About Us
Main menu
Số truy cập: 12655395
Câu Chuyện Về Tước-Hiệu Nhiếp-Ảnh
(05/19/08)


Thời-gian gần đây có nhiều hội ảnh nhắc đến vấn-đề tước-hiệu (hay tước-vị, honor title) như là một vinh-dự và vinh-hạnh cho người sinh-hoạt nhiếp-ảnh nghệ-thuật.  Có người hỏi tước-hiệu là ǵ, phải có điều-kiện ǵ để nhận tước hiệu và những chuyện có thể có xung quanh vấn-đề tước-hiệu đó.  Với tư-cách là một người đă sinh-hoạt trong ngành nhiếp-ảnh nghệ-thuật từ 1967 đến nay, chúng tôi xin cùng quư bạn thử t́m hiểu về vấn-đề này.

Tước-hiệu trong nhiếp-ảnh nghệ-thuật là một biểu-tượng xác-nhận một tŕnh-độ nhiếp-ảnh nghệ-thuật mà một hội ảnh tặng cho hội-viên của ḿnh hay tặng cho một nhiếp-ảnh-gia ngoài hội.  Tước-hiệu này thường được ghi ngay sau tên họ của nhiếp-ảnh-gia, thí-dụ : Nguyễn-Văn Ba, A PSA, A FIAP...

Khi nói đến vấn-đề tước-hiệu trong một bộ-môn nghệ-thuật, có người đặt câu hỏi : “Trong bộ-môn nghệ-thuật, thí-dụ là nhiếp-ảnh nghệ-thuật, cũng c̣n phân-biệt người này có tŕnh-độ nhiếp-ảnh cao hơn người kia hay sao?”.

Câu hỏi đặt ra rất lư-thú và đă từng có nhiều người, từ lâu, tranh-luận... và vấn-đề có lẽ sẽ chẳng bao giờ ngă ngũ.

Phe ủng-hộ nói, quả thật, có những nhiếp-ảnh-gia có tŕnh-độ nghệ-thuật giỏi trội hơn những nhiếp-ảnh-gia khác, việc phong tước-hiệu cho họ hiển nhiên là xứng đáng !

Phe chống đối th́ nói rằng trong lănh-vực ảnh nghệ-thuật,  mỗi nghệ-sĩ có một cung cách sáng-tác riêng, sao có thể thẩm-định cung-cách sáng-tác của người này cao hơn cung-cách sáng-tác của người nọ ?

Người trung-lập th́ cho rằng sinh-hoạt nhiếp-ảnh là sinh-hoạt nhiếp-ảnh, tước-hiệu cũng như chút gia-vị thêm vào, có cũng được, mà không có cũng chẳng sao !

Ư-kiến nào cũng có lư.

Để t́m hiểu, chúng ta hăy cùng nhau mổ xẻ vấn-đề Tước-hiệu Nhiếp-ảnh.


CÁC LOẠI TƯỚC-HIỆU

Tùy theo điều-lệ của mỗi hội ảnh, hội đó quyết-định tên các tước-hiệu và điều-kiện phải có để nhận được tước-hiệu đó.  Thường thường các hội ảnh dùng tước-hiệu như : A (viết tắt của chữ Associate), F (Fellowship), E (Excellent), M (Master), Hon (Honor) v.v...

Hội Nhiếp-ảnh Mỹ-quốc (Photographic Society of America, PSA) có các tước-hiệu A PSA, F PSA , E PSA, Hon PSA, Hon F PSA, Hon E  PSA.  Hon PSA là tước-hiệu danh-dự, có thể tặng bất cứ người nào có công với hội, có thể là nhiếp-ảnh-gia hay không sinh-hoạt nhiếp-ảnh.

Tổng-hội Nhiếp-ảnh Nghệ-thuật Quốc-tế (Fédération International de lArt Photographique, FIAP) có các tước-hiệu A FIAP, E FIAP, M FIAP, ES FIAP, Hon E FIAP v.v...

Và c̣n nhiều hội ảnh khác nữa...

Với đa số hội ảnh, chữ A là viết  tắt của chữ Associates để phân-biệt với hội-viên thường, nghĩa là hội-viên “sinh-hoạt”, không có chức-tước, tước-hiệu ǵ cả.  Riêng đối với FIAP và VAPA (Hội Nghệ-sĩ Nhiếp-ảnh Việt-Nam, tại Việt-Nam ngày nay), th́ A là viết  tắt của chữ Artist, có nghĩa là một “nghệ-sĩ” (nhiếp-ảnh).  

F là viết tắt của chữ Fellowship, tức là tước-hiệu cao hơn A.

E là viết tắt của chữ Excellent, là “hội-viên xuất-sắc”.  Tước-hiệu E không nhất thiết là cao hơn F.  Tùy hội ảnh.  Có hội có tước-hiệu E mà không có F hay ngược  lại.

M là viết  tắt của chữ Master, là tước-hiệu thuộc loại bậc “Thầy”, rất nhiều thành-tích.

FIAP có tước-hiệu ES, giới nhiếp-ảnh trong nước gọi là “nghệ-sĩ nhiếp-ảnh có cống-hiến”, nghĩa là người này, ngoài thành-tích nhiếp-ảnh cá-nhân, c̣n có công dẫn-đạo và phát-triển bộ môn nhiếp-ảnh và thường thường họ ở vị-trí điều-hành trong hội.  Tước-hiệu ES FIAP có quyền trao tặng tước-hiệu A FIAP  và E FIAP cho một nhiếp-ảnh-gia nào mà người đó nhận thấy là có khả-năng và thành-tích theo qui-định của FIAP, phong tước-hiệu trước, hồ-sơ gửi về trụ-sở trung-ương của FIAP điều-chỉnh sau.  Tước-hiệu ES FIAP v́ vậy có quyền-hạn chỉ sau chủ-tịch của FIAP.

Hon là viết tắt của chữ Honor, là một tước-hiệu “danh-dự”.  Hội ảnh có thể tặng tước-hiệu Honor, cho bất cứ người nào có hoặc không sinh-hoạt nhiếp-ảnh, thí-dụ tặng một người đă giúp đỡ tinh-thần hay vật-chất cho hội.  Nhưng khi chữ Hon đi chung với một tước-hiệu E hay F thí-dụ như Hon E ICS, Hon F ICS, th́ lại là một tước-hiệu danh-sự đặc-biệt, chỉ cấp-phát cho nhiếp-ảnh-gia, ngoài khả-năng cao, thành-tích cao, c̣n có sự đóng góp mở mang đáng kể vào hội ảnh đó, hoặc vào sự mở mang bộ-môn nhiếp-ảnh nói chung.

Vấn-đề là ở chỗ đó.  Tước-hiệu càng lên cao, cá-nhân đó càng cần phải có “sự đóng góp mở mang đáng kể vào hội ảnh đó, hoặc vào sự mở mang bộ-môn nhiếp-ảnh”, chớ không phải cứ có nhiều ảnh trúng giải hay cứ đi “thành-lập mấy Hội Ảnh dăm ba người” rồi báo-cáo về PSA, PSNY hay FIAP là có tước hiệu cao !  Ta cần phải có cả hai và cả hai phải cân bằng, nghĩa là đừng quá chú trọng bên này mà coi nhẹ bên kia !

Tùy theo điều-lệ của mỗi  hội ảnh, một ứng-viên phải đạt một số thành-tích nào đó và phải là hội-viên bao lâu trong hội mới đủ điều-lệ để gửi đơn xin tước-hiệu. 

Thí-dụ : hội-viên hội ảnh ICS muốn có tước-hiệu A, phải là hội-viên tối-thiểu một năm, sinh-hoạt đều đặn, phải tŕnh 12 ảnh màu hoặc 12 ảnh đen  trắng cỡ 11”x14” hoặc lớn hơn.  Những ảnh đó phải gồm tối-thiểu ba thể-loại, mỗi thể-loại 3 tấm (thí-dụ : 4 chân-dung, 4 phong-cảnh, 4 tĩnh-vật) hoặc bốn thể-loại, mỗi thể-loại ba tấm...  Ảnh sẽ được một ban giám-khảo thẩm-định.  Nếu tất cả ảnh đều được chuẩn-nhận, ứng-viên mới được trao tước-hiệu A ICS, vào một buổi lễ trịnh-trọng.

Muốn được tước-hiệu F, ứng-viên của hội ICS phải có tước-hiệu A ICS ba năm, phải có điểm hoạt-động,  phải có thành-tích nhiếp-ảnh quốc-tế (do ban chấp-hành của hội thẩm-định) và phải tŕnh 18 ảnh.  Những ảnh này có thể là hai, ba hay bốn thể-loại, phải có tŕnh-độ kỹ-thuật và mỹ-thuật cao. Ảnh cũng sẽ được  một ban giám-khảo thẩm-định.  Nếu tất  cả ảnh đều được chuẩn-nhận, ứng-viên mới được trao tước-hiệu F ICS.


VẤN-ĐỀ LẤY TƯỚC-HIỆU

Nhiếp-ảnh-gia của hội nào, trước hết phải mang tước-hiệu của hội ảnh đó.  Sau đó, sinh-hoạt rộng răi ra ngoài phạm-vi hội, có thể xin và mang tước-hiệu của hội ảnh bạn, hay tước-hiệu của những hội ảnh danh tiếng trên thế-giới.  Cũng có khi một hội ảnh nào đó, thấy ảnh của nhiếp-ảnh-gia X, cảm-kích về khả-năng nhiếp ảnh của người này, họ viết thư đề-nghị trao tặng ông/bà X một tước-hiệu của hội ảnh của họ.  Nếu đồng-ư nhận, kư tên vào thư đề-nghị đó, rồi gửi lại cho hội ảnh đó.  Tại sao lại có trường-hợp này ?  V́ nhiếp-ảnh-gia X, với khả-năng và uy-tín nhiếp-ảnh, mang tước-hiệu của hội ảnh kia, vô-h́nh-chung nâng cao uy-tín cho hội của họ.

Khi mang tước-hiệu quốc-tế, người ta thường xin tước-hiệu của những hội ảnh lớn, có uy-tín, thành-lập lâu năm, điều-kiện khó khăn... thí-dụ như những hội ảnh liệt-kê dưới đây.

Các nhiếp-ảnh-gia Việt-Nam trước 1975 như Nguyễn-Cao-Đàm, Trần-Cao-Lĩnh, Phạm-Văn-Mùi, Nguyễn-Mạnh-Đan, Lê-Anh-Tài, Nguyễn-Ngọc-Hạnh... và những nhiếp-ảnh-gia gốc Hoa như Lư-Lan-Siêu, Đơn-Hồng-Oai, Trần-Việt, Châu-Đức-Huy, Trần-Linh, Huỳnh-Hoa... ưa thích tước-hiệu của các hội ảnh RPS, PSNY, FIAP và của mấy hội ảnh Hồng-Kông như Mongkok, HKPS... Monkok đă tan ră cách đây khoảng 30 năm !


THẾ NÀO LÀ TƯỚC HIỆU QUỐC TẾ ?

Theo lư lẽ thông thường th́ nhiếp-ảnh-gia ở nước nào, nhận tước-hiệu  của hội ảnh nơi ḿnh sinh-hoạt hoặc của một hội ảnh khác cũng ở trong nước đó, th́ tước-hiệu này chỉ có thể nói là  Tước-hiệu Địa-phương hay nói cho trịnh trọng, gọi là Tước-hiệu Quốc-gia. 

Vậy nếu hội-viên một hội ảnh X ở Mỹ nhận tước-hiệu của hội ảnh Y ở thành phố Toulouse bên Pháp, đây chỉ là một thí-dụ, th́ tước-hiệu này có phải là Tước-hiệu Quốc-te không ?  Câu trả lời là chưa chắc, v́ Hội ảnh Y ở Toulouse chưa phải là một Hội ảnh có tầm vóc quốc-te !

Vậy thế nào là Tước-hiệu Quốc-te thật ?  Tước-hiệu Quốc-te là tước-hiệu của một hội ảnh có tầm vóc quốc-tế, một hội ảnh có tư cách quốc-te hay nói một cách khác, một hội ảnh có uy-tín quốc-te trao tặng, không nhất thiết là hội đó ở trong hay ngoài quốc-gia đó.

Làm thế nào để biết hội ảnh nào là hội ảnh có tầm vóc quốc-tế, hay một hội ảnh có tư cách quốc-te, hay một hội ảnh có uy-tín quốc-te ?  Và làm thế nào để tránh những hội ảnh không có tầm vóc, nhưng lại cứ lộng-ngôn xưng là Hội Ảnh Quốc-te ?

Xin thưa, rất dễ.

Những bạn ảnh nào đă có ít nhiều sinh-hoạt nhiếp-ảnh (không nhất-thiết phải là sinh-hoạt nhiếp-ảnh quốc-tế) đều biết rằng số-lượng các hội ảnh có uy-tín quốc-tế không nhiều và chúng ta có thể đếm những hội ảnh đó trên đầu ngón tay, có nghĩa là không đến 10 hội.  Đa số là những Hội ảnh đă thành-lập cách đây khoảng 50 năm, có tổ-chức chặt chẽ, tiêu-chuẩn tuyển lựa tác-phẩm gắt gao, có nhiều thành-tích tốt, hành-động đúng đắn và có công phát-triển ngành nhiếp-ảnh nói chung trong suốt quá-tŕnh hoạt-động, chúng tôi xin nêu danh (không theo một thứ-tự nào cả) như sau :

    FIAP (Fédération International de lArt Photographique), thành-lập tại Thụy-Sĩ, năm 1950.

    PSA (Photographic Society of America), thành-lập tại Mỹ, năm 1950.

    NPAS    (National Photographic Art of Sri Lanka), thành-lập tại Sri Lanka năm 1950,  khi đó đảo-quốc này c̣n mang tên là Colombo.

    PSNY (Photographic Society of New York), thành-lập tại New York, Mỹ, năm 1950.

    RPS (Royal Photographic Society), thành-lập tại Anh-quốc năm 1840.

    PSEA (Photographic Salon Exhibition Associates) thành-lập tại Hồng-Kông, trong thập-niên 90. 

    LSFP (La Société Francaise de Photographie) của Pháp, tuy được thành-lập tại Paris từ 1840, nhưng không biết v́ lư-do ǵ, không có uy-tín quốc-tế, dường như chưa hề ban phát tước-hiệu cho nhiếp-ảnh-gia ngoại-quốc.  Tác-giả chưa thấy một nhiếp-ảnh-gia trưởng-thượng nào, Việt-Nam cũng như ngoại-quốc, mang tước-hiệu của LSFP.

    TORONRO CAMERA CLUB, thành-lập tại thành phố Toronto, Canada năm 1888.

Có thể có Hội Ảnh đặt những tiêu-chuẩn cực kỳ khó khăn về tước-hiệu, có lẽ là để dọa người khác, nhưng trên thực-tế không ai có thể đạt được những tiêu-chuẩn đó, th́ tước-hiệu của đó tuy có về lư-thuyết, nhưng thực-tế có thể xem như không !

Nếu bạn thấy một nhiếp-ảnh-gia mang một tràng dài những tước-hiệu, trước khi đánh giá thành-tích nhiếp ảnh của người đó, xin xét qua mấy yếu-tố sau đây :

1.    Tước-hiệu cao nhất là ǵ ?  Do Hội Ảnh nào cấp ?  Hội Ảnh đó có tên trong danh-sách  trên hay không ?

2.    Dù ai đó có mang tước-hiệu của các Hội Ảnh ở những nước Tây Âu, Đông Âu, Nam Mỹ, Phi Châu, Bắc Mỹ... nhưng nếu Hội Ảnh đó không có tên trong sanh sách trên đây th́ không phải là Hội Ảnh được cộng-đồng Nhiếp-ảnh Nghệ-thuật Thế-giới công-nhận.

3.    Khi gửi ảnh dự thi, nếu thấy tước-hiệu của giám-khảo không đáp-ứng được hai điều-kiện trên th́ tốt hơn là đừng gửi.  Bạn không muốn ảnh của bạn bị chấm bởi một nhóm người mà khả năng nhiếp ảnh chưa chắc đă hơn bạn.


VẤN-ĐỀ THI ẢNH QUỐC-TẾ VÀ TƯỚC-HIỆU “RỞM”

Tước-hiệu không phải là một vấn-đề giản-dị.

Nếu một Hội Ảnh của người Việt trên đất Mỹ tổ-chức một vài cuộc thi ảnh (trên đất Mỹ), đăng tin trên vài tờ báo tiếng Việt, tự xưng là cuộc “Thi ảnh Quốc-tế”, số người tham-dự chỉ một dúm người Việt ở địa-phương đó, hoặc vài thành phố khác trên đất Mỹ... th́ cuộc thi ảnh này, trên danh-nghĩa không thể là “cuộc thi ảnh quốc-tế”.  Giải thưởng của cuộc thi v́ vậy cũng không thể được gọi là giải thưởng quốc-tế.  Cuộc thi ảnh “quốc-tế thật” phải được một số Hội ảnh quốc-tế có uy-tín, thông-báo trên những phương-tiện truyền-thông của họ, thí-dụ như PSA, FIAP... để giới nhiếp-ảnh của nhiều nước trên thế-giới biết mà tham-dự, thành-phần ban giám-khảo phải gồm những nhiếp-ảnh-gia có thành-tích quốc-tế và tước-hiệu quốc-tế... những yếu-tố này bảo-đảm giá-trị của cuộc thi và giá-trị của giải thưởng.

Về tước-hiệu, đă từng xẩy ra một số hội ảnh ban phát tước-hiệu bừa băi, gần như cho bất cứ ai có mấy tấm ảnh sạch nước cản... hy-vọng rằng một số người nghe quen tước-hiệu của hội đó, sẽ làm cho hội đó tăng uy-tín, tăng giá-trị...  Vấn-đề này cần phải thẩm-định lại.

Cũng có một số trường-hợp hội ảnh A và hội ảnh B trao đổi tước-hiệu lẫn cho nhau, hội nào đem về phân-phát tước-hiệu cho thành-viên hội ấy để ḷe thiên-hạ... mà giá-trị cùng tư-cách cũng là một việc cần phải xem lại.
 
Page: 1     Lần đọc: 2157 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc