About Us
Main menu
Số truy cập: 12072579
Cát và chụp ảnh đồi cát
(Theo BÁO PHÚ YÊN) (10/04/09)




Vui hè - Ảnh: Trương Hữu Hùng
Suốt một dải miền Trung, từ B́nh Thuận biển xanh đến Quảng B́nh “chang chang cồn cát”, nơi nào cũng có hoặc lớn, hoặc nhỏ một vùng cát trắng ven biển mà người địa phương thường gọi là động cát, hoặc đồi cát. Cát trắng đi cùng với nắng, gió và sự khắc nghiệt của thiên nhiên ở những vùng đang bị sa mạc hoá luôn là nỗi đe dọa và là sự lo âu của những con người miền Trung nghèo khó. Nhưng những đồi cát đó đă đem lại nguồn cảm hứng vô tận cho những người cầm máy.

Cũng từ trong cát bỏng ấy, ư chí vượt lên để khắc phục thiên nhiên, chiến thắng đói nghèo luôn thôi thúc con người t́m ra muôn vàn cách để tồn tại và phát triển. B́nh Thuận, Ninh Thuận đă thành công trong việc khai thác du lịch trên các động cát Mũi Né, Ninh Chữ ; Quảng Nam-Đà Nẵng-Chu Lai- Dung Quất chọn con đường công nghiệp hoá trên vùng đất cát “chưa mưa đă thấm”; quả dưa hấu B́nh Sơn (Quảng Ngăi), củ tỏi, quả cà chua, quả nho mọng nước Phan Rang đi khắp nơi cũng đều từ quà tặng của cát trắng.

Tính tương phản của đề tài đă thúc giục các nhà Nhiếp ảnh t́m ṭi, khai thác, sáng tạo. Từ thập niên năm mươi, sáu mươi của thế kỷ trước (1950-1960), những bức ảnh chụp đồi cát Mũi Né(Phan Thiết) của các “già làng” Phạm Văn Mùi, Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh… đă tạo những ấn tượng tốt đẹp cho giới Nhiếp ảnh  và sự ngưỡng mộ của nhiều người xem ảnh. Những năm gần đây, các tác giả địa phương B́nh Thuận và Ninh Thuận  đạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế cũng nhờ khai thác góc độ đa dạng của những đồi cát ven vùng biển cực nam Trung bộ này. Nhiều nhà nhiếp ảnh từ thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Nha Trang luôn “nghe ngóng” thời tiết ở Mũi Né để sẵn sàng đổ bộ ra đó mà sáng tác! Gió biển luôn thổi cát bay, làm cho các đồi cát luôn chuyển động h́nh thế, v́ vậy không có bức ảnh nào giống bức ảnh nào. Có thể kể đến nhiều tên tuổi đă quen mặt và gặt hái nhiều thành công nhờ những đồi cát ở Mũi Né và một vài nơi ở ven biển miền Trung như : Dzũng Nguyễn, Huỳnh Ngọc Dân, Lê Hồng Linh, Thái Phiên, Hồ Xuân Bổn, Trương Hữu Hùng, Lư Hoàng Long và các thành viên Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Đà Lạt… Đó là chưa kể hàng trăm nhà nhiếp ảnh  một vài lần “t́nh cờ” ghé qua và tác phẩm vẫn c̣n trong diện tiềm năng, chưa công bố.


Gió bay - Ảnh: Trà Thanh

 Điều thường thấy trong ảnh chụp đồi cát của nhiều tác giả là sự lặp lại của một môtíp quen thuộc: Những đồi cát, hoa văn cát chập chùng, lô nhô từ gần đến xa tạo những đường cong gợi sự liên tưởng, những dấu chân người, những bóng người đổ dài trên cát, vài phụ nữ  lúc th́ trong trang phục truyền thống dân tộc Chăm, lúc th́ người mẫu áo dài hoặc đang gồng gồng, gánh gánh đi về một nơi vô định…Có tác giả c̣n táo bạo đưa cả người mẫu ra đó chụp ảnh “nuy”, tạo ra sự so sánh giữa những đường cong- đường cong mềm mại, ấm áp của thân thể người phụ nữ và đường cong lạnh lẽo của tự nhiên! Nh́n chung, cho đến nay, đa số ảnh chụp đồi cát vẫn thường phảng phất một nỗi buồn: cái buồn lo cố hữu của con  người trước sự mênh mông của trời đất. Nhiều tác phẩm dẫu cố ư hoặc vô t́nh đă khắc sâu cái vẻ nhỏ bé của con người - dù có khi có đến cả đoàn người, trước sự bao la, bí hiểm của vũ trụ. Các tác phẩm thường gặp nhau ở những cái tên quen quen: đường về, lối về,  về làng, ra chợ…! Ảnh chụp đồi cát có thể không giống nhau lắm, nhưng môtip  như đă nói trên th́ đă quen thuộc đến hơn cả nửa thế kỷ, vậy mà đến nay vẫn c̣n có người làm theo! Có tác giả lập luận rằng: Đồi cát bao la thật, bầu trời mênh mông thật, nhưng giữa mênh mông ấy vẫn có sự hiện diện của con người, chứng tỏ con người vẫn làm chủ được thiên nhiên. Liệu có áp đặt chăng, có khiên cưỡng lắm chăng khi con người là chủ thể mà chỉ xuất hiện nhỏ bé như một cái dấu chấm giữa trời đất bao la? Rồi c̣n đi về đâu nữa với một gánh nặng trên vai, bước chân mệt mỏi, c̣n đồi cát th́ xa vời vợi? Liệu có đặt ra một triết lư ǵ hữu ích cho đời sống con người ở đây ? Dẫu ǵ, nh́n vào bức ảnh đồi cát mà con người chỉ như một chiếc lá giữa ḍng nước, bảo rằng đẹp th́ đôi khi cũng có vài người chấp nhận, nhưng người ta vẫn cảm thấy tâm trạng bất an, vẫn thấy choáng ngợp trước vũ trụ hùng vĩ, và con người dễ thấy ḿnh như bé bỏng, dễ bị khuất phục trước thiên nhiên. Một vài tác phẩm xuất hiện gần đây, may thay, đă mạnh dạn phá vỡ cái nếp cố hữu ấy, tuy chưa nhiều, nhưng tạo được ấn tượng tốt trong cảm xúc thẩm mỹ của người thưởng thức ảnh.

 Trong số này có thể kể đến tác phẩm “Vui hè” của tác giả Trương Hữu Hùng (B́nh Thuận). Toàn bức ảnh là một màu vàng của cát. Tuy nhiên, không theo môtip cũ, đặt chính giữa bức ảnh và chiếm phần lớn diện tích khung ảnh là một nhóm sáu, bảy đứa trẻ đang chơi tṛ lăn bánh xe từ trên đồi cát xuống. Nắng buổi sớm tạo bóng đổ dài trên cát, phá vỡ cái đơn điệu của mặt cát phẳng ĺ, cát tung mù mịt đằng sau những thân h́nh vô tư lao nhanh về phía trước, tạo cho bức ảnh động hẳn lên. Cả thế giới hồn nhiên của tuổi thơ được tác giả chộp được trong một khoảnh khắc quí giá. Cũng là cát mênh mông đấy nhưng nh́n bức ảnh người ta thấy tự tin hơn, yên tâm hơn, yêu đời hơn.

 

Trên đồi cát Từ Nham  - Ảnh: Kim Long

tác phẩm “Gió bay” của tác giả Trà Thanh. Bối cảnh là động cát ở vùng biển Vĩnh Lợi, xă Mỹ Thành, Phù Mỹ, B́nh Định. Cũng như nhiều đồi cát ven biển miền Trung, cát ở đây uốn lượn quanh co, tạo dáng khá sinh động. “Giống” như nhiều người đi trước, Trà Thanh cũng đưa người mẫu ra đây sáng tác, nhưng anh xác định chủ thể không phải là đồi cát, mà là con người, những nữ sinh hồn nhiên trong sắc áo dài trắng tương phản trên nền cát lạnh lùng. Một cơn gió vô t́nh đă giật bay chiếc nón trên  tay cô gái, và ngay lúc này, cái phản ứng nhanh nhạy của một tay máy “có nghề” đă chộp được nét hốt hoảng rất tự nhiên của cô gái. Chính cái khoảnh khắc bất b́nh thường này đă thổi vào bức ảnh sự tự nhiên, sinh động rất có hồn. Vẫn có cát, có người, nhưng người ở đây có cá tính hẳn hoi chứ không bước đi vô hồn như các tác phẩm thường thấy

Chụp ảnh đồi cát đ̣i hỏi nhà nhiếp ảnh phải tốn  nhiều sức lực để đi bộ qua đồi cát, phải sắp xếp thời gian hợp lư để chọn được nguồn ánh sáng ngang tạo bóng đổ, gây tương phản giữa các đồi cát, nhất là thời gian chụp trên cát không nhiều v́ từ khoảng 8 giờ trở đi nắng bắt đầu gắt và cát sẽ càng lúc càng nóng, không thể ở lâu trên cát được. Ngoài ra cũng cần trang bị các loại kính lọc (Filter) chuyên dùng, phim có độ nhạy thấp để tạo mịn cho cát, hơn nữa với cát trắng lại gặp nắng không cần phải chụp phim độ nhạy cao. Người chụp ảnh cũng hết sức chú ư bảo vệ máy móc, thiết bị v́ cát bay có thể lọt vào máy, làm ảnh hưởng  sự hoạt động của các nhông và ống kính zoom.

Ven biển Phú Yên cũng có một số động cát khá đẹp như Từ Nham, Hoà An, mả Cao Biền, An Phú, Băi Môn… T́m ra nét đặc trưng của cát trắng Phú Yên để sáng tạo nét đẹp riêng có, thể hiện được đức tính cần cù, nhẫn nại, vượt khó của người miền biển Phú Yên là yêu cầu cần thiết đối với những người yêu ảnh và các nghệ sĩ nhiếp ảnh.
(Theo BÁO PHÚ YÊN)
 
Page: 1     Lần đọc: 3380 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc