About Us
Main menu
Số truy cập: 11798490
Phong Tục Tập Quán Việt Nam về T́nh Yêu và Gia Đ́nh qua Ca Dao
Bùi Hữu Thư (11/26/14)


Phong Tục Tập Quán Việt Nam về T́nh Yêu và Gia Đ́nh qua Ca Dao

 

Bùi Hữu Thư

 

Ca dao tục ngữ thuộc nền văn học b́nh dân, khác với nền văn học bác học, phát xuất từ tư tưởng của giai cấp thống trị, phong lưu đài các. Nền văn học b́nh dân phản ảnh tâm tư của đại đa số quần chúng nghèo khổ dốt nát, tiếng nói của họ là tiếng nói chung của những người cùng hoàn cảnh cùng số phận và là tiếng nói chân thành nhất của mỗi dân tộc trong sinh hoạt xă hội.[1]

 

“Trong kho tàng văn học truyền khẩu, bao gồm tục ngữ, ca dao và truyện cổ, th́ ca dao là bộ phận diễn xuất những t́nh cảm chân thật, tự nhiên, nhưng ư vị dồi dào, từ điệu phong phú, nên có giá trị rất cao.”[2]

 

Ca là hát ngân giọng dài ra hay là khúc hát đặt hợp với nhạc. Dao là hát trơn, không hiệp theo với điệu nhạc. Ca dao theo Khang Hy tự điển[3] là những bài hát theo những giọng điệu tự nhiên, không biết ai là tác giả, do khẩu truyền mà lưu hành phổ thông trong dân gian. Nhiều bài mô tả tâm hồn nam nữ, tính t́nh phong tục, tư tưởng dân gian, và thấm nhuần mầu sắc xứ sở quê hương. Do đó ca dao c̣n có tên là phong dao, cũng là bài ca, câu hát tỏ bày phong tục.[4]

 

Trong mọi ngôn ngữ, ca dao tục ngữ về đề tài t́nh yêu nam nữ luôn luôn có nhiều hơn cả. Có thể nói, t́nh yêu nam nữ là đề tài chính yếu và vĩnh cửu trong loại h́nh sáng tác dân gian này.

Những câu và bài ca dao sau đây đề cập tới mọi mặt, mọi mối quan hệ trong t́nh yêu:

T́nh tự tại đ́nh làng: Cổ tục làng Viêm Xá, Bắc Ninh cho phép trai gái gặp gỡ để cùng nhau thi đua qua câu hát. Đây là một thú vui của trai gái tỉn Bắc Ninh. Ca dao vùng này có câu:

Hát cho lở đất long trời,
Cho đời biết mặt, cho người biết tên.
Hát từ chợ phủ hát lên,
Hát xuốt tỉnh Bắc qua miền tỉnh Đông.
Hát sao cho cạn gịng sông,
Cho non phải lở, cho ḷng phải say[5]

Tục lệ ném cầu bói chuyện hôn nhân: Làng Phú Sơn tỉnh Thanh Hóa hàng năm mở hội vào ngày 15 tháng giêng, để trai gái ném cầu bói chuyên hôn nhân. Họ hát trước khi ném cầu, cặp nào ném cầu trúng lồng th́ được thưởng và c̣n phải hẹn cưới nhau:

Cầu này là quả thiên duyên,
Đôi ta mà trúng kết nguyền cùng nhau.[6]

Tục Lệ Tỏ t́nh:Trai gái gặp nhau lúc đi làm đồng, lúc đi chợ, hay cùng sang ngang một chuyến đ̣:

Đêm qua trời sáng trăng rầm,
Anh đi qua cửa, em nằm không yên.
Mê anh chẳng phải mê tiền,
Thấy anh lịch sự, có duyên, dịu dàng.
Thấy anh em những mơ màng,
Tưởng rằng đây đấy, phượng hoàng kết đôi.

Chờ chiều hẹn chuyến đ̣ ngang,
Trai làng cùng với gái làng qua sông,
Ngập ngừng câu chuyện bông lông,
Hôm sau thành vợ thành chồng với nhau[7]

Và những lời thề thốt:

Trăm năm ư quyết một ḷng,
Dù ai thêu phụng vẽ rồng mặc ai.
Dẫu cho đá nát vàng phai,
Trăm năm duyên nợ chẳng sai chút nào.[8]

Thủy chung em giữ trọn lời,
Chết th́ chịu chết, ĺa đôi không ĺa.[9]

Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo,
Thất bát sông cũng lội, tam thập lục đèo cũng qua

Sông sâu cá lội mất tăm,
Chín tháng cũng đợi, mười năm cũng chờ.[10]

Tỏ t́nh bằng lời khen:

Cổ tay em trắng như ngà,
Con mắt em liếc, như là dao cau.
Miệng cười như thể hoa ngâu,
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.

Hay bằng lời bầy tỏ mộng ước:

Ước ǵ anh hóa ra chăn,
Để cho em đắp, em lăn, em nằm.[11]

Tục lệ ăn trầu: Trai gái gặp nhau, đă quen thuộc, họ mời nhau miếng trầu, điếu thuốc. Miếng trầu là đầu câu chuyện:

Mẹ em hằng vẫn khuyên răn,
Làm thân con gái chớ ăn trầu người.

Trầu này trầu ái, trầu ân,
Trầu nhân, trầu nghĩa, trầu ḿnh, trầu ta.
Trầu này nhuộm thắm duyên ta,
Đầu xanh cho tới tuổi già không phai.[12]

Tục lệ lấy người cùng làng: Các cô thường nói “Lấy chó trong làng c̣n hơn lấy người sang thiên hạ. Cha mẹ cũng không muốn gả con xa:

Có con mà gả chồng gần.
Có bát canh cần nó cũng mang cho.
Hoài con mà gả chồng xa,
Ăn một bữa cỗ, lội ba quăng đồng.[13]

Tục lệ gả bán:  Có rất nhiều cảnh lấy chồng nghèo, lấy chồng già, lấy chồng quá trẻ, hay chồng không ra ǵ. Hôn nhân xưa "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", là hôn nhân gả bán, nên có biết bao cảnh ngang trái, mà nạn nhân thường là phụ nữ.

 

Dù phải lấy chồng nghèo hay chồng già cũng phải nhẫn nhục chịu đựng:

 

Chồng người xe ngựa người thương,

Chồng em khố rách em chiều em thương.[14]

Vô duyên vô phúc,
Múc phải anh chồng già.
Ra đường người hỏi: rằng cha hay chồng?
Nói ra đau đớn trong ḷng,
Ấy cái nợ truyền kiếp, có phải chồng em đâu.[15]

Hay phải lấy chồng nhỏ tuối hơn: Làm dâu mà như làm vú em nuôi chồng:

Mẹ em tham thúng xôi dền
Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng.
Em đă bảo mẹ rằng đừng,
Mẹ hấm mẹ hứ, mẹ bưng ngay vào.
Bây giờ chồng thấp vợ cao,
Như đôi đũa lệch, so sao cho vừa.

Chồng em th́ thấp một gang
Vắt mũi chưa sạch, ra đàng đánh nhau.
Nghĩ ḿnh càng tủi càng đau,
Trách cha trách mẹ tham giàu khổ em.[16]

Tục lệ Gởi Rể:Anh chàng nghèo lăn lưng vào chỗ no cơm ấm cật. Làm ruộng cho ông bà nhạc vất vả nhưng ăn uống chẳng có ǵ, đă xót ruột v́ cà. Sau mười hai vại cà mà vẫn không được cưới:

Công anh làm rể Chương Đài,
Ăn hết mười một, mười hai vại cà,
Giếng đâu th́ dắt anh ra,
Kẻo anh chết khát v́ cà nhà em.[17]

Tục lệ thách cưới: Trước khi cưới th́ nhà trai phải thăm ḍ xem ư nhà gái thách cưới thế nào. Nếu không lo cho đủ th́ phải hoăn ngày cưới lại:

Em là con gái nhà giầu,
Mẹ cha thách cưới ra màu xinh sao.
Cưới em trăm tấm lụa đào
Một trăm ḥn ngọc, hai mươi tám ông sao trên trời.[18]

Tục lệ Tế Tơ Hồng: Khi xưa tế Tơ Hồng ngay sau khi đón dâu về nhà, và trước khi lễ gia tiên và chào mừng ông bà họ hàng. Tế Tơ Hồng là để tạ ơn ông Tơ chắp mối xe duyên. Nhưng nếu cơm không lành canh không ngọt, th́ lại oán trách ông Tơ:

Tay em nắm lấy tay anh,
Dù ai nói quẩn nói quanh mặc ḷng.
Tay ấy đáng vợ, đáng chồng,
Duyên trời đă định tơ hồng đă xe

Ông Tơ sao khéo đa đoan,
Xe tơ sao khéo vơ quàng vơ xiên.

Bắc thang lên hỏi ông trời,
Bắt ông Nguyệt Lăo đánh mười cẳng tay.
Đánh thôi lại trói vào đây,
Hỏi ông Nguyệt Lăo: Nào giây tơ hồng.[19]

Tục lệ Tam Ṭng: Chế độ “ṭng phu” của Khổng Mạnh đă làm cho đàn ông có đặc quyền. Bổn phận người vợ là chiều chồng nuôi con, và phục tùng ư muốn người chồng trong gia đ́nh:

Vai mang khăn gói theo chồng,
Mẹ kêu mặc mẹ, theo chồng phải theo.

Có con phải khổ v́ con,
Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng.[20]

Con quốc kêu khắc khoải mùa hè,
Làm thân con gái phải nghe lời chồng.
Sách có chữ rằng: “Phu xướng phụ ṭng”.
Làm thân con gái lấy chồng xuất gia,[21]

Tục lệ Mẹ chồng nàng dâu:Cảnh mẹ chồng nàng dâu:

 

Thật thà cũng thể lái trâu,

Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng.

Kể từ hai tám tuổi đầu,
Cha mẹ sở định làm dâu nhà người.
Nói ra sợ chị em cười,
Năm ba trận thảm, chín mười trận cay.
Công việc làm không kịp trở tay,
Ban đêm rau heo, cháo chó,
Ban ngày nhổ cỏ, gánh phân.[22]


Tục lệ Đa Thê:
Nguyên nhân chính là phải có con trai nối dơi tông đường. Cho nên chúng ta không khỏi xót xa, thương cảm cho những số phận không may mắn, phải sống trong cảnh cô đơn ṿ vơ của người đàn bà bất hạnh phải làm lẽ:

 

Có chồng mà chẳng có con,
Cững bằng hoa nở trên non một ḿnh.[23]

 

Chồng giận th́ vợ làm lành,
Miệng cười tủm tỉm rằng anh giận ǵ?
Thưa anh, anh giận em chi?
Muốn cưới vợ bé, em th́ cưới cho.

 

Đêm nằm ṿ vơ
Một xó giường không
Trời ơi, có cực hay không?
Người năm bảy vợ, người không vợ nào!
Lấy chồng làm lẽ khổ thay
Đi cấy, đi cày chị chẳng kể công.
Đến tối chị giữ lấy chồng
Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài.

 

Lấy chồng làm lẽ khỏi lo,

Cơm nguội đầy rá, cá kho đầy nồi.[24]


Hiếu đạo với ông bà cha mẹ: Ngườicon hiếu thảo có ư thức đầy đủ về t́nhcảm và bổn phận của ḿnh đối với cha mẹ. Đó là sự biết ơn cù lao chin chữ: “cha sinh ta, mẹ nuôi ta, thương cha mẹ”[25]

T́nh cảm trong hiếu đạo đă được phô diễn qua ca dao, và diễn tả những ǵ cao cả nhất của tâm hồn:

Ơn cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời, chin tháng cưu mang.

Chiều chiều xách giỏ hái rau,
Ngó lên mả mẹ ruột đau chín chiều.

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra.
Một ḷng thờ mẹ kính cha,
Cho tṛn chữ hiếu mới là đạo con.

Làm người có tổ có tông,
Như cây có cội, như sông có nguồn.

Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

Khôn ngoan nhờ ấm cha ông,
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ.
Đạo làm con chớ có hững hờ,
Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm. [26]

 

T́nh anh chị em:

Người b́nh dân Việt Nam thời xưa xem trọng t́nh anh em hơn t́nh vợ chồng:

Anh em cốt nhục đồng bào,
Vợ chồng như áo mặc vào cởi ra.

Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em ḥa thuận, hai thân vui vầy.

Chị ngă th́ em phải nưng,
Đừng thấy chị ngă, em bưng miệng cười.[27]

Khôn ngoan đá đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.[28]

Hôn nhân hạnh phúc:

Đôi ta là nghĩa tào khang,
Xuống khe bắt ốc, lên đàng hái rau
.

 

Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.[29]

 

Bước vào pḥng học gọi chồng,

Trở ra sắp gánh sắp gồng ra đi,

Không đi th́ chợ không đông,

Đi ra một bước nhớ chồng nhớ con.[30]

 

Chung thủy, không thay chồng đổi vợ:.

Chẳng thà giục mă về không
Không thèm cướp vợ, tranh chồng người ta.
Thay quần, đổi áo th́ xinh
Thay chồng đổi vợ, kẻ khinh người cười. [31]

 

 

T́nh yêu đau khổ:Tuy nhiên nhiều khi yêu nhau mà không lấy được nhau v́ có sự chênh lệch  về gia cảnh, v́ cha mẹ ngăn cấm. Do đó có nhiều trái tim tan nát:

 

Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống ruộng cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em có chồng anh tiếc lắm thay.

Đôi ta như chỉ mới xe,
Như măng mới mọc, như tre mới trồng.
Đôi ta như lúc đ̣ng đ̣ng,
Đẹp duyên mà chẳng đẹp ḷng mẹ cha.

 

Yêu nhau chẳng lấy được nhau,
Mài dao đánh kéo, cạo đầu đi tu.[32]

 

Tương Tư:Nhớ nhung là tâm trạng chung của những người đang yêu cũng được mô tả trong nhiều bài ca dao:

Ai đi đường ấy xa xa,
Để em ôm bóng trăng tà năm canh.
Nước non một gánh chung t́nh,

Nhớ ai, ai có nhớ ḿnh chăng ai?[33]

Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ,
Đêm quên giấc ngủ, ngày mơ tiếng cười.[34]

Phụ t́nh:Khi đă cùng nhau thề thốt, nhưng lại tham vàng bỏ nghĩa, âu duyên mới, nhạt t́nh xưa:

Tham vàng phụ nghĩa ai ơi,
Vàng th́ đă hết, nghĩa tôi vẫn c̣n.

Em xinh như đóa hoa sen
Phận anh bèo bọt chẳng chen được vào.
Bao giờ gió cả, mưa rào
Cho sen ch́m xuống, bèo trèo lên trên.

 

Trách người quân tử bạc t́nh,
Có gương mà để cạnh ḿnh chẳng soi.

Trách người quân tử vô danh,

Chơi hoa xong lại bẻ cành bán rao.[35]

 

 

Kết luận: Ca dao vừa là bài thơ vừa là bản nhạc nói lên cuộc sống truyền thống của dân tộc Việt Nam.[36]Qua ca dao, h́nh ảnh về đời sống xă hội và các phong tục Việt Nam cổ truyền c̣n được thấy lại đầy đủ. Trong cơ cấu kiến trúc xă hội Việt Nam, gia đ́nh là đơn vị căn bản, có vợ chồng, cha mẹ, con cái sống chúng dưới một mái nhà. Các phong tục về chọn vợ gả chồng, về t́nh yêu trai gái và hôn nhân, cũng như lề thói gia đ́nh đều bàng bạc trong ca dao.[37]

 

Ca dao giúp cho người dân có cơ hội bầy tỏ tâm t́nh, giúp cho đạo lư được duy tŕ qua phương tiện truyển khẩu, và cũng giúp cho chúng ta những người thuộc thời đại này hiểu biết về các phong tục cổ truyền đă phần nào mai một.



[1]Nguyễn Tấn Long – Phan Canh, Thi Ca B́nh Dân Việt Nam: Nhân Sinh Quan, Xuân Thu tái bản, t. 30

[2]Phạm Văn Diêu, Văn Học Việt Nam, Quyển Thượng, Tân Việt xuất bản, t. 127

[3]Khang Hy Từ Điển, Nhà Xuất Bản Cửu Châu, 2000, ISBN 7-80114-341-9/G-169

[4]Dương Quảng Hàm: Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Nha Học Chính Đông Pháp xuất bản, Hà Nội 1914, trang 2

[5]Toan Ánh, Nếp Cũ, Hội Hè Đ́nh Đám,Đại Nam xuất bản, Quyển Hạ, t 211

[6]Nt: t. 213.

[7]Toan Ánh: Làng Xóm Việt Nam, Đại Nam xuất bản, t. 63

[8]Nguyễn Tấn Long-Phan Canh, Thi Ca B́nh Dân Việt Nam: Quyển II, Xuân Thu, t.313

[9]Nguyễn Thùy & Trần Minh Xuân: Tinh Thần Việt Nam, Mekong-Tynạn, 1992, t.259

[10]Toan Ánh: Làng Xóm Việt Nam, Đại Nam xuất bản, t. 340

[11]Nt. t. 70

[12]Nt. t. 65

[13]Toan Ánh,t. 71

[14]Nt. t. 85

[15]Nguyễn Thùy & Trần Minh Xuân: Tinh Thần Việt Nam, Mekong-Tynạn, 1992, t.259

[16]Toan Ánh,t. 73

[17]Toan Ánh,t. 351

[18]Nt. t.360

[19]Nt. t. 374

[20]Nguyễn Tấn Long-Phan Canh, Thi Ca B́nh Dân Việt Nam: Quyển II, Xuân Thu, t.149

[21]Nguyễn Tấn Long, t. 472

[22]Toan Ánh, t. 377-393

[23]Phạm Văn Diêu, Văn Học Việt Nam, Quyển Thượng, Tân Việt xuất bản, t. 238

 

[24]Nguyễn Tấn Long, t. 474

[25]Vũ Khiếu: Nho Giáo và Gia Đ́nh, Khoa Học Xă Hội xuất bản, 1995, t. 7

[26]Nguyễn Tấn Long, Quyển II, t. 284, 286, 297

[27]Nt. t. 386-387

[28]Nguyễn Thùy & Trần Minh Xuân: Tinh Thần Việt Nam, Mekong-Tynạn, 1992, t.313

[29]Nguyễn Tấn Long-Phan Canh, Thi Ca B́nh Dân Việt Nam:Toà Lâu Đài Văn Hóa Dân Tộc, Xuân Thu, t.475

[30]Nhất Thanh, Vũ Văn Khiếu: Đất Lề Quê Thói: Phong Tục Việt Nam, Đại Nam xuất bản, t. 76

[31]Nt. t. 77

[32]Toán Ánh: Làng Xóm Việt Nam, Đại Nam xuất bản,, t. 74, 76

[33]Nt. t. 78

[34]Nguyễn Thùy & Trần Minh Xuân: Tinh Thần Việt Nam, Mekong-Tynạn, 1992, t.253

[35]Nguyễn Tấn Long-Phan Canh, Thi Ca B́nh Dân Việt Nam:Toà Lâu Đài Văn Hóa Dân Tộc, Xuân Thu, t.145

[36]Duyên Hạc- Lê Thái Ất: Ngôn Ngữ Việt Nam, Đốc Sự Hành Chánh xuất bản 1996, t. 237

[37]Phạm Văn Diêu, Văn Học Việt Nam, Quyển Thượng, Tân Việt xuất bản, t. 229

 
Page: 1     Lần đọc: 11711 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc