About Us
Main menu
Số truy cập: 12654067
Giới Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam Viết Về Cụ Phạm Văn Mùi
(05/29/08)


Ngày 25-11-1992 là một ngày u buồn cho giới nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, v́ đó là ngày cụ Phạm Văn Mùi, một nhiếp ảnh gia lăo thành của làng ảnh nghệ thuật Việt Nam, ra đi măi măi.

Được tin Cụ Phạm Văn Mùi mất, chúng tôi báo tin chuyền lẫn cho nhau, nghe, mà không ai có thể tin rằng cụ lại có thể ra đi đột ngột như vậy.

Khi được tin cụ đến Mỹ, tháng 2-91, sau 15 năm xa cách, một phái đoàn đại diện Hội Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam gồm các nhiếp ảnh gia Lê Văn Khoa, Lại Hữu Đức, Dương Xuân Phương, Lê Ngọc Minh, Trần Tuấn... đă đến thăm cụ tại tư gia ở Rowland Height, California.  Cụ rất mừng khi gặp lại bạn hữu và học tṛ xưa, và theo lời ái nữ của cụ là chị Vân Bằng cho biết, cụ vui vẻ hẳn lên và không c̣n đ̣i về lại Việt Nam nữa (cụ mới sang được hai, ba tuần... tưởng như không có sinh hoạt ảnh nghệ thuật của người Việt ở hải ngoại, cụ buồn lắm).

Sau đó cụ dời xuống Garden Grove để gần bạn hữu và giới ảnh nghệ thuật hơn.  Chúng tôi đă nhiều lần dẫn các bạn ảnh trẻ nam, nữ đến hầu chuyện cụ và được cụ cho xem các tác phẩm nhiếp ảnh của cụ, được nghe cụ nói chuyện về quan niệm sáng tác, trường hợp nào đă khiến cụ sáng tác những tác phẩm này và cũng nhờ cụ cho ư kiến về khuynh hướng sáng tác nhiếp ảnh đông, tây, kim, cổ...  Tác giả cũng được phỏng vấn cụ vài ba lần về lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam (mà cụ là một trong những người viết nên trang sử đó) và cũng được hân hạnh chụp chân dung cụ, lần đầu và cũng là lần cuối, ngày 8 tháng 3-1992.  Thời gian rảnh rỗi, cụ tham dự những sinh hoạt cộng đồng; cụ đă đến thưởng lăm cuộc triển lăm thường niên của Hội Ảnh năm 1991, 1992, cuộc triển lăm cá nhân của các nhiếp ảnh gia Lại Hữu Đức, Thái Đắc Nhă...

Cụ Phạm Văn Mùi sinh năm 1907 tại Hà Đông.  Cụ bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh năm 1923, đến nay là 70 năm, quả là một cây đại thụ trong làng ảnh.  Thuở cụ mới bước chân vào nhiếp ảnh, ở Việt Nam chưa có mấy người biết chơi ảnh, không có trường da y về nhiếp ảnh... cuốn sách ảnh được coi như tân tiến thời đó là cuốn Prisma, chỉ dẫn những điều căn bản nhắm vào giới ảnh tài tử, do đó những ǵ cụ thu thập được rồi sau này truyền thụ lại cho học tṛ, là những điều cụ phải t́m hiểu lấy, bằng mồ hôi và nước mắt (và cả hầu bao của cụ nữa !).  Thành ra con đường nhiếp ảnh của cụ là con đường dài hơn, gian khổ hơn và cũng đắt tiền hơn con đường chúng ta đi ngày nay.  Những ǵ cụ t́m ra, cụ viết bài, viết sách, phổ biến cho học tṛ, không theo kiểu một số người khác, dấu nghề...

Năm 1952 cụ và một số bạn ảnh thành lập Hội Nhiếp Ảnh Việt Nam tại nhà Hát Lớn thành phố Hà Nội, cụ được bầu làm Chủ tịch.  Năm 1954 Hội Ảnh di cư vào Nam, cụ và bạn hữu vẫn tiếp tục sinh hoạt, ngoài ra cụ c̣n dạy nhiếp ảnh tại trường Bách Khoa B́nh Dân, tại Hội Việt Mỹ và lớp ảnh chuyên nghiệp do Hội Chủ Nhân Các Nhà Nhiếp Ảnh Việt Nam bảo trợ.  Học tṛ của cụ lên đến con số mấy ngàn người.  Cụ cũng viết nhiều bài tham luận, phê b́nh và phổ biến kỹ thuật nhiếp ảnh.  Ngoài nhiếp ảnh, cụ c̣n là một họa sĩ tài hoa và cụ c̣n là một thi sĩ có ḷng yêu quê hương đất nước nồng nàn nữa.  Cụ đang sửa soạn trong năm 1992 sẽ xuất bản một cuốn sách ảnh cùng thơ do cụ sáng tác 70 năm qua, bằng tiếng Việt, Anh, Pháp và tổ chức một cuộc triển lăm.  Hội Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam cũng định tổ chức một buổi nói chuyện để cụ đàm đạo cùng giới ảnh trẻ Việt Nam tại miền Nam California.

Cụ Phạm Văn Mùi đă đoạt nhiều huy chương cao qúy ở những trung tâm nhiếp ảnh lớn của thế giới như : huy chương vàng tại Pakistan (1962), Chile (1962), Brasil (1963),Pháp (1964), huy chương bạc tại Pháp (1962), Singapore (1963), huy chương đồng tại Ư (1963), giải danh dự tại Hồng Kông (1961, hai giải), Singapore (1964) và một số bằng tưởng lệ danh dự...  Cụ có một bộ ảnh được Viện Bảo Tàng Brasil trưng bày thường trực tại Rio de Janeiro.

Khi cụ mất, cụ để lại một khoảng trống không có ǵ thay thế nổi trong giới ảnh nghệ thuật.  Mọi người trong làng ảnh đều thể hiện niềm luyến tiếc khôn nguôi đó, dù là bạn cũ, bạn mới, học tṛ hay kể cả những người chưa được cái hân hạnh là học tṛ của cụ.  Chúng tôi nói chuyện cùng những nhiếp ảnh gia thân hữu của cụ, học tṛ trực tiếp cũng như những học tṛ gián tiếp của cụ, xa hoặc gần, đúc kết những ư tưởng chính trong những hàng sau đây, danh tính xắp theo mẫu tự :


Nhiếp ảnh gia NGHIÊM VĨNH CẦN :

Cụ Phạm Văn Mùi không những là một nhiếp ảnh gia, một chuyên viên pḥng tối tài giỏi, mà cụ c̣n là một họa sĩ tài hoa nữa.  Với tư cách một họa sĩ sau những ngày ở trường Mỹ Nghệ Hà Nội, tôi được biết cụ Mùi qua mấy ông bạn họa sĩ và biết rằng thời đó cụ Mùi có cái pḥng vẽ ở Gia Định.  Qua hội họa rồi qua nhiếp ảnh, tôi được biết cụ Mùi là người rất cẩn thận, ngay thẳng, tri và hành về nhiếp ảnh rất sâu rộng.  Thời đó cụ dùng máy Leica và được bạn bè tặng tước hiệu là ông Vua Leica, cụ cũng dùng máy Zeiss Ikonta (như cụ Vơ An Ninh đây) và Rolleiflex, trước khi cụ dùng đến cái Linhoff 6 x 9.

Tôi thật bàng hoàng khi được cụ Nguyễn Đức Hồng báo tin là cụ Mùi vừa mất.  Tôi lên đây trước là để chia buồn cùng tang quyến, sau là để tiễn đưa cụ Mùi về miền tiên cảnh...


Nhiếp ảnh gia PHƯƠNG CHÂM :

Tôi tuy là giới nhiếp ảnh đi sau, nhưng tôi đă được hân hạnh hầu chuyện cùng cụ Phạm Văn Mùi vài lần.  Cụ rất điềm đạm, thân mật, hỏi han về chuyện sáng tác, triển lăm...  Cụ có những nhận xét và những lời khuyên rất quư giá.  Tôi rất kính phục cụ về sự giúp đỡ của cụ đối với các đàn em trong ngành ảnh :  cụ đă tặng nhiếp ảnh gia L. N. M. cuốn sách "Kỹ thuật Pḥng tối Đặc biệt" do cụ viết, c̣n nhờ ông này phổ biến cho các bạn ảnh khác... điều đó chứng tỏ rằng, không những cụ trực tiếp hướng dẫn nhiếp ảnh cho đàn em, mà cụ c̣n gián tiếp giảng dạy cho đàn em nữa.

Cụ Phạm Văn Mùi mất đi là một mất mát lớn lao cho ngành ảnh nghệ thuật nói chung, cho những người được hân hạnh là học tṛ của cụ nói riêng và là một cái tang chung cho giới văn học nghệ thuật của người Việt nữa.


Nhiếp ảnh gia KHƯU TỪ CHẤN :

Tôi được quen biết cùng cụ Mùi đă lâu và đă nhiều lần đi chụp cùng cụ.  Cụ thường nhắc nhở cho các bạn ảnh mới những góc cạnh đẹp cùng những chủ điểm bắt mắt để thu h́nh.  Cụ rất sẵn ḷng và tận tâm hướng dẫn đàn em.

Cụ tự học về nhiếp ảnh cho đến thành công và chứng tỏ được sự thành công đó trên đấu trường quốc tế.  Cụ rất thận trọng khi thu h́nh; nếu không có ǵ đáng chụp th́ cụ thà về tay không chứ không chịu thu vào ống kính những ǵ không đáng chụp.  Nhưng rất ít khi cụ về tay không lắm.  Không có h́nh ảnh đẹp nào, dù tiềm ẩn, có thể thoát được sự quan sát kỹ lưỡng của cụ.  Cụ thấy đấy, nh́n ra và chỉ cho đàn em thu h́nh...

Cụ luôn luôn điềm đạm, nhă nhặn, vui vẻ khi tiếp xúc với mọi người, bất kể thân hay sơ, do đó ai cũng kính và mến cụ, dù chỉ mới gặp cụ.  Cụ có một trí nhớ phi thường.

Tôi dự tính năm tới du hành qua Mỹ, sẽ đến thăm cụ cùng bạn ảnh bên Mỹ... nhưng dự tính đó, tiếc thay, đă không c̣n trọn vẹn nữa...


Nhiếp ảnh gia NGUYỄN CAO-ĐÀM :

Chúng tôi cùng anh Phạm Văn Mùi có nhiều kỷ niệm vui buồn, không bao giờ quên được qua suốt mấy chục năm hoạt động sát cánh cùng nhau trong ngành nhiếp ảnh.

Chúng tôi biết nhau tại Hà Nội qua nhiếp ảnh và cùng nhau đi sáng tác cũng như chia xẻ các t́m ṭi, khám phá... v́ bấy giờ tài liệu kỹ thuật hiếm hoi, nhiếp ảnh là một bộ môn tương đối mới tại Việt Nam nên nếu tự ḿnh không khai phá th́ không có ai hướng dẫn chỉ bảo cho cả.  Trong những nỗi khó khăn đó, chúng tôi luôn luôn có nhau.

Rồi anh em chúng tôi kết hợp nhau được 21 người, triển lăm chung tại nhà Hát Lớn Hà Nội, rồi thành lập Hội Nhiếp Ảnh Việt Nam năm 1952.  Vào Nam năm 1954, chúng tôi vẫn tiếp tục hoạt động nhưng đồng thời cũng đem kinh nghiệm riêng ra hướng dẫn các bạn ảnh mới, nhằm bành trướng bộ môn ảnh nghệ thuật bằng cách dạy nhiếp ảnh ở trường Bách Khoa B́nh Dân, ở Hội Việt Mỹ, ở Hội Ảnh Chuyên Nghiệp...

Ở bất cứ vị trí nào, người nghệ sĩ nhiếp ảnh hay nhà giáo dục nhiếp ảnh, anh Phạm Văn Mùi cũng tỏ ra là một người tài cán lỗi lạc, tận tâm tận lực, hết ḷng, hết sức giúp đỡ các bạn ảnh trẻ tuổi ham học hỏi về nhiếp ảnh và đă từng giúp nhiều người tạo được tiếng tăm trên thế giới.  Sáng tác của ảnh Phạm Văn Mùi luôn luôn thể hiện phần kỹ thuật cao, phần nội dung sâu sắc và phần mỹ thuật rất phong phú...  Đối với bạn bè, anh là một người bạn rất tín nghĩa, đối với học tṛ, anh là một bậc thầy khả kính, đối với nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam anh là một trong số những người đi hàng đầu, mở đường khai lối.

Anh Phạm Văn Mùi mất đi là một mất mát khôn cùng cho bộ môn ảnh nghệ thuật của Việt Nam, bởi v́ trong nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam có Phạm Văn Mùi và trong Phạm Văn Mùi có ảnh nghệ thuật Việt Nam.


Nhiếp ảnh gia LẠI HỮU ĐỨC :

Cụ Phạm Văn Mùi quả là một tấm gương sáng về sự thanh cao và ḷng tận tụy gây dựng ngành ảnh nghệ thuật của Việt Nam.  Cụ rất cẩn thận trong nhiếp ảnh, từ lúc chụp đến tráng phim, đến làm ảnh... lúc nào cụ cũng thận trọng... nhiếp ảnh với cụ như là một tôn giáo.  Cụ nắm vững kỹ thuật nhiếp ảnh cũng như chế biến hoá chất trong nhiếp ảnh... và cụ phổ biến tất cả những kỹ thuật đó cho mọi người, ai cần cụ giúp đỡ, cụ sẵn ḷng liền, nhiều khi bận việc nhà, cụ cũng bỏ công việc để giúp những ai t́m đến cụ.

Về bố cục và kỹ thuật chụp, cụ rất khắt khe với chính cụ; bố cục của cụ là bố cục cổ điển, thường là loại bố cục khó nhất của nhiếp ảnh; sắc độ trong ảnh của cụ rất phong phú, trong nhiều trường hợp, zone system cũng chỉ được đến như thế thôi.

Cụ mất đi là một mất mát lớn cho nhiếp ảnh Việt Nam, học tṛ của cụ mất đi một bậc thầy khả kính và mất đi một tấm gương sáng về ḷng ngay thẳng, thanh cao...


Nhiếp ảnh gia NGUYỄN HỌC HẢI :

Tôi được hân hạnh xem ảnh của cụ Phạm Văn Mùi vài lần, được cụ dẫn giải cho trong điều kiện và kỹ thuật nào cụ đă thực hiện những tác phẩm nhiếp ảnh đó.  Đó quả là những bài học và những kỷ niệm kỳ thú.  Tôi cũng được dịp chụp chân dung của cụ vào tháng 3-92, chân dung đó bây giờ trở thành bức chân dung quư giá của tôi...

Tôi cũng thích thú theo dơi những bài thơ do cụ sáng tác, bài nào cũng đậm ư t́nh quê hương, dân tộc, đất nước...  Xa nhà, lúc nào cụ cũng hướng tâm tư về cố quốc...  Cụ cho tôi biết, cụ dự tính du hành một chuyến sang Canada, Âu châu, rồi cụ sẽ về Việt Nam, nơi mà bẩy chục năm qua, cụ đă dùng phương tiện nhiếp ảnh và thơ văn, ca tụng t́nh và cảnh mỹ miều của đất nước.


Nhiếp ảnh gia ĐỖ ĐỨC HIỂN :

Gia nhập làng ảnh nghệ thuật Việt Nam vào giữa thập niên 60, tôi được vinh dự biết cụ Phạm Văn Mùi, v́ bấy giờ cụ phụ trách về kỹ thuật pḥng tối qua những lớp hướng dẫn nhiếp ảnh do Hội Việt Mỹ tổ chức.

Trong dịp này tôi được biết về một khía cạnh đặc biệt của cụ Mùi : cụ là một người rất ngăn nắp, trật tự, tư tưởng nghệ thuật rất cổ điển và nhất là quan niệm nhiếp ảnh của cụ th́ chắc như đinh đóng cột, không ai có thể thay đổi cảm nghĩ của cụ được và cụ cũng rất cương trực khi bày tỏ cảm nghĩ của ḿnh.

Thời bấy giờ đa số chúng tôi dùng máy ảnh 35 ly v́ máy cũng đă khá tối tân và rất thịnh hành, nhưng theo cụ Mùi th́ muốn có ảnh đẹp phải dùng máy cỡ trung 6 x 6 cm trở lên, v́ âm bản lớn dễ phóng hơn và phẩm chất tốt hơn.  Nhận định của cụ rất hợp lư, chúng tôi sau đó đa số chuyển sang dùng máy 6 x 6.

Cụ Mùi cũng rất quan tâm về kỹ thuật tráng phim, theo cụ, nếu không có âm bản tốt th́ đừng mong có được tác phẩm.  Cũng v́ lư do đó cụ đă sưu tầm được rất nhiều bài thuốc tráng phim, tráng giấy hay và truyền bá lại cho chúng tôi.  Những bài thuốc này pha chế công phu, phải đi mua từng hóa chất (có thứ rất hiếm), cân đong cho đúng phân lượng, phải pha từng chất cho hoà tan trong nước nóng, để nguội, lọc rồi cất trong tủ lạnh...  Chúng tôi thuộc thành phần "làm biếng" nên chỉ chạy ra chợ trời mua lon thuốc tiền chế, về nhà đổ nước vào, quậy rồi dùng.  Cụ Mùi thấy vậy chỉ biết lắc đầu chào thua đám đệ tử láo lếu.

Khi bắt tay vào việc phóng ảnh, cụ Mùi lại càng tỏ ra nghiêm khắc hơn : sắc độ của ảnh phải xúc tích, đen ra đen, trắng ra trắng, xám ra xám, cụ không chấp nhận sắc độ kiểu "nước dưa".  Ảnh phóng xong phải được chấm sửa cẩn thận và cụ rất tỉ mỉ trong việc t́m ṭi những khuyết điểm, dù là rất nhỏ, trong kỹ thuật phóng ảnh.

Với những nghiêm khắc trong việc giảng dạy, cụ Mùi đă cho chúng tôi những bài học quư báu khi chụp cũng như khi làm pḥng tối v́ chúng tôi trở nên thận trọng hơn và đó chính là một yếu tố giúp chúng tôi thành công về sau này khi tham dự các cuộc thi nhiếp ảnh nghệ thuật, v́ nếu không cẩn thận chúng tôi sẽ không sao thoát khỏi cái "máy chém" của cụ trong ban giám khảo.

Cụ Mùi mất đi là một thiệt tḥi lớn cho làng ảnh nghệ thuật Việt Nam.  Gương sáng của cụ cũng như những đóng góp của cụ cho làng ảnh nghệ thuật Việt Nam đă đưa môn ảnh nghệ thuật Việt Nam lên một vị trí cao trên ảnh trường thế giới và sẽ c̣n được các thế hệ nhiếp ảnh sau này biết ơn và nhắc nhở đến măi măi...


Nhiếp ảnh gia NGUYỄN ĐỨC HỒNG :

Tôi hoạt động về nhiếp ảnh cùng cụ Mùi từ những năm xa xưa lắm rồi, ở Hà Nội.  Năm 1952, khi thành lập Hội Nhiếp Ảnh Việt Nam th́ cụ Mùi là Hội Trưởng, c̣n tôi là Tổng Thư Kư của Hội.   Năm 1954 khi Hội Ảnh di chuyển vào Nam th́ chúng tôi c̣n sinh hoạt nhiều hơn nữa :  triển lăm, mở lớp để truyền bá ảnh nghệ thuật ở trường Bách Khoa B́nh Dân, ở Hội Việt Mỹ, ở Hội Ảnh Chuyên Nghiệp v.v... nơi nào cụ cũng hăng say hoạt động, giúp đỡ tất cả mọi người không phân biệt mới cũ...

Cụ Mùi là một tấm gương sáng về lương tâm chức nghiệp và tinh thần bất vụ lợi.  Cụ là một người mà ai cũng thương, cũng yêu, cũng kính, cũng nể.  Cụ mất đi là một thiệt hại lớn cho làng ảnh nghệ thuật Việt Nam.


Nhiếp ảnh gia BÙI QUƯ LÂN :

Giới nhiếp ảnh ngoài Bắc ngày trước cũng không có nhiều, nên thường là quen biết nhau cả.   Như chúng tôi với ông Mùi và các bạn ảnh khác thường hay đi chùa Trầm, chùa Thầy, Láng hay các danh lam thắng cảnh khác ở ngoài Bắc, từ những năm 1948, triển lăm với nhau nhiều lần ở Hà Nội, thành lập Hội Nhiếp Ảnh Việt Nam v.v...  Sau này khi vào Nam, chúng tôi cũng vẫn c̣n sinh hoạt sát cánh với nhau; thời đó anh em chúng tôi đều dùng máy cỡ nhỏ 24 x 36 hay là cỡ 6 x 6... nên cần phải cẩn thận lắm về phương diện kỹ thuật để giữ được phẩm chất của cỡ phim nhỏ.   Về phương diện chụp hay kỹ thuật pḥng tối th́ cả hai khía cạnh, ông Mùi đều trứ danh cả.

Ông Mùi c̣n dạy nhiều học tṛ, viết bài và sách báo, phổ biến về kỹ thuật nhiếp ảnh và kỹ thuật pḥng tối, đưa phong trào ảnh nghệ thuật Việt Nam lên một vị trí quan trọng hơn...

Ông Mùi mất đi quả là một mất mát lớn cho giới ảnh nghệ thuật nói chung và cho bạn bè như chúng tôi nói riêng...


Nhiếp ảnh gia LÊ-NGỌC-MINH :

Tôi là người đă có cơ may được học hỏi khá nhiều về nhiếp-ảnh nơi cụ, nhưng lúc nào cũng có điều tiếc vô cùng là chưa được cái hân hạnh học hởi nhiều hơn nơi cụ.  Năm 1968 tôi theo học cụ ở Hội Ảnh Nhà Nghề, chụp h́nh hay "phá bố cục", "phá sắc độ", lại c̣n hay đem hỏi cụ, được cụ nhẫn nại phê b́nh và chỉ dẫn thêm cho về bố cục và sắc độ... từ đó đến nay đốt biết bao nhiêu phim và giấy rồi, mà cũng... chưa nên người.

Về phương diện thu h́nh, tráng phim, phóng ảnh... việc nào cụ cũng làm một cách trang trọng, cẩn thận.  Bố cục trong ảnh của cụ là loại bố cục cổ điển, cách khó nhất của bố cục.  Mỗi tác phẩm nhiếp ảnh của cụ đều thể hiện một góc cạnh đặc biệt nào đó về dân tộc tính, phản ảnh được nhân sinh quan, phong tục, tập quán của con người Việt Nam.  Ảnh nào của cụ cũng có một nội dung phong phú, một t́nh yêu người, yêu cảnh, yêu quê hương... dạt dào.  Từ cách chọn chủ đề, bối cảnh, đến cách dùng ánh sáng, cách bố cục, cách nâng hay hạ sắc độ sao cho hợp với ư t́nh của tấm ảnh mà vẫn tŕnh bày được chi tiết... tác phẩm nào cũng trau chuốt, óng nuột...

Về hóa chất trong nhiếp ảnh và kỹ thuật pḥng tối, cụ rành rẽ vô cùng, cụ chế ra công thức hai nước thuốc để trị tương phản (xin ghi nhớ, cụ khám phá ra hồi cuối 50, đầu 60...) áp dụng vào bộ ảnh Mái Tóc của cụ, đem về cho cụ mấy huy chương vàng, một số bằng danh dự, và một chỗ đứng trang trọng trong bảo tàng viện Rio de Janeiro, Brazil.

Không những là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng, cụ c̣n là một họa sĩ tài hoa, một thi sĩ với ḷng yêu quê hương tổ quốc nồng nàn và một người viết bài, viết sách kỹ thuật nhiếp ảnh không mỏi tay.

Cụ Phạm Văn Mùi mất đi là một mất mát lớn cho làng ảnh nghệ thuật Việt Nam.


Nhiếp ảnh gia THÁI-ĐẮC-NHĂ :

Tôi được quen biết cùng cụ Mùi đă lâu và đă nhiều lần đi chụp cùng cụ.  Cụ thường nhắc nhở cho các bạn ảnh trẻ những góc cạnh đẹp, cùng những điểm bắt mắt để thu h́nh.  Cụ rất sẵn ḷng và tận tâm hướng dẫn đàn em.

Cụ tự học về nhiếp ảnh cho đến thành công và chứng tỏ được sự thành công đó trên đấu trường quốc tế.  Cụ rất thận trọng khi thu h́nh; nếu không có ǵ đáng chụp th́ cụ thà về tay không chứ không chịu thu vào ống kính những ǵ không đáng chụp.  Nhưng rất ít khi cụ về tay không lắm.   Không có một h́nh ảnh đẹp nào -dù tiềm ẩn- có thể thoát được sự quan sát kỹ lưỡng của cụ.  Cụ thấy đấy, nh́n ra và chỉ cho đàn em thu h́nh...

Cụ luôn luôn điềm đạm, nhă nhặn, vui vẻ khi tiếp xúc với các bạn ảnh, bất kể thân hay sơ, do đó ai cũng kính và mến cụ, dù chỉ mới sơ giao.  Cụ có một trí nhớ phi thường, dù tuổi cao cũng không làm nhạt nhoà đi chút nào...

Ảnh của cụ là một kết hợp của những băn khoăn, t́m kiếm, thai nghén... cộng thêm những yếu tố kỹ thuật cao, nội dung sâu sắc và mỹ thuật tuyệt vời.  Thí dụ như bộ ảnh "Mái Tóc" của cụ, mỗi tấm một vẻ, nhưng cả ba cộng lại là một tuyệt tác phẩm tràn đầy dân tộc tính, vô cùng độc đáo...  Tác phẩm "Nhà Học Giả" của cụ lại có một kỹ thuật bố cục lạ, một đề tài cổ mà tân, tạo ấn tượng mạnh, khác thường...


Nhiếp ảnh gia VƠ-AN-NINH :

Tôi quen biết với anh Phạm Văn Mùi đă lâu lắm rồi, chúng tôi không những cùng tuổi, lại c̣n cùng một sở thích là nhiếp ảnh nên thân nhau lắm.  Hai anh em, từ những ngày xa xưa ở ngoài Bắc, cùng đi chụp với nhau, cùng t́m hiểu, cùng học hỏi, cùng khám phá với nhau...  Tôi th́ đi lại nhiều, từ cực Bắc cho đến cực Nam Việt Nam, anh Mùi th́ ít có cơ hội đi như tôi, nhưng anh Mùi dạy nhiều học tṛ, nhiều lắm.  Sau năm 75 chúng tôi có gặp nhau nhiều lần, rồi anh Mùi đi Mỹ, chúng tôi có làm tiệc tạm biệt, tưởng là sẽ không c̣n dịp gặp nhau nữa,... chúng tôi ai nấy cũng nhiều tuổi rồi... vậy mà sang đến đây, chúng tôi cũng c̣n cơ hội gặp nhau lại, ở San Diego, ở Garden Grove, vậy cũng c̣n là may lắm.  Nay chẳng may anh Mùi đi trước, tôi đâm ra mất người bạn thân nhất...

Tính t́nh anh Mùi rất điềm đạm, làm ǵ cũng cẩn thận, năng giúp đỡ bạn bè, do đó ai cũng kính nể.  Ngoài cái kỹ thuật pḥng tối rất tài t́nh, anh Mùi c̣n là một nhà phê b́nh, biên khảo và lư luận rất sắc bén...


Nhiếp ảnh gia DƯƠNG XUÂN PHƯƠNG :

Tôi được hân hạnh học cụ Phạm Văn Mùi mấy lớp về cách chụp và làm pḥng tối ở Hội Việt Mỹ.  Lúc nào cụ cũng coi trọng vấn đề mỹ thuật trong ảnh và đặc biệt là kỹ thuật chụp tĩnh vật của cụ như hoa lan, hoa quỳnh, trầu, cau... th́ quả là siêu đẳng.

Cụ rất thận trọng trong bố cục, ánh sáng, sắc độ... bất cứ cái ǵ cụ đụng đến cụ cũng đưa nó lên hàng nghệ thuật.  Cụ rất khe khắt với chính cụ, công việc t́m ṭi, khảo cứu, cụ ghi chú lại rất rơ ràng, sau này dùng đó làm tài liệu truyền thụ kiến thức lại cho học tṛ...

Cụ rất ngay thẳng và thương yêu học tṛ, sẵn ḷng giúp đỡ nếu có ai gặp khó khăn, t́m đến cụ.   Tổng số học tṛ của cụ lên đến vài ngàn người.


Nhiếp ảnh gia NGUYỄN THANH SƠN :

Tôi chưa từng được học hỏi cụ Mùi, nhưng tôi rất kính trọng cụ ở khả năng nhiếp ảnh và tôi rất cảm động khi biết cụ tặng một cuốn "Kỹ thuật Pḥng tối Đặc biệt" cho ông tổng thư kư của Hội Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam để ông tùy nghi phổ biến cho các bạn ảnh mới, điều đó làm tôi rất kính nể...

Tôi được gặp cụ lần đầu tiên khi cụ vừa tới Mỹ, tháng 2 năm 1991 và đă có cảm t́nh cộng thêm với sự kính phục v́ lối nói chuyện và phong thái nhàn nhạ, ung dung, xuề xoà, thân mật của cụ.

Rồi sau đó tôi c̣n được tiếp chuyện với cụ nhiều lần, mỗi lần gặp, cũng như qua những giai thoại do bạn bè kể lại, tôi lại càng thấy ở cụ một nhân vật khả kính và khả ái...


Nhiếp ảnh gia NGÔ THANH TÙNG :

Tôi được cái hân hạnh phỏng vấn cụ Phạm Văn Mùi mấy lần ở Garden Grove.  Cụ thận trọng trong lời nói, nhưng lời nói và cách đối xử của cụ rất thân t́nh, tính t́nh cụ xuề xoà, thoải mái.

Cụ nhận định rất phải chăng và chính xác về các khuynh hướng nhiếp ảnh, về các hướng đi chính trong ảnh nghệ thuật Việt Nam.  Cụ cho tôi biết nhiều dữ kiện về những hoạt động sơ khởi của ngành nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam, giai đoạn mà tôi ít tài liệu hơn cả.  Cụ có một trí nhớ phi thường và là một cuốn tự điển sống về nhiếp ảnh.  Cụ tôn trọng cá tính của mỗi nhiếp ảnh gia, nhận xét của cụ rất công bằng, chừng mực, không phê b́nh, chỉ trích ai...

Như tôi được thấy, cụ là một nghệ sĩ toàn bích : chụp h́nh cụ giỏi th́ đă đành, công tác kỹ thuật pḥng tối cụ cũng chẳng kém ai, ngoài ra cụ c̣n sáng tác thơ, hội hoạ... và viết những bài kỹ thuật nhiếp ảnh rất hấp dẫn, mặc dù đề tài kỹ thuật rất khô khan...

 

                        x

Một trong những ưu tư của cụ Phạm Văn Mùi trong thời gian hai năm vừa qua -thời gian mà tôi gặp lại cụ sau gần hai chục năm xa cách- là làm sao phát triển được bộ môn ảnh nghệ thuật của Việt Nam nơi xứ người.  Qua những lần hầu chuyện cụ, tôi thường được cụ khuyên nhủ nên cố gắng hướng dẫn các bạn ảnh trẻ, đừng để nhiếp ảnh Việt Nam Hải Ngoại rơi vào quên lăng.

Cụ có nói với chúng tôi, khi nào đi săn ảnh nhớ báo để cụ đi cùng; nhưng thường thường chúng tôi đi săn ảnh cả ngàn mai, kéo dài hai, ba, có khi đến bốn ngày... lên núi cao 11 ngàn feet, vào trong sa mạc nóng chết người, hay lội bộ trong những Ma Trấn (Ghost Town) bở hơi tai... sợ cụ mệt nên không giám mời cụ.  Chờ măi không thấy chúng tôi báo, có lần cụ than với tôi :

-          Hội Ảnh các anh ít đi săn ảnh quá !

Một số bạn ảnh nói cùng cụ là những đề tài dân tộc của Việt Nam khó t́m ở bên Mỹ quá...  Cụ khuyến cáo :

-          Không nhất thiết là chúng ta cứ phải chụp cảnh, chụp người Việt Nam...  Tất nhiên là cảnh Mỹ không giống cảnh Việt, nếu ta chụp ép cho giống như cảnh VN th́ đúng là ảnh bị gượng ép, không nên.  Sẵn có cảnh nước Mỹ bao la, đẹp đẽ... chúng ta nên khai thác những h́nh đó, với con mắt nh́n của người VN, tưởng cũng nên lắm vậy, vả lại cũng c̣n những loại đề tài khác, chỉ sợ chúng ta chưa chịu t́m ṭi khai thác đấy thôi...

Lời khuyên nhẹ nhàng của cụ đáng để chúng ta suy ngẫm.

Hội Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam tại Hải Ngoại đang chuẩn bị để mời cụ nói chuyện cùng các bạn ảnh trẻ về một số đề tài nhiếp ảnh và mở những cuộc mạn đàm, hội thảo...  Những dự tính đó -tiếc thay-chưa và sẽ không c̣n bao giờ được thành tựu.

Trong buổi họp mặt Tất Niên của Hội Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam tại Câu Lạc Bộ Nhiếp Ảnh, thành phố Westminster ngày 10-1-1993, các nhiếp ảnh gia của Hội Ảnh cùng thân hữu đă đốt nén hương ḷng, tưởng nhớ lại những đóng góp và thành quả mà nhiếp ảnh gia Phạm Văn Mùi đă đạt được trong 70 năm sinh hoạt nhiếp ảnh.  Niềm luyến tiếc xâu xa và sự mất mát không cùng về sự ra đi của cụ, không phải chỉ là những ư nghĩ của các bạn ảnh Việt Nam quốc nội cũng như quốc ngoại, mà c̣n là của chung những người Việt Nam yêu  chuộng bộ môn nhiếp ảnh nữa.
 
Page: 1     Lần đọc: 1270 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc