About Us
Main menu
Số truy cập: 12672787
Chân-Dung Nhạc-Sĩ Hoài-Bắc Phạm-Đ́nh-Chương
(05/19/08)


Nhạc-sĩ Hoài Bắc Phạm-Đ́nh-Chương không c̣n nữa. Ông đă về cơi cao ngày 22 tháng 8 năm 1991. Ngày 23-8-91, được ông Hoài-Trung Phạm-Đ́nh-Viêm báo tin, chúng tôi lặng người. Ông Hoài-Bắc mất đi là một cái tang chung cho ngành văn-học nghệ-thuật Việt-Nam, không những của của cộng-đồng Việt-Nam hải-ngoại, mà c̣n của người Việt quốc-nội nữa.

Những người biết ông Hoài-Bắc, dù chỉ là sơ-giao, cũng đều có chung một cảm nghĩ là ông rất thân-thiện, cởi mở, chân-thành và điềm-đạm... Trong lănh-vực âm-nhạc, ông lừng-lững, uy-nghi... vậy mà không bao giờ ông làm dáng, làm cao, lúc nào phong-cách ông cũng thư thái, điềm-đạm... Phải, điềm-đạm chính là ông Hoài-Bắc. Cảm nghĩ của tôi về âm-nhạc Phạm-Đ́nh-Chương là những ư-tưởng trong sáng (Sáng rừng, Ly rượu mừng...), dũng-mănh (Ḥ leo núi, Tiếng dân chài...) hay t́nh-tứ (Mộng dưới hoa, Màu kỷ-niệm...), lâng lâng (Mưa Sài-g̣n Mưa Hà-nội, Đôi mắt người Sơn-Tây...) và tuyệt-phẩm Hội Trùng-Dương. Những bài thơ phổ nhạc của ông càng nghe càng thích, càng nghe càng thấm. Một số người cho rằng, nhiều bài thơ v́ do ông phổ nhạc, đă được mọi người biết đến, nghĩa là chính ông đă làm cho bài thơ và thi-sĩ trở thành bất-tử.

Tôi được cái hân-hạnh chụp ảnh ông Hoài-Bắc nhiều lần, một trong những lần đó, ngày 22-5-1983, tại tư-gia của ông ở Đệ Thập đại-lộ, thành phố Westminster, California, ảnh tŕnh bày dưới đây.

Ngày đó khoảng 5 giờ, nắng chiều đă hơi nhạt trên rặng phong trước nhà vừa trổ lá, trời tháng 5, gió chiều vùng Westminster hơi lành lạnh... ông Hoài-Bắc mặc cái áo len xám. Tôi mời ông ngồi trên ghế ngoài pḥng khách, ánh sáng phân-kỳ ngoài cửa sổ chiếu vào phía mặt bên phải, làm cho khuôn mặt phong-trần cùng đôi mắt sáng quắc của ông trở nên “bắt máy” lạ thường. Mượn ông một tấm chăn dạ xám, tôi nhờ ông Hoài-Trung đứng phía sau căng ra để làm phông. Dùng máy ảnh Hasselblad 500 CM, ống kính 150 f/4, khẩu-độ f/4 (mở hết), tốc-độ 1/8 giây, kính lọc màu lục, tôi đă chụp tổng-cộng 8 tấm chân-dung ông Hoài-Bắc vào một cuộn phim Ilford XP-1. Bấm đến tấm thứ 8 th́ tôi ngưng không chụp nữa, v́ thấy đă đủ. Mấy tuần sau, khi làm ảnh, đúng như dự đoán, có hai tấm tôi thấy đắc-ư nhất là tấm thứ 6, ông đang cầm điếu thuốc lá trên tay, làn khói toả nhẹ vào không-gian và tấm thứ 8, tay trái ông đặt lên thành ghế phía trước, dáng điệu thanh-cao lịch-lăm... ảnh tŕnh bày bên đây. Tôi phóng ảnh, ép vào b́a cứng và đem cho ông xem, ông ngắm nghía măi rồi mỉm cười nói :


– Đẹp lắm, đẹp lắm ! Moa thích lắm ! Khi nào moa chết moa sẽ dặn người nhà dùng tấm ảnh này làm ảnh thờ.

Tôi chỉ nghĩ lời nói của ông là một câu nói đùa.

Đó là năm 1983.

Ngày 22-8-91 ông mất. Ngày 26-8, trưởng-nam của Ông, nhạc-sĩ Phạm-Chí-Thành điện-thoại cho tôi :

– Bố cháu thích tấm ảnh của chú chụp lắm, chú c̣n phim không, xin rửa cho cháu mấy tấm để anh em cháu làm ảnh thờ.

Ảnh tất nhiên là có. Tôi bùi ngùi nhớ lại, lời nói đùa của ông Hoài-Bắc tám năm trước đây, ai ngờ nay trở thành sự thật.

Hôm 30 tháng 8 vừa qua, ngày đưa đám ông, tôi đem ảnh lại, Phạm-Chí-Thành đặt lên ban thờ. Tôi thắp hương trên bàn thờ ông mà không cầm được nước mắt.

Ngày 1 tháng 9 vừa qua, tôi gặp bà Yên-Ly, bà quả-phụ Phạm-Đ́nh-Chương, bà nh́n tôi ngậm ngùi :

– Anh Chương thích tấm ảnh anh chụp lắm, anh ấy cứ nhắc măi...

Vài người bạn của tôi, với tấm ḷng ái-mộ ông Hoài-Bắc, ngỏ lời xin tấm ảnh chân-dung số 8. V́ có một số người thích tấm ảnh, tôi chạnh ḷng nhớ đến những bài thơ do ông phổ nhạc... tấm chân-dung này, sở dĩ được nhiều người ưa thích, là v́ nó do chính ông sáng-tạo, chính ông, ông Hoài-Bắc Phạm-Đ́nh-Chương đă tạo t́nh cho tấm ảnh.

 
Page: 1     Lần đọc: 1312 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc