About Us
Main menu
Số truy cập: 12076776
Tṛ chuyện với nghệ sĩ chụp ảnh nude hàng đầu của Việt Nam
Lê thanh Phong (12/14/08)


 

 
"Khi chụp nude, tôi gặp rất nhiều rắc rối. Khó khăn lớn nhất vẫn là phải làm sao để hết sức tập trung vào công việc, nếu không rất dễ bị sa lầy"... Nhiếp ảnh gia nổi tiếng về đề tài "nhạy cảm" tâm sự.
Có riêng một gallery trưng bày đồng thời thực hiện tất cả các dịch vụ về ảnh, anh nói ǵ về "đứa con" tinh thần này?

Có thể nói đây là mô h́nh đầu tiên ở Việt Nam , dù trên thế giới th́ chẳng xa lạ ǵ. Ở Son & Then Photo Gallery này, tôi cho trưng bày những tác phẩm nhiếp ảnh và hội họa của ḿnh, đồng thời nhận thực hiện tất cả những những dịch vụ về tranh ảnh. Đặc biệt c̣n có dịch vụ cho thuê tranh ảnh.

Được biết đến như một nghệ sĩ chụp ảnh nude hàng đầu của Việt Nam, theo anh, khi nào một bức ảnh khoả thân chính là nghệ thuật, c̣n khi nào th́ nó trở thành một cái ǵ khác?

Bản thân nội dung bức ảnh th́ trần truồng, muốn nâng đến tầm nghệ thuật, người chụp ảnh phải đủ tŕnh độ để có thể phủ lên một thứ trang phục nhằm thi vị hóa nó. Điều này cũng c̣n tuỳ thuộc xem nhiếp ảnh gia chụp với dụng ư ǵ. Nếu không đủ khéo léo, bức ảnh dễ dàng biến thành tục tĩu và tầm thường. Ngoài ra, cũng c̣n tuỳ vào cặp mắt và khả năng thẩm mỹ của người xem nữa.

Bản năng khiến người ta khó có thể nào đối mặt với một con người khoả thân hoàn toàn mà không có những phản ứng dục tính, khi bấm máy trước những người đẹp, anh có cảm nghĩ ǵ?

Khi người mẫu đứng trước ống kính, người chụp không c̣n là quan sát thuần tuư nên phải hết sức tự chủ. Cái đẹp luôn làm người ta rung động, vấn đề là ḿnh có biết sử dụng chính những cảm xúc đó như một thứ gia vị cho công việc hay không, bởi mục đích cuối cùng là nghệ thuật.

Những ảnh lịch người mẫu áo tắm, hay các kiểu thời trang tiết kiệm mà so ra chẳng khác khoả thân bao nhiêu lại vẫn được cấp giấy phép ấn hành. Anh nghĩ sao về điều này?

Tôi cho đó là một sự mập mờ của những nhà kiểm duyệt. Một phần nữa cũng do quan niệm của người Á Đông vốn ưa chuộng sự kín đáo. Ví dụ, như khi người phụ nữ cúi xuống rót nước, họ sẽ lấy tay giữ cổ áo lại để tránh cho người đối diện nh́n thấy ngực ḿnh, v́ thuần phong mỹ tục, hay đơn giản hơn có thể v́ ngực họ không đẹp, đó là phép lịch sự.

Buồn cười ở chỗ, một mặt người ta không thể phủ nhận rằng những trang phục nghèo nàn như trên các bộ ảnh lịch áo tắm làm thoả măn thị giác của họ, nhưng mặt khác, những định kiến xă hội khiến họ không dám thừa nhận sự thoả măn đó, không dám thừa nhận chính ḿnh.




Một tác phẩm của Trần Huy Hoan

Bản thân tôi nghĩ, khi xem hay chụp ảnh người mẫu mặc áo tắm mà cặp mắt hay ống kính của anh cứ như muốn lột trần người ta ra, xét về mặt văn hóa nó c̣n tục tĩu hơn rất nhiều so với việc triển lăm ảnh khoả thân. Bởi khi đó, cái mà người ta muốn thấy là cơ thể trần truồng của người phụ nữ, c̣n cái mà tôi muốn thấy là cái đă được tôn vinh.

Thực ra, xă hội có định kiến không tốt về ảnh nude một phần cũng do nhiều bức ảnh chụp chưa đủ tiêu chuẩn. Muốn thay đổi cái nh́n ấy, phải biết cách nâng giá trị nghệ thuật của bức ảnh lên một mức độ cao.

Điều này phụ thuộc vào đạo đức nghề nghiệp và khả năng thẩm mỹ của người chụp. Những người làm nghệ thuật ở châu Âu thường rất tự trọng và có đạo đức nghề nghiệp, những tác phẩm họ tạo ra là những tác phẩm nghệ thuật đích thực, v́ thế cái nh́n của người châu Âu về ảnh nude cũng rất khách quan.

Theo anh, ngoài yếu tố kỹ năng, điều cần thiết nhất mà một nhiếp ảnh gia chụp nude phải có là ǵ?

Cái quan trọng nhất là khả năng thẩm mỹ của người chụp. Điều kiện thứ hai là thực sự yêu vẻ đẹp của người phụ nữ. Cuối cùng là đạo đức nghề nghiệp, v́ nghệ thuật không được phép giả dối.

Mức giá cao nhất mà anh từng bán một bức anh nude là bao nhiêu?

Tôi bán khá thường xuyên. Mức giá cao nhất cho một bức mà tôi được trả là 1.000 USD.

Ngoài đề tài nude ra, c̣n đề tài nào khiến anh say mê?

Tôi chụp khá nhiều thể loại khác nhau như phong cảnh, chân dung, đời thường... Đề tài thích nhất sau ảnh nude là chụp quảng cáo, rồi tới chụp cảnh sinh hoạt đời thường.

Sắp tới anh sẽ góp mặt trong một triển lăm phối hợp giữa hội hoạ và nhiếp ảnh nude tại Hà Nội. Theo anh, có sự chênh lệch ǵ về mặt biểu cảm giữa một tấm ảnh nude và một bức tranh nude?

Cá nhân tôi thấy chúng cũng không thua kém nhau về sức biểu cảm. Nhưng trước một h́nh mẫu khoả thân, nếu muốn đẩy cái đẹp lên cao đến mức siêu thực th́ tôi dùng hội họa để diễn tả.

Anh từng đoạt giải thưởng nào về tranh ảnh?

Tôi vốn là người không mấy hứng thú với việc tham dự các cuộc thi, nên cũng chẳng có giải thưởng nào hết.

Vừa là nhiếp ảnh gia, vừa là họa sĩ. Giữa hai thứ, anh đam mê thứ nào hơn?

Khó có thể nói được. Công việc cuối cùng của tôi là kể những câu chuyện về phụ nữ, nên tùy theo cảm hứng mà tôi diễn đạt nó bằng hội họa hay nhiếp ảnh. Thế thôi.

Anh có những sở thích nào trong các lĩnh vực nghệ thuật khác?

Cũng nhiều thứ. Ngoài nhiếp ảnh tôi c̣n quan tâm đến điện ảnh và kiến trúc, làm quảng cáo. Thích nghe nhạc Beethoven, Mozart.... Ngoài ra, tôi rất thích văn chương nhưng lại không có năng khiếu trong lĩnh vực này. Tôi nghĩ cái ǵ cũng xuất phát từ văn học, v́ văn học là gốc rễ mọi thứ. Đường đi của một người làm nghệ thuật sẽ tốt nhất nếu được xây dựng từ nền tảng văn chương.

Cũng v́ không có khả năng này, tôi phải dụng công nhiều hơn trong việc nghe ngóng, quan sát, cảm thụ... trong quá tŕnh làm việc. Ngày xưa tôi yêu một cô gái làm thơ rất hay, lúc ấy chỉ tiếc sao ḿnh không thể viết được một bài thơ cho ra hồn. Bây giờ th́ tôi làm thơ bằng cách vẽ tranh và chụp ảnh.

Anh c̣n nổi tiếng là nghệ sĩ đào hoa. Với anh, cuộc t́nh nào để lại ấn tượng sâu đậm nhất?

Đúng ra phải hỏi tôi là "Có cuộc t́nh nào không để lại ấn tượng sâu đậm hay không?". Trong lá tử vi của tôi có sao đào hoa chiếu mệnh. Tôi cũng nghĩ đó là một điều may mắn và chính xác, v́ tôi thấy ḿnh không chỉ đào hoa trong cuộc sống mà trong cả nhiếp ảnh, thậm chí trong mơ tôi cũng toàn mơ thấy phụ nữ. Có điều, tôi đào hoa không phải ở số lượng, mà là chất lượng (cười).

Cuộc sống gia đ́nh anh thế nào?

Bạn bè thường đùa số phận của tôi bị gắn chết dính vào phụ nữ, v́ tôi có 3 đứa con, đứa nào cũng là con gái cả. Vợ tôi và một đứa con tôi mới tốt nghiệp Đại học Mỹ Thuật. Tôi cảm thấy hoàn toàn thoả măn.

Tự nói về bản thân ḿnh, anh sẽ nói ǵ?

Tôi luôn cố gắng ngợi ca phụ nữ bằng nhiều h́nh thức, v́ họ xứng đáng được như thế. Trong văn học, một tác phẩm hay không thể thiếu ít nhất một nhân vật nữ, nếu tôi có khả năng chắc tôi cũng viết về họ. Từ xưa đến nay, phụ nữ là nguồn cảm hứng trong biết bao tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng khắp thế giới.

Trong đời sống, phụ nữ là tất cả. Khi có một người phụ nữ làm ḿnh buồn, th́ chắc chắn nỗi buồn ấy cũng dễ thương hơn nỗi buồn của một thằng đàn ông gây ra (cười). Phần tôi, sau 30 năm miệt mài ngợi ca phụ nữ, tôi vẫn cảm thấy chưa đủ.

Tạp chí Mỹ Thuật
 
Khuôn trăng đầy đặn qua ống kính của Hoan
 
Một tác phẩm của Trần Huy Hoan 

Cái đẹp của thân h́nh người phụ nữ như một ma lực hút chặt Trần Huy Hoan. Nó đă hớp hồn anh, giày ṿ anh. Suốt 30 năm, anh ṃ mẫm từng bước thể nghiệm để t́m ra con đường riêng trong sáng tác ảnh khoả thân.
Trần Huy Hoan "va vấp" vào lĩnh vực nghệ thuật đầy gai góc này rất sớm. Nhớ, từ những năm 70 của thế kỷ trước, khi c̣n là cậu sinh viên của Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, anh đă "chụp" các người mẫu khoả thân bằng... bút ch́. Anh dành tất cả số tiền nhỏ nhoi có được cho cuộc chơi ảnh quá chông chênh và mạo hiểm. 
Những tấm ảnh đen trắng đầu tay của anh có đôi chút thành công. Nhưng như anh tâm sự, những thành công bước đầu nhanh chóng qua đi nhường chỗ cho những thất bại liên tiếp. Con đường nghệ thuật đầy thách thức cộng thêm với định kiến nặng nề của xă hội lúc ấy đối với loại h́nh ảnh khoả thân đă nhiều lần quật anh đổ gục. 
 
Anh từng nói "chính tác phẩm quật ngă ḿnh", chưa kể lần đầu ôm mấy trăm tấm ảnh, mỗi tấm to bằng chiếc giường ngủ bay từ Đông Âu về triển lăm ở Hà Nội, Hoan được nhiều người khen "đẹp nhưng chưa phù hợp". 
 
Làm nghệ thuật có phải luôn trả giá không? Nhưng với Hoan th́ trả giá quá nhiều và đă trả quá đắt. Có những lúc Hoan như muốn thoát ra khỏi những "đường cong" ám ảnh đó để trở về với cuộc đời phẳng phiu. Nhưng con người nghệ sĩ trong anh không buông tha, nó trói chặt anh, nó quần anh tơi tả, và tác phẩm lại tiếp tục ra đời. 
 
Các cuộc triển lăm của anh ở Hà Nội (1992), TP/Saigon (1998), tại Đức và Mỹ năm 2002 tạo ra những "xao động" trong công chúng. Chính từ những cuộc triển lăm đầu tiên bị "thổi c̣i" đă giúp Hoan tự tin hơn. Anh hiểu rằng công chúng rất có nhu cầu thưởng thức ảnh khoả thân nghệ thuật, ai cũng yêu cái đẹp, họ chỉ ngờ ngợ trước cái rào chắn của định kiến. 
 
Giữa rất nhiều tác phẩm cùng thể loại của một vài tác giả khá thành công khác, Hoan có mạch chảy riêng và nhất quán trong chuỗi sáng tác của anh - phảng phất nét Á Đông. Về điều này, với bạn bè anh mới dám nói: "nude Việt Nam". 
 
Có thể ai đó chưa đồng t́nh với anh nhưng không ít người cảm được từ trong tác phẩm của anh cái rất riêng, rất đằm thắm của phụ nữ Việt Nam. Như tác phẩm chụp người đàn bà ngồi. Cái dáng ngồi oằn cong rất quen thuộc. Dáng ngồi của những người đă quá nhiều chịu thương chịu khó, của những người bao năm dài chờ chồng, mong con, cay đắng nh́n thời gian trôi qua kẽ tay. Dáng ngồi này không "tây" chút nào. 
 
ức ảnh cô gái e ấp sau tấm lá chuối quăn queo. Ánh sáng chỉ đủ để khoe bầu vú căng tràn sức sống và bờ má tươi non. Ánh sáng thật tiết kiệm như chỉ hắt ra từ cây đèn dầu. Tóc cô gái không hề chải chuốt. Gương mặt có nét Á Đông dịu dàng cùng chiếc lá chuối gợi lên h́nh ảnh một thiếu nữ trong vườn khuya. Rồi những cô thôn nữ đầy mơ mộng bên chiếc cối xay lúa, thanh thoát với đoá sen, chậu nước, trông như họ vừa bước ra từ những câu ca dao... 
 
Hỏi v́ sao phải chụp ảnh nude như vậy, Hoan nói rằng bởi v́ phải cho ra Việt Nam, không lẫn vào số đông, không lờ nhờ ảnh hưởng phong cách tây. Với Hoan, người phụ nữ Việt Nam có sức chịu đựng phi thường, có sức sống mănh liệt và đẹp dịu dàng. Hoan sáng tác với ư thức "phải là người Việt trong mỗi tác phẩm của ḿnh". V́ thế, anh đă cố gắng t́m ṭi và thể hiện.

Lê Thanh Phong (báo Lao Động) 
 
Page: 1     Lần đọc: 2666 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc