About Us
Main menu
Số truy cập: 12080140
Bài Về Nhiếp Ảnh Gia Phạm Kế Tiến
Nguyễn Đạo Huân (05/05/10)




LGT: Nhiếp ảnh gia Phạm Kế Tiến( Hoa Kỳ) vừa tham gia triển lăm nhiếp ảnh    
nghệ thuật cùng 22 NAG trong chủ đề “Gặp Gỡ” tại pḥng triển lăm Nhật Báo
Việt Herald ( Hoa Kỳ) từ ngày 3 tới ngày 11/4/2010. Trước đây anh đă có một thời gian ngắn sinh hoạt cùng với Hội Ảnh PSCVN – California. Sau đó là thời gian anh hoạt  động nhiếp ảnh độc lập. Phạm Kế Tiến có sở thích chụp thể thao, phong cảnh và chim.
Điểm đặc biệt của NAG Phạm Kế Tiến ng̣ai khả năng chụp ảnh, anh c̣n có tài viết về nhiếp ảnh rất độc đáo. Với một kiến thức kỹ thuật nhiếp ảnh cao, kết hợp với văn chương phong phú Việt Nam cùng tâm hồn nghệ sĩ thích khôi hài - anh đă tạo ra nét đặc thù văn phong(phiếm) hài hước trong kỹ thuật nhiếp ảnh. Trước anh không có ai viết về nhiếp ảnh có thể giống như anh.
Những bài  Phạm Kế Tiến đă viết trong “Tập mần zăn”  gồm có :
Khử bụi trên màn h́nh số , Trường túc bất chi lao, Trường tương tư
Độc huyền,  Con cóc nhảy đi,  Ansel Adam,  Miếng da lừa trong nhiếp ảnh, Lướt ván, Mắt ḅ,  Nh́n đời qua mảnh ve chai,  Nước.
(Nhiếp ảnh Gia Phạm Kế Tiến sinh 1965 tại thị xă Phan Rang, qua Mĩ năm 1981, đi theo diện ODP. có PhD (Doctor Of Philosophy về Điện (Electrical & Computer Engineering) ở Georgia Tech, Atlanta, GA, về nghành Analog Circuits (Vi Mạch). Hiện đang cư ngụ tạI miền nam California – USA.)
 Xin thay mặt ban biên tập trân  trọng cám ơn Nhiếp ảnh gia Phạm Kế Tiến đă đến với độc giả của Văn Nghệ Tuần Báo Úc Châu và chúng tôi cũng đặc biệt cám ơn nhiếp ảnh gia Lê Ngọc Minh ( Hoa Hỳ) đă cho biết thêm vài nét về Phạm Kế Tiến.
Nguyễn Đạo Huân
 

 Tiểu sử Phạm Kế Tiến, PhD
Sinh năm 1965, tuổi Ất Tị hay Song Ngư nếu theo tử vi Tây Phương. Bắt đầu đam mê nhiếp ảnh vào thời gian gần đây, nguyên do là v́ lỡ tậu cái máy ảnh đầu tiên, và đă có suy nghĩ rằng phải “make every cent well worth” với cái máy ảnh đó. Nhờ đam mê nhiếp ảnh nên đi nhiều nơi, có nhiều cơ hội nh́n cuộc đời và sự vật dưới một lăng kính khác, ví dụ như lúc trước nh́n một con chim th́ chỉ thấy tiết canh hay ḿ t́m (tiềm)…chim (vịt). Trong một dịp đi săn ảnh gần đây bị găy một cái răng, tự dưng có một cửa sổ ở mặt tiền.

Trường Túc Bất Tri Lao

Vào đời Đường, thời cực thịnh của nền văn minh Trung Hoa, văn học sử Trung Quốc có để lại một giai thoại rất lí thú về câu chuyện hạc vàng ở lầu Hoàng Hạc và nhà thơ Lí Bạch. Tương truyền rằng Thôi Hiệu, một thi hào “phơi dơ tông” [1] thời bấy giờ, khi dừng chân ở Vũ Xương thuộc tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc, có để lại một cái graffiti trên vách của lầu Hoàng Hạc, một bài thơ mà Lí Bạch, một trong những đại thi hào “siêu sao” thời Đường Tống, sau khi thưởng lăm xong, tự nhận rằng không dám hạ bút đề thơ ở đây, v́ cho rằng thơ của ông, nếu ông có làm, cũng không thể nào hay như bài thơ của Thôi Hiệu được [2]. Sau cái sự cố lăng xê rất ư là t́nh cờ này, Thôi Hiệu bỗng trở nên nổi tiếng và vô tư đi vào nền văn học sử Trung Quốc một cái rẹt! Tôi là một nhà ăn và là dân mê ảnh chứ chẳng phải là một nhà văn nhà thơ ǵ ráo, thành ra cảm thấy tiếc hùi hụi (thêm) cho ông Thôi Hiệu v́ trước mắt ông có cảnh đẹp vậy mà…quên không mang theo một cái máy ảnh! Cứ theo như sự diễn tả trong bài thơ của ông, cảnh vật trước mắt ông có đầy đủ các yếu tố, các ingredients, để cho ra một tác phẩm đáng được triển lăm ở PSA (Photographic Society Of America,) như các tác phẩm của chú Hoàng Huyên, mà ông không biết nắm lấy cơ hội; này nhé, ông có hạc vàng bay qua bay lại với vé khứ hồi (hoàng hạc khứ,) có trời xanh mây trắng (bạch vân,) có cây cỏ làm hậu cảnh (thụ và thảo,) có tiền cảnh là sóng nước bập bềnh (yên ba) và nhất là ông có ánh sáng hoàng hôn (nhật mộ, cuối ngày.) Trong một hoàn cảnh như vậy, tôi thiết nghĩ, nếu ông có một cái Canon 20D và một ống kính dài, một cái telephoto, biết đâu sư “néc” [3] Ansel Adams sẽ phải than rằng “Trời đă sinh Ansel Adams, sao c̣n sinh Thôi Hiệu,” [4] và không dám viết sách nữa cũng không biết chừng.

Thật vậy, nếu bạn là dân “néc” yêu thích thiên nhiên (nature,) chim chóc, và các loại thú hoang dă (wildlife,) th́ các ống kính dài có tầm (range) từ 300mm trở lên, các nàng “trường túc bất tri lao,” [5] là một dụng cụ cần thiết trong đống thiết bị của bạn. So sánh với ống kính cận, hay ống kính macro [6], tuy sở hữu tương tự một chức năng là phóng đại các vật chủ thể (subject) để lấp đầy màn phim, cách thức dàn dựng và xử dụng ống kính dài có hơi khác, bởi v́ các “trường túc” thường thường được hay xử dụng với những khẩu độ lớn, và là những “mệ” quán quân hạng nặng, và do đó bạn không thể nào “chụp ôm” các nàng bằng bằng tay (hand-holding) được, mặc dù các “trường túc” này có thể được trang bị tới tận răng hệ thống “wonderbra” chống rung (IS, image stabilizer, của Canon và VR, vibration reduction, của Nikon) và được hoạt động dưới một tốc độ khá nhanh.

Giống như lời ví von “trường túc,” ống kính dài càng dài th́ càng lợi hại, tương tự như một khẩu súng săn, ṇng càng dài th́ viên đạn bắn ra càng xa và sức công phá càng mạnh và chính xác. Ống kính càng dài th́ sự thu hẹp khoảng cách giữa bạn và chủ thể (subject) càng dễ thực hiện, và sự phóng đại của các động vật tí tẹo, các “em c̣n bé, c̣n ngây thơ lắm,” [7] ở những khoảng cách xa càng nổi bật trong máy ảnh, làm cho các cảnh trí thiết kế, bố cục tác phẩm của bạn trở nên dễ dàng. Nhà Canon có làm các loại “trường túc” từ 300mm tới 1200mm với các khẩu độ tối đa từ f/2.8 cho tới f/5.6, chẳng hạn như là ống kính 300mm f/2.8L hoặc 500mm f/4L, etc. Đối với những “trường túc” có cự li từ 500mm trở lên, khẩu độ tối đa thông thường là f/4 hoặc f/5.6. Lí do giản dị là những ống kính dài này, nếu phải làm với khẩu độ tối đa toang hoát như f/2.8 (hoặc lớn hơn) th́ rất bự con và nặng, từ thể chất cho tới túi tiền, thành ra rất hiếm người tiêu thụ. Đương nhiên, trong môi trường kinh doanh tự do, theo định luật cung cầu, các nàng “trường túc” 500mm-1200mm với “trạm xả hơi” (f stop) f/2.8 lí tưởng này không thể nào có cơ hội để tô son điểm phấn góp mặt với đời.

Có vài “néc” “théc méc,” chất vấn rằng giữa f/2.8 và f/4 chỉ cách nhau có một “trạm xả hơi,” 1 stop, tại sao lại phải rắc rối chi vậy? Phán rằng, tuy chỉ cách nhau 1 “trạm,” nhưng sự khác biệt về hiệu năng (performance) của “trường túc” f/2.8 và “trường túc” f/4 khá lớn, giống như bạn đang so sánh một cô cẳng dài có cup size B với cô dài cẳng có cup size D! Trước hết, “trường túc” f/2.8 phải nặng hơn “trường túc” f/4 là cái chắc. V́ có khẩu độ tối đa cao, cái “mặt tiền,” cái front element, của “trường túc” f/2.8 phải lớn hơn cái “mặt tiền” của “trường túc” f/4. Kích thước “mặt tiền” lớn hơn, cái mảnh kính (glass element) nằm ở mặt tiền ống kính phải to hơn, làm cho ống kính có trọng lượng nặng hơn. Và nếu cái “mặt tiền” gồ ghề hơn, cái giá thành của cái ống kính cũng phải “nặng” hơn. Ngoài ra, một yếu tố đóng góp vào cái giá cắt cổ của “trường túc” f/2.8 là bởi v́ cái “mặt tiền” của “trường túc” f/2.8 lớn hơn, phẩm chất của các “trường túc” này xịn hơn. Trong trường hợp nếu cả hai cùng xài một loại “giày cao gót,” extender, để nối dài cẳng ra, v́ có khẩu độ tối đa khác nhau, “trường túc” f/2.8 sẽ “đi đêm” khác với “trường túc” f/4. Ví dụ như cả hai cùng “hủ hoá,” đều mang “giày cao gót” extender 1.4X. Với “trường túc” f/2.8, khẩu độ toang hoát tối đa của nàng sẽ bị hạ xuống 1 nấc thành f/4. C̣n đối với “trường túc” f/4, khẩu độ tối đa của nàng sau khi ráp đồ phụ tùng xong là f/5.6. Có khẩu độ tối đa (tương đối) nhỏ như vậy là một sự thoái hoá trầm trọng khi bạn phải chụp dă thú hay các đề tài chuyển động (actions) mà tốc độ là một yếu tố quan trọng trong các hoàn cảnh thiếu ánh sáng như b́nh minh hay hoàng hôn, lúc mà sự năng động và hiếu động của các loài thú hoang lên cao nhất. Để tăng tốc độ lên, bạn có thể tăng chỉ số ISO lên, từ 200 tới 400 chẳng hạn, nếu bạn chịu đựng được nhiễu (noise.)


Ngoài các đồ phụ tùng thông thường như “giày cao gót” extender, kính lọc polarizer, chuẩn bị cái đầu chân chống (tripod head) để giữ thăng bằng các “trường túc” khi các nàng này được đặt lên chân chống cũng là chuyện cần thiết. Với các “trường túc” nhỏ tuổi tài cao như nàng 300mm f/2.8L hay 500mm f/4L, bạn có thể xài cái đầu Sidekick của nhà Wimberley làm ra. Cái đầu này nhỏ, rất tiện lợi cho các “néc” nào hay đi du lịch. Cái đầu này là một cái đầu nối kết (adapter head,) cần phải gắn lên một cái đầu tṛn (ballhead) khác có gắn cái kẹp kiểu Arca-Swiss (Arca-Swiss-style clamp) [8]. Nếu bạn đă có một cái đầu tṛn rồi, và bạn đang xử dụng các bộ phận ráp nối ống kính (hoặc máy ảnh) vào chân chống theo tiêu chuẩn của nhà Arca Swiss, th́ bạn chỉ cần sắm thêm cái Sidekick. C̣n nếu bạn đang xử dụng “trường túc” 400mm f/2.8L hoặc 600mm f/4L trở lên, th́ bạn nên xài cái đầu kiểu gimbal của nhà Wimberley (gimbal head,) hoặc cái đầu King Cobra của nhà Kirk Enterprises th́ mới đủ đô. Cái đầu Sidekick không chịu nổi sức nặng của các “trường túc” 400mm f/2.8L, 600mm f/4L, hoặc 1200mm f/5.6L, cho dù cái đầu tṛn của bạn có thể chịu đựng được tới 90 cân Anh (pounds) như là cái đầu tṛn Arca-Swiss B1 chẳng hạn. Khi cái đầu không chịu nổi sức nặng của cái ống kính dài mà bạn đang xử dụng, th́ ống kính gắn trên chân chống hay bị trượt và lật (flop,) mất thăng bằng, rồi chơi đẹp một “đường phượng bay” xuống đất và đ̣i ăn vạ!

Mặc dù có gắn cái đầu gimbal để bạn có thể chỉnh hướng nhắm chiều ngang (pan) cũng như chiều dọc (tilt,) kĩ thuật xử dụng các “trường túc” cũng cần phải được văn ôn vơ luyện thường xuyên cho thật nhuyễn, nhất là khi các bạn muốn xài các “trường túc” để chụp các chủ thể (subject) đang hoạt động với các đường nhắm không thể định trước được, như chim đang bay chẳng hạn. Rất khó nhắm và lấy tiêu điểm (focus) một con chim đang bay, nhất là bay ngang, v́ loài chim rất tinh mắt, thường hay đổi đường bay khi “địa” thấy một vật ǵ đó đang chĩa vào ḿnh. Hơn nữa, do ống kính dài, góc nh́n (view angle) của các “trường túc” rất nhỏ, xê dịch (máy ảnh) một li là góc nhắm có thể đi một dặm, cho nên t́m kiếm một con chim đang bay trên bầu trời rất là trần ai khoai củ, v́ ta không thể xác định toạ độ của con chim một cách chính xác ngay lập tức. Khi ta có thể nhắm (và lấy tiêu điểm) vào con chim ở toạ độ ban đầu th́ con chim đă “vô tư,” lang thang đi ăn phở ở Bolsa mất rồi! Tôi chưa nói đến trường hợp “người săn nai, the deer hunter,” khi mà “trường túc” của bạn phải “săn” tiêu điểm (focus hunting), một hiện tượng mà khi hệ thống lấy tiêu điểm của ống kính phải chạy ra chạy vào như gà mắc đẻ để cố bắt dính (lock) cái tiêu điểm mà bạn muốn, hoặc “trường túc” của bạn bắt dính vào một tiêu điểm nào đó ở hậu cảnh. Bạn có thể đổi cách t́m tiêu điểm tự động (auto focusing, AF) sang t́m tiêu điểm bằng tay (manual focusing, MF) để tránh “săn,” nhưng nếu bạn nhảy sang mốt t́m tiêu điểm bằng tay th́ bạn có thể không có đủ th́ giờ để lấy tiêu điểm khi đang nhắm. Nói cách khác, nếu chơi theo kiểu manual, tay chân của bạn cần phải biết cách “xuất xử” [9] cho thật lẹ, giống như ông David Copperfield đang làm tṛ ảo thuật mà người ta hay chiếu trên ti vi.



Một cách tổng quát, khi muốn ngỏ lời “cầu hôn” với các “trường túc,” ngoài cái giá trời ơi đất hỡi của mấy cái ống kính dài này, bạn c̣n phải để ư giá cả, những đặc điểm (specifications) của các đồ phụ trội của cái “trường túc” của bạn, chẳng hạn như “giày cao gót” extender, cái đầu gimbal, hay cái túi đựng ống kính dài (long-lens pouch,) etc. Không có cái túi đựng, “đời vắng em rồi,” [10] làm sao bạn vác cái ống kính dài của bạn ra băi? Ngoài các đồ phụ tùng, bạn c̣n phải bỏ ra khá nhiều th́ giờ để hưởng “tuần trăng mật” và để  “quần thảo” với cái “trường túc” mà bạn mới tậu. Mà mấy cái vụ “sương sương” này mới chỉ là dợt thôi. Nếu không, khi đi “thực tế,” bạn sẽ bị lọng cọng, mất cơ hội thu h́nh. Tôi c̣n chưa nhắc đến việc bạn phải bế cái “trường túc” ra băi. Nói sơ sơ để cho các bạn hiểu, cái “trường túc” 400mm f/2.8L nặng khoảng 13 cân Anh (pounds), cái “giày cao gót” Canon 1.4X extender và cái máy ảnh loại nhẹ (Canon 20D) khoảng 2.5lbs, chân chống cùng với cái đầu gimbal cả hai gồm khoảng 9lbs, và cái túi đựng cái ống kính dài, nặng vào khoảng 4.5lbs. Cả dàn vị chi vào khoảng 29 cân Anh có dư. Nếu cái băi hơi xa xa một chút, đồi núi chập chùng cỡ 2-3 dặm Anh (miles) thôi, gặp những anh chàng mài đũng quần ở văn pḥng ngày hai buổi như tôi coi như là sống dở chết dở! “Chồn chân” vậy mà quân tử vẫn “khoái trèo!” Có “chịu đấm” th́ mới có thể “ăn xôi” được, phải không bạn?








Cáo lỗi:

Chúng tôi xin cáo lỗi trong bài: “ nhiếp anh gia Phạm Kế Tiến “ có một vài sai xót:

1. Trường Túc Bất Chi Lao: Tri mới đúng.( LGT)

   phần tên ảnh:

2. Melody Of Lover: Love mới đúng.

3. Lover Story: Love Story mới đúng.

4. Lover Call: Love Call mới đúng.

Thành thực cáo lỗi  NAG Phạm Kế Tiến và đọc giả.



Chú thích:

[1] Feuilleton: Nguyên thuỷ từ tiếng Pháp, feuille, nghĩa là chiếc lá. Đây là lối viết từng ḍng hoặc từng trang (tờ, lá) đăng làm nhiều ḱ trên nhật báo để “chạy” chữ cho qua ngày! Vào cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70, các truyện kiếm hiệp của tổ sư Kim Dung cũng thường được đăng làm nhiều ḱ theo kiểu “phơi dơ tông” này trên tờ báo ở Hồng Kông do ông làm chủ nhiệm để báo bán được chạy!

[2] Bài thơ “Hoàng Hạc Lâu” của Thôi Hiệu, bản dịch của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu:

   Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
   Thử địa không du Hoàng Hạc Lâu    
   Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản    
   Bạch vân thiên tái không du du    
   T́nh xuyên lịch lịch Hán Dương thụ    
   Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.    
   Nhật mộ hương quan hà xứ thị                                 
   Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

   Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
   Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu c̣n trơ
   Hạc vàng đi mất từ xưa
   Ngàn năm mây trắng bây giờ c̣n bay
   Hán Dương sóng tạnh cây bày
   Băi sa Anh Vũ xanh đầy cỏ non
   Quê hương khuất bóng hoàng hôn
   Trên sông khói sóng cho vừa ḷng ai

Sau khi đọc xong, Lí Bạch đă sửng sốt buột miệng than rằng:

   Nhăn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
   Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu

Nghĩa là, trước mắt có cảnh đẹp mắt mà tả không được, v́ đă thấy bài thơ của Thôi Hiệu ở trên đầu.

[3] Néc: Chữ NAG, Nhiếp Ảnh Gia, đọc theo cách phát âm của tiếng Anh. Chữ này tôi “chỉa” từ “néc” Phạm Mạnh Hưng.

[4] Theo Tam Quốc Chí, dựa vào lời than của Chu Du trước khi chết, khi biết không thể nào đấu trí lại Gia Cát Vũ Hầu: “Trời đă sinh Du sao c̣n sinh Lượng!”

[5] Trong Hán văn không có dấu ngắt câu, thành ra câu “trường túc bất tri lao,” chân dài không biết mệt, có thể “được” hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau nếu được thêm vào dấu ngắt câu:

(a) Trường túc bất tri lao: (Người) Chân dài (th́) không biết mệt
(b) Trường túc, bất tri lao: Chân dài, (làm tôi hoặc bạn) không biết mệt
(c) Trường túc bất tri, lao: Chân dài (không) hết biết, mệt

Câu cuối tôi chỉ đùa chơi cho vui, v́ bỏ dấu ngắt câu kiểu này không đúng. Ở câu này, tôi thêm dấu phẩy trong câu giống như cách ngắt câu trong thơ Du Tử Lê. Theo tôi thấy, câu nào cũng làm tôi mệt cả!

[6] Chữ “macro” c̣n được hiểu như là “đại tượng.” Chữ “macro economy” được các chuyên viên kinh tế thời Việt Nam Cộng Hoà biết đến như là nền “kinh tế đại tượng,” và “micro economy” là nền “kinh tế tiểu tượng.” Sau 1975, chữ “macro” được dịch là “vĩ mô,” và “micro” là “vi mô.” Bỏ qua sự khác biệt về chính kiến, tôi có khuynh hướng dùng chữ vĩ mô để dịch chữ “macro” nhiều hơn v́ chữ “mô” và chữ “-cro” đồng vận. Tôi đoán chừng những chữ Hán Việt “đại tượng tiểu tượng” có thể được mượn từ chữ Hán xuất xứ từ Trung Hoa Quốc Gia (Đài Loan,) c̣n “vĩ mô” và “vi mô” được mượn từ Trung Hoa Lục Địa, v́ tiếng Việt ta chưa đủ từ để dịch hai chữ “macro, micro” này một cách bác học. Chẳng hạn như chữ “câu lạc bộ.” Chữ này được mượn từ chữ Hán, là chữ phiên âm của chữ “club” từ tiếng Anh. Vào đầu thế kỉ XX, chữ “democracy” được dịch là “đức mô khả lạp tư (!),” một thuật ngữ thoát thai từ chữ Hán, và là chữ phiên âm trực tiếp từ chữ tiếng Anh!

[7] H́nh như là thơ của Thanh Tâm Tuyền:

     “Em c̣n bé c̣n ngây thơ lắm
      Chỉ biết yêu thôi, chả biết ǵ…”

     Ngày xưa, lũ học tṛ nhất quỉ nh́ ma chúng tôi hay “chơi chữ”:

     …Em c̣n bé c̣n ngây thơ lắm
     Chỉ biết “chơi” thôi, chả biết ǵ…

[8] Hệ thống kẹp kiểu Arca-Swiss (Arca-Swiss-style clamp) là một hệ thống gồm có (quick-release) clamp và plate giống như h́nh đuôi chim bồ câu (dove-tail clamp) nếu nh́n ngang theo chiều dọc. Hệ thống clamp này được coi như là hệ thống tiêu chuẩn trong giới nhiếp ảnh.

[9] Xuất xử: Cách tiến thoái của người xưa. Theo Khổng học, “tiến vi quan, thoái vi sư.”

[10] Dựa theo thơ Vũ Hoàng Chương,

Em ơi lửa tắt, b́nh khô rượu
Đời vắng em rồi, say với ai?
 
Phạm Kế Tiến
 
 
Page: 1     Lần đọc: 2425 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc