớp nhiếp ảnh của người Việt tổ chức hoặc tại các trường lớp ở Trung học và Đại học Mỹ.

Những người này đă tạo nên Sinh hoạt Nhiếp ảnh Việt Nam hải ngoại.

Những Hội Ảnh của người Việt ở hải ngọai, hầu hết là ở Mỹ, gồm có :

* Hội Ảnh Nghệ thuật Việt Nam (Artistic Photography Association, APA), thành lập tại Orange County, California năm 1978.
* Hội Ảnh Nghệ thuật Bạn Ảnh (The Image Colleague Society, ICS), thành lập tại Orange County, California năm 1988.
* Hội Nhiếp Ảnh Việt Nam Bắc California (The Vietnam Photographic Society of Northern California, VNPS), thành lập tại San Jose, California năm 1990.
* Hội Ảnh Việt Nam Houston (Photo Club of Vietnam, Houston), thành lập tại Houston, Texas năm 1993.
* Hội Nhiếp-ảnh Nghệ-thuật vùng Hoa-Thịnh-Đốn (Vietnamese Art Photographers Association of Washington D.C.), thành lập tại Washington D.C. năm 1993.
* Tổng-hội Nhiếp-ảnh Đa Văn-hóa (Federation Multi-Cultural Photographic Arts, FMPA), thành lập tại Orange County, California năm 1996.
* Hội Ảnh Nghệ thuật Thiên Nga (The Swan "Ladies" Photographic Society), thành lập tại Orange County, California năm 1998.
* Hội Ảnh South Bay (The Photographic Association of South Bay, PASB), thành lập tại Los Angeles, California năm 1999.
* Hội Ảnh Nghệ thuật The Venus of Los Angeles Photographic Society, thành lập tại Orange County, California năm 1999; năm 2003 đổi tên thành "Photographic Society of California for Vietnamese", viết tắt là PSCVN.
* Hội Ảnh Nghệ thuật Việt Nam Oregon (Vietnamese Photographic Society of Oregon, VPSO), thành lập tại Portland, Oregon năm 1999, hiện không c̣n hoạt-động.
* Hội Ảnh Nghệ thuật The Portland Photographic Society, thành lập tại Portland, Oregon năm 1999.
* Hội Ảnh United States Photographic Alliance (USPA), thành-lập tại Orange County, California năm 2000.
* Hội Ảnh Thông Xanh (The Portland Photographic Society, PPS), thành lập tại Portland, Oregon năm 2000.
* Hội Nghệ Thuật Việt-Mỹ(Vietnamese American Arts Association,VAAA), thành lập năm 2002 tại Washington DC. Sau đổi thành Hội ảnh Nghệ Thuật Việt-Mỹ( VN USA Photographic Association,VNUSPA), thành lập tại Washington D.C. năm 2005.
* Nhóm Việt-Ảnh, thành-lập tại Orange County, California năm 2002.
* Nhóm Ảnh Trúc-Viên, thành-lập tại San Jose, California năm 2003.
* Hội Ảnh Vietnam Photographic Art Society (VPAS), thành-lập tại Houston, Texas năm 2004.
* Hội Ảnh American Asian Photographic Exhibitor Association (AAPEA), thành-lập tại Los Angeles, California năm 2004.
* Nhóm ảnh Nhóm Phó Nḥm, thành lập tại California năm 2005.
* Hội Ảnh The Aperture Club, thành lập tại Houston, Texas năm 2006.
* Và một số Hội Ảnh của người Việt gốc Hoa tại Houston, Los Angeles, San Francisco và Calgary.

Hầu hết các Hội Ảnh kể trên đều sinh hoạt tại địa phương hoặc trong cộng đồng Việt Nam tại Mỹ. Sinh hoạt trong cộng đồng Việt Nam gồm có : tổ-chức lớp học nhiếp-ảnh, thỉnh thoảng tổ chức cuộc triển lăm ảnh, hàng năm phụ với một hội đoàn Việt Nam tổ chức cuộc thi ảnh hay triễn-lăm ảnh vào dịp Tết Âm-lịch v.v...

Hội Ảnh ICS (Image Colleague Society) được thành lập với mục đích huấn luyện và hướng dẫn người Việt hải ngoại đi vào sinh hoạt nhiếp ảnh với "người Mỹ" (main stream) và với quốc tế. ICS đă tiến-cử hai nhiếp-ảnh-gia lăo-thành Phạm-Văn-Mùi và Lư-Lan-Siêu, để được PSA tuyên-dương The High Honor of Special Service Award tại thành phố Lake Tahoe, California, 1992.

Chủ-tịch của Hội ảnh USPA là ông Tony Lê-Kim-Thuận, được Tổng-hội Nhiếp-ảnh Nghệ-thuật Quốc-tế (FIAP) chọn làm đại-diện của FIAP tại Mỹ, từ 2000.

Hội ảnh PSC là hội ảnh đầu tiên đă mở những lớp hướng-dẫn ảnh Kỹ-thuật số.

Một số sách báo nhiếp-ảnh xuất-bản tại hải-ngoại :

* Sách ảnh "Việt-Nam Quê-hương Muôn Thuở" của Trần-Cao-Lĩnh, 1988.
* Những bài viết về "Nhiếp-ảnh" của Lê-Ngọc-Minh, Lê-Văn-Khoa, Ngô-Thanh-Tùng, Lại-Hữu-Đức in trên tạp-chí Nắng Mới, Montréal, Canada, 1989-1992.
* Sách ảnh "Việt-Nam Quê-hương Tôi" của Lê-Quang-Xuân, 1994.
* Sách ảnh "Artistic Photo Album of Don-Hong-Oai" và "Don Hong Oai, Photographic Memories - Images from China and Vietnam", của Đơn-Hồng-Oai, 1997 và 1999.
* Sách "Đường Vào Nhiếp-ảnh Cho Người Tự học" và "Đường Vào Nhiếp-ảnh 2" của Ngô-Thanh-Tùng, 1998-1999.
* Những bài viết về "Kỹ-thuật Chụp ảnh" của Văn-Vũ và Lê-Ngọc-Minh in trên tạp-chí Hương-Quê, Houston.
* Đặc-san Việt-Ảnh, xuất-bản mỗi năm một số, hiện đă ra được ba số.
* Sách ảnh "2001 Tuyển tập ảnh" của HANTVN, gồm nhiều tác-giả, 2001.
* Sách ảnh "Pictorial Photography" của HANTVN, gồm nhiều tác-giả, 2004.
* Sách ảnh "Việt-Ảnh Club 2005", gồm nhiều tác-giả, 2005.
* Sách ảnh "Viễn du" của Vietnamese American Arts Association, 2005.
* Bộ sách kư-sự "Quê-hương qua ống kính" đă xuất-bản 7 cuốn, của Trần-Công-Nhung.
* Sách ảnh "American Asian Photographic Salon Exhibitor Association", gồm nhiều tác-giả, 2007.

Từ giữa thập-niên 1980 về sau, một số nhiếp-ảnh-gia Việt-Nam tại hải-ngoại đă gửi ảnh tham-dự các cuộc thi ảnh quốc-tế và đă nhận được những giải cao, đồng-thời, một số nhiếp-ảnh-gia khác đă nhận được những tuyên-dương công-trạng về những đóng góp cho ngành nhiếp-ảnh, từ những hội ảnh có uy-tín trên thế-giới.


NHIẾP ẢNH CHXHCN VIỆT NAM (1975 TỚI NAY)

Khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt năm 1975, đất nước thu về một mối, Việt Nam theo đường lối XHCN. Các nhà nhiếp ảnh cũng được đoàn ngũ hóa và các tiệm ảnh đều được thu vào thành các Công ty Nhiếp ảnh.

Đường lối chụp ảnh XHCN cũng được áp dụng ở miền Nam (ảnh phải có xây dựng tính, chiến đấu tính, tập thể tính, tóm lại là phải có lập trường). Một vài nhà nhiếp ảnh miền Nam có những hành động chống đối đường lối sinh hoạt nhiếp ảnh và chủ trương sinh hoạt nhiếp ảnh XHCN, dù là phản đối tiêu cực. Và cũng v́ cuộc sống mới gặp nhiều khó khăn, sau mấy lần đánh tư sản mại bản, một số nhiếp ảnh gia miền Nam phải bán dụng cụ nhiếp ảnh để mua gạo.

Thành ủy và bộ Thông tin Văn hóa có tổ chức những cuộc thi ảnh; người dự thi phải nộp ảnh nhỏ, cỡ bưu thiếp để được chấm sơ thảo, nếu ảnh được chọn, thí sinh sẽ được cho mấy tờ giấy ảnh lớn để về phóng ảnh rồi đem nộp thi. Ảnh trúng tuyển thường là ảnh "có lập trường", điều này đa số vẫn c̣n xẩy ra trong các cuộc thi ảnh cho đến ngày nay.

Năm 1981, HNA t/p HCM được thành lập và nhiều nhiếp ảnh gia chọn đường lối gia nhập để có giấy phép hoạt động, hầu c̣n có thể đem máy ảnh đi đây đi đó; nếu không có giấy tờ pḥng thân, có khi bị làm khó dễ, tịch thu máy, mà có khi c̣n bị nhốt nữa, kể cả một số cán bộ nhiếp ảnh trong biên chế ! Những người chụp ảnh dạo, thí dụ như ở Sở Thú, nhà thờ Đức Bà...đều phải có giấy phép của công an... v́ nghề ảnh là một trong số 7 nghề do công an quản lư.

Về công tác huấn luyện, HNA t/p HCM, Nhà Văn hóa Thanh niên, Nhà Văn hóa Phụ nữ... có mở những lớp nhiếp ảnh và hiện vẫn c̣n tiếp tục. Trong thời-gian đầu, bài học về chuyên-môn Nhiếp-ảnh do nhiếp-ảnh-gia miền Nam phụ-trách, c̣n những đề tài liên-quan đến chính-trị và đường-hướng sáng-tác và chỉ-đạo XHCN do cán-bộ từ Bắc vào hoặc cán-bộ từ bưng về hướng-dẫn.

Năm 1985, khi có phong trào đổi mới và cởi trói th́ mọi sinh hoạt bừng lên, trong đó riêng bộ môn nhiếp ảnh, các công ty Nhật, Mỹ, Đức tràn vào Việt Nam khai thác thị trường (như : Fuji, Mitsubishi, Canon, Nikon, Olympus, Ricoh, Kodak, Agfa...) do đó phim ảnh màu, máy ảnh tràn vào; các Mini Lab và tiệm ảnh mọc lên như nấm ở khắp mọi thành phố, quận... có nơi về đến xă... Từ 2000 trở đi, nhiếp-ảnh kỹ-thuật số đă dần dần thay thế nhiếp-ảnh truyền-thống đă có mặt tại Việt-Nam từ hơn 100 năm nay.

Năm 1994, Rick Smolan và 70 nhiếp-ảnh ngoại quốc đến Việt-Nam (trong đó có 17 nhiếp-ảnh-gia Việt-Nam) chụp ảnh "đời sống hàng ngày" tại Việt-Nam trong 7 ngày, về Mỹ in sách ảnh "Passage to VietNam"; đây là lần đầu tiên nhà nước Việt-Nam cho phép một số đông phóng-viên nhiếp-ảnh ngoại quốc đi khắp nước như vậy.

Về tổ chức, HNSNAVN phụ trách nhiếp ảnh toàn quốc; những thành phố lớn có Hội Nhiếp ảnh Thành phố, các thành phố nhỏ hơn, có Chi Hội HNSNAVN. Ngoài ra c̣n có rất nhiều Câu-lạc-bộ Nhiếp-ảnh và một số cá-nhân sinh-hoạt riêng rẽ. Về phương-diện tài chánh, HNSNAVN được chính phủ tài trợ để hoạt động, lại thêm một số công ty phim máy, giấy ảnh tài trợ nên Việt Nam mỗi năm tổ chức trên dưới 30 cuộc thi ảnh mà phần thưởng có khi trị giá tới cả ngàn đô la. Năm 1996, HNSNAVN tổ chức cuộc thi ảnh quốc tế VN-01 tại Hà-Nội, dưới sự bảo trợ của FIAP; năm 2002, tổ chức cuộc thi ảnh quốc tế VN-02; năm 2005, tổ chức cuộc thi ảnh quốc tế VN-05 và năm 2007, tổ chức cuộc thi ảnh quốc tế VN-07.

Năm 1992, Việt Nam sinh hoạt với nhiếp ảnh quốc tế : gửi ảnh dự thi quốc-tế và triển-lăm ảnh ở nhiều nước, gia nhập FIAP và FAPA và lần đầu tiên, nhiếp ảnh gia Việt Nam nhận được tước hiệu quốc tế, gần như hầu hết là với FIAP. Ngày nay, Việt-Nam là một quốc-gia đoạt được rất nhiều giải thưởng cao trong cac cuộc thi ảnh trên khắp thế giới. Nhiều cá-nhân nhiếp-ảnh-gia, nhiều Câu-lạc-bộ Nhiếp-ảnh đă đạt được nhiều thành-tích cao trong các cuộc thi ảnh quốc-tế, đặc-biệt là cuộc thi ảnh hàng năm tại Áo-Quốc.

Một số sách ảnh :

* Sách ảnh "Ảnh Vơ-An-Ninh" của Vơ-An-Ninh, 1991.
* Sách ảnh "Việt-Nam Quê-hương Tôi" của Đào-Hoa-Nữ, 1993.
* Sách ảnh "Ảnh Nghệ-thuật Việt-Nam", của nhiều tác-giả, 1995.
* Sách ảnh "Quê-hương Việt-Nam" và "H́nh ảnh Việt-Nam" của Nguyễn-Mạnh-Đan, 1996 và 2004.
* Sách ảnh "Việt-Nam Xưa và Nay" của Đỗ-Huân, 1996.
* Sách ảnh "Ảnh Nghệ-thuật Phạm-Văn-Mùi" của Phạm-Văn-Mùi, 1997.
* Sách ảnh "Huế, Đất Mẹ Của Tôi" của Đào-Hoa-Nữ, 2000.
* Sách ảnh "Ảnh Việt-Nam thế-kỷ XX", gồm khoảng 50% ảnh phóng-sự, tuyên-truyền và 50% ảnh nghệ-thuật, 2002.
* Sách ảnh "Sống cùng năm tháng", gồm những ảnh đoạt giải thưởng quốc-tế của nhiều tác-giả, 2003.
* Sách ảnh "Đất và Người" của Lê Phức, 2004.
* Sách ảnh "Những tác-phẩm đoạt Giải thưởng Quốc-tế 1 và 2", 2003 và 2004.
* Sách ảnh "Ảnh xuất sắc", ảnh nghệ thuật của nhiều tác giả, 2006.
* Sách ảnh "25 năm Ảnh nghệ thuật t/p HCM", ảnh nghệ thuật của nhiều tác giả, 2007.
* Sách ảnh "Kư ức miền quê" của Tam-Thái, 2007.
* Sách ảnh "Xuân th́" của Thái-Phiên, 2007.

Tất cả những sách ảnh trên gần như hầu hết đều là ảnh nghệ-thuật, chỉ có một số rất nhỏ ảnh mang chút dấu-ấn chính-trị.

Tạp-chí liên-quan đến Nhiếp-ảnh, có :

* Tạp-chí "Nhiếp-Ảnh" của HNSNAVN.
* Tạp-chí "Ánh Sáng Đẹp" của HNA t/p HCM.


Đó là sơ-thảo về Nhiếp-ảnh Nghệ-thuật Việt-Nam hơn một trăm năm qua.
 
Page: 1     Lần đọc: 98115 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc