About Us
Main menu
Số truy cập: 11461883
Máy Ảnh Rolleiflex Song Kính
(05/08/08)



E. ROLLEIMAGIC.

Năm 1960, Rollei sản-xuất máy "Rollei Magic" mà hăng quảng-cáo là "hoàn toàn tự-động"; thực ra kiểu máy này chỉ là tự-chỉnh về ánh sáng mà thôi, ta vẫn phải chỉnh xa gần. Quang-kế do Gossen của Đức chế-tạo. Sau khi gắn phim, ta chỉnh độ nhạy của phim vào quang-kế và chỉnh vào chữ "A" (Automatic exposure control), máy sẽ chỉnh cho đúng sáng.

Rollei Magic nhắm vào giới tiêu-thụ tài-tử, nhưng kiểu máy này không thành-công v́ khi Rollei Magic ra đời, máy 35 mm của Nhật bắt đầu tràn ra thị-trường thế-giới và giới tài-tử thấy cái máy 35 mm "nhẹ nhàng và dễ nh́n hơn" nên bỏ máy cỡ trung. Do đó Rollei Magic chỉ sản-xuất có hai kiểu rồi chấm dứt.

Nhận diện Rollei Magic không khó : tên máy ROLLEI MAGIC hoặc ROLLEI MAGIC II xuất-hiện ngay phía dưới ống kính chụp. Ngoài ra máy c̣n có một cửa sổ quang-kế selenium h́nh chữ nhật, dài suốt bề mặt của máy, ở phía trên ống kính nhắm.

Rollei Magic có hai loại :

1. ROLLEI MAGIC (mă-số của Rollei : K9), sản-xuất năm 1960-1962, đánh số từ
2 500 000 tới 2 534 999.

Kiểu này thường được gọi là Rollei Magic I sau khi máy Magic II ra đời, trang-bị ống kính Schneider Kreuznach Xenar (bốn thấu-kính) 75 mm f/ 3.5, màng trập Deckel Prontormat-S, tốc-độ B và từ 1/ 30 tới 1/ 300; ngàm gắn kính lọc cỡ II (5).

2. ROLLEI MAGIC II (mă-số của Rollei : K9 II), sản-xuất năm 1962-1968, đánh số từ
2 535 000 tới 2 547 597.

Trang-bị ống kính Schneider Kreuznach Xenar (bốn thấu-kính) 75 mm f/ 3.5; màng trập Deckel Prontormat-S, tốc-độ B và từ 1/ 30 tới 1/ 500 giây; ngàm gắn kính lọc cỡ II (5). Máy Magic II vừa có thể chụp tự-động vừa có thể chụp tự-chỉnh tốc-độ hoặc chọn độ nét sâu (một h́nh-thức của cách chọn khẩu-độ), căn-cứ vào quang-kế. Máy Magic II cũng có thể gắn một khung chắn phía trong ḷng máy biến máy này thành máy chụp 16 tấm 4.5 x 6 cm, cửa sổ đếm phim tự chỉnh đếm 16 tấm.

Kiểu Magic II chỉ sản-xuất 13 597 máy nên khá hiếm và được nhiều người t́m mua để sử-dụng cũng như để sưu-tập.


F. CÁC KIỂU MÁY ROLLEIFLEX TELE VÀ WIDE.

Hai kiểu máy sau đây được coi như hai kiểu Rolleiflex khác thường, v́ Rollei chỉ sản-xuất một số-lượng máy nhỏ rồi ngưng không sản-xuất nữa, nhưng 20-30 năm sau, dân tiêu-thụ và sưu-tập máy t́m mua ráo riết nên giá máy tăng lên mau chóng. Ngày nay, những máy ở t́nh trạng trung-b́nh hoặc khá, giá cao gấp 2 hoặc 3 lần các máy Rolleiflex khác đồng thời.

1. TELE ROLLEIFLEX (mă-số của Rollei : K75), sản-xuất năm 1959-1974, đợt máy đầu
(1959-1970) đánh số từ "S 2 300 000" tới "S 2 304 999", đợt máy sau (1970-1974) đánh số từ
"S 2 305 000" tới "S 2 308 377" (chữ S trước số máy là viết tắt của chữ Sonnar).

Trang-bị ống kính Carl Zeiss Sonnar 135 mm f/ 4, màng trập Deckel Synchro-Compur MXV, tốc-độ B và từ 1 tới 1/ 500 giây. Ngàm gắn kính lọc cỡ III, ở cả hai ống kính.

Máy Tele Rolleiflex có những kiểu có hoặc không có quang-kế, có kiểu trang-bị để chụp phim cỡ 120 và 220, kiểu nào cũng có thể gắn bộ Rolleikin để chụp phim 35 mm; những máy có số máy nhỏ hơn "S 2 304 999" đều có cửa sổ đếm phim cho cỡ phim 35 mm, từ số đó về sau cửa sổ đó không c̣n. Máy từ số "S 2 304 999" về sau, đă có dây điện đặt sẵn trong máy để có thể gắn quang-kế sau này, nếu muốn.

2. WIDE ANGLE ROLLEIFLEX (mă-số : K7W), sản-xuất năm 1961-1967, đánh số từ "W 2 490 000" tới "W 2 493 999" (chữ W trước số máy là viết tắt của chữ Wide), thường được gọi là Rollei Wide.

Trang-bị ống kính Carl Zeiss Distagon 55 mm f/ 4, màng trập Deckel Synchro-Compur MXV, tốc-độ B và từ 1 tới 1/ 500 giây; ngàm gắn kính lọc cỡ IV ở cả hai ống kính.

Máy Rollei Wide có kiểu có hoặc không có quang-kế, kiểu nào cũng có thể gắn được Rolleikin. Khi mới phát-hành, máy bán không chạy nên Rollei sản-xuất ít, lại c̣n phải giảm giá... Ngày nay, trong số các máy Rollei cũ để sử-dụng thực sự, th́ Rollei Wide có giá bán cao nhất và được nhiều người t́m mua nhất.


G. ROLLEIFLEX F/ 3.5.

"Rolleiflex 3.5" và "Rolleiflex 2.8" là hai kiểu máy chính và lư-thú nhất của Rollei : phẩm-chất siêu-đẳng, bề bỉ, đưa cái tên Rolleiflex vào huyền-thoại và là cái đích để các hăng chế-tạo máy song-kính trên thế-giới nhắm vào cóp kiểu. Máy Rolleicord cũng có độ mở f/ 3.5, số lượng sản-xuất cũng nhiều, nhưng không được giới sử-dụng cũng như giới sưu-tập ưa thích cho lắm.

Lịch sử Rollei khởi đầu năm 1937 với kiểu "Rolleiflex Automat" (hoặc Automatic Rolleiflex, 1937". Sở-dĩ chữ "automatic" được đem gọi một chiếc máy hoàn toàn cơ-hành là v́ đây là lần đầu tiên, động-tác lên phim đồng-thời "kích" luôn màng trập; trước đó, đối với các máy khác, lên phim và kích màng trập là hai động-tác riêng biệt. Kiểu máy này đặt nền móng cho tất cả các máy Rollei khác cho đến tận ngày nay; qua thời-gian, chiếc máy được hoàn-chỉnh từ từ, c̣n nguyên-tắc do Franke và Heidecke hoạch-định lúc ban đầu vẫn không thay đổi. Đó là một điểm son của "nguyên-tắc Rollei".

Tất cả máy Rolleiflex 3.5 đều dùng phim cỡ 120, một số về sau này có thể dùng cỡ phim 220; một số lớn máy có thể gắn bộ Rolleikin vào ḷng máy để chụp phim 35 mm; hoặc dùng một lưng máy đặc-biệt để chụp phim miếng.

Tất cả máy Rollei 3.5 đều dùng ống kính chụp Carl Zeiss hoặc Jos Schneider, tiêu-cự 75 mm f/ 3.5; màng trập Compur-Rapid (tốc-độ B và từ 1 tới 1/ 500 giây), hoặc Synchro-Compur MX, tương-giao với flash (tốc-độ B và từ 1 tới 1/ 500 giây). Ống kính nhắm 75 mm, f/ 3.1 tới f/ 2.8, do Franke & Heidecke chế-tạo, có tên là "Heidosmat". Ống kính chụp có ngàm để gắn kính lọc, đôi khi có "ngàm kép", một để gắn kính lọc, một để gắn loa che nắng; tất cả các máy Rollei Automat đều có ngàm gắn kính lọc cỡ I; số c̣n lại ngàm kính lọc cỡ II (5).

Việc nhận diện máy Rollei 3.5 rất là phức-tạp; ít rắc rối hơn một chút là máy Rollei 2.8. Tất cả các máy Rolleiflex đều có bảng tên "ROLLEIFLEX" rất rơ ràng, nhưng sau đó, muốn truy-tầm kiểu máy, loại máy... là cả một mớ ḅng bong. Chúng tôi xin độc-giả lưu ư đến số máy và năm sản-xuất là hai yếu-tố không hoàn toàn chính xác, dù đây là tài-liệu do hăng sản-xuất cung-cấp.

Rolleiflex 3.5 có 19 kiểu :

1. ROLLEIFLEX AUTOMATIC (loại 1, mă-số của Rollei : RF 111A), sản-xuất năm 1937-1939, đánh số từ 568 516 tới 805 000.

Ống kính Carl Zeiss Jena Tessar 75 mm f/ 3.5; màng trập Deckel Synchro-Compur Rapid, tốc-độ B và từ 1 tới 1/ 500 giây, có cơ-phận tự chụp; ống kính chụp có ngàm kép, ngàm gắn kính lọc cỡ I, ngàm kia để gắn loa che nắng. Chỉnh khẩu-độ, tốc-độ bằng bánh xe ở phía phải và trái của ống kính. Lên phim bằng tay quay.

2. ROLLEIFLEX AUTOMATIC (loại 2, mă-số : K4 B), sản-xuất năm 1937-1945, đánh số
từ 805 000 tới 1 050 000.

Đặc-tính như kiểu trên, thêm khoá an-toàn ở nút bấm máy.

3. ROLLEIFLEX AUTOMATIC (loại 3, mă-số : K 4B2), sản-xuất năm 1945-1949, đánh số
từ 1 050 000 tới 1 099 999.

Ống kính 75 mm f/ 3.5, do ba hăng cung-cấp : Carl Zeiss Jena Tessar (1945-1949), Schneider Kreuznach Xenar và Carl Zeiss Opton Triotar (1946-1949), trong đó ống kính Opton yếu nhất, nhưng tất cả ống kính đều được tinh-hóa; ống kính nhắm Heidoscop-Anastigmat 75 mm f/ 2.8, màng trập Deckel Compur-Rapid, tốc-độ B và từ 1 tới 1/ 500 giây; có ngàm kép gắn kính lọc cỡ I ở cả ống kính nhắm lẫn ống kính chụp.

4. ROLLEIFLEX NEW STANDARD (mă-số : K4-640), sản-xuất năm 1939-1941, đánh số
từ 805 000 tới 927 999.

Ống kính Carl Zeiss Jena Tessar 75 mm f/ 3.5, ống kính nhắm Heidoscop-Anastigmat 75 mm f/ 3.1; màng trập Deckel Compur-Rapid, tốc-độ B và từ 1 tới 1/ 500 giây; ngàm kép ở cả hai ống kính, ngàm gắn kính lọc cỡ I; chỉnh khẩu-độ, tốc-độ bằng 2 cái lẫy ở hai phía phải và trái của ống kính; không có cơ-phận tự-chụp; khi lắp phim phải căn số 1 ở cửa sổ tṛn đỏ phía lưng máy, sau đó lên phim bằng tay quay. Đây là kiểu máy "tiết-kiệm" của loại máy Automatic.

5. ROLLEIFLEX AUTOMAT II (Rolleiflex X, loại 1), sản-xuất năm 1949-1950, đánh số từ
1 100 000 tới 1 116 999.

Ống kính Jena Tessar, hoặc Opton Tessar, hoặc Xenar, có tinh-hoá (từ kiểu này trở đi, tất cả các ống kính trang-bị máy Rollei 3.5 đều có tinh-hoá, do đó chúng ta không cần phải lập lại nữa); màng trập Deckel Compur-Rapid, tương-giao flash X; đây là kiểu máy thực sự trù-hoạch và sản-xuất sau thế-chiến thứ hai, thường được giới tiêu-thụ gọi là "Rollei X".

6. ROLLEIFLEX AUTOMAT II (Rolleiflex X, loại 2, mă-số : K4 50), sản-xuất năm 1950-1951, đánh số từ 1 117 000 tới 1 168 000.

Trang-bị ống kính 75 mm f/ 3.5 do ba hăng cung-cấp : Carl Zeiss Jena Tessar, hoặc Carl Zeiss Opton Tessar, hoặc Schneider Kreuznach Xenar; ống kính nhắm f/ 2.8; màng trập Deckel Compur-Rapid, tốc-độ B và từ 1 tới 1/ 500 giây, tương-hợp flash X; đặc-tính giống kiểu trên, có thêm tấm ép phim cho phẳng phía trong ḷng máy có thể chỉnh được, để gắn bộ Rolleikin 2 để chụp phim 35 mm.

Rollei sản-xuất khoảng 68 000 máy Rollei X, cả hai loại, đây là là kiểu máy hiếm.

7. ROLLEIFLEX AUTOMAT 6x6 (Rolleiflex MX, mă-số : K4A) sản-xuất năm 1951-1954, đánh số từ 1 200 000 tới 1 427 999.

Ống kính 75 mm f/ 3.5 do ba hăng cung-cấp : Zeiss Opton Tessar hoặc Schneider Kreuznach Xenar (Tây Đức, 1951-1953), sau đó dùng Zeiss Jena Tessar (Đông Đức, 1953-1954) màng trập Deckel Compur Rapid, tốc-độ B và từ 1 tới 1/ 500 giây, ngàm gắn kính lọc cỡ I cả hai ống kính, ngàm kép.

Loại máy này c̣n được một số người chia làm hai kiểu : kiểu 1 (số máy từ 1 200 000 tới
1 269 999) không có rănh ở ṿng tṛn nhôm dưới đế máy, loại 2 (số máy từ 1 270 000 về sau), có rănh ở ṿng tṛn nhôm dưới đế máy để gắn phụ-tùng (như tay cầm và cơ-phận gắn hoặc tháo máy cấp-kỳ). Số máy ở bửng trước, ngay dưới tên máy.

8. ROLLEIFLEX AUTOMAT 6x6 MX-EVS (mă-số : K4B), sản-xuất năm 1954-1956, gồm hai loại, loại 1 đánh số từ 1 428 000 tới 1 478 999 và loại 2 đánh số 1 479 000 tới 1 739 999.

Ống kính 75 mm f/ 3.5, do ba hăng cung-cấp như trên; màng trập Synchro-Compur MX, tốc-độ B và từ 1 tới 1/ 500 giây, ngàm kính lọc cỡ II.

Đây là kiểu Rollei f/ 3.5 duy-nhất có "tương-giao flash MX, đi cặp với hệ-thống EVS và ống kính Xenar hoặc Tessar"; kiểu 3.5E/ loại 1 cũng có hai đặc-tính đầu, nhưng ống kính lại là Planar hoặc Xenotar.

Hai kiểu máy MX-EVS loại 1 và 2 khác nhau là : muốn nhả hệ-thống EVS, ở loại 1, ta nhấn một cái nút ở chính giữa bánh xe chỉnh khẩu-độ; ở loại 2, ta xoay cái rănh trũng ở giữa bánh xe chỉnh khẩu-độ.

EVS (Exposure Value System) là "hệ-thống tương-hợp ánh sáng", có nghĩa là dưới một điều-kiện ánh sáng, ta chỉnh khẩu-độ và tốc-độ cho thích-hợp, sau đó, nếu ta tăng hoặc giảm một trong hai yếu-tố, yếu-tố kia tức khắc chỉnh theo...

9. ROLLEIFLEX 3.5E (loại 1, mă-số : K4C), sản-xuất năm 1956-1959, đánh số từ
1 740 000 tới 1 868 442. Những máy từ số 1 740 000 tới 1 787 849 có quang-kế, những máy từ số 1 850 000 tới 1 868 442 không gắn quang-kế.

Ống kính Carl Zeiss Planar hoặc Schneider Kreuznach Xenotar 75 mm f/ 3.5; màng trập Deckel Synchro-Compur MX, có EVS, tốc-độ B và từ 1 tới 1/ 500 giây, ngàm kính lọc cỡ II. Quang-kế là loại selenium do hăng gắn, máy không có quang-kế cũng đă có dây điện đặt sẵn, ta có thể gắn quang-kế sau, nếu muốn. Kể từ kiểu này trở đi, Rollei trang-bị ống kính Planar hoặc Xenotar, không dùng ống kính Tessar hoặc Xenar nữa (ngoại trừ ba kiểu T dưới đây). Khoảng 1956 trở đi, ống kính Planar hoặc Xenotar có 6 thấu-kính, h́nh ảnh màu chụp xắc xảo hơn.

Từ kiểu này trở về trước, hộp nhắm gắn vào thân máy bằng 4 con ốc; từ nay về sau một số lớn máy được chế-tạo để hộp nhắm gắn vào thân máy bằng ngàm, ta có thể tháo ra dễ dàng bằng cách bấm hai cái lẫy, để gắn "nóc chùa" (viewing prism).

10. ROLLEIFLEX 3.5E2 (loại 2, mă-số : K4 C2/ K4 C3), sản-xuất năm 1959-1962, đánh số
từ "E2 1 870 000" tới "E2 1 872 010" (K4C2) và từ "E2 2 480 000" tới "E2 2 482 999" (K4 C3). Số máy khắc phía dưới ống kính chụp.

Ống kính 75 mm f/ 3.5, do Carl Zeiss Planar (mă-số K4 C2) hoặc Schneider Kreuznach Xenotar (K4C3), màng trập Deckel Synchro-Compur MXV, tốc-độ như trên, ngàm kính lọc cỡ II. Kiểu này không có quang-kế do hăng lắp, tuy nhiên quang-kế có thể gắn sau khi mua, nóc máy có thể tháo ra được.

Loại này chỉ xuất-cảng sang Hoa-Kỳ để bán qua đường bưu-điện.

11. ROLLEIFLEX 3.5E3 (loại 3, mă-số : K4 C3), sản-xuất năm 1961-1965, đánh số từ "3.5E3 2 380 000" tới "3.5E3 2 385 034".

Kiểu máy này tương-tự như kiểu Rolleiflex 3.5E2, nhưng có hệ-thống EVS và có loại chụp được cả phim 120 lẫn 220. Kiểu này đa-số xuất-cảng sang Nam Mỹ.

11. ROLLEIFLEX T (loại 1, mă-số : K8 T), sản-xuất năm 1958-1966, đánh số từ
"T 2 100 000" tới "T 2 199 999".

Trang-bị ống kính Carl Zeiss Tessar (bốn thấu-kính) 75 mm f/ 3.5 (chữ "T" trước số máy viết tắt của chữ Tessar); màng trập Deckel Synchro-Compur MXV; tốc-độ B và từ 1 tới 1/ 500 giây, chỉnh khẩu-độ, tốc-độ bằng lẫy (thay v́ bằng bánh xe như các kiểu Rolleiflex 3.5 khác); ngàm gắn kính lọc cỡ I; thân máy bọc da màu xám hoặc đen; máy đánh số từ "T 2 151 000" về sau có thể gắn Rolleikin được. Rollei T là loại máy giá cả ở khoảng giữa Rolleiflex và Rolleicord.

12. ROLLEIFLEX T (loại 2, mă-số : K8 T2), sản-xuất năm 1966-1971, đánh số từ
"T 2 220 000" tới "T 2 313 999".

Ống kính Carl Zeiss Tessar (bốn thấu-kính) 75 mm f/ 3.5, màng trập Deckel Synchro-Compur X, tốc-độ và cách khắc số như kiểu trên, ngàm gắn kính lọc cỡ I; lớp da bọc thân máy màu xám hoặc đen; phân-biệt các loại bằng số máy và tên màng trập. Có thể gắn bộ Rolleikin để chụp phim 35 mm.

14. ROLLEIFLEX T (loại 3, mă-số : K8 T3), sản-xuất năm 1971-1976, đánh số từ
"T 2 314 000" tới "T 2 320 298".

Ống kính Carl Zeiss Tessar hoặc Schneider Kreuznach Xenar (bốn thấu-kính) 75 mm f/ 3.5, màng trập Synchro-Compur X; tốc-độ và cỡ ngàm gắn kính lọc như hai kiểu trên. Máy gắn được Rolleikin, chỉnh khẩu-độ, tốc-độ bằng lẫy. Đây là loại Rollei chót dùng ống kính Tessar.

15. ROLLEIFLEX 3.5F (loại 1, mă-số : K4D), sản-xuất năm 1958-1960, đánh số từ
"3.5F 2 200 000" tới "3.5F 2 229 999".

Ống kính Carl Zeiss Planar hoặc Schneider Kreuznach Xenotar 75 mm f/ 3.5 (năm thấu-kính), ống kính nhắm Heidosmat 75 mm f/ 2.8, màng trập Deckel Synchro-Compur MXV, không có EVS; tốc-độ B và từ 1 tới 1/ 500 giây, ngàm kính lọc cỡ II; có chữ "3.5F" khắc ngay trước số máy, số máy khắc trên nóc máy; có quang-kế selenium tương-giao với bánh xe chỉnh khẩu-độ và tốc-độ (các kiểu Rollei có quang-kế trước đây, sau khi đọc quang-kế, ta lấy dữ-kiện rồi mới chỉnh khẩu-độ và tốc-độ); không gắn kính để ép phẳng mặt phim được.

Rollei kiểu 3.5F, theo các chuyên-gia về Rollei, là kiểu Rollei tốt nhất và cũng sản-xuất lâu nhất, từ 1958 tới 1979.

16. ROLLEIFLEX 3.5F (loại 2, mă-số : K4E), sản-xuất trong năm 1960, đánh số từ
"3.5F 2 230 000" tới "3.5F 2 241 500".

Ống kính Carl Zeiss Planar hoặc Schneider Kreuznach Xenotar 75 mm f/ 3.5, ống kính nhắm Heidosmat 75 mm f/ 2.8, màng trập Deckel Synchro-Compur MXV; tốc-độ B và từ 1 tới 1/ 500 giây, ngàm kính lọc cỡ II, chữ "3.5F" khắc ngay trước số máy, số máy khắc trên nóc máy; có hoặc không có quang-kế selenium tương-giao với bánh xe chỉnh khẩu-độ và tốc-độ; gắn được miếng kính ép phẳng mặt phim nơi lưng máy phía trong.

Máy 3.5F loại 1 và 2, khi nh́n từ trên xuống, ta thấy ngay phía trên ống kính chụp, hai cửa sổ nhỏ : cửa sổ khẩu-độ ở phía trong (gần ta hơn), cửa sổ tốc-độ ở phía ngoài; máy loại 3 và 4 việc xắp đặt đổi ngược lại.

17. ROLLEIFLEX 3.5F (loại 3, mă-số : K 4F), sản-xuất năm 1960-1964, đánh số từ "F 2 250 000" tới "F 2 299 999".

Ống kính, màng trập, tốc-độ máy, cỡ kính lọc, chữ "F", quang-kế... giống như kiểu "3.5F loại 2" trên đây. Loại 3 không gắn được phim cỡ 220 (máy loại 4 gắn được), tuy nhiên cơ-phận đếm phim 220 có thể gắn thêm sau.

Máy 3.5F loại 3 và 4, khẩu-độ tối-đa ở phía bên phải cửa sổ, trong khi máy loại 1 và 2, khẩu-độ tối đa ở phía bên trái.

17. ROLLEIFLEX 3.5F (loại 4, mă-số : K4F/ 1), sản-xuất năm 1965-1976, đánh số từ "3.5F
2 800 000" tới "3.5F 2 844 999".

Các chi-tiết như kiểu Rolleiflex 3.5F loại 3 trên đây, sự khác-biệt là máy loại 4 chụp được phim 220 và có cơ-phận đếm phim 220.

19. ROLLEIFLEX 3.5F (loại 5, mă-số : K4F/ 2), sản-xuất năm 1979, đánh số từ "3.5F
2 845 000" tới "3.5F 2 857 149" và từ "3.5F 3 555 000" tới "3.5F 3 559 999".

Ống kính, màng trập, tốc-độ, cỡ kính lọc, quang-kế... giống như kiểu "3.5F loại 2" trên đây. Loại 5 dùng cỡ phim 120 hoặc 120, máy có một vành kim-loại lớn và trắng bao quanh ống kính chụp (Rollei "bạch-diện"), số máy khắc ṿng theo ṿng tṛn, phía dưới ống kính chụp.

Đây là kiểu máy chót của Rolleiflex 3.5. Những máy "3.5F" nói chung, là kiểu tốt nhất của các máy Rollei song kính và trái với một số người thường nghĩ, giữa ống kính Carl Zeiss Planar hoặc Schneider Kreuznach Xenotar không có ống kính nào tốt hơn ống kính nào. Tất cả các máy Rollei 3.5 (ngoại trừ vài kiểu đầu tiên) đều gắn được bộ Rolleikin để chụp phim 35 mm. Rollei 3.5 sản-xuất từ 1928 tới 1979 (51 năm) là một kỷ-lục về sự sản-xuất liên-tục và cải-biến liên-tục, chưa có kiểu máy nào trên thế-giới phá được.

(Tiếp theo)
 
Page: 1 2 3 4 5 6 7 8 9     Lần đọc: 89129 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc