About Us
Main menu
Số truy cập: 12078261
Một v́ sao chợt tắt trong ṿm trời Nhiếp-ảnh Nghệ-thuật Việt-Nam.
(10/31/09)


NHIẾP  ẢNH GIA NGUYỄN-HUY-TRỰC KHÔNG C̉N NỮA
LÊ-NGỌC-MINH 


  Nhiếp ảnh gia Nguyễn-Huy-Trực, một trong những nhiếp ảnh gia tiền bối về ảnh nghệ thuật nổi tiếng của gia đ́nh nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam không c̣n nữa.  Ông đă nhẹ nhàng ra đi vào ngày 19 tháng 10 năm 2009 tại San Jose, California, ở tuổi 84.

Ông Nguyễn-Huy-Trực là một dược sĩ.  Tuy bận rộn với nghề nghiệp, ông vẫn ưa thích nhiếp ảnh và sinh hoạt tích cực cùng Hội Nhiếp ảnh Việt Nam, gồm các nhiếp ảnh gia trước đó mấy năm, di cư từ Bắc vào Nam như các nhiếp ảnh gia Phạm-Văn-Mùi, Nguyễn-Cao-Đàm, Nguyễn-Mạnh-Đan, Bùi-Quư-Lân, Nguyễn-Đức-Hồng, Phạm-Ngọc-Chất, Nghiêm-Vĩnh-Cần… cùng một số nhiếp ảnh gia miền Nam như Trần-Cao-Lĩnh, Lê-Anh-Tài, Lư-Lan-Siêu, Trần-Phong-Cừ…




Nhiếp ảnh gia Nguyễn-Huy-Trực nhường cho một con vượn nh́n vào máy ảnh của ông, chiếc Rolleiflex song kính.  H́nh chụp tại Trảng Bom khoảng tiền bán thập niên 60.
 

Hội Nhiếp ảnh Việt Nam được chính thức thành lập tại Sài G̣n ngày 25-6-1961.  Tuy vậy, cái “nhân” của Hội đă được thành h́nh qua ba cuộc triển lăm ảnh tại Hà Nội vào những năm 1952, 1953 và 1954.  Đây là ba cuộc triển lăm đầu tiên của ngành ảnh Nghệ thuật Việt Nam, v́ trước đó, dù chúng ta đă có mấy cuộc triển lăm ảnh nghệ thuật từ khoảng thập niên 1930, nhưng chỉ được tổ chức riêng rẽ, lẻ tẻ, trong mấy cái “kermesse” (hội chợ), bên cạnh mấy gian hàng công nghệ, mà Nhiếp ảnh Nghệ thuật thời đó được coi như một “nghệ thuật khéo tay” !  Cuộc triển lăm Ảnh Nghệ thuật đầu tiên năm 1952 tại Nhà Hát Lớn thành phố Hà Nội, có ông thủ hiến Bắc Việt đến cắt băng khánh thành, được báo chí thời đó ở Hà Nội như các tờ Tia Sáng, Liên Hiệp tường thuật trịnh trọng và chi tiết, là một sự kiện nổi bật của sinh hoạt Nhiếp ảnh Nghệ thuật Việt Nam, đánh dấu sự hiện diện của một bộ môn nghệ thuật đặc thù của người Việt


Trong một buổi săn ảnh tại Lăng Ông, Bà Chiểu, với ca sĩ Tâm-Đan là người mẫu, cùng các nhà nhiếp-ảnh Phạm-Văn-Mùi, Nguyễn-Cao-Đàm, Nguyễn-Mạnh-Đan, Lê-Anh-Tài, Bùi-Quư-Lân, Lư-Lan-Siêu, Trần-Phong-Cừ, Nguyễn-Văn-Thông.  Ông Nguyễn-Huy-Trực, người ngồi phía tay phải.  H́nh chụp khoảng tiền bán thập niên 60.

Khi đất nước chia hai năm 1954, một số lớn các nhiếp ảnh gia đă tham dự các cuộc triển lăm ảnh nghệ thuật những năm 1952, 1953, 1954 di cư vào miền Nam, nhóm tự xưng là “các nghệ sĩ nhiếp ảnh”.  Tại miền Nam, ngay từ tháng 5-1955, các nghệ sĩ nhiếp ảnh di cư đă tổ chức một cuộc triển lăm ảnh quy mô tại Pḥng Thông tin Đô thành, số 165 đường Tự Do, Sài G̣n và tiếp tục những năm sau đó.  Ông Nguyễn-Huy-Trực đă từng tham dự “Triển lăm Nghệ thuật Nhiếp ảnh Việt Nam”, do Hội Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức tại Sài G̣n, 20-7 ‒ 27-7-1965; tham dự “Đệ nhị Triển lăm Quốc tế Nhiếp ảnh Mỹ thuật”, do Văn hóa vụ tổ chức tại Sài G̣n, khai mạc ngày 26-10-1961; tham dự “Đệ tam Triển lăm Nhiếp ảnh Nghệ thuật”, do Hội Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức tại Sài G̣n, 8-7 ‒ 13-7-1965…


Năm 1961, ông Nguyễn-Huy-Trực, hồi đó là thủ quỹ của Hội Nhiếp ảnh Việt Nam, đi học Anh ngữ tại Hội Việt-Mỹ (Vietnamese American Association, VAA, số 65 đường Mạc-Đĩnh-Chi, Sài G̣n), đây là một cơ sở văn hóa bất vụ lợi của Mỹ tại Việt Nam.  Nhận thấy Hội này có đầy đủ phương tiện như pḥng học, phương tiện chuyên chở công cộng... ông bèn đề nghị với ông giám đốc chương tŕnh Wallace E. Whipple cho tổ chức những buổi đi săn ảnh cho các nhiếp ảnh gia Việt và Mỹ, với mục đích trao đổi văn hóa và tạo sự cảm thông giữa hai dân tộc Việt và Mỹ.  Phía người Mỹ, hầu hết họ là nhiếp ảnh gia tài tử, nhân viên của ṭa đại sứ Mỹ, của những cơ quan khác như USOM, USAID, USIS và của mấy nhà thầu Mỹ tại Sài G̣n như hăng Capitol xây dựng xa lộ Sài G̣n Biên Ḥa, xây dựng Nhà Máy Nước Thủ Đức… thời bấy giờ...


Cũng trong thời gian đó, ban chấp hành của Hội Nhiếp Ảnh Việt Nam thảo luận, rồi đi đến kết luận là hiện có nhu cầu phải đào tạo các tay ảnh mới v́ số nhiếp ảnh gia “cũ” chỉ c̣n chừng hai chục người mà sinh hoạt nhiếp ảnh càng ngày càng giới hạn, mà số nhiếp ảnh gia “mới” gần như không có và các lớp nhiếp ảnh của Hội Bách khoa B́nh dân thời đó (cũng do một số thành viên của Hội Nhiếp ảnh Việt Nam phụ trách) không đáp ứng được nhu cầu học hỏi nhiếp ảnh của quần chúng.  Hội ủy thác cho ông Nguyễn-Huy-Trực phụ trách việc điều đ́nh cùng Hội Việt-Mỹ để mở những lớp huấn luyện nhiếp ảnh.

             Một tác phẩm nhiếp ảnh của ông Nguyễn-Huy-Trực : “Xuối Yến”, chụp khoảng đầu thập-niên 90. 
  

Năm 1961 “Hội Nhiếp ảnh Việt Mỹ” (HNAVM) thành h́nh, tên Anh ngữ là “The Vietnamese American Association Photo Club”, với mục đích mở các lớp huấn luyện kỹ thuật và mỹ thuật nhiếp ảnh, tổ chức các cuộc săn ảnh và các cuộc thi ảnh hàng năm cho các nhiếp ảnh gia tài tử Việt và Mỹ.  Hội Nhiếp ảnh Việt Nam sẽ cung cấp giảng viên, giáo tŕnh và tổ chức các buổi săn ảnh...  Hội Việt-Mỹ cung cấp pḥng ốc cho các lớp học và phương tiện di chuyển cho các cuộc săn ảnh vào cuối tuần tại những vùng ngoại ô Sài G̣n...  Giảng viên, mới đầu phục vụ với tính cách tự nguyện, nhưng sau đó không lâu, Hội Việt-Mỹ trả lương theo số giờ giảng dạy; học viên phải đóng một số học phí tương đối nhẹ, học phí này dùng để trả lương cho giảng viên.


Trong thời gian đầu trong số học viên có một số người Mỹ.  V́ họ không hiểu được bài học Việt ngữ, mà các giảng viên của HNAVN lại không rành Anh ngữ, nên một thông dịch viên Việt-Anh, Anh-Việt kiêm nhiếp ảnh gia là ông Lê-Văn-Khoa được Hội mời đến cộng tác để phụ trách việc thông dịch các bài học.  Khoảng hơn một năm sau, thấy việc huấn luyện hai ngôn ngữ nhiêu khê, phần Anh ngữ bị băi bỏ và các lớp nhiếp ảnh chỉ c̣n học viên nói tiếng Việt.


Ông Nguyễn-Huy-Trực, là Sáng lập viên Hội Nhiếp ảnh Việt-Mỹ Sài G̣n, đồng thời là  Giám đốc các lớp học Nhiếp ảnh, kiêm giảng viên nhiếp ảnh của Hội Nhiếp ảnh Việt-Mỹ, 1961-1975.  Đây là một chức vụ t́nh nguyện, không hưởng lương.  Ông đă từng là giám khảo nhiều cuộc thi ảnh tại Hội Nhiếp ảnh Việt-Mỹ.  Các nhiếp ảnh gia giảng viên nhiếp ảnh tại Hội Nhiếp ảnh Việt Mỹ những ngày đầu gồm có Phạm-Văn-Mùi, Nguyễn-Cao-Đàm, Nguyễn-Mạnh-Đan, Bùi-Quư-Lân, Trần-Cao-Lĩnh, Nguyễn-Huy-Trực, Nguyễn-Văn-Thông, sau này thêm Lê-Văn-Khoa.


Phải mất hai năm huấn luyện, Hội mới đào tạo được một số nhiếp ảnh gia có khả năng ảnh nghệ thuật và năm 1963, cuộc thi ảnh nghệ thuật đầu tiên do Hội Nhiếp ảnh Việt-Mỹ tổ chức thành h́nh và trong suốt thời gian hoạt động, Hội tổ chức được 6 cuộc thi ảnh.


Khi thấy Hội Nhiếp ảnh Việt-Mỹ Sài-G̣n được nhiều người ái mộ, Hội Nhiếp ảnh Việt-Mỹ tại Cần Thơ cũng mở những lớp nhiếp ảnh, nhưng không thành công bằng.


Hội Nhiếp ảnh Việt-Mỹ hoạt động được từ 1961 tới 1975, đào tạo được khoảng mười ngh́n học viên, trong đó có một số khoảng 50 người thành đạt nhiều hoặc ít, về khía cạnh này hoặc nọ... trong ngành nhiếp ảnh.  Một số tên quen thuộc (danh tính xếp theo mẫu tự) : Nguyễn-Văn-An (Thu-An), Đinh-Văn-Anh, Khưu-Từ-Chấn, Ngô-Đ́nh-Cường, Nguyễn-Xuân-Dũng, Lại-Hữu-Đức, Trương-Vĩnh-Đức, Bùi-Văn-Giai, Đỗ-Đức-Hiển, Nguyễn-Văn-Hiếu, Đinh-Công-Khanh, Nguyễn-Thị Thu-Hồng, Lại-Như-Lân, Tôn-Lập, Trần-Đại-Lộc, Tăng-Khánh-Lượng, Lê-Ngọc-Minh, Thái-Đắc-Nhă, Nguyễn-Thị-Nhung, Lưu-Hồng-Phúc, Dương-Xuân-Phương, Tôn-Thọ-Quân, Phan-Thanh-Quư, Vơ-Văn-Thạnh, Nguyễn-Quốc-Thái, Chu-Văn-Thế, Mao-Trí-Thiền, Nguyễn-Xuân-Tính, Nguyễn-Qúy-Thục, Trần-Chí-Trung, Nguyễn-Cửu-Tuyên, Nguyễn-Thanh-Xuân...  Trong thời gian đó, Hội Nhiếp ảnh Việt-Mỹ đă tổ chức được 6 cuộc thi ảnh, tiêu đề “Triển lăm Nhiếp ảnh Toàn quốc”, kỳ 1, 1964; kỳ 2, 1965; kỳ 3, 1967; kỳ 4, 1968; kỳ 5, 1970 và kỳ 6, 1971 và “Cuộc triển lăm Thường niên của Hội Nhiếp ảnh Việt-Mỹ”, năm 1970.


Ảnh hưởng của Hội Nhiếp ảnh Việt-Mỹ trong nhiếp ảnh Việt-Nam khá mạnh, là Hội đă đào tạo được một số nhiếp ảnh gia có khả năng, thành công trong những cuộc thi ảnh quốc tế, một số thành công trong ngành ảnh dịch vụ, ảnh thương mại, ngành huấn luyện nhiếp ảnh và viết bài, viết sách sau này...  Ảnh hưởng đó vẫn c̣n rơ nét khoảng 35-45 năm sau khi Hội Nhiếp ảnh Việt-Mỹ chấm dứt hoạt động, khi một số học viên di tản ra nước ngoài và một số học viên tiếp tục sinh hoạt nhiếp ảnh trong nước...


Hội nhiếp ảnh Việt-Mỹ ngưng hoạt động vào dịp chính biến 30-4-1975.


Ông Nguyễn-Huy-Trực vượt biên, sang Mỹ và định cư tại San Jose, California từ 1980.  Năm 1981, ông đă cùng nhiếp ảnh gia Trần-Cao-Lĩnh (mới di chuyển từ Anh Quốc sang Seattle, Washington) và Trần-Đại-Quang (từ Lowell, Massachusetts), Nguyễn-Xuân-Tính (từ Winter Park, Florida) sang Orange tham dự Đại hội Nhiếp ảnh do Hội Ảnh Nghệ thuật Việt Nam tổ chức tại Anaheim, sau đó ông cũng có tham dự chuyến săn ảnh tại Death Valley, California, với sự tháp tùng của nhà văn Mai-Thảo và nhà báo Đỗ-Ngọc-Yến.


Tại San Jose, ông đă nhiều lần triển lăm ảnh tại Hội chợ Tết của cộng đồng người Việt tại San Jose.  Ông đă triển lăm cá nhân “Nét đẹp quê hương tôi”, 40 ảnh chụp tại Việt Nam, tại Santa Clara Convention Center, vào dịp gây quỹ cho trường Việt ngữ Văn Lang, tại Santa Clara, California, 2-4-2000.  Ba ảnh “Mùa sen tàn”, “Đồng tuế” và “Đường về thăm ngoại” của ông được Hội Ảnh Nghệ thuật Việt Nam chọn in trong Đặc san Nhiếp ảnh, xuất bản tại San Jose, 6-2001.  25 ảnh màu của ông chụp các đền, chùa, phong cảnh Việt Nam cùng sinh hoạt thường ngày của người dân Việt được chọn in trong sách “Nổi trôi theo mệnh nước”, của tác giả Phạm-Ngọc-Lũy, nhà xuất bản Tân Văn xuất bản tại Tokyo, Nhật-Bản, 2001.  Ông đă từng cộng tác cùng Hội Ảnh Nghệ thuật Việt Nam, hướng dẫn một số lớp Nhiếp ảnh do Chi hội San Jose tổ chức tại San Jose trong khoảng 1992-1995.  Chi hội San Jose của HANTVN đă vinh danh ông là “Người đă có công đóng góp vào sự phát triển của Ngành Nhiếp ảnh Việt Nam, quốc nội và quốc ngoại”, năm 1996.


Ngoài nhiếp ảnh, ông sinh hoạt cùng Nhóm Nghiên cứu Nguyễn Du, San Jose, cùng các ông Đặng-Cao-Ruyên, Dương-Huệ-Anh, bà Diệu-Tần… và ông đă viết nhiều bài biên khảo về những ngôi chùa cổ và một số danh thắng tại miền Bắc Việt Nam, từ 1999.  Ông Nguyễn-Huy-Trực sở-hữu một thư viện sách về Văn học, Nghệ thuật gồm Hội họa, Thơ, Văn xuôi, Văn học sử và một số sách về Nhiếp ảnh… có thể nói là độc nhất vô nhị tại hải ngoại, chất đầy hơn ba bức vách của một pḥng ngủ lớn, từ sàn tới trần nhà.  Đây là những sách mà chưa chắc có thư viện nào đă có đầy đủ, những sách khảo cứu văn học Việt Nam bằng Pháp ngữ mà các nhà thức giả ở nước ngoài làm luận án… và đặc biệt là những sách về Hội họa của các tác giả như Bùi-Xuân-Phái, Tô-Ngọc-Vân từ những ngày xa xưa, tới Tạ-Tỵ ở miền Nam sau này…  Về Văn thơ, ông có khoảng hơn một chục ấn bản khác nhau về truyện Kiều của thi hào Nguyễn-Du, những ấn bản mà đă từ lâu các nhà khảo cứu biết là “tuyệt bản” (!).  Ông cũng có mấy bộ sách khác nhau về Chinh-phụ ngâm, thơ Hồ-Xuân-Hương… Nếu chúng ta là những người yêu các bộ môn Văn, Thơ, Hội họa, Văn học, Văn học sử, chúng ta quả thật không muốn rời thư viện sách của ông Nguyễn-Huy-Trực.  Ông đă chọn lọc một số tác phẩm nhiếp ảnh của ông, làm một maquette, dự trù xuất bản một tập sách ảnh của ông, nhưng v́ t́nh trạng sức khoẻ khiến ông chưa kịp thực hiện ư nguyện.


Ông Nguyễn-Huy-Trực sinh năm 1926 tại Hà Nội; tạ thế tại San Jose ngày 19-10-2009, hưởng thọ 84 tuổi.  Ông ra đi rất nhẹ nhàng, trong một giấc ngủ.  Ông sinh hoạt nhiếp ảnh nghệ thuật trong khoảng 1958-2002, hơn 40 năm và đă có công đào tạo rất nhiều người ảnh nghệ thuật trong và ngoài nước.  Sự ra đi của ông là một mất mát lớn cho nghành nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam và để lại nhiều nuối tiếc trong tâm khảm các học viên của ông, ngày nay tản mát trên nhiều nước trên thế giới và cũng c̣n ngay tại Việt Nam.


Chúng ta thành kính chúc ông sớm được về vùng phong cảnh đẹp.
 


LÊ-NGỌC-MINH

 
Page: 1     Lần đọc: 3814 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc