About Us
Main menu
Số truy cập: 12664322
Dan Díu Với Nhiếp-Ảnh
(05/29/08)





Như trên đă đề-cập, cuối năm 1962 tôi nhập ngũ. Trong hơn 5 năm "vơ-nghiệp" (!), tôi thường bỏ túi quần treillis, mang theo đây đó chiếc máy ảnh Kodak Retina IIA, chế-tạo bên Đức, xếp lại thật nhỏ và gọn. Đây là chiếc máy ảnh bố tôi mua tại hiệu Hạ-Long trên đường Trường-Thi, Hà-Nội và đem vào Nam. Tới nay, tôi vẫn c̣n mấy tấm ảnh chụp trong trại Trần-Hưng-Đạo, trước Bộ Chỉ-huy Công-Binh bằng chiếc máy nhỏ nhí đó.

Trong suốt thời-gian tôi ở trong Công-Binh, xếp trực-tiếp của tôi là trung-úy (rồi đại-úy, rồi thiếu-tá) Nguyễn-Văn-Toàn. Ông là một "thiên-tài nhiếp-ảnh" của tôi.

Thật thế. Ông Toàn tốt-nghiệp khóa 12 trường Vơ-bị Liên-quân Đà-Lạt, học Công-Binh tại Fort Belvoir, Virginia bên Mỹ. Ông mua từ Mỹ về chiếc máy ảnh Rolleiflex TLR và hai chiếc máy Ricoh TLR. Chiếc Rolleiflex ông dùng để chụp h́nh chân-dung, h́nh gia-đ́nh, tiệc tùng, h́nh nghệ-thuật... C̣n hai chiếc Ricoh, ông ghép lại bên nhau, với một sợi dây bấm đôi, chụp h́nh stéréo, sau đó ông tráng phim lấy, phóng ảnh lấy, dán hai tấm ảnh bên nhau với khoảng cách được căn sao đó, để khi để vào cái kính xem ảnh stéréo, h́nh nổi ba chiều. Cái kính xem ảnh stéréo cũng do ông tự chế-tạo. Tôi đă được xem hàng trăm tấm ảnh stéréo người và cảnh do ông chụp. Ông chế-tạo lấy dụng-cụ tráng phim bằng một cái lon uống nước bằng nhựa, ngoài sơn đen. Phim cuốn vào lơi, lơi làm bằng chiếc đũa chẻ tách đầu ra làm 4, có hai thanh tre mỏng chéo nhau như chữ thập để giữ phim không xộc xệch; để giữ cho mặt phim không chạm nhau, ông dùng một băng plastic dài, hai bên ŕa có dợn sóng. Ông cũng chế-tạo lấy máy phóng ảnh, làm bằng cái hộp bánh biscuit, có kính tán-quang, có cần vặn lên xuống, ống kính máy phóng lấy ra từ một chiếc máy ảnh 6x6 cũ. H́nh ảnh ông chụp, tráng phim, phóng ra đều rất tốt, không khác ǵ máy móc hiện-đại ở tiệm.


HỌC ẢNH

Khi thấy tôi chụp cả cuộn phim 36 tấm cái được cái không, cái thừa sáng, cái thiếu sáng... đưa ra ngoài rửa th́ tốn tiền, ông bèn chỉ tôi cách thức chế-tạo hộp tráng phim, máy phóng, xuống Mỹ-Quang ở Chợ Cũ mua thuốc ảnh, xuống Hollywood Photo ở đường Tự-Do mua giấy ảnh...

Ông là người chỉ cho tôi những điều sơ-đẳng nhất về chụp ảnh : thế nào là ouverture, là vitesse, là métrage, là composition... và cách ước lượng ánh sáng so với độ nhạy của phim để chụp cho đúng sáng. Ông là người đầu tiên chỉ cho tôi cái mà giới nhiếp-ảnh Mỹ gọi là "rule 16" : vào một ngày trời nắng, bóng đổ sắc cạnh, khẩu-độ 16, tốc-độ bằng 1/ ASA, rồi căn-cứ vào đó mà đóng, mở khẩu-độ, hoặc tăng-giảm tốc-độ để chụp cho đúng sáng. Lư do là thời đó máy đo sáng c̣n là một cái ǵ xa vời lắm với dân tài-tử, người chụp ảnh phải đánh lô-tô bằng cách lẩm nhẩm tính như đ. khấn tiên-sư ! Rồi khoảng 1963-64 tôi mua được loại phim 100 feet, cuốn ra được 18 cuộn 36 tấm, rẻ hơn nhiều... Tôi đốt phim như đốt vàng mă một thời-gian rồi cũng học được cách tính cho "đúng sáng", h́nh thừa sáng, thiếu sáng bớt đi. Tôi làm cái khung in ảnh trực-tiếp từ phim 35 mm xuống tấm giấy ảnh carte postale, 9 ảnh lên một miếng giấy, ảnh chỉ lớn bằng cỡ con tem, nhưng cả cuộn phim 36 tấm chỉ cần 4 tờ giấy ảnh. Tấm nào đẹp lắm mới phóng lên tới cỡ carte postale. Cái khôn nó bó cái khó (!) là như vậy.

Tối, tôi trùm áo poncho hay cái mền dạ lên bàn, lấy đó làm pḥng tối, ở trần trùng trục, chui ra chui vào làm ảnh; trời nóng, mồ hôi đổ ra như tắm nhưng tôi vẫn làm ảnh một cách lư thú. Tôi học ảnh, chơi ảnh như vậy trong suốt thời-gian ở Công-Binh, 5 năm 1tháng 12 ngày !

Sau khi giải-ngũ, năm 1968, đọc báo thấy Nghiệp-đoàn Chủ-nhân các nhà Nhiếp-ảnh Việt-Nam mở lớp huấn-luyện tại trụ-sở Nghiệp-đoàn, 46 bến Chương-Dương, Quận 1 (sau này trở thành Hội-trường Diên-Hồng, trụ-sở của Thượng-Viện VNCH) tôi bèn ghi tên theo học. Đây là lớp huấn-luyện cho người thợ làm ảnh ở tiệm, gọi là nhiếp-ảnh nhà nghề, chú-trọng đến việc chụp ảnh studio, tráng phim, sửa phim, phóng ảnh, sửa ảnh... Giảng-viên là quư vị chủ-nhân tiệm ảnh như quư thầy Minh-Châu, Văn-Vấn, Duy-Hy, Nguyễn-Kỳ, Tạ-Trung-Dơng ... hoặc mấy vị nhiếp-ảnh nghệ-thuật như quư thầy Nguyễn-Cao-Đàm, Nguyễn-Mạnh-Đan, Trần-Cao-Lĩnh, Phạm-Văn-Mùi... Mỗi lớp kéo dài khoảng 4 tháng, mỗi tuần học hai lần. Thời-gian này tôi dùng bộ máy Minolta SRT-101 gồm ba ống kính : 35 mm, 55 mm và 135 mm, máy có quang-kế, không c̣n phải lẩm nhẩm tính nữa.

Học xong hai lớp ở đây, tôi bèn theo học nhiếp-ảnh tại Hội Việt-Mỹ. Thời-gian này là 1969.

Hội Việt-Mỹ trụ-sở số 65 đường Mạc-Đĩnh-Chi, Sài-G̣n, gần như tháng nào cũng có mở lớp Nhiếp-ảnh, lớp Cắm hoa, lớp Anh-ngữ... riêng lớp Nhiếp-ảnh, mỗi lớp kéo dài từ một tới hai tháng, học phí rất nhẹ. Lớp học rất lớp lang, thứ tự, rất bài bản, do các nhiếp-ảnh-gia nghệ-thuật nổi tiếng hướng-dẫn và phần học hành gồm đầy đủ lư-thuyết lẫn thực-hành và Hội Nhiếp-ảnh Việt-Mỹ đă đào-tạo ra nhiều nhiếp-ảnh-gia nổi tiếng, có người quay trở lại làm giảng-viên hướng-dẫn các lớp sau, có người sinh-hoạt ảnh nghệ-thuật... Giảng-viên thời tôi học gồm quư thầy Nguyễn-Cao-Đàm, Nguyễn-Mạnh-Đan, Trần-Cao-Lĩnh, Phạm-Văn-Mùi, Nguyễn-Văn-Thông và Nguyễn-Huy-Trực. Tôi học 5 lớp ở Hội Nhiếp-ảnh Việt-Mỹ, sau đó tôi bắt được công-tác kiều-lộ của USAID, làm ngày làm đêm, tôi không đi học nữa nhưng vẫn thỉnh thoảng tham-dự các buổi săn ảnh, đến nghe hội-thảo, xem chấm thi... Thời-gian này tôi có một bộ Nikon FTn với bốn ống kính : 28 mm, 35 mm, 50 mm và 135 mm; năm 1970, tôi có thêm bộ Mamiya C330 với hai ống kính : 80 mm và 180 mm. Có một thời-gian, tôi mua được chiếc máy Bronica SQ với ống kính 80 mm, v́ không mua được thêm ống kính, tôi bán lại máy này lại cho anh Phan-Thanh-Quư ở Tân-Định (thầy Nguyễn-Huy-Trực sau này cho tôi biết, anh Phan-Thanh-Quư cùng gia-đ́nh vượt biên, gặp nạn và cả nhà thiệt-mạng ngay tại Vũng Tàu).

Năm 1975, khi di-tản, tôi mang theo một bao thư lớn chứa đầy âm-bản gồm những phim chụp ảnh kỷ-niệm, phim đám cưới tôi, phim chụp trong thời gian theo học tại Nghiệp-đoàn Chủ-nhân các nhà Nhiếp-ảnh Việt-Nam, tại Hội Nhiếp-ảnh Việt-Mỹ, phim công-tác tôi chụp một số cầu ở vùng II cho USAID... Tất cả những phim này bị mất tại Phú-Quốc trong khi di-tản, nhưng tôi vẫn đem theo được bộ máy Minolta 35 mm và chiếc máy Minolta Autocord CDS-III cỡ 6x6.

Năm 1976, tại Mỹ, tôi đi làm cho hăng DMJM, chi nhánh ở thành phố El Segundo, trên đường đi làm về, tôi ghé lại El Camino College học lớp nhiếp-ảnh màu : cách tráng phim màu, cách phóng ảnh màu. Tại Việt-Nam tôi cũng như nhiều người khác rất ưa thích ảnh màu, sang đây, phương-tiện ảnh màu rất thịnh-hành và tương-đối rẻ... nhưng sau khi xong lớp ảnh màu, tôi không thấy thích ảnh màu nữa. Thứ nhất là màu sắc không bền, thứ hai là về màu chỉ có hai cách tŕnh bày là làm sao cho "đúng" màu, hoặc làm sao cho thật "lạc màu" (thí-dụ như cross-developping hoặc infra-red color), tôi thấy như phương-tiện bị bó buộc, thêm nữa, việc kiểm-soát nhiệt-độ khi làm ảnh rất nhiêu-khê. Tôi bèn quay sang ảnh đen trắng.

Giữa năm 1976 tôi mua được đầy đủ bộ đồ làm ảnh đen trắng, dù chỉ là bộ máy rẻ tiền, nhưng máu ghiền nổi lên, thỉnh thoảng tôi vẫn chui vào pḥng tắm đóng cửa lại rồi phóng ảnh; thời ấy gia-đ́nh tôi ở trong một căn chung-cư một pḥng tắm ở Norwalk, việc phóng ảnh quả thật là bất tiện.

Ở sở, tôi thường đem ảnh ra xem rồi loay hoay t́m cách sửa chữa, cắt cúp, đem sách ảnh đen trắng ra đọc. Một anh bạn đồng-nghiệp người Mỹ trong sở thấy tôi loay hoay măi, một hôm bảo tôi :

- Nếu thích ảnh đen trắng, anh nên tham-dự một cái workshop của Ansel Adams.

Đây là lần đầu tiên tôi nghe đến workshop của Ansel Adams. Anh bạn cho tôi chi-tiết để hỏi thăm về cái workshop. Tôi điện-thoại đi và nhận được tài-liệu về lớp học, giá-biểu tham-dự là 350 $ đô-la cho hai ngày ruỡi, mà phải lái xe lên tận Yosemite, thêm tiền ăn và ở và phải có máy khổ lớn. Thời ấy, lương xổi của tôi được 1 100 $ một tháng, việc tham-dự workshop đó khỏi cần bàn tới. Thay vào đó, tôi mua được mấy cuốn sách ảnh cũ của Ansel Adams và đọc ngấu nghiến... Ba năm sau, năm 1979, tôi tham-dự lớp đầu tiên, giá-biểu là 450 $. Lớp này mở mắt cho tôi thấy thế nào là sắc-độ của ảnh đen trắng và cách chụp, cách dùng kính lọc, cách đo sáng, cách chọn lọc, cách tính toán, cách tráng phim, phóng ảnh... từ giảng-viên đến học-viên đều dùng máy chụp khổ lớn... nguyên-tắc th́ không có ǵ mới lạ, nhưng kỹ-thuật và phương-pháp, đối với tôi th́ quả là một chân trời rộng mở. Thời này tôi mua được cái máy field cũ cỡ 4"x5" bằng gỗ hiệu Wisner với ống kính cơ-bản 210 mm và 8 cái khung phim. Trong bốn năm liền, tôi theo 4 cái workshop của Ansel Adams. Thường th́ ông Ansel Adams chỉ xuất-hiện ngắn hạn, nói về dăm ba bức ảnh của ông, tŕnh-diễn cách ông dùng máy khổ lớn, cách đo sáng; phần huấn-luyện do các phụ-tá hoặc một hai nhiếp-ảnh-gia danh tiếng do ông mời đến phụ-giảng. Mỗi người tŕnh bày một số ảnh của họ và họ nói về kỹ-thuật và kinh-nghiệm riêng khi sáng-tác.

Từ những workshop này của Ansel Adams, tôi mơ-hồ rút ra được một nhận xét là một nhiếp-ảnh-gia muốn tiến, muốn khá hơn lên, cần một quan-niệm về ảnh (bất kể về đen trắng hoặc màu), hoặc hạn hẹp hơn, về tấm ảnh mà ḿnh sẽ chụp, điều đó quan-trọng hơn là kinh-nghiệm và kỹ-thuật nhiếp-ảnh, v́ kinh-nghiệm và kỹ-thuật ta học được mà quan-niệm th́ ta phải tự ḿnh t́m ṭi, suy nghĩ, lư-luận, khai phá, mà việc này th́ có tính cách cá-nhân, kéo dài suốt cuộc đời nhiếp-ảnh của ḿnh. Và cũng từ đây, tôi học được cái khái-niệm về Zone System.

Sau mấy cái workshop của Ansel Adams, tôi thấy rằng chụp là một chuyện, phóng tấm ảnh đen trắng cho ra hồn lại là một chuyện khác, mà chuyện này rắc rối hơn nhiều. Thế là tôi theo học khoảng 10 cái seminar và workshop về phóng ảnh đen trắng trong khoảng hơn hai năm. Qua những lớp này tôi rút được mấy kinh-nghiệm sau đây : khoảng hai ba lớp, tôi không thấy điều ǵ mới lạ, chỉ là một lớp pḥng tối đen trắng tầm thường, sơ-đẳng mà thôi; một lớp ông giảng-viên bào-chế ra một phương-pháp của riêng ông, đặt theo công-thức, định-đề... thoạt nh́n th́ rất cao-siêu, khoa-học, nhưng thực ra chỉ là một khoác loác to lớn... thực-tế chỉ là một lớp pḥng tối đen trắng thường, tóm lại khoảng 50% là vô ích và uổng tiền. Các lớp c̣n lại, mỗi vị giảng-viên đều có một hay vài điều hay ho mới lạ, tất cả đều nhằm làm sao cho ḿnh đạt được sắc-độ theo ư muốn mà phương-pháp đó lập đi lập lại được và kiểm-soát được. Có ông chú-trọng đến cách t́m tương-phản bằng cách thử giấy, có ông t́m tương-phản bằng hóa-chất, có ông giữ khẩu-độ máy phóng nhất-định mà chỉ thay đổi thời-gian phô sáng... Có ông chú-trọng đến việc thui, che khi phóng ảnh... Có ông chủ-trương thoạt đầu nắm lấy sắc-độ ở vùng sắc-độ nhẹ rồi dùng số giấy để t́m sắc-độ ở vùng sắc-độ đậm, rồi phóng thử để xem sắc-độ tổng-quát; có ông ngược lại. Có ông đặt nặng vấn-đề làm sao nắm được sắc-độ tổng-quát của tấm ảnh để tŕnh ra cái hồn của ảnh... Mỗi ông có một cái hay riêng. Làm sao biết để đừng mất th́ giờ và uổng tiền với những lớp học không có ǵ mới lạ ? Tôi không rơ, chỉ có cách là học qua, so sánh với những lớp ḿnh đă tham-dự. Tóm lại là phải chi rồi mới biết !

(Tiếp theo)
 
Page: 1 2 3 4 5     Lần đọc: 10839 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc