About Us
Main menu
Số truy cập: 12071493
Alfred Stieglitz (1864-1946)-với Nhiếp Ảnh Hiện Đại Hoa Kỳ
Nguyễn-Đạo-Huân (06/30/08)


Ở cuối thế kỹ 19, đầu thế kỷ 20 nền nhiếp ảnh Hoa Kỳ bắt đầu phát triển mạnh mẽ chẳng bao lâu sau đó đă nhanh chóng trở thành một cường quốc nhiếp ảnh. Những thập niên trước, các hoạt động nhiếp ảnh của thế giới đều tập trung ở các trung tâm nhiếp ảnh Âu châu, đại diện là hai quốc gia khai sinh ra nhiếp ảnh là Anh và Pháp, với những tên tuổi lẫy lừng như Willam Henry Fox Talbot, Carl Ferdinand Stelzner, David Octavius Hill, Robert Adamson, Maxime Du Camp, Roger Fenton...

Nhiếp ảnh gia Hoa Kỳ Alfred Stieglittz (1864-1946) có thể xem là người dẫn đầu trào lưu nhiếp ảnh nghệ thuật hiện đại của Hoa Kỳ đầu thế kỷ 20, là một trong những khuôn mặt sáng giá nhất của nhiếp ảnh Mỹ. Những tác phẩm và sự nghiệp họat động cho bộ môn nhiếp ảnh của ông đă được ghi lại trong lịch sử nhiếp ảnh thế giới. Tác phẩm "Mùa đông ở đại lộ số 5" được coi như tiêu biểu về tuyên ngôn nghệ thuật của ông. Ông là một trong những người đầu tiên chủ trương nhiếp ảnh phải ly khai ra khỏi hội họa. Stieglitz được coi như đại diện của nhiếp ảnh thuần túy...

Năm 1902 ông sáng lập ra Hội "Nhiếp ảnh Ly Khai" (Photo Secession). Đây là một hội nhiếp ảnh năng động nhất thế giới và đồng thời là chủ biên, xuất bản tạp chí nhiếp ảnh lừng danh "Camera Work" (Công việc nhiếp ảnh) 3 tháng ra một số...

Thời thơ ấu Alfred Stieglitz ở New York, sau đó ông cùng gia đ́nh sang sinh sống ở Âu châu. Năm 1881, khi ấy Stieglitz được 17 tuổi, ông sang theo học tại trường Đại Học Kỹ Thuật Berlin ở Đức. Ông khởi sự hoạt động nhiếp ảnh khi c̣n đang trong thời kỳ sinh viên. Môt hôm ông t́nh cờ nh́n thấy chiếc máy ảnh trong tủ kính của một tiệm bán dụng cụ quang học. Sau này, khi có dịp hồi tưởng lại ông cho rằng có lẽ định mệnh đă để sẵn chiếc máy ảnh nằm đó đợi ông tới cầm lên. Ông đă mua chiếc máy ảnh đó và ghi danh học khóa nhiếp ảnh do Herman Wihelm Vogel đang giảng dạy tại trường đại học.

Cũng cần phải nói về những đóng góp khoa học quan trọng của giáo sư Vogel cho hóa chất nhũ tương chính sắc(orthochromatic) được tráng trên phim có tác dụng tái hiện các màu đỏ thành những sắc độ xám. Những kinh nghiệm trong quá tŕnh giảng dạy của Vogel về bộ môn nhiếp ảnh đă được ông ghi lại trong cuốn "Sổ tay nhiếp ảnh", đặc biệt là các vấn đề về thẩm mỹ học trong nhiếp ảnh. Sau này, năm 1891 ông cho xuất bản một cuốn sách giáo khoa đầu tiên về đề tài nhiếp ảnh bằng tiếng Đức nhan đề "Học thuyết về nghệ thuật nhiếp ảnh".

Trong thời kỳ sinh viên, Stieglitz đă chứng tỏ là một học tṛ nhiếp ảnh suất sắc, luôn bận rộn với những thí nghiệm, sau đó tổng hợp lại và cho đăng tải những kết quả trên các tạp chí chuyên môn. Chẳng hạn như làm thế nào để tăng độ bắt sáng trên loại phim kính, hay làm giảm bớt sáng trên những âm bản chụp quá sáng hoăc những kinh nghiệm sao chép lại ảnh trên loại giấy platinum... Stieglitz bắt đầu gửi đi những sáng tác đầu tiên về nhiếp ảnh để triển lăm. Ở Đức lúc này nhiếp ảnh nghệ thuật không mấy được công chúng quan tâm. Ông bèn gửi những tác phẩm của ḿnh sang Anh.

Những tác phẩm đầu tiên của Stieglitz được công nhận vào năm 1887 tại hội nhiếp ảnh Anh quốc (Photo Society in England). Trong một cuộc thi ảnh do một tuần báo Anh tổ chức cho các nhà nhiếp ảnh không chuyên nghiệp "The Amateur Photographer" đă công bố giải thưởng thuộc về Stieglitz, gồm 2 huy chương vàng và một bạc (đây là lần đầu tiên trong đời hoạt động nhiếp ảnh của ông, tài năng của ông đựơc công nhận)... Ban giám khảo lúc đó chỉ có một ḿnh nhiếp ảnh gia bậc thầy nổi tiếng Anh quốc là Peter Henry Emerson. Cũng cần biết tác phẩm của Stieglitz chụp cái ǵ và tại sao lại được giải thưởng? Trong ảnh, ông ghi lại một nhóm trẻ con Italia đang vui đùa bên một cái giếng làng, ảnh có thể thiếu hụt về chiều sâu, nhưng rất trung thực, không dùng kỹ xảo, bố cục vững vàng không hời hợt. Đặc biệt có sức biểu hiện cao khi tác giả nắm bắt được trong khoảnh khắc tự nhiên và sinh động nhất.

Emerson viết thơ cho Stieglitz có đoạn viết: "... với tôi đó là bức ảnh chụp được từ cái cảm xúc bộc phát cao độ nhất trong tất cả các ảnh trên thế giới gửi về..."

Những tác phẩm sáng tác khá nhất trong thời kỳ sinh viên là trong chuyến đi sang Italia năm1887 của Stieglitz. Trong chuyến đi này ông đă chụp tới 300 tấm phim với kích thước 18 x 24 cm. Với loại phim chính sắc (orthochromatic) và trợ giúp của kính lọc vàng có tác dụng hấp thụ những phần màu xanh lam của nền trời, làm nổi bật những đám mây trắng khổng lồ ông đă chụp được những phong cảnh tuyệt đep ở vùng núi Alpe...

Cũng trong thời kỳ sinh viên, Stieglitz có tác phẩm "Paula - những tia sáng mặt trời Berlin". Ông đă tạo ra một cái nh́n rất mới với môt căn pḥng đầy ánh sáng mặt trời chiếu vào, có bức màn kéo ngang chia làm hai phần một bên là phần sáng, một bên là phần tối. Chủ đề chính là chân dung một người con gái trẻ đang ngồi viết, trên tường của căn pḥng có treo một bức ảnh ông chụp có tên "Cơn băo đang gần tới"... đây là một loại ảnh chân dung được chụp một cách rất mới thời bấy giờ. Có một sự tương đồng nào đó giữa con người và thiên nhiên... kỹ thuật của Stieglitz đă rất cao khi thể hiện một cách rất chi tiết, tỉ mỉ những ǵ nằm trong vùng tranh tối tranh sáng của căn pḥng có hai loại ánh sáng tương phản gay gắt như vậy. Sau này trong một cuộc triển lăm riêng tại pḥng tranh "An American Place" tác phẩm Paula có nằm trong bộ ảnh trưng bày của ông như để đánh dấu một thời kỳ sáng tác thời ông c̣n sinh viên.
Stieglitz đă học được ở thầy Vogel không chỉ là kỹ thuật nhiếp ảnh mà c̣n đưa ông vào con đường nhiếp ảnh nghệ thuật đích thực. Tuy nhiên những hướng đi về sáng tạo của Stieglitz ông lại nh́n về H.P. Robinson.

Năm 1890, Stieglitz tới Vienna thủ đô Ao quốc để tiếp tục theo học tại trường đại học và thực nghiệm đồ họa mới mở. Ông gia nhập câu lạc bộ dành cho những người chơi ảnh tài tử và tham gia chuẩn bị pḥng triển lăm ảnh.. Nhưng lúc đó người chị gái của Stieglitz qua đời, ông phải về Hoa Kỳ chịu tang.

Về đến New York, ông nhận ra rằng có rất nhiều các hội, hiệp hội nhiếp ảnh đang hoạt động nhưng chưa đủ mạnh so với với các hội ảnh ở Âu châu lúc bấy giờ nên không thể nào sánh bằng về tinh thần sáng tạo nghệ thuật đang phát triển tràn lan mạnh mẽ ở khắp nơi. Stieglitz bắt đầu đem khả năng của ḿnh để đóng góp một phần cho nhiếp ảnh nghệ thuật Hoa Kỳ tiến lên bắt kịp nhiếp ảnh nghệ thuât Âu châu.

Một số tác phẩm của Alfred Stieglitz

Lúc bấy giờ, Alfred Stieglitz với kỹ thuật về nhiếp ảnh hấp thụ được ở Berlin đă được coi như có một tŕnh độ kỹ thuật cao. Nhưng ông không hài ḷng và bắt đầu nghiên cứu phát triển thêm nữa để vượt ra khỏi giới hạn những ǵ đă được chấp nhận. Đa số những nhà nhiếp ảnh nghệ thuật thời bấy giờ quan niệm rằng : Với những sáng tác nghệ thuật có giá trị phải chụp bằng những máy ảnh lớn, dùng máy ảnh nhỏ để sáng tạo ảnh nghệ thuật là một chuyện không nghiêm túc.

Stieglitz không quan niệm như vậy. Đành rằng với những máy ảnh cỡ lớn về mặt kỹ thuật sẽ cho ra những tác phẩm có chất lượng cao hơn về độ mịn hạt và có khả năng phóng lớn, có nhiều chi tiết hơn, nhưng nhược điểm là phải di chuyển khó khăn, đắt tiền và điều quan trọng hơn là không phải dùng máy lớn là điều tuyệt đối để quyết định giá trị thực của một tác phẩm nghệ thuật. Ông coi đây là một thử thách với chính ông khi chứng minh cho mọi người thấy rằng máy ảnh cầm tay cũng có thể thực-hiện được những tác phẩm có giá trị.

Stieglitz mượn một người bạn chiếc máy ảnh cầm tay cỡ 10 x 12cm, chụp một chiếc xe chở hàng 4 ngựa kéo trên đại lộ số 5 (Fith Avenue - New York) trong một ngày mùa đông giá lạnh có băo tuyết dữ dội phủ đầy trời (22/2/1893). Sau khi kiên nhẫn chờ đợi 3 tiếng đồng hồ Stieglitz đă chụp được tác phẩm diễn tả mùa đông rất công phu. Tác phẩm mang tên "Mùa đông ở đại lộ số 5". Đây là một kiệt tác nhiếp ảnh của thế giới nói chung và cũng là được coi là một tác phẩm quan trọng nói riêng của Alfred Stieglitz, đồng thời ông cũng coi đó là tuyên ngôn nghệ thuật của ḿnh.

Sau này trong hồi kư của ông có đoạn như sau : "... Khi làm việc với máy ảnh cầm tay th́ những kết quả của sự thành công của tác phẩm sẽ phụ thuộc vào sự kiên nhẫn : Hăy ráng chờ và chăm chú quan sát, đón nhận, bắt kịp (bấm máy) lấy những khoảnh khắc đang xảy ra trước ống kính trong một trạng thái cân bằng..." .

Một số kinh nghiệm sáng tác được ông ghi lại rất cần thiết cho những người sáng tác ảnh nghệ thuật sau này tham khảo : " ...Muốn có một tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật ra đời phải qua 2 giai đoạn chính : Đầu tiên là giây phút bấm máy - hết sức quan trọng, phải bấm đúng khoảnh khắc những sự việc mà ḿnh cảm nhận được trước ống kính ở một biểu hiện cao nhất. Không được bấm máy sớm quá hoặc trễ quá sẽ mất đi những cơ hội tốt làm nên cái hồn của tác phẩm. Có một âm bản tốt có ánh sáng vừa ư, có nội dung nhưng phần thứ 2 mới là quan trọng cho một tác phẩm hoàn chỉnh. Đó là phần cắt , cúp những phần không cần thiết cho chủ đề chính làm cho bố cục hoàn hảo, giai đoạn này sẽ nâng giá trị bức ảnh lên nhiều lần mà có khi chính người nghệ sĩ sáng tác cũng ngờ tới". Stieglitz đă sử dụng chưa tới phân nửa của âm bản chụp được trong tác phẩm "Mùa đông ở đại lộ số 5". Mặc cho dầu khi chụp ông đă chọn lựa rất kỹ lưỡng những ǵ lựa chọn để cho vào ảnh..

Tác phẩm "Paris 1894" của Stieglitz cũng rất nổi tiếng khi ông chụp một ngày mưa trên đường phố Paris trong chuyến thăm Âu châu 1894. Đây là một tác phẩm mà các nhà phê b́nh nhiếp ảnh cho là môt cách mạng trong nhiếp ảnh. Trước Stieglitz chưa ai chụp về mưa. Gần như lần đầu tiên, qua ống kính tài ba của Stieglitz người ta được thấy sức truyền cảm mạnh mẽ của nghệ thuật nhiếp ảnh thuần túy. Không ǵ thú vị bằng đựơc nh́n ngắm một cách trung thực và rất sinh động những viên gạch lót đường ướt và trơn bóng nước mưa Paris chiếm đến một nửa diện tích mặt ảnh. Đường phố Paris vẫn đầy sức sống trong mưa, sầm uất... nhiều người che dù tấp nập đi lại nhạt nḥa trong mưa, với những cỗ xe ngựa thấp thoáng xa xa sống động...

Năm 1901, Charles H. Caffin viết về Stieglitz như sau : "... Stieglitz là một đại diện cho nhiếp ảnh thuần túy từ ḷng tự tin đến t́nh cảm. Ông chụp chủ yếu là ở ngoài trời trong đời sống hàng ngày, thời gian lộ sáng khi chụp h́nh thường rất ngắn. Khi chụp về con người ông để những người ông chụp trong tư thế tự nhiên và thường là ông để cho họ tự chọn lấy một tư thế thoải mái nhất, nhưng đồng thời th́ ông bấm máy vào những lúc bất ngờ nhất. Trong kỹ thuật nhiếp ảnh Stieglitz là người luôn luôn tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc kỹ thuật. Có thể liệt ông vào một trong số những người theo trường phái ấn tượng (impressionism). Stieglitz thường bao giờ cũng dự định một phương án hoàn chỉnh cho một bức ảnh trước khi t́m cách chụp. Khi chụp ảnh là chỉ có gắng làm sao ghi lại tính thời sự, sống động nhất của tác phẩm, đồng thời cũng là cách làm đơn giản hơn trong nhiếp ảnh..."

Tài năng của Stieglitz là chuẩn bị rất nhanh cho một phương án thực hiện chủ đề tác phẩm khi bắt gặp bất ngờ. Năm 1907, Stieglitz trong một chuyến du lịch sang Âu châu bằng tàu thủy có viết lại trong nhật kư về thực hiện một tác phẩm ngay trên tàu thủy Kaiser Wilhelm. "...Tôi nh́n thấy một cái mũ rơm tṛn ống khói tàu chĩa về phía bên trái, cầu thang đi về phía bên phải, cái cầu treo với tay vịn sắt tṛn, rồi th́ sợi dây đeo quần mầu trắng trên lưng một người đàn ông ở boong tàu dưới, các h́nh dạng tṛn của một hệ thống bánh xe sắt, một côt buồm thẳng đứng với những dây dường như đă tạo thành một tam giác từ bầu trời xuống... Tôi chợt nhận ra rằng những h́nh dáng h́nh học trên đều có sự liên kết với nhau rất chặt chẽ và dường như tôi cảm thấy đó chính là cuộc đời của tôi. Lập tức tôi chạy đi lấy chiếc máy ảnh Graflex và hy vọng những h́nh dáng tôi nh́n thấy đừng biến mất trong khi tôi chưa kịp bấm máy v́ lúc ấy tàu thủy đang chạy..."

Tác phẩm "Boong giữa" của Stieglitz được danh họa nổi tiếng bậc nhất của thế kỷ 20 Pablo Picasso thích thú và khen ngợi.


Ghi-chú : V́ lư-do tác-quyền, chúng tôi không thể tŕnh bày ảnh của Alfred Stieglitz tại đây. Mời độc-giả đánh chữ "alfred stieglitz" và click "search the web".

N. Đ. H.




 
Page: 1     Lần đọc: 1866 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc