About Us
Main menu
Số truy cập: 12671997
Nhiếp-Ảnh-Gia Nguyễn-Cao Đàm Triễn-Lăm Ảnh Tại California
(05/29/08)


Nhiếp ảnh gia Nguyễn Cao Đàm vừa thực hiện một cuộc triển lăm ảnh nghệ thuật đồ sộ tại pḥng sinh hoạt Thế Kỷ vùng Tiểu Saigon, thành phố Westminster, miền Nam California, từ 14 đến 24-2-1992.

Cuộc triển lăm được khai mạc hồi 6:00 giờ chiều ngày Thứ Sáu 14-2-92 với sự hiện diện đông đảo của các thân hữu, một số văn nghệ sĩ quận Cam và các bạn ảnh của Hội Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam.

Mở đầu buổi lễ, nhà báo Đỗ Ngọc Yến đă giới thiệu nhiếp ảnh gia Nguyễn Cao Đàm, là một nhiếp ảnh gia lăo thành đă dành đến nửa đời người gây dựng và cống hiến cho ngành ảnh nghệ thuật Việt Nam.  Cụ vừa từ Úc đến thăm Hoa Kỳ và đặc biệt là Quận Cam, nơi cụ có nhiều thân hữu.

Đây chỉ là một số trong số các tác phẩm mà nhiếp ảnh gia Nguyễn Cao Đàm thực hiện trong thời gian hơn bốn chục năm lăn lộn với nhiếp ảnh.  Trong thời gian ở Úc, nhiếp ảnh gia Nguyễn Cao Đàm đă thực hiện một cuộc triển lăm ở Bankstown City Library (Sydney, từ 4 đến 31-5-91) và đây là lần đầu tiên cụ triển lăm trên đất Mỹ.

Cuộc triển lăm được chia làm ba phần, theo từng loại đề tài, là "Bàn Tay Trong Cuộc Sống", "Phong cảnh Ba Miền đất Việt" và "Đề tài tự do".

Trong chủ đề bàn tay, khách thưởng lăm được dẫn giắt theo từng tác phẩm, tŕnh bày bàn tay của một em bé sơ sinh vân vê bầu sữa mẹ, cho đến khi khôn lớn hơn, chơi đùa với bạn bè, học hành... bàn tay băn khoăn, thao thức, lao động lúc vào đời, bàn tay thù tạc, bàn tay răn dạy, bàn tay khuyên bảo, bàn tay giận dữ, bàn tay bao dung, bàn tay đạo hạnh... và đến gần cuối cuộc đời, bàn tay thúc thủ.  Nhưng bàn tay thúc thủ chưa phải là hết, ngay liền sau đó, tre già măng mọc, ta lại thấy bàn tay nối tiếp bàn tay...

Khách thưởng lăm sau đó được dẫn dắt về miền Bắc Việt Nam, quê hương của tác giả, nơi mà cụ đă xa cách mấy chục năm trường...  Từ nơi Cao Đàm Ảnh Ấn phố Cầu Gỗ Hà Nội, studio của tác giả trước những năm 55, nh́n qua trước mặt là Hồ Hoàn Kiếm, có Tháp Rùa ẩn hiện trong sương, có bóng cây la đà, có Đền Ngọc Sơn, có cầu Thế Húc cong cong... Mặt nuớc Hồ Gươm bao giờ cũng xanh, màu xanh cẩm thạch, màu xanh của đợi chờ, của hy vọng một ngày mai sáng sủa.  Khách được dẫn đi thăm trường Trưng Vương với những nữ sinh áo dài thướt tha trong nắng (1949), đi thăm đám mục đồng đánh trâu về trên bờ đê cao, xem con mèo mày trèo cây cau... thăm buổi trưa hè, có em bé quê bế em thơ thẩn trong xóm vắng... thăm bà mẹ quê lặn lội nơi đầu sông...  Khách cũng được dẫn giắt đi thăm thắng cảnh Hạ Long với núi đá vôi, với cánh buồm nâu, với những bạn chài phơi vó, có ngày biển lặng, có cánh buồm ma...

Vào miền Trung, khách được chỉ cho xem nét khả ái của nữ sinh Đồng Khánh e ấp bên pho tượng đá đă vài trăm năm trơ gan cùng tuế nguyệt, được đi thăm cồn cát Mũi Né, thăm bóng thuyền Phan Thiết, tháp Chàm Phan Rang... có những sóng cát, có bóng thuyền, có mẻ lưới đầu, có về bến, có nghỉ chài, có trời cao lồng lộng, có nắng chia nửa băi, có ra khơi khi trời vừa sáng...

Vào miền Nam, khách thưởng lăm được tŕnh cho coi Đà Lạt trong sương sớm, thấy thông reo trong thung lũng, xem rừng thu lá vàng, xem xuân về, thấy ánh sáng và bóng tối, thấy nắng pha-lê ở Lái Thiêu, thấy nắng xẹt trong vườn B́nh Dương, thấy con đường quê, thấy bức tranh quê, thấy ḥn Phụ-Tử, thấy t́nh mẫu tử...

Về đề tài ảnh tự do, ta được thưởng thức đôi chim liền cánh, thấy nét đan thanh, thấy bố cục chữ V (có chú bé leo cây, loại ảnh flip-flop tác giả thực hiện trong tinh thần nghịch ngợm một cách rất thi vị), có tung cánh, có đôi vịt chung thủy, có chim liền cánh, có tranh hùng, có đôi bạn đường, có mây chiều, có trăng ngoài nội cỏ...

Tác giả Cao Đàm đă triển lăm tổng cộng bẩy mươi tác phẩm nhiếp ảnh, trong đó có chín tấm ảnh màu.  Con số ảnh trên đây chỉ là một phần nhỏ trong cái gia tài đồ sộ mà cụ đă xây dựng trong gần nửa thế kỷ qua.  Trong thời gian lăn lộn với nhiếp ảnh đó, vào những ngày khó khăn 75-90, cụ chỉ sinh hoạt cầm chừng cho có, v́ cảm hứng không c̣n.  Nhưng ngay khi đến được bến bờ tự do, cụ đă hăng say bắt tay ngay vào việc phóng ảnh (trong những điều kiện khó khăn) để tŕnh bày những h́nh ảnh thân thuộc của đất nước cho đồng bào Việt Nam ở hải ngoại, cũng như tŕnh bày cho thế giới biết đời sống hiền ḥa, rất giầu t́nh người và cảnh đẹp của Việt Nam chúng ta.  Và trên hết cả, làm giàu cho cái kho tàng văn hóa Việt Nam hải ngoại, cho người ngoại quốc thấy cái khía cạnh nghệ thuật trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam.

Nhiều bạn ảnh của Hội Ảnh Nghệ Thuật đă chăm chú thưởng lăm từng tác phẩm nhiếp ảnh của tác giả và phải công nhận là Cao Đàm của năm 92 vẫn là Cao Đàm của những năm trước 75 và hơn thế nữa, cái chất Cao Đàm của người nghệ sĩ lăo thành càng ngày càng chín mùi hơn.

Điểm qua các tác phẩm nhiếp ảnh của Cao Đàm, việc đầu tiên chúng ta nhận thấy là cụ chụp đủ loại đề tài, cụ bước qua bước lại qua các đề tài một cách ung dung, nhẹ nhàng, không gượng ép, không g̣ bó.  Và cũng cùng một loại chủ đề đó, cụ đă tŕnh bày nó dưới một dạng thức mới, một cái nh́n mới, một ánh sáng mới, một kỹ thuật mới... tạo cho h́nh ảnh quen thuộc một cái ǵ độc đáo, và chính cái ǵ độc đáo đó tạo thành khuynh hướng Cao Đàm trong nhiếp ảnh.

Điểm nổi bật thứ hai trong các tác phẩm nhiếp ảnh của Cao Đàm là ảnh của cụ tràn đầy dân tộc tính.  Cụ đem dân tộc tính vào từng đề tài, từng kỹ thuật, giản dị nhưng thấm thía.  Có những khách thưởng lăm xem đi rồi xem lại, quay lại pḥng triển lăm đến ba, bốn lần, đủ biết các tác phẩm của cụ Cao Đàm có sức thu hút khán giả lạ lùng.

Trong tác phẩm "Ánh sáng và bóng tối", những ṿng tṛn sô lệch, những khe hở phúc lợi đóng khung lấy hai chị em cô bé thơ thẩn bế nhau đi trong ḷng ống cống, nhưng những vành sáng lưỡi liềm kia mới làm cho tấm ảnh trở thành một tác phẩm làm say sưa biết bao nhiêu khách thưởng lăm.  Đường nét bố cục vừa cổ điển, vừa mạnh làm cho tác phẩm trở nên bắt mắt lạ thường.

Cũng cùng một kỹ thuật mờ nḥe, cái mờ của "Học hành" mờ mà dài, khác với cái mờ của "Đạo hạnh" mờ đong đưa, nhưng trong mỗi tác phẩm, mỗi cái mờ được chăm sóc một cách khác nhau, đóng trọn vai tṛ được cụ Cao Đàm quyết định và trao phó, kỹ thuật vững như bàn thạch, khách thưởng lăm bước đi rồi mà vẫn c̣n phải quay lại để thưởng thức nữa, để khám phá nữa.
(Tiếp theo)
 
Page: 1 2     Lần đọc: 3433 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc