About Us
Main menu
Số truy cập: 12080470
Hoa cỏ có khả năng... gợi t́nh
Lê Quang (theo báo Thế giới) (09/19/09)


Những sợi phấn hoa lẳng lơ đung đưa, đài hoa căng mọng, cánh hoa phất phới khêu gợi – trong loạt ảnh chụp cận cảnh cỏ hoa của nhà nhiếp ảnh Thụy Điển Edvard Koinberg, những sinh thể yếu mềm ấy dường như được phép thể hiện bản tính cứng rắn của chúng - và cả tiềm năng gợi… t́nh. Phải chăng cuộc đời của cỏ hoa không phải là vô tri, vô giác?

 Nhiếp ảnh Thụy Điển Edvard Koinberg

Những ngày tháng Năm này ai đặt chân vào xưởng sáng tác của Edvard Koinberg cũng giật ḿnh nhận ra một bầu không khí sực nức mùi màu vẽ và hương vị ngai ngái của hoa héo. Mùi sơn dầu bay sang từ xưởng vẽ của một họa sĩ nhà bên, c̣n hoa th́ bạt ngàn: trên cửa sổ, giá sách, nóc tủ, bàn giấy, sàn nhà. Hàng loạt ảnh khổ lớn được gói ghém cẩn thận dựa bên tường, sẵn sàng đợi đem ra bưu điện gửi tới các triển lăm ở Den Haag (Hà Lan) và Frankfurt (Đức).

Koinberg, nghệ sĩ nhiếp ảnh sinh ra và lớn lên ở Stockholm, năm nay 44 tuổi. Từ 10 năm trở lại đây, ông chỉ chú tâm vào một đề tài quán xuyến duy nhất là cỏ hoa, từ sau khi đọc tác phẩm Systema naturae của nhà thực vật học và bác sĩ đồng hương Carl von Linné (1707-1778), người từng chỉ ra những điểm tương đồng giữa cuộc sống dục tính của... cây cỏ và con người(!). Cuốn sách ảnh Herbarium Amoris của Koinberg minh họa lịch mùa nở hoa của Linné và đặt Darwin trước câu hỏi nặng tính phi khoa học: Phải chăng chỉ động vật mới biết cảm xúc.

* Ảnh của ông thể hiện hoa lá đầy cá tính. Ông có định đánh đồng chúng với thể loại chân dung?

- Có chứ. Nhưng là chân dung của hoa chứ không phải của người. Tôi chịu ảnh hưởng từ tranh vẽ hoa của các danh họa Hà Lan thế kỷ 17 và 18, hệt như từ những bức chân dung của các họa sĩ Thụy Điển vẽ hồi thế kỷ 18. Thủ thuật của họ là dùng nền sẫm để làm nổi khuôn mặt. Nh́n kỹ ta sẽ thấy chân dung từ thời kỳ này luôn phủ một quầng hào quang khá huyền bí. Người xem dễ có ấn tượng là họa sĩ muốn ẩn giấu điều ǵ đó sau nét cọ của họ. Tôi rất mê sự pha trộn giữa ngại ngùng và tọc mạch, mê vẻ khiêm nhường lờ mờ ấy. Đến thế kỷ 19, ảnh chụp chân dung thời kỳ đầu lại mang những đặc tính tương tự. Ảnh hoa lá của tôi không phải là ảnh minh họa, mà là những tác phẩm đứng độc lập. Tôi chụp chân dung của một cái cây nhất định, chứ không xem nó như đại diện của một giống cây.

Các bức ảnh hoa của nhiếp ảnh Thụy Điển Edvard Koinberg

* Tuy nhiên không thể không nhận ra ảnh hưởng của Linné đối với ông. Là một nhà nghiên cứu thiên nhiên, Linné quan tâm đến cây cỏ trên cơ sở khoa học thực vật.

- Lần đầu đọc Linné, tôi sửng sốt v́ tinh thần phóng khoáng và chất thi ca từ ng̣i bút của ông, quá bất ngờ khi tiếp cận một nhà khoa học. Các bài viết của ông phản ánh một t́nh yêu cây cỏ sâu sắc. Để những người đương thời hiểu được, ông sử dụng ngôn ngữ h́nh ảnh để lư giải các phát kiến khoa học. Sự so sánh đời sống dục tính của cây cỏ và người là một công cụ sư phạm, đồng thời miêu tả các tương đồng giữa hai hệ thống nhân bản. Lấy cảm hứng từ ngôn ngữ ấy của Linné, trước đây vài năm, tôi bắt đầu sưu tầm ảnh cây cỏ và hoa. Tôi đă nghiên cứu kỹ lưỡng Linné, đọc hết mọi tài liệu về ông hoặc do ông viết. Tôi gần như bị “ám” bởi Linnea.

* Bị Linnea “ám”?

- Chính thế. Con gái chúng tôi sinh năm 2001. Tôi muốn đặt tên nó là Linnea, loài hoa kép, một giống hoa do Carl von Linné phát hiện và được gọi theo tên ông viết bằng tiếng Latin là linnaea borealis. Nhưng vợ tôi không chịu. Hôm nay cháu vẫn có một tên kép là Linnea. Ở Thụy Điển có 100.000 phụ nữ mang tên Linnea.

Linné là một thiên tài. Tuy nhiên tôi mê ông không với tư cách là một nhà khoa học, mà do ông có cách miêu tả cây cỏ như một thi sĩ. Ông đă đưa ra sự so sánh giữa đời sống t́nh dục của cây cỏ và người. Phải nói ở thời ấy ông đă gây ra một cú sốc. Các buổi thuyết tŕnh về đời sống t́nh dục cây cỏ của Linné được khán giả đón nghe từng chữ. Đôi lúc tôi tự hỏi, liệu có phải v́ vậy mà mọi người hôm nay xem tranh của tôi? Liệu tính hấp dẫn của chúng vẫn không giảm sút từ thế kỷ 18?

* Linné thỉnh thoảng bị thóa mạ là “con heo thực vật”. Ông có ngại vận tên đó vào ḿnh không?

- Không (cười). Quả là có sự tương đồng nhất định trong việc cây cỏ và con người sinh sôi nảy nở. Chấm hết.

* Cây cỏ cũng biết... làm t́nh?

- Không. Một chuyện ngớ ngẩn. Cây cỏ có thể coi là một cơ quan tái sản xuất, nhưng quá tŕnh tái sản xuất ấy không bị che giấu như trong xă hội loài người chúng ta. Câu hỏi này cũng giống như “thực vật có cảm xúc không?”. Tất nhiên là không! 

* Nói cách khác, thực vật không có tâm hồn?

- Chính xác. Có thể tổng thể thiên nhiên có một tâm hồn, nhưng nhất định không ở trong một cây cụ thể.

* Mặc dù vậy ông vẫn gọi các bức h́nh của ḿnh là chân dung. Cây cỏ có nhân cách không?

- Chúng có nhân cách, nhưng chỉ v́ chúng ta gán cho chúng một nhân cách. Nhân cách của cây cỏ là sản phẩm của trí tưởng tượng con người, không liên quan ǵ đến thực vật cả.

* Ông chọn cây cỏ theo tiêu chí nào để chụp? Ông có chú trọng đến màu sắc và h́nh dáng nhất định?

- Tôi chú trọng cả hai. Tôi muốn được nghe chúng kể một câu chuyện. Tất nhiên, câu chuyện ấy phát sinh trong óc tôi. Cũng có thể tôi đi t́m một câu chuyện về Sống và Chết.

* Cây cỏ có biết “gợi t́nh” không?


- Có. Và đó cũng là một sản phẩm của trí tưởng tượng con người. Qua con mắt chủ định ấy, ta thấy một số chi tiết gợi nhớ đến các phần trên cơ thể người. Vậy th́ cây cỏ biết khêu gợi và lăng mạn.

* Lăng mạn? Hoa như thế nào là hoa lăng mạn?

- Tất nhiên có hoa lăng mạn. Và sự lăng mạn đó được thể hiện qua nhiều cách khác nhau. Như khuôn mặt người vậy. Khuôn mặt một người già hoàn toàn có thể mang chất lăng mạn như ở một người trẻ.

* Ông có loại hoa nào yêu thích nhất không?

- Tôi thích hoa mẫu đơn, và tôi yêu hoa anh túc. Khi nở ra, chúng rất mảnh mai và yếu ớt. Ngoài ra chúng có h́nh dáng rất thú vị, khó có thể đưa vào ảnh. Tôi thích các loại hoa b́nh dị mọc ở địa phương chứ không quen hoa lạ từ nước ngoài. Tôi t́m cách chụp các loài hoa quen thuộc trong vườn, nhưng chụp làm sao để người xem có cảm giác chưa bao giờ nh́n thấy chúng như thế. Tôi bị lôi cuốn khi nhận lấy những điều b́nh thường để phát hiện trong chúng những điều mới mẻ.

* Chắc cũng có những loại hoa mà ông không thích?

- Hoa hồng.

* Tại sao lại là hoa hồng?

- V́ hoa hồng quá gần gũi, quá quen thuộc với chúng ta. Cứ nhắc đến hoa là người ta nghĩ đến hoa hồng. Đă thế loại hoa này c̣n bị gán cho đủ thứ biểu tượng. Tặng ai hoa hồng, người đó biết ngay có ư nghĩa ǵ.

* Những đóa hoa khô héo trong xưởng của ông phải chăng là đánh dấu một giai đoạn sáng tác mới? Héo và tàn?

- Không. Chủ đề sáng tác của tôi là tái sinh. Mọi người cho rằng đang nh́n thấy hoa chết, c̣n tôi nhận ra sự khởi đầu mới mẻ. Một bông hoa héo đồng nghĩa với hạt giống cho các cây hoa mới.

* Ông có thuộc hoặc tâm đắc danh ngôn nào của thần tượng Linné?

- “Các cánh hoa đơn thuần không góp sức ǵ vào thế hệ ḿnh, mà cùng lắm chỉ được làm... chiếc giường cưới do Đấng Tạo Hóa vĩ đại đă trang hoàng hoành tráng với những tấm rèm lụa cao quư và muôn vàn hương thơm ngọt ngào. Để trên đó, chú rể và cô dâu trang trọng ăn mừng lễ thành hôn. Khi “giường” đă trải, cũng là lúc... Ư tôi muốn nói, khi âm dương ḥa hợp đây là lúc ta nh́n thấy nhựa sống trào ra, tưới lên đài hoa và sưởi ấm... “tổ trứng”. Thật thú vị khi thấy Linné dùng chuyển ngữ để ṿng vèo miêu tả các khái niệm khó nói.

* Một cuộc sống không có một khu vườn riêng...

- ...th́ tôi khó h́nh dung ra được. Nhà tôi, dù bất kỳ ở đâu, nhất thiết phải có một khu vườn riêng, và nhiều hoa, thật nhiều hoa...

Lê Quang (theo báo Thế giới)

 

 
Page: 1     Lần đọc: 2002 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc