About Us
Main menu
Số truy cập: 12066186
CHUYẾN CHỤP H̀NH HOÀNG-SƠN
(09/10/09)




Trong khoảng thời-gian từ 18-4 tới 30-4-2009, chúng tôi, một nhóm gồm 8 bạn ảnh, tổ-chức chuyến đi săn ảnh bên Trung-Quốc, gồm Hoàng-Sơn, Tây-Đệ, Ô-Trấn, Tô-Châu và Thượng-Hải.

Khởi-hành từ Los Angeles vào lúc 12:30 sáng ngày 19-4-2009, đoàn chúng tôi tới Thượng-Hải khoảng 10:30 sáng ngày 20-4-2009.  Anh hướng-dẫn-viên đến đón chúng tôi tại phi-trường Phổ-Đông, Thượng-Hải và cũng là hướng-dẫn-viên trong xuốt chuyến đi mười hai ngày của chúng tôi là anh Vĩ, một người Hoa gốc Việt, sinh tại Hải-Pḥng năm 1978; anh và gia-đ́nh bị trục-xuất về Trung-Quốc năm 1979; anh lớn lên tại Bắc-Kinh, Thượng-Hải… nhưng nói tiếng Việt khá rành rẽ và vẫn c̣n máu tiếu-lâm, nói nhiều câu pha tṛ rất duyên-dáng !  Khoảng 5, 6 phút sau khi gặp chúng tôi lần đầu tiên, trên chiếc xe van đón chúng tôi tại phi-trường Phổ-Đông, anh tự giới thiệu :

–    Tên tôi là Vĩ, Vĩ này là “vĩ-đại” chứ không phải vỹ là “cái đuôi” nhá !  Xin quư vị cho Vĩ một tràng pháo tay đi !

Và dĩ-nhiên cả đoàn chúng tôi ph́ cười, tặng anh ngay một tràng pháo tay !

Anh Vĩ đưa cả đoàn về Thượng-Hải, dùng cơm trưa trong một nhà hàng chuyên về thịt nướng của một Nhóm dân-tộc Thiểu-số miền Tây Trung-Hoa.  Sau đó, anh chở chúng tôi đi thăm mấy khu buôn-bán xầm-uất của Thượng-Hải, thăm bến tàu, nơi trước đây là tô-giới Anh, Pháp… nhượng-địa của Trung-Hoa cho mấy nước Tây-phương hồi thế-kỷ thứ 19.

Chiều tối, anh Vĩ lại dẫn chúng tôi đi ăn tối tại một khu khác tại Thượng-Hải, sau đó đưa chúng tôi trở lại phi-trường Phổ-Đông, đáp chuyến phi-cơ nhỏ, đưa chúng tôi tới Hoàng-Sơn, một thành phố tương-đối nhỏ khoảng một triệu cư-dân, cách khu núi non Hoàng-Sơn khoảng 60 cây số.  Phi-cơ hạ cánh khoảng 10:30 tối, anh Wang, hướng-dẫn-viên vùng Hoàng-Sơn đến đón đoàn chúng tôi, đưa về khách-sạn 4 sao Hoàng-Sơn tại trung-tâm thị-trấn.

Sáng hôm sau, 21-4-2009, chúng tôi trang-bị nhẹ, mỗi người chỉ gồm một va-li quần áo (có khi hai người chung một va-li), nhỏ, nhẹ, cùng một bao bị máy ảnh… chỗ hành-lư c̣n lại gửi lại khách-sạn Hoàng-Sơn.  Anh Wang, anh Vĩ và tài xế dùng xe van, đưa chúng tôi qua một vùng đồng bằng đất tương-đối bằng phẳng và khá ph́-nhiêu, canh-tác rau, trà… rồi tới vùng đường đèo, từ từ lên dốc, ngoằn ngoèo… Khoảng 12:30 trưa, chúng tôi tới chân núi Hoàng-Sơn, dùng bữa trưa trong một nhà hàng dưới chân núi, sau đó xe đưa chúng tôi tới trạm xe điện Cable Car lên núi.

Hoàng-Sơn là một vùng rừng núi rộng khoảng 30 cây số phía Đông-Tây, dài khoảng 40 cây số phía Nam-Bắc, nằm ở phía Nam tỉnh An-Huy, cách Thượng-Hải khoảng 350-400 cây số về phía Tây.  Cao-độ trung-b́nh của Hoàng-Sơn khoảng 2000 m.  Gọi là cao-độ trung-b́nh, v́ thực ra toàn vùng Hoàng-Sơn có khoảng 75 ngọn núi khác nhau, ngọn th́ cao, ngọn th́ thấp, có ba hệ-thống Cable Car chở du-khách lên và xuống núi, ở ba phía Bắc, Đông và Nam.  Người ta đă làm từ khá lâu, một hệ-thống đường bằng bê-tông hoặc bằng đá, nối một số ngọn núi với nhau… hệ-thống đường này khá tốt, sạch sẽ…  Toàn vùng có một số khách-sạn, khoảng 6-7 cái, đặt rải rác trên các đỉnh núi; sau khi đáp Cable Car lên núi, việc di chuyển từ núi này đến núi nọ, hoặc từ khách-sạn này tới khách-sạn nọ, du-khách chỉ có một phương-tiện di-chuyển duy nhất là “cuốc bộ”… cho đến khi nào du-khách quyết-định xuống núi, th́ sẽ phải cuốc bộ đến một trong ba chiếc Cable Car để xuống núi !  Một phương-tiện đi chuyển nữa là dùng “cáng”, người ta gọi là “taxi”, cáng gồm có một chiếc ghế mây, cột chặt vào hai thân cây tre, mỗi đầu cây tre có một cây ngang, có hai người “phu” gánh trên vai; những người phu này là công-nhân thuộc hệ-thống vận-chuyển của Khu Hoàng-Sơn, không phải ai muốn làm phu th́ cứ vác cái cáng đến là có công ăn việc làm !  Nếu có người muốn dùng taxi, phải nói với ban tiếp-tân của khách-sạn, họ sẽ chỉ-định mấy người phu chuyên-trách việc này, làm việc theo lớp lang, thứ-tự…  Mỗi chuyến taxi phải trả từ 60 tới 120 đô, tùy khoảng cách xa hay gần.  Khách, mỗi khi muốn di-chuyển từ khách-sạn này tới khách-sạn kia, nếu mang nổi hành-lư, xin cứ tự-nhiên, nhưng nếu không thể, hoặc không muốn tự tay mang hành-lư, nói qua với ban tiếp-tân, họ sẽ chỉ-định mấy người phu gánh hành-lư đi theo khách, giá cả mỗi va-li nhỏ khoảng từ 10 tới 20 đô, tùy đường đi xa hay gần.

C̣n con đường.  Đường di chuyển từ núi này sang núi nọ, như trên đă đề-cập, làm bằng bê-tông hay bằng đá, ghép lại với nhau, xắp xếp rất đều đặn, đẹp đẽ và khá an-toàn !  Xin tưởng-tượng, những cục đá này đều được cưa, cắt, đục ra từ những cục đá lớn, di-chuyển bằng sức người, từng cục một, từ nơi nào đó tới chân núi, rồi từ chân núi lên tới đỉnh núi, tới tận nơi con đường… và đặt xuống theo lớp lang, thứ-tự.  Tất cả đều bằng đôi tay, đôi chân, sức lực của người lao-công… không có máy móc hay cần trục nào tham-dự vào công việc xây cất này !  Mỗi khi muốn đi từ núi này sang núi nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi nọ, ta phải đi bộ xuống núi, tới “đáy”, rồi lại đi bộ lên núi, từng bước một.  Con đường làm theo sườn núi, người làm con đường đă chọn nơi nào dễ thực-hiện nhất, dễ đi nhất, an-toàn nhất… nhưng không phải sườn núi nào cũng dễ thực-hiện, cũng dễ đi, cũng an-toàn… do đó, thực-tế cuộc đời là khi xuống núi, ta phải đi “xuống” (tất nhiên), đôi khi đi lên, đôi khi đi ngang, đôi khi đi ṿng ṿng… cho tới “đáy”, rồi lại từ đó đi “lên” con đường khác để lên núi, ta phải đi “lên” (tất nhiên), đôi khi đi xuống, đôi khi đi ngang, đôi khi đi ṿng ṿng… cho tới khi lên đến… đỉnh núi !  Ước vọng t́m được con đường đi ngang, bằng phẳng… để đi từ núi này sang núi nọ, hay từ địa-điểm này tới địa-điểm kia trong toàn-thể vùng Hoàng-Sơn là ước-vọng không bao giờ có thật !

Du-khách trước khi bước đi, ngước nh́n con đường, thở dài ngao ngán… có khi thu hết can-đảm, bấm tấm ảnh làm kỷ-niệm, để sau này chỉ cho bà con bạn bè thấy con đường cao và xa như thế nào, nhưng ta chẳng khi nào chụp được toàn thể con đường, v́ con đường ngoắt ngoéo qua sườn núi, qua rừng cây… chỉ tŕnh ra được khoảng vài chục mét tới trăm mét…  Đôi khi, trên đường di-chuyển, nếu ta để ư kỹ lắm, ta có thể sẽ thấy một con đường bên dăy núi phía xa, lờ mờ khi ẩn khi hiện, qua khe núi, qua rừng cây… chỉ khi ấy ta mới thấy con đường lên xuống tàn-bạo biết chừng nào !  Có những con đường dốc đến 60 độ hoặc hơn !  Nếu một người nào đó lỡ chân, lỡ tay, té, ngă… th́ ít ra người đó cũng kéo theo khoảng vài ba chục người nữa… xuống núi !  Rất may, trong xuốt chuyến đi của đoàn chúng tôi, không thấy chuyện này xẩy ra !  Có lúc, sau một cơn mưa, chúng tôi đàm-đạo với nhau là lỡ chẳng may, có chuyện động đất xẩy ra, một vài đoạn đường bị xập, mấy chục ngàn du-khách trên núi sẽ làm cách nào mà di-chuyển xuống núi để lánh nạn hoặc t́m ẩm-thực !

Sau mấy ngày ở trên núi, chúng tôi mới khám phá ra, rằng tất cả các nhu-yếu-phẩm của du-khách trên núi, như thực-phẩm, những b́nh gas nấu bếp, chăn, mền… đều được nhân-công vận-chuyển từ chân núi lên bằng sức người, qua đôi quang gánh, đ̣n gánh…  Rác rưởi từ khách-sạn, dụng-cụ xây cất, rác rưởi từ công-trường xây cất… tất cả cũng đều được di-chuyển lên núi hoặc xuống núi bằng sức người…  Cable Car chỉ được dùng để chuyên chở du-khách chứ tuyệt-đối không được dùng để chuyên chở tiếp-liệu !

Ngày đầu, sau khi Cable Car đưa chúng tôi lên núi, ngày 21-4-2009, chúng tôi phải thuê người gánh hành-lư đi cùng chúng tôi đến khánh-sạn Bắc-Hải, cách đó khoảng một giờ đi bộ.  C̣n chúng tôi, mỗi người tự đeo một bị máy ảnh, ống kính, chân máy và một chai nước uống.  Ánh sáng khá tốt, nắng nhẹ, trời không lạnh lắm… lần đầu tiên thấy Hoàng-Sơn “bằng xương bằng thịt”, chúng tôi vừa đi, vừa hăng hái chụp.  Những ngọn núi xa, gần… những cây thông la đà, ẩn hiện, cành lá giăng ngang… làm chúng tôi liên-miên bấm máy !  Có những nơi nghỉ chân, xung quanh giăng bằng sợi dây xích, chúng tôi thấy có hàng trăm, hàng ngh́n, hàng chục ngh́n ổ khóa… mà các cặp nhân-t́nh, trong thời-kỳ hoa-mộng nhất, giắt nhau lên núi, bấm ổ khóa vào sợi dây xích rồi cùng nhau ném ch́a khóa xuống núi, hy-vọng mối t́nh của họ sẽ muôn năm bền chặt, như ổ khóa neo dính vào sợi dây xích này !  Tôi chợt nghĩ : lỡ gặp phải khi chuyện không bền chặt “dưới núi”, có ai lên đây, đi lục lọi t́m cái ch́a khóa để “mở” ổ khóa này, giải-thoát cho lời thề-nguyền đă bị “cuốn theo chiều gió” rồi hay không…

Khánh-sạn Bắc-Hải, dù ở trên một đỉnh núi nơi khỉ ho c̣ gáy, xa lắc xa lơ… mà cũng thuộc loại khá sạch sẽ, tiện-nghi, an-toàn…  Nhà hàng tuy không ngon bằng nhà hàng dưới chân núi (v́ nấu nướng gần như không có mắm muối, thức ăn gần như không có thịt, sáng ra không có cà-phê…) nhưng cũng… sống được.  Từ đó, cứ mỗi buổi sáng, sau khi ăn sáng, tôi thường bỏ túi hai quả trứng hay hai miếng bắp luộc để đề pḥng những cơn đói bất-tử !  Một chị bạn trong đoàn, đă đùa, nhắc phe đàn ông chúng tôi là có lấy trứng bỏ túi th́ nhớ lấy hai quả, kẻo lấy một quả, đi sẽ bị lệch người !

Buổi tối hôm đó, anh Wang, hướng-dẫn-viên Hoàng-Sơn dẫn chúng tôi đi chụp mặt trời lặn và 4 giờ sáng hôm sau, đánh thức chúng tôi dậy, dẫn chúng tôi đi chụp mặt trời mọc.  Ai không muốn đi, nằm lại khách-sạn ngủ tiếp !

Ngày thứ nh́ trên núi, 22-4-2009, chúng tôi di-chuyển sang khách-sạn Tây-Hải.  Như trên đă đề-cập, sang khách-sạn khác có nghĩa là chúng tôi phải ra đi, xuống núi này, rồi lên núi khác, v́ khách-sạn Tây-Hải được đặt trên đỉnh một ngọn núi khác.  Một bạn ảnh của chúng tôi, niên-kỷ đă quá 75, tiên-liệu những mệt nhọc của việc chuyển đổi khách-sạn, phải dùng taxi.  Hai anh lao-công vác ông trên chiếc ghế mây, ông ngồi trên đó, khi nào ông muốn ngừng lại để chụp h́nh, chỉ cần ra dấu, họ sẽ ngừng lại cho ông bước ra chụp ảnh, đi lại, chuyện tṛ cùng anh em… sau đó lại lên taxi đi tiếp !  Chúng tôi cũng tà tà lên đường, vừa đi, vừa chụp…  Cái đặc-biệt của Hoàng-Sơn là cứ đi khoảng hai ba chục thước, nh́n quanh nh́n quẩn là thế nào cũng có cái ǵ đó để chụp.  Ánh sáng có thể thuận tiện, có thể không… nhưng thuận hay không, chúng tôi bảo nhau cứ chụp, v́ có chụp là có h́nh, không chụp là không có h́nh.  Khi nào về, sẽ tính sau, nếu sửa được, ta sửa, nếu không, ta vô-tư… xóa bỏ !

Rồi chúng tôi cũng tới khách-sạn Tây-Hải, đặt trên một ngọn núi.  Khách-sạn này có phần c̣n “khá” hơn khách-sạn chúng tôi ở ngày đầu…  Nhưng cũng chẳng sao, chúng tôi đều khá mệt, gặp chỗ sạch sẽ, êm ấm, khá hay không khá, chúng tôi sẵn sàng ngả lưng, làm một giấc !

Chiều tối hôm đó, anh Wang, hướng-dẫn-viên Hoàng-Sơn lại dẫn chúng tôi đi chụp mặt trời lặn và 4 giờ sáng hôm sau, đánh thức chúng tôi dậy, dẫn chúng tôi đi chụp mặt trời mọc.  Ai không muốn đi, nằm lại khách-sạn ngủ tiếp !

Ngày thứ ba trên núi, ngày 23-4-2009, chúng tôi phải di-chuyển tới khách-sạn Thiên-Hải.  Như trên đă đề-cập, sang khách-sạn khác có nghĩa là chúng tôi phải ra đi, xuống núi này, rồi lên núi khác, v́ khách-sạn Thiên-Hải được đặt trên đỉnh một ngọn núi khác.  Thêm một bạn ảnh của chúng tôi, niên-kỷ cũng đă quá 75, tiên-liệu những mệt nhọc của việc chuyển đổi khách-sạn, phải dùng taxi, vậy là đoàn của chúng tôi có hai chiếc taxi !  Chúng tôi cũng tà tà lên đường, vừa đi, vừa chụp…  Chúng tôi tới khách-sạn Thiên-Hải khoảng 1 giờ chiều, ăn trưa, ai mệt th́ đi nghỉ, ai không mệt, ra chụp tại mấy địa-điểm gần khách-sạn.  5 giờ chiều, anh Wang lại dẫn chúng tôi đi chụp mặt trời lặn.  Nhưng chiều nay trời nhiều mây, gần như không có nắng, ánh sang “phẳng”, đều đều...  Đang chụp, bỗng nhiên bầu trời có mấy đám mây đen kéo đến… rồi mưa nhẹ…  Chúng tôi phải bước vội trở về khách-sạn…

Buổi tối hôm đó trời mưa.  TV cũng cho biết ngày mai có mưa lớn trên Hoàng-Sơn.  Trước khi khởi-hành, ở Tiểu Sài-G̣n, ông giám-đốc công-ty du-lịch ATNT đă cho chúng tôi biết trước là ngày thứ tư trên núi có mưa.  Chúng tôi hy-vọng là trước hôm mưa, trời có thể có sương mù, hoặc sau khi mưa, trời cũng có thể có sương mù.  Nếu có sương mù, việc chụp ảnh Hoàng-Sơn của chúng tôi sẽ hấp-dẫn hơn, nhưng thực-tế, chuyện mưa th́ có xẩy ra, nhưng mấy đám sương mù mà chúng tôi mong mỏi th́ không hề đến !  

Được biết ngày mai trời mưa, thật t́nh chúng tôi không muốn di-chuyển qua khách-sạn khác, phần v́ không an-toàn phần v́ khi trời mưa chụp không có ảnh...  Chúng tôi ngỏ ư với hai anh hướng-dẫn, cho anh biết lư-do.  Các anh đi một hồi rồi quay về cho biết : chúng tôi đă lấy pḥng ở khách-sạn Ngọc-B́nh, nay nếu không đến, chúng tôi vẫn phải trả tiền pḥng.  C̣n khách-sạn này, ngày mai, ngay khi chúng tôi bước ra, họ đă có người đặt pḥng từ ba bốn tuần trước rồi, chúng tôi không thể ở lại, v́ không có pḥng.  Chúng tôi chỉ c̣n một nước là phải đi thôi, dù trời mưa !

Sáng hôm sau, ngày thứ tư trên núi, ngày 24-4-2009, chúng tôi chuẩn-bị lên đường trong cơn mưa.  Trong đoàn, có người mang theo áo mưa, có người không.  Hai anh hướng-dẫn-viên Vĩ và Wang, chạy ra mua giùm chúng tôi mấy bộ quần mưa, áo mưa…  Chúng tôi mặc quần, áo mưa, xỏ vớ, rồi xỏ phía ngoài vớ một bao nylon rồi mới đi giầy, nên nước mưa hoàn toàn không xâm-nhập con người, ra cửa khách-sạn, chụp chung tấm ảnh kỷ-niệm… rồi lên đường.






Nếu không ra đi trong ngày mưa, chúng tôi thật t́nh không thể h́nh-dung ra người ta di-chuyển đông như thế nào trên con đường hẹp dẫn xuống và lên núi !  Từng đoàn người, chen lấn nhau trên con đường độc-đạo, vào một ngày mưa to gió lớn… ai cũng sợ trơn trượt, xẩy chân… đều di-chuyển chậm chạp, cẩn thận…  Cảnh xung quanh, hai bên đường đều nhạt nḥa trong mưa, mưa bay cả vào ống kính, máy ảnh ướt nhẹp… dù đă bọc máy trong bao nylon… nhưng rất may, máy ảnh vẫn chạy, mưa th́ cũng vẫn chụp, nhưng dù có chụp cũng không dùng được !

Vừa ra khỏi khách-sạn được một đoạn ngắn, một ông đoàn-viên trong đoàn chúng tôi bị trúng-thực (?), phải kêu taxi, thành ra phái-đoàn chúng tôi hôm nay có tới ba cái taxi.

Sau mấy tiếng đồng hồ di-chuyển cà-ạch-cà-đụi, cà-rịch-cà-tàng, chúng tôi cũng đến được khách-sạn Ngọc-B́nh, khách-sạn chót của chúng tôi trong thời-gian ở trên núi.  Quư-vị có thể cảm nhận được chúng tôi mừng như thế nào khi tới khách-sạn.  Chúng tôi tắm, thay quần áo ấm, bật máy sưởi lên… hé cửa sổ nh́n ra ngoài đường… du-khách vẫn di-chuyển qua lại, đông như một ngày hội !

Tối đó, anh Wang, hướng-dẫn-viên Hoàng-Sơn đem theo mấy gói trà xanh thật ngon, sản-phẩm của vùng Hoàng-Sơn, pha trà và bánh đậu xanh, đăi đoàn chúng tôi trong pḥng của một đoàn-viên…  Tối hôm đó thiếu chỗ ngủ, khách-sạn phải cho lau chùi pḥng ăn, làm chỗ cho các hướng-dẫn-viên nam cũng như nữ ngủ, mỗi người một cái nệm một cái chăn nỉ; pḥng ngủ chỉ được dành riêng cho du-khách !

Sáng hôm đó, 25-4-2009, ngày thứ năm và cũng là ngày chót của chúng tôi trên núi, hướng-dẫn-viên Hoàng-Sơn, anh Wang, đánh thức chúng tôi dậy lúc 5 giờ sáng đi chụp mặt trời mọc.  Mưa đă tạnh, nhưng gió thổi mạnh.  Chỉ có ba bốn người dậy đi với anh, số c̣n lại chúng tôi thích cái giường nệm êm với cái chăn ấm hơn !  Sáng ra, hơn 7 giờ, tôi mới trở dậy, cùng vài bạn ảnh trong đoàn thuộc loại “ham ngủ”, mới kéo nhau đi chụp h́nh…  Mặt trời đă mọc khá cao, gió dịu xuống đôi chút, nhưng vẫn như muốn lật cái mũ tôi đội trên đầu tôi ném đi !  Tôi ra một mỏm núi, gió lồng lộng thổi như muốn kéo du-khách xuống thung-lũng…  Tôi nh́n phía trước mặt, xa xa lờ mờ sau mấy cụm mây, một con đường núi dựng ngược gần như dốc ngược lên núi, có bóng dáng những con người nhúc nhích phía xa…  Người ta đă mạo-hiểm leo lên tận đó, xa thật là xa… có lẽ phải dậy từ 3, 4 giờ sáng !

11 giờ sáng chúng tôi quay lại pḥng, đóng quần áo vào va-li, chuẩn bị xuống núi.  Nắng đẹp, chúng tôi đứng bên tảng đá lớn trước khách-sạn chụp chung tấm ảnh kỷ-niệm, rồi xuống núi.



Thuê người gánh hành-lư, chúng tôi đi bộ xuống núi, lên núi, xuống núi… vừa đi vừa bấm máy, cố ghi lại những ǵ c̣n lại của ngày chót trên Hoàng-Sơn… Ánh sáng đẹp, khí-hậu ấm áp… quả là một ngày lư-tưởng chụp h́nh trên núi.  Khi đến Cable Car phía Nam, nh́n qua con đường bên kia núi, chúng tôi thấy những toán du-khách vẫn lũ lượt kéo nhau qua lại… những du-khách vừa từ Cable Car bước ra, đi ngược lại hướng đi của chúng tôi tất tả t́m đến khách-sạn.  Một ngày b́nh thường với một số người xuống núi như chúng tôi và cũng lại là một ngày b́nh thường với những người vừa lên núi…

Chúng tôi lên Cable Car…  Khoảng 20 phút sau chúng tôi xuống đến chân núi, nhưng chúng tôi vẫn phải đi bộ theo đường xuống thêm chừng nửa tiếng nữa mới tới băi đậu xe…  Hướng-dẫn-viên và xe van đưa chúng tôi đi ăn bữa trưa tại một nhà hàng b́nh-dân nơi chân núi.  Thực-phẩm trông vẫn như những ngày trên núi, nhưng cách nấu khác hẳn, khiến chúng tôi ăn thấy ngon miệng hơn, có lẽ là v́ nhà hàng dưới này khi nấu nướng có bỏ mắm muối, không như mấy nhà hàng trên núi Hoàng-Sơn.

Sau bữa ăn, hai anh hướng-dẫn-viên đưa chúng tôi tới thăm một ngôi làng cổ là làng “Hồng Cún”, làng này đă được UNESCO công-nhận là một di-sản Văn-hóa thế-giới.  Du-khách kéo đến khá đông : người Hoa, đa số là người Hoa, một số người Âu-Mỹ, Ấn-Độ hay Hồi-Quốc…  Toàn-thể các nhà trong làng đều xây bằng gạch, khá khang-trang…  Trong làng có những đường mương, cống nước, có nước chảy… hướng-dẫn-viên giải-thích rằng đây là nước từ trên núi gần đó chẩy qua làng, dân làng lợi dụng ḍng nước chẩy để giặt dũ, rửa ráy… sau đó nước chảy ra một cái ao rộng, rồi cho thoát ra một con sông gần đó…  Trong làng, gần như nhà nào cũng làm một số việc buôn bán ǵ đó để móc túi du-khách, như thực-phẩm, trà, nước, đồ kỷ-niệm bằng gỗ, bằng tre, chạm trổ bằng kim-loại, đồ thêu, tranh ảnh vẽ trên lụa, vẽ bằng bút ch́, bằng sơn dầu, điêu-khắc… giá cũng khá đắt.  Dân trong làng, có vẻ bị du-khách chụp h́nh hơi nhiều nên có người bực tức mỗi khi “bị” chụp h́nh, có bà xua tay lia-lịa ra dấu không cho chụp h́nh, nhưng khi vẫn bị du-khách chụp, bà ta cầm ghế đẩu rượt theo du-khách, làm như muốn nện cái ghế vào đầu du-khách…

Tối hôm đó, chúng tôi ngủ qua đêm tại một khách-sạn trong vùng, cũng khá khang-trang.

Sáng hôm sau, 26-4-2009, hai anh hướng-dẫn-viên, theo lời yêu cầu của chúng tôi, đưa chúng tôi đến một công-viên có rất nhiều tre, một rừng tre… nơi người ta đă dùng làm hậu-cảnh quay phim “Ngọa Hổ Tàng-Long”.  Vừa bước qua cổng, chúng tôi giật ḿnh v́ thấy có hai chiếc “cáng” đang chờ khách, chúng tôi bảo nhau :

–    Chết rồi !  Lại sắp phải qua một màn leo núi nữa rồi !  Tưởng là đă xuống núi Hoàng-Sơn th́ không c̣n phải leo núi nữa !

Nhưng không, việc leo núi ở đây không đến nỗi dốc nhiều như trên Hoàng-Sơn.  Chúng tôi đi ngược chiều một con suối, vừa đi vừa lên dốc.  Đi vào khoảng hơn một cây số th́ có cây cầu sắt bắc ngang suối.  Chúng tôi qua cầu, theo con đường bên kia ḍng suối đi ngược trở ra, th́ thấy đường xuống dốc từ từ, khá bằng phẳng, khi gần đến cổng th́ phải xuống bậc thang, khoảng hơn trăm bậc, sau đó là đi đường bằng phẳng ra cổng.  Chúng tôi chụp được một số ảnh những thân tre thẳng tắp, xanh ŕ, nhưng số lượng tre không nhiều như những rừng tre chúng ta thấy trong phim “Ngọa Hổ Tàng-Long” và cũng v́ tre quá cao nên chúng tôi không chụp được ngọn cây tre.

Tối hôm đó, chúng tôi trở lại thành phố Hoàng-Sơn, nơi chúng tôi đặt chân tới lần đầu, tối ngày 20-4-2009.  Hành-lư chúng tôi gửi tại đó từ một tuần trước, vẫn c̣n đó, được đắp một cái lưới màu vàng, ngay phía sau lưng anh bảo-vệ-viên.

Buổi chiều, anh Wang dẫn chúng tôi ghé qua một xưởng chế-tạo mực viết chữ nho, xưởng máy duy-nhất tại Trung-Quốc vẫn c̣n chế-tạo mực viết theo phương-pháp cổ-điển và cổ-truyền, đă tồn tại cả 300-400 năm nay, tại khu phố cổ, cách khách-sạn khoảng vài ba trăm thước.  Chúng tôi chụp một số ảnh kiến-trúc cổ, chụp anh công-nhân xưởng máy đang làm mực và một nữ công-nhân ngồi tô nhũ lên những thỏi mực.  Hôm nay là ngày nghỉ, anh Wang đă tiếp-xúc trước với xưởng, yêu cầu xưởng giữ mấy công-nhân này làm việc thêm, chỉ với mục-đích cho chúng tôi tới chụp vài tấm ảnh.  Việc làm của anh thật là tế-nhị, viết lại chuyện này, chúng tôi xin cảm ơn anh.  Sau đó anh dẫn chúng tôi tới tiệm café và căn nhà nghỉ của anh dành cho mấy tay “Tây ba-lô” ghé Hoàng-Sơn, tiệm có tên là “Harbour”.  Anh đem café ra đăi chúng tôi, rồi đưa đoàn đi xem khu phố cổ (cũng là nơi mà anh có tiệm café).  Dường như anh quen biết với tất cả các chủ tiệm trong khu phố này.  Chúng tôi góp tiền, nhờ anh mua giùm hai cuốn sách ảnh đen trắng về vùng núi Hoàng-Sơn, có tên “Thắng-cảnh Hoàng-Sơn Bốn Mùa”, quyển Thượng và quyển Hạ.

Tối hôm đó, cũng là tối chót anh Wang sinh-hoạt với đoàn chúng tôi.  Ngày mai chúng tôi rời thành phố Hoàng-Sơn, trên đường quay về Thượng-Hải…  Chúng tôi bịn rịn chia tay.  Anh Wang đă đối đăi với đoàn chúng tôi rất tử tế, tận tụy, giúp đỡ chúng tôi rất tận-t́nh…  Đại-diện đoàn, tôi viết những nhận xét tốt đẹp và xây-dựng vào tờ b́nh-điểm của anh (tờ này anh sẽ phải nộp cho cơ-quan du-lịch của anh và ít nhiều có thể ảnh-hưởng tới “sự-nghiệp” hướng-dẫn du-khách của anh sau này).  Chị Mary Nguyễn, đại-điện đoàn, nói lời tạm-biệt với anh, đưa cho anh lá thư phê-b́nh và một số hiện kim của đoàn tặng anh.  Chúng tôi cũng không quên tặng tiền tip cho anh tài-xế lái xe cho đoàn chúng tôi; anh cảm-động, đi bắt tay cảm ơn từng người trong đoàn.

Sáng hôm sau, 27-4-2009, chúng tôi lên đường trở về Thượng-Hải.  Anh Wang cũng dậy sớm, ghé qua tiễn đưa đoàn chúng tôi lên đường, anh lên xe van, bịn rịn chia tay, bắt tay với từng người trong đoàn chúng tôi.

Trưa hôm đó, chúng tôi tới một thị-trấn nhỏ là Ô-Trấn.  Thị-trấn này có con kinh đào cắt ngang thành phố, dân chúng sống trong những căn nhà gạch khá khang-trang hai bên bờ sông.  Chúng tôi đi qua, đi lại bên này và bên kia con kinh… chụp ảnh nhà cửa, sinh-hoạt bên sông và thuyền chở du-khách qua lại…  Chiều đến, chúng tôi cũng 4 người lên một chiếc thuyền, xuôi theo ḍng nước… lại bấm máy.  Đến hết chuyến thuyền, chúng tôi tặng tiền tip cho chị lái đ̣, nhưng chị cười, lắc đầu không nhận !  Chúng tôi nói “Xế-xề !”, cười rồi đi.  Chị cũng cười, “Xế xề !” đáp lễ !

Tối hôm đó, anh tài xế dù trời đă tối, cố đưa chúng tôi tới Tô-Châu.  Chúng tôi dùng cơm tối trong một nhà hàng ở Tô-Châu.  Trong khi chúng tôi dùng bữa, một thiếu-nữ trẻ đẹp trông như Tây-Thi tái-thế (!) gẩy đàn t́-bà và hát cho chúng tôi nghe một bản nhạc cổ-điển tiếng Hoa mà cả đoàn chúng tôi chẳng ai hiểu được chữ nào…  Đêm đó, chúng tôi qua đêm trong một khách-sạn ở Tô-Châu.

Sáng hôm sau, ngày 28-4-2009, một chị hướng-dẫn-viên địa-phương Tô-Châu nhập cuộc, chị dẫn chúng tôi xuống bến tàu, lên một du-thuyền khá khang-trang, chạy trên con kinh đào trong thành phố.  Kinh khá rộng, hai bên bờ kè đá hoặc tường bê-tông.  Đây là đoạn đầu của kinh-đào nối liền Tô-Châu với Bắc-Kinh, thủy-lộ chính chuyên chở hàng-hóa trong bao nhiêu thế-kỷ, từ thời Tần-Thủy-Hoàng tới nay.  Nghe th́ lớn lao như vậy, nhưng đối với đoàn nhiếp-ảnh chúng tôi th́ chuyến đi hoàn-toàn vô-bổ, mất th́ giờ… v́ chẳng chụp được tấm ảnh nào nên hồn : hai bên bờ là hai cái công-viên, cây cối xanh um, phía sau là những dăy cao-ốc của Tô-Châu… không bắt máy mà cũng chẳng bắt mắt !

Buổi chiều, cô hướng-dẫn-viên đưa chúng tôi tới chụp kinh đào nhỏ hẹp tại một khu b́nh-dân tại Tô-Châu.  Chúng tôi cũng đi bộ theo bờ kinh, chụp những căn nhà hai bên bờ, những sinh-hoạt của dân chúng bên bờ kinh như giặt giũ, rửa ráy vật dụng… những du-thuyền nho nhỏ do một người chèo tay, chở du-khách dập d́u qua lại…  Chiều tối, thành phố lên đèn, chúng tôi chụp những dăy đèn lồng đỏ dọc hai bên bờ kinh.  Tối hôm đó, chúng tôi dùng cơm trong một nhà hàng và qua đêm trong một khách-sạn tại Tô-Châu.  Cô hướng-dẫn-viên chia tay cùng chúng tôi sau bữa cơm tối.

Hôm sau, ngày 29-4-2009, chúng tôi khởi-hành đi Thượng-Hải.  Anh tài-xế khuyến cáo chúng tôi nên đi chụp một khu b́nh-dân tại Thượng-Hải, v́ trước đó, chúng tôi đă bàn với anh Vĩ, hướng-dẫn-viên, là chúng tôi không muốn vào một công-viên có chải chuốt trịnh-trọng quá đáng, mà lại quá đông du-khách…  Anh tài-xế đổ chúng tôi vào một khu tuy b́nh-dân nhưng không đến nỗi tệ.  Chúng tôi tản ra, vào những con đường hẻm, chụp sinh-hoạt tự nhiên của những khu lao-động b́nh-dân, những khu buôn bán, khu tiểu công-nghệ…  Trưa đến, chúng tôi gặp nhau tại gần băi đậu xe, dùng cơm trưa tại một nhà hàng địa-phương.  Sau đó đoàn chúng tôi lên xe, đến một khu thương-mại b́nh-dân của Thượng-Hải, nhưng khá hơn khu chúng tôi chụp sáng nay.  Chúng tôi cũng tản ra đi chụp những khu buôn bán, nhà cửa của dân lao-động b́nh-dân, trẻ em, người buôn bán nơi góc phố, đầu đường…

Tối hôm đó, chúng tôi cư-ngụ trong một khách-sạn khá lịch-sự tại một trung-khu du-lịch tại Thượng-Hải.  Tối, chúng tôi ghé lại một nhà sách thật lớn, cao 7 tầng, gần khách-sạn, t́m mua sách Nhiếp-ảnh, một vài thành-viên trong đoàn t́m mua sách về Âm-nhạc và Hội-họa…  Sau bữa tối, chúng tôi chia tay cùng anh Vĩ, hướng-dẫn-viên chính của đoàn chúng tôi từ ngày đầu tiên chúng tôi tới Thượng-Hải.  Tôi cũng đại-diện đoàn, viết những nhận xét tốt đẹp và xây-dựng vào tờ b́nh-điểm của anh.  Chị Phương-Dung, đại-điện đoàn, nói lời tạm-biệt với anh, đưa cho anh lá thư phê-b́nh và một số hiện kim của đoàn tặng anh.  Chúng tôi cũng không quên tặng tiền tip cho anh tài-xế xe chúng tôi…  Số là cơ-quan du-lịch của anh Vĩ chỉ-định anh phải đưa một đoàn khách du-lịch khác nói tiếng Việt và anh phải có mặt tại phi-trường Phổ-Đông vào 5 giờ sáng mai.  Anh chỉ có thể về thăm vợ con tại Thượng-Hải và ở với vợ con khoảng 5, 6 tiếng đồng hồ !

Sáng sớm hôm sau, 30-4-2009, sau bữa điểm-tâm, khoảng 8 giờ sáng, một cô hướng-dẫn-viên thay mặt anh Vĩ ghé khách-sạn, cùng anh tài xế đưa chúng tôi tới phi-trường Phổ-Đông (giờ này, anh Vĩ “vĩ-đại chứ không phải vỹ là cái đuôi” và toán du-khách Việt của anh chắc đă lên đường và chắc họ cũng đă tặng anh một tràng pháo tay như đoàn chúng tôi đă tặng anh một tràng trước đây 12 ngày !).  Chúng tôi chờ chuyến máy bay của Asiana Air đưa chúng tôi tới phi-cảng Inchon, Đại-Hàn.  Tại Inchon, chúng tôi phải chờ khoảng một giờ và một phi-cơ Boeing 747-A11 của Asiana Air đưa chúng tôi về lại Los Angeles.  Khi chúng tôi cất cánh tại Inchon th́ đồng hồ chỉ 4:00 giờ chiều.  Phi cơ bay một chút th́ trời tối; phi-cơ dĩ-nhiên bay suốt đêm…  Mấy tiếng đồng hồ sau th́ trời sáng…

Khi chúng tôi đáp xuống phi-trường Los Angeles th́ đồng hồ chỉ 11:00 giờ trưa ngày 30-4-2009.  Hăng du-lịch ATNT cho xe van ra đón và đưa chúng tôi ghé lại văn-pḥng.  Chúng tôi tạm biệt nhau, hẹn các đoàn-viên tuần sau sẽ gặp nhau trao đổi h́nh ảnh và kinh-nghiệm chuyến đi tại quán Song-Long, trên đại-lộ Bolsa.

Sau đây, mời quư bạn thưởng-lăm một số ảnh của thành-viên đoàn chúng tôi trong chuyến đi, từ 18-4 tới 30-4-2009.







































































































 
Page: 1     Lần đọc: 1972 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc