About Us
Main menu
Số truy cập: 12656945
Nhiếp Ảnh Ly Khai - Secession Photography
(06/30/08)



Với những hoạt động rất tích cực của Alfred Stieglitz, quả thực nhiếp ảnh New York bắt đầu khởi sắc. Ông đă đem một luồng sinh khí mới cho nhiếp ảnh mà bấy lâu nay công chúng Mỹ thờ ơ. Trong những hoạt động đáng kể của Stieglitz là nhanh chóng sáng lập một hội ảnh, qui tụ được những nhiếp ảnh gia tài tử Mỹ có tài năng đó là "Society of Amateur Photographer". Ông được tín nhiệm và được bầu vào ban chấp hành.

Để làm cho bộ môn nhiếp ảnh được phổ biến và phát triển rộng răi hơn, ngày 17/12/ 1902, ông là người sáng lập và trở thành lănh tụ của nhóm ảnh có tên Photo - Secession (Nhiếp ảnh Ly khai). Tại sao lại là Nhiếp ảnh Ly khai ? Ly khai cái ǵ ? Stieglitz đă chọn danh từ "Secession" từ tên các nhóm nghệ sĩ Ao và Đức đi tiên phong trong sáng tạo độc lập (Secessionist). Chủ trương của nhóm Stieglitz là tách nhiếp ảnh ra khỏi những ảnh hưởng của hội họa, lối chơi ảnh này vốn đang thịnh hành ở Âu châu lúc bấy giờ, khởi đầu cho một trào lưu nhiếp ảnh mới. Trong những người đồng sáng lập hội "Nhiếp Ảnh Ly Khai" với Stiegitz c̣n có những nhiếp-ảnh gia khác như John G. Bullock, William B. Dyer, Frank Eugene, Dallet Fuguet, Gertrude Kaesebier, Joseph T. Keiley, Robert S. Redfield, Edward J. Steichen, Edmund Stirling, John Francis Strauss, Eva Watson Schuetze và Clarence H. White...

Mục tiêu của hội Nhiếp ảnh Ly khai gồm vài nét chính sau đây:

* Khuyến khích, thúc đẩy nhiếp ảnh như là một phương tiện thể hiện nghệ thuật, tập họp những người Mỹ làm nghệ thuật hoặc có quan tâm tới nghệ thuật ở những h́nh thức khác.

* Tổ chức triển lăm nhiếp ảnh mở rộng ở những địa phương khác chứ không nhất thiết chỉ có hạn hẹp trong khuôn khổ của hội "Nhiếp Ảnh Ly Khai" và đặc biệt Stieglitz chủ trương cho trưng bày nhiếp ảnh chung với hội họa, điêu khắc...

Trong thông báo đầu tiên của pḥng triển lăm của hội "Nhiếp Ảnh Ly Khai" có nội dung cho biết ngoài tác phẩm của nhiếp ảnh, c̣n có trưng bày các thể loại nghệ thuật tạo h́nh khác nữa. Một số tác phẩm nghệ thuật có thể sẽ được hội mua lại sau khi triển lăm...

Pḥng triển lăm của hội "Nhiếp Ảnh Ly Khai" không được rộng răi (Little Gallery) ở tại số 291, đại lộ số 5 - New York, gồm 3 pḥng trưng bày, pḥng có kích thước lớn nhất là 4,50 x 5,10 m; pḥng thứ hai là 4,50 x 4,50 m và pḥng thứ ba chỉ rộng có 4,50 x 2,50 m.

Cuộc triển lăm đầu tiên của Stieglitz theo cách vừa tranh vừa ảnh vào năm 1907 tại "nhà 291" đă kết hợp những tác phẩm có tính cách đi tiên phong trong sáng tạo đầu thế kỷ 20 của các danh họa, điêu khắc gia Âu châu đương thời. Đó là các bức họa của Auguste Rodin, tranh màu nước và thạch bản in của họa sĩ Pháp Paul Cézanne (tiêu biểu cho trường phái hậu ấn tượng), đó là những những tranh và tượng của họa sĩ kiêm điêu khắc gia Henri Matisse và Constantin Brancusi. Những tranh lập thể của những cha đẻ ra trường phái lập thể (cubism), đó là danh họa người Pháp gốc Tây Ban Nha Pablo Picasso, họa sĩ Pháp George Braque.

Trong các cuộc triển lăm sau này của "nhà số 291" có nhiều sự phong phú hơn khi cho trưng bày những tác phẩm hội họa của một số họa sĩ ưu tú nhất của Mỹ lúc bấy giờ bên cạnh các tranh của họa sĩ Âu châu. Đó là John Martin, Marsden Hartley, Max Weber, Arthur Dove và đặc biệt có nữ họa sĩ Georgia O' Keeffe (một trong những họa sĩ tiên phong của trường phái hiện đại Mỹ) sau này trở thành người bạn đời của Stieglitz. Hai người làm lễ thành hôn với nhau năm 1924.

Thực ra trong những cuộc triển lăm của "nhà 291" tổ chức không phải là được tất cả các nhà nhiếp ảnh đương thời ở Mỹ ủng hộ. Cũng đă có nguồn dư-luận cho rằng : "Hội Nhiếp Ảnh Ly Khai đă quá coi trọng các tác phẩm nghệ thuật không thuộc nhiếp ảnh".

Tạp chí Camera Work của hội ảnh ly khai có viết bài giải thích "... hăy coi 291 Little Galleries là môt pḥng thí nghiệm, một trạm thử nghiệm cho những cuộc triển lăm nghệ thuật hỗn hợp chứ đừng nên xem đó là môt pḥng trưng bày nghệ thuật theo ư nghĩa truyền thống..." ngoài ra có nhiều bài viết khác về nhiếp ảnh... rất có giá trị của tạp chí Camera Work làm cho công chúng Mỹ để ư tới nhiếp ảnh hơn trước rất nhiều. Alfred Stieglitz muốn rằng qua các cuộc triển lăm ảnh chung với hội họa và điêu khắc, những người thưởng ngoạn sẽ hiểu rằng nhiếp ảnh là nhiếp ảnh, hội họa là hội họa với những giá trị đích thực. Nhiếp ảnh mà mang đặc tính của hội họa th́ sẽ không c̣n là nhiếp ảnh nữa và ngược lại.

Họa sĩ Konard Kramer đă mô tả cuộc triển lăm dành riêng tại "nhà 219" cho những tác phẩm và những quá tŕnh làm việc của Stieglitz vào năm 1912 như sau : " ... ảnh của Stieglitz là nhà ga xe lửa đang nối ghép những toa tàu, các khu nhà chọc trời ở New York, các bến cảng như như từ dưới nước mọc lên, những chiếc phà trên sông và những tàu thủy trên biển, những bức chân dung..."

Trang bị của Stieglitz rất đơn giản : một máy ảnh chụp phim 20 x 25cm, ống kính của hăng Steinheil có ống xếp bằng da đă rách phải khâu lại và dán băng keo, không có nút bấm máy. Pḥng chụp ảnh chân dung khá nhỏ, Stieglitz sử dụng ánh sáng chiếu qua một lỗ nhỏ trên mái nhà, cùng những tấm phản quang làm những nguồn sáng phụ. Mỗi một tấm ảnh chân dung Stieglitz chụp tới 9 kiểu, thời gian lộ sáng là 3 giây, sau đó phim được đưa vào pḥng tối, tráng trong một cái chậu. Stieglitz lựa 2 âm bản tốt nhất dể làm ảnh bằng cách cho in trực tiếp theo phương pháp Platinum rồi đưa ra phơi sáng. Sau khi bức ảnh hoàn tất Stieglitz cho phủ lên mặt tấm ảnh một lớp xáp cho tăng thêm độ bóng và sáng hơn. Ông giữ ǵn âm bản rất cẩn thận...

Năm 1917, ngôi nhà 291 bị phá bỏ, pḥng triển lăm mất luôn, Hội Nhiếp Ảnh Ly khai tan ră. Tại căn nhà mùa hè của ḿnh ở Lake George, N.W., Stieglitz đă khởi sự sáng tác và hoàn tất nhiều bức chân dung nổi tiếng trong đó có bộ chân dung của bà O' Keefe, vợ ông. Đặc biệt là một loạt ảnh cả hàng trăm cái ông chụp bầu trời và những đám mây. Stieglitz viết : " ...Tôi muốn chụp những đám mây để t́m ra được tôi đă học được ǵ trong suốt 40 năm lăn lộn với nghề ảnh...". Đây là một loại ảnh đôc đáo đă được ghi nhận trong lịch sử nhiếp ảnh nhưng mang tính chất trừu tượng rất khó xem.

Sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ảnh của Stieglitz đă đạt tới đỉnh cao mới. Năm 1921 Stieglitz tổ chức một cuộc triển lăm ảnh tại Andderson Galleries. Các bức ảnh đă có sức lôi cuốn và gây nhiều kinh ngạc cho những người xem về tính cách nghệ thuật rất trung thực củaStieglitz. John A. Tennant của tờ báo Photo Miniatutre viết bài giới thiệu về cuộc triển lăm này có đoạn :

"Chưa bao giờ người ta lại quan trọng hóa một cuộc triển lăm ảnh cá nhân tới mức như vậy. Các bức ảnh thuộc loại nào mà gây sôi động như thế ? Không có ǵ khác, đó là những ảnh chân dung thuần túy, nhưng chụp theo kiểu ǵ ? Khác với những ảnh chân dung đă từng triển lăm trước đây chăng ? Vâng, đó là sự thật và là mấu chốt của vấn đề. Nếu bạn có thể nh́n thấy, dù chỉ một lần là chắc chắn thấy ngay được sự khác biệt đó... Ảnh chụp của Stieglitz dược biểu hiện trong những bản chất rất riêng biệt, dược tŕnh bày trong sự phối hợp tự nhiên của ánh sáng và bóng tối, không bài trí, sắp xếp, không có tính lư giải, cắt nghĩa... được diễn tả một cách đơn giản với một kỹ thuật điêu luyện. Riêng về ảnh chân dung, h́nh như ở những bức ảnh đó muốn nói với chúng ta điều ǵ rất dễ gây xúc động... có nhiều người tôi từng quen biết, được chụp một cách khác nhau với những đặc điểm có nội tâm riêng biệt, các bức ảnh ấy đều rất sống động và hoàn hảo về mặt kỹ thuật, nó làm cho ta thỏa măn khi xem một tác phẩm nghệ thuật..."

Ảnh của Stieglitz nhiều biểu hiện, có những ẩn dụ trong ảnh, với kỹ thuật xử dụng sắc độ nhuần nhuyễn (đen đậm, xám, trắng...) đây là những yếu tố có tinh cách trừu tượng trong nghệ thuật, giúp bỏ đi cái cảm giác trực quan của người xem.

Trong những năm 1925-1929 Stieglitz đă mở 2 Pḥng triển-lăm (An American Place) tại New York. Năm 1937 có những bức ảnh Stieglitz chụp về thành phố New York từ các của sổ cao ốc đă đi vào lịch sử nhiếp ảnh. Những băi cỏ non ướt sũng nước mưa ở xung quanh nhà ở Lake George... Những tác phẩm của Stieglitz là những bức ảnh nghệ thuật đầu tiên được trưng bày tại các nhà bảo tàng nghệ thuật ở Boston, Mass, New York City và Washington D.C.

Alfred Stieglitz qua đời ngày 13/ 7/1946 tại New York City.








 
Page: 1     Lần đọc: 1668 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc