About Us
Main menu
Số truy cập: 12665703
Sự Héo Tàn - Henry Peach Robinson (1830-1901)
(06/30/08)



"Con người đẹp không thể có ǵ sánh bằng, t́nh yêu thương cho dù có nhiều bao nhiêu, cũng không thể ngắm nh́n hay chiêm ngưỡng được nữa khi mà trái tim đă ngừng đập. Các đường gân xanh xao như những con suối lượn qua các cánh đồng tuyết trắng, các đường nét thật đáng yêu, đẹp như đá cẩm thạch biết thở...tất cả đều phải ra đi ? -Shely".

Đó là những ḍng chú thích cho tác phẩm "Fading Away" của Henry Peach Robinson,
một nghệ sĩ nhiếp ảnh người Anh, gốc họa sĩ, kiêm thợ chạm khắc rất nổi tiếng tiên phong về h́nh ghép cùng thời với Oscar Gustave Rejlander. Ông là một tên tuổi lớn và rất có ảnh hưởng trong nghệ thuật nhiếp ảnh thời đó (1860-1880) và sau này. "Fading Away" tạm dịch là sự hấp hối. Tác phẩm này gây một cú "shock" cho người xem thời bấy giờ. Robinson đă ghi lại giờ phút lâm tử của một cô gái trẻ tuổi và dễ thương, xinh đẹp như một thiên thần trong sự chứng kiến đau ḷng của bố mẹ cô.

Một nhắn gửi trong tác phẩm "Fading Away" là con người sinh ra đều phải chết. Có nhiều cách chết khác nhau, nếu hiểu theo nghĩa của người Á Đông th́ mọi người sinh ra đều phải tuân thủ theo quy luật : Sinh - Lăo - Bệnh - Tử. Đó là một quy luật rất thông thường - thế nhưng cho dù có mấy ai an nhiên tự tại để sống như vậy ? Khi phải đối diện với tử thần cũng vẫn có rất nhiều hệ lụy : lo âu, sợ hăi, khổ đau... Sự đau ḷng trong phút lâm tử của cô gái trẻ tuổi trong "Fading Away" quả là những phút thê thảm nhất cho từng người trong gia đ́nh : Trong giây phút đây thôi, cô gái tuy c̣n trẻ tuổi nhưng cơn bệnh nghiệt ngă đă cướp đi đời sống của cô. Cô không được sống lâu trên cơi đời để mà được "Lăo" như quy luật cho kiếp người trên. Cô gái trẻ sẽ phải giă từ măi măi cha mẹ, người thân để đi vào cơi chết. C̣n cha và mẹ của cô cũng trong phút chốc sẽ phải vĩnh viễn xa rời người con thân yêu bao ngày nuôi dưỡng, chăm sóc yêu thương... h́nh ảnh của người cha ra đứng ngoài bao lơn nh́n xuống đường để che dấu sự khổ đau tột cùng, ông không đủ can đảm khi phải chứng kiến cái chết của con. C̣n với bà mẹ th́ cố gắng nh́n mặt con ḿnh cho tới những giờ phút cuối trước khi con đi vào cơi chết...( đây là một nghệ thuật diễn tả trung thực rất cao của Robinson).

Trong kỹ thuật nhiếp ảnh, "Fading Away" là một tác phẩm được sắp xếp, thể hiện sự phong phú về ư tưởng kết hợp công phu những kỹ thuật thực hành đă đưa tác phẩm của Robinson trở thành bất tử (tác giả thực hiện từ 5 âm bản để ghép thành ảnh này). Đó là một điều kiện cần thiết cho một nhà nhiếp ảnh muốn đi vào sáng tạo theo tiêu chuẩn mang tính cách học thuật. Một điều không công bằng cho Robinson khi một số nhà phê b́nh cho rằng diễn tả sự đau khổ trên là vô vị và không cần thiết. Trong khi các bức tranh của các họa sĩ c̣n diễn tả những cảnh đau ḷng hơn thế nhiều th́ tại sao không chỉ trích ? Phải chăng v́ bức ảnh của ông quá trung thực mà trước đó hội họa không đem lại được những xúc động mạnh cho người xem giống như tác phẩm của Robinson ? ...

Cũng giống như cách làm việc của Rejlander "Đường đời hai ngả", Robinson phác họa trước bố cục cho bức ảnh, ông lựa chọn người mẫu rất kỹ để đưa vào tác phẩm sẽ sáng tác. Nguời mẫu là một cô gái khỏe mạnh xinh đẹp khoảng 14 tuổi , cũng giống như Rejlander. Nếu muốn làm môt bức ảnh ghép, th́ ông chụp riêng từng người mẫu hoặc môt nhóm có nhiều người... sau đó sẽ tuyển chọn những người mẫu đạt nhất, những khung cảnh thích hợp để đưa vào chắp ghép, tạo thành tác phẩm chính. Điểm khác biệt giữa nhiếp ảnh và hội họa là người họa sĩ nếu muốn vẽ phong cảnh giống như thật th́ bắt buộc phải mang giá vẽ, cọ, sơn tới tận nơi cho dù có xa cách mấy. Robinson đă tái tạo thiên nhiên bằng ánh sáng của pḥng ảnh (studio), tạo ra mây bằng cách vẽ trên phông, cây cối th́ được gắn vào bánh xe, suối th́ tạo ra những ḍng nước chảy kết hợp với kỹ thuật buồng tối...

Robinson giải thích như sau : "Tất cả mọi xảo thuật, thủ thuật... đều có thể phục vụ cho nhiếp ảnh nếu bạn dùng chúng như là phương tiện cho nghệ thuật của ḿnh chứ không phải là làm sai lệch tự nhiên... bắt buộc trong sáng tạolà cần phải tránh bỏ những cái tầm thường, trơ trụi, xấu xí, thô thiển... và cố gắng tối đa sửa chữa những cái ǵ không đẹp mắt trong tác phẩm - Những bức ảnh đẹp có thể tạo được ra nhờ phối hợp giữa cái thực và cái nhân tạo, nhiếp ảnh là hiện thực, là sự thể hiện tuyệt đố i: Anh sáng - Bóng tối và H́nh dáng..."

Không chỉ thuần túy sáng tác bằng phương pháp ghép h́nh như Rejlander. Những kinh nghiệm trên được Robinson đúc kết, viết thành sách hướng dẫn cho những người thích chơi nhiếp ảnh muốn sáng tác theo hướng này. Là một nhiếp ảnh gốc họa sĩ, Robinson rất chú trọng đến vai tṛ quan trọng của hội họa trong nhiếp ảnh. Để minh họa cho một cuốn sách giáo khoa có tính hàn lâm về phương pháp sáng tác ra một bức ảnh nghệ thuật, ông đă đưa ra nhiều dẫn chứng ảnh của ông đă chụp, sao chép lại những tranh của các danh họa của thế kỷ 18 - 19 như Benjamin West (1), Joseph Mallord William (2), William Mulready (3) hay của Sir David Wilkie (4) và các nghệ sĩ tạo h́nh khác thời Victoria như Myles Birket Foster (họa sĩ chuyên về minh họa). Robinson viết về mục tiêu của ḿnh như sau : "... công việc chúng ta đang làm là làm sao diễn tả các quy tắc để làm chủ được bố cục ảnh. Trong một chừng mực nào đó, các quy tắc này có thể áp dụng được tùy theo các đối tượng phụ thuộc vào sở thích, t́nh cảm của mỗi người để diễn tả chủ đề. Chúng ta cũng đều biết rằng các quy tắc của hội họa có một tác động rất lớn đối với nhiếp ảnh. Những quy tắc này tôi đă làm sáng tỏ qua các ví dụ, để chúng ta thấy được nhiếp ảnh có sự bắt chước trung thực, chính xác dù không mang tính chất của hội họa nhưng thiếu những quy tắc trên nhiếp ảnh không thể nào vươn tới một giá tri nghệ thuật..."

Đây là một công lao đóng góp lớn về nhiếp ảnh cho thế giới của Henry Peach Robinson . Sau này những nhà kỹ thuật, nhiếp ảnh gia đă dùng những kinh nghiệm của Robinson làm căn bản áp dụng và phát triển phong phú và đa dạng hơn nhiều trong lănh vực sáng tác nghệ thuật và quảng cáo ảnh thương mại... Năm 1869 ông cho ra mắt cuốn sách " Xảo thuật ảnh trong nhiếp ảnh" (Pictorial Effect in Photography), sách được công chúng hưởng ứng rất mạnh, tái bản nhiều lần và được dịch ra nhiều thứ tiếng như Đức và Pháp...

Trải qua hơn 160 năm qua, chúng ta được chúng kiến biết bao những sự phát triển, thay đổi lớn lao của thế giới về bộ môn nhiếp ảnh. Nay có dịp xem lại những công việc sáng tác của các nhà nhiếp ảnh tiên phong đă làm, thật đáng khâm phục. Nghệ thuật vẫn luôn hấp dẫn và luôn thách đố cho những người đam mê sáng tạo nhiếp ảnh đi về phía trước.

Chú thích :

1. Benjamin West (1738-1820) họa sĩ Hoa Kỳ vẽ chân dung và lịch sử, gần như cả đời, sống và làm việc tại Anh Quốc. Nổi tiếng với các tác phẩm "Cái chết của Wolf" (1770), "Thần chết trên lưng ngựa màu xám xanh" (1802)...

2. Joseph Mallord Wlliam Turner (1775-1851) họa sĩ người Anh, nổi tiếng với các bức tranh tranh vẽ phong cảnh biển của thế kỷ 19 như "Ngư phủ trên biển" (1796), " Những thắng cảnh của bờ biển phía nam Anh quốc" (1826)...

3. Wlliam Mulready (1786-1863) họa sĩ gốc Ireland, hoạt động nghệ thuật tại Anh. Nổi tiếng với tác phẩm "Đám đánh nhau - dừng lại" (1816).

4. David Wilkie (1785-1841) họa sĩ người Scotland, nổi tiếng với tranh "Các nhà chính trị ở làng".


V́ lư-do bản-quyền tác-giả, chúng tôi không thể tŕnh bày ảnh của Henry Peach Robinson tại đây. Muốn xem ảnh mời độc-giả đánh chữ "henry peach robinson" rồi click "search the web".






 
Page: 1     Lần đọc: 1582 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc