About Us
Main menu
Số truy cập: 70114342
Máy Ảnh Deardorff
(05/08/08)



Deardorff sản-xuất máy ảnh ra sao ?

Trước hết, các thanh gỗ hay mảnh gỗ dùng trong máy Deardorff đều được bào, cắt, đục, khoan... bằng những máy chính-xác như máy bào, máy tiện kim-loại. Khi phải ghép gỗ, mối ghép, mộng... các mối ghép rất khít khao, một kẽ hở đến 1/2 sợi tóc là bị loại liền... phải tinh mắt lắm ta mới nhận thấy mối ghép và mộng. Sau khi làm xong, từng bộ-phận được nhuộm màu và đánh vẹc-ni đến 18 lớp, thuốc nhuộm và vẹc-ni do hăng đặt làm riêng theo công-thức của hăng. Các con ốc, miếng bắt góc, móc, nút, càng, gọng, bánh xe răng, đường rầy... đều được làm bằng đồng thau đúc, sau đó bào, cắt bằng máy cho đúng kích thước đă định (không phải là cắt ra từ tấm thau dầy 1/8 inch !). Tất cả công việc lắp ráp sau đó đều được làm bằng tay, do thợ kinh-nghiệm đảm trách, không có việc lắp ráp dây chuyền ở Deardorff !

Khi ông chế-tạo máy để Chicago Architectural Photographing Company chụp cao ốc, ông đă chế-tạo tổng-cộng 15 chiếc V8 (V = view, 8 = 8" x 10"), năm 1987, người ta truy-tầm ra được sáu chiếc vẫn c̣n ở trong vùng Chicago (chín chiếc kia không biết lưu-lạc những đâu), trong đó có bốn chiếc vẫn c̣n chụp ảnh hàng ngày trong pḥng chụp chân-dung của mấy tiệm ảnh ở Chicago. Sự bền bỉ không thể tưởng-tượng nổi, 70 năm sau khi chế-tạo !

Không phải là trước ông Deardorff, đất Mỹ không có máy view, nhưng những kiểu máy trước đó đều không đủ uyển-chuyển để nâng bửng trước và hạ bửng sau của máy để chụp cao ốc, do đó khi phóng ảnh, thợ pḥng tối vẫn phải chỉnh một cách khó khăn (nhưng vẫn không hoàn-hảo). Dùng máy V8, nhiếp-ảnh-gia tránh được việc đó, do đó khẩu-hiệu của Deardorff khắc trên tấm bảng thau gắn vào máy V8 là : "Hăy chỉnh trên âm-bản" (Make the correction on the negative), có nghĩa là chỉnh trên máy cho rồi chụp, cho có âm-bản hoàn-hảo, thế là đủ, sau này khi phóng ảnh trong pḥng tối không cần phải khổ công ǵ cả.

Cái ǵ làm cho máy Deardorff đặc-biệt như vậy ? Thưa, đó là giới-hạn của việc bẻ và vặn máy Deardorff rất uyển-chuyển. Thử so sánh chiếc máy view thành-công nhất của Kodak là chiếc Eastman Kodak Commercial và chiếc V8 của Deardorff.

Chiếc Kodak có thể nâng hoặc hạ bửng trước, xoay bửng trước khoảng 18 độ, bẻ lên/ bẻ xuống bửng sau; buồng xếp kéo dài tối-đa 29 1/2". Chiếc V8, bửng trước cũng nâng và hạ được, xoay được tới 35 độ, bửng sau xoay được 25 độ, bẻ tới hoặc lui 32 độ và buồng xếp 27" (đây là máy chụp kiến-trúc nên không cần buồng xếp dài), nhưng ta thấy máy V8 bẻ và xoay được nhiều hơn máy Commercial. Nhiều nhiếp-ảnh-gia nói họ không cần đến sự uyển-chuyển quá dồi-dào của máy Deardorff khi chụp phong-cảnh, nhưng khi chụp sản-phẩm th́ cần, chẳng thà có khả-năng dự-trữ để đó, kẻo khi cần đến th́ lại không có.

Máy view Deardorff 8" x 10" ngày nay đều có phần lớn đặc-tính của chiếc V8 hơn 70 năm trước. Merle Deardorff nói rằng chiếc máy 8" x 10" của Deardorff đáp-ứng được tất cả nhu-cầu của nhiếp-ảnh-gia, do đó hầu như không cần phải sửa đổi ǵ cả, chỉ có chế-biến đây đó chút đỉnh cho hợp thời-trang và thị-hiếu mà thôi. Đợt đầu gồm 10, rồi 15, rồi 35, rồi 75 máy, bán chạy như tôm tươi. Năm 1925, Deardorff quyết-định cải-tổ máy Deardorff cho dễ sản-xuất hơn, đồng-thời tiêu-chuẩn-hóa kích thước của các bộ-phận và phụ-tùng của máy cho tiện việc sửa chữa và tiếp-liệu. Việc thay đổi đó, 75 năm sau, tức là năm 1995 vẫn chứng tỏ là một quyết-định sáng suốt và hợp lư, v́ lấy bất cứ một bộ-phận trong kho của máy cỡ nào ngày nay, gỗ hay kim-loại, ta cũng có thể thay thế cho máy sản-xuất 50, 75 năm trước được, rất giản-dị và nhanh nhẹn.

Một số thay đổi trong tiến-tŕnh sản-xuất của máy Deardorff có thể tóm-lược như sau :

* Trong số 100 chiếc máy sản-xuất đầu tiên, cánh phản ở đáy máy đánh vẹc-ni nhạt màu, những bộ-phận bằng kim-loại được mạ kền trắng như xa-tanh.

* Năm 1926, cánh phản ở đáy máy do bốn tấm gỗ ghép lại và được đánh vẹc-ni đậm màu, ngả sang đỏ. Những bộ-phận kim-loại bằng đồng thau sáng như vàng, tráng men trong.

* Năm 1938, cánh phản đáy và thân máy đánh vẹc-ni nâu, bộ-phận kim-loại mạ kền sáng.

* Năm 1951, bửng trước của máy được thêm đặc-tính "xoay" (quay phải/ quay trái) đáp-ứng nhu-cầu của nhiếp-ảnh-gia chụp sản-phẩm.

* Cũng năm 1951, những bộ-phận kim-loại được mạ kền, nhưng mặt kim-loại có nổi vằn nhẹ như nét chổi quét.

* Từ năm 1960 cho đến nay, gỗ được đánh vẹc-ni nhạt màu, bộ-phận kim-loại có màu đồng "cổ", hoặc mạ kền theo kỹ-thuật tân-tiến nhất, hoặc bằng thép không rỉ.

* Hai mươi lăm năm đầu, Deardorff không đánh số máy, nhưng từ đó đến nay hăng có đầy đủ tên và địa-chỉ của khách hàng, có khi máy được bán qua bán lại đến ba bốn đời chủ. Từ 1951, hăng bắt đầu đánh số máy từ số 100, cho đến nay, gần 9000.

* Năm 1926 Deardorff sản-xuất máy ảnh 5" x 7".

* Năm 1932 Deardorff chế-tạo chân máy cho loại máy Commercial (Commercial là tên một loại máy ảnh của Deardorff); năm sau, sản-xuất máy ảnh Commercial cỡ 11" x 14".

* Từ 1935 tới 1945 t́nh h́nh kinh-tế thoái-trào, Deardorff cũng bị ảnh-hưởng nặng.

Năm 1935, con rể của Laben là Kellsey gia-nhập hăng với tư-cách là giám-đốc thương-vụ, t́m cách mở rộng thị-trường để cứu nguy cho Deardorff.

* Từ 1936 tới 1947 Deardorff sản-xuất máy Triamapro 4" x 5".

* Năm 1940, máy 4" x 5" của Deardorff ra đời.

* Trong thời-gian đệ nhị thế-chiến, Không-quân Mỹ đặt mua của Deardorff 353 chiếc máy 8" x 10", gồm cả chân máy, ống kính, khăn trùm để lấy nét và thùng gỗ để đựng máy...

* Năm 1954, Deardorff sản-xuất máy chụp chân-dung Portrait (đây là tên một kiểu máy) và tung ra thị-trường năm 1955.

Thương-vụ của hăng khi lên, khi xuống bất thường : hai năm phát-đạt nhất là 1956, 1957; từ 1958 tới 1970 là những năm ế ẩm. Khi rảnh rang thường lại là khi Deardorff bắt được những công việc chế-tạo máy đặc-biệt.

Thí-dụ như chế-tạo máy rọi Tax Map cho Sidwell ở phía tây Chicago; chế-tạo máy chụp để nhận danh tội-phạm (criminal identification camera) cho thành-phố Chicago và nhiều tiểu-bang, nhiều thành-phố khác trên đất Mỹ; chế-tạo máy chụp bằng-chứng tội-phạm (criminal evidence camera) cho cảnh-sát Chicago; chế-tạo máy rọi cho Sở Địa-Dư Lục-quân Mỹ (Army Map Service) ở Washington DC (máy rọi này lớn đến độ máy phải làm thành từng phần nhỏ để chuyên chở bằng xe vận-tải đến DC, sau đó Deardorff gửi thợ đến tận nơi ráp lại và thử tại chỗ).

Năm 1928, chính-phủ đặt Deardorff làm một chiếc máy ảnh khổng-lồ để chụp (và phóng) bức thư đ̣i tiền chuộc mạng con trai ông Charles Lindberg. Gần đây, một nhiếp-ảnh-gia t́m ra chiếc máy này trong một hầm rác, bèn chất nó vào xe vận-tải của anh ta và đem về tặng cho hăng Deardorff. Deardorff kiểm-điểm lại sổ sách và t́m ra rằng hăng vẫn c̣n phụ-tùng dự-trữ cho loại máy này, hơn 60 năm sau khi sản-xuất !
(Tiếp theo)
 
Page: 1 2 3 4 5     Lần đọc: 124031 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc