About Us
Main menu
Số truy cập: 12669030
Nhiếp-Ảnh-Gia Nguyễn-Cao Đàm Không C̣n Nữa
(05/29/08)


Nhiếp-ảnh-gia Nguyễn-Cao-Đàm vừa tạ-thế tại Úc, thọ 85 tuổi.  Sự ra đi của cụ là một cái tang chung cho ngành nhiếp-ảnh nghệ-thuật Việt-Nam, trong cũng như ngoài nước.

Cụ Nguyễn-Cao-Đàm là một trong số rất ít những anh-tài nhiếp-ảnh khởi đầu phong-trào ảnh nghệ-thuât tại Việt-Nam.  Cụ bắt đầu cầm máy khoảng 1925-1926.  Thời ấy, nhiếp-ảnh nghệ-thuật tại Việt-Nam c̣n là một cái ǵ xa xôi lạ lùng lắm đối với người dân việt ở thành phố, nói ǵ đến chốn thôn quê.

Thuở ấy ngành nhiếp-ảnh đâu có thầy, có lớp, có bài, có vở... cụ phải tự mầy ṃ, vừa chụp vừa học... học từ những thất-bại của chính ḿnh.  Những cái bấm máy đầu tiên trong đời, vào những ngày nghỉ, cụ chụp cảnh trong làng quê của cụ, những h́nh ảnh quen thuộc như con vịt, con trâu, cái cầu ao, bụi hoa sen, hoa súng... cho đến một ngày, một thành công đầu tiên trong sự-nghiệp nhiếp-ảnh, cụ chụp được ảnh ba con vịt trắng lội quanh một chiếc lá sen, cả ba con đều châu đầu vào tâm của cái lá, như ba thi-nhân ngồi đàm-đạo quanh mâm rượu.  Cụ tâm-sự :

-    ... tôi ôm lấy tấm ảnh lớn chưa bằng bàn tay, ấp ủ nó vào ḷng như ấp ủ một giai-nhân, trong mấy ngày liền !

Thành-công đầu ấy đưa cái khả-năng nhiếp-ảnh của cụ qua các cảnh-trí trong làng quê của cụ, rồi lan rộng ra hết đất Bắc của cụ, rồi sau đó phát-tán ra khắp các miền trên đất nước của cụ : từ những vùng rừng núi, sông ng̣i, băi biển, đồi cát, cánh đồng... đâu đâu cũng có vết chân cụ

Năm 1952, cụ cùng một số nhiếp-ảnh gia thân-hữu, tất cả là 21 người, tổ-chức cuộc triển-lăm ảnh nghệ-thuật đầu tiên của ngành nhiếp-ảnh nghệ-thuật Việt-Nam tại Nhà Hát lớn thành phố Hà-Nội.  Đây là 21 nhà tiền-phong của ngành ảnh nghệ-thuật Việt-Nam mà lịch-sử nhiếp-ảnh sau này không thể không ghi tên (danh-sách xếp theo mẫu-tự) : Trịnh-Văn-Bách, Phạm-Ngọc-Chất, Nguyễn-Văn-Chiêm, Đỗ-Văn-Cương, Nguyễn-Cao-Đàm, Nguyễn-Lê-Giang, Nguyễn-Đạo-Hoan, Nguyễn-Đức-Hồng, Đỗ-Huân, Tchen-Fong-Ku (Trần-Phong-Cừ), Bàng-Bá-Lân, Lê-Văn-Lễ, Tchen-Fou-Li (Trần-Phục-Lễ), Phạm-Văn-Mùi, Vơ-An-Ninh, Trịnh-Đ́nh-Phượng, Dương-Quỳ, Trần-Lê-Sinh, Nguyễn-Trọng-Sơn, Bùi-Quư-Vụ (Bùi-Quư-Lân) và Lou Young (Lỗ-Vinh)...  Rồi các cụ tổ-chức tiếp các cuộc triển-lăm ảnh nghệ-thuật năm 1953 và 1954, kết-nạp thêm những anh-tài nhiếp-ảnh khác nữa như Vơ-An-Đạm, Nguyễn-Mạnh-Đan, Trần-Cao-Lĩnh, Lư-Lan-Siêu, Lê-Anh-Tài, Nguyễn-Huy-Trực, Đinh-Bá-Trung...

Các nhiếp-ảnh-gia trên đây là cái nhân của Hội Nhiếp-ảnh Việt-Nam, VNPS, danh-xưng mà các cụ sử-dụng từ 1952 và cụ là phó Hội-trưởng.

Không những hoạt-động nhiếp-ảnh, cụ Nguyễn-Cao-Đàm c̣n thử-nghiệm làm phim, đây là một chi-tiết mà ít người biết : năm 1953, tại Hà-Nội, cụ cùng một số thân-hữu như Phạm-Ngọc-Chất, Nguyễn-Đức-Hồng, Bùi-Quư-Lân... cộng-tác quay phim "Ḥn Vọng-phu", mà cụ đóng vai chàng nông-dân, kẻ sau này trở thành người chinh-phu...  Cuốn phim quay gần xong, nhưng gặp khó khăn về việc mua phim, tráng phim, ráp nối... nên đành bỏ dở, sau đó một người Pháp mua lại chỗ phim đă quay và bản-quyền cuốn phim, đem về Pháp.

Cuộc chia đôi đất nước năm 1954 đưa cụ vào Nam.  Tại Sài-G̣n, cụ giảng dạy nhiếp-ảnh tại trường Bách-khoa B́nh-dân (1956-1957), tại các lớp huấn-luyện của Nghiệp-đoàn Chủ-nhân các nhà Nhiếp-ảnh Việt-Nam (1968-1971), tại các lớp huấn-luyện nhiếp-ảnh của Hội Việt-Mỹ (1967-1975), cụ diễn-thuyết về nhiếp-ảnh tại trường Đại-học Vạn-Hạnh, tại Trung-tâm Kỹ-thuật Phú-Thọ, tại Hội Nhiếp-ảnh Việt-Mỹ, tại Banktown (Úc-Đại-Lợi), tại Westminster (California)...  Học tṛ nhiếp-ảnh của cụ lên đến con số khoảng 4 ngh́n người.  Nhưng sự đóng góp của cụ vào Nhiếp-ảnh Việt-Nam không phải chỉ có thế.

Cụ đă đoạt các giải thưởng nhiếp-ảnh cao quư ở ngoại quốc như :

*    Huy-chương Đồng tại Bordeaux, Pháp, 1956;
*    Huy-chương Vàng tại Kortrijk, Bỉ, 1958;
*    Huy-chương Đồng tại Munich, Đức, 1958;
*    Plaque Bạc tại Ahmedabad, Ấn-Độ, 1959;
*    Huy-chương Đồng tại Trento, Ư, 1958;
*    Huy-chương Bạc tại Moenchenlabad, Đức, 1958;
*    Huy-chương Bạc tại Singapore, 1960;
*    Huy-chương Vàng tại Kortrijk, Bỉ, 1960;
*    Plaque Bạc tại Madrid, Tây-Ban-Nha, 1961.

Và cụ cũng được trao tặng nhiều tước-hiệu cao quư của nhiếp-ảnh nghệ-thuật thế-giới, mà tước-hiệu quư và hiếm nhất là Hon F Kortrijk, cụ là nhiếp-ảnh-gia duy-nhất tại Việt-Nam mang tước-hiệu đó.

Và cụ đă đào-tạo cho nhiều học-viên của cụ gia-nhập sinh-hoạt nhiếp-ảnh quốc-gia và quốc-tế; sau này, khi t́nh-h́nh đất nước đưa đẩy, một số học tṛ của cụ đă đến và sinh-hoạt nhiếp-ảnh tại nhiều nước trên thế-giới.

Cụ là tác-giả của những sách Nhiếp-ảnh Việt-ngữ "Bước đầu chụp ảnh", 1965.  Đồng tác-giả (với nhiếp-ảnh-gia Trần-Cao-Lĩnh) "Việt-Nam quê-hương yêu-dấu", 19**; "Bước đầu Nhiếp-Ảnh Nghệ-thuật", 1966; "Cao-nguyên", 1969; "Nhiếp-Ảnh Nghệ-thuật bước hai", 1971 và cuốn sách ảnh Anh ngữ "Vietnam, Our Beloved Land", nhà xuất-bản Charles E. Tutle xuất-bản tại Nhật, Mỹ... bằng Anh-ngữ, 1968.  Cụ giữ mục "Xem Ảnh Bạn" trên tạp-chí Kịch Ảnh, 1961-1973 và viết nhiều bài nhiếp-ảnh in trên các báo và tạp-chí trong và ngoài nước.  Đây là một đóng góp to lớn cho ngành Nhiếp-ảnh Việt-Nam trước 1975, thời-điểm phát-triển mạnh của nhiếp-ảnh nghệ-thuật Việt-Nam, thời mà ai cũng cần bài vở nhiếp-ảnh ở tŕnh-độ cao để tham-khảo.

Cụ Nguyễn-Cao-Đàm không đặt nặng vấn-đề máy móc chụp ảnh mà cụ chỉ xem là một phương-tiện để sáng-tác.  Cụ vẫn dùng chiếc máy cỡ trung Rolleiflex TLR 75 mm f/ 3.5 trong nhiều năm, cho đến thời-gian đi dự Hội-chợ Quốc-tế Osaka tại Nhật-Bản, năm 1968, cụ mới mua cái máy Hasselblad 500C.

Cụ đă nhiều lần làm giám-khảo, chủ-tịch hội-đồng giám-khảo các cuộc thi ảnh tại Việt-Nam.  Cụ cũng đă triển-lăm ảnh nhiều lần tại Việt-Nam và sau này tại nước ngoài như tại Úc, tại California.  Cụ cũng cố-vấn cho một số sinh-hoạt nhiếp-ảnh của một số bạn ảnh trẻ tại Úc.

Những đóng góp lớn lao của cụ cho ngành nhiếp-ảnh nghệ-thuật Việt-Nam, theo tôi :

*    Là sự giảng dạy tận t́nh và rơ ràng cho học-viên các lớp ảnh, bất kể tại đâu, về kỹ-thuật, mỹ-thuật và nội-dung của ảnh.  Cụ rất khắt khe với ḿnh nhưng kiên-nhẫn giảng dạy cho mọi người về những yếu-tố trên.  Nếu phải phê-b́nh ảnh của ai, cụ rất thận-trọng, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc hướng về khía cạnh khôi-hài nhẹ nhàng khiến mọi người tham-dự đều vui vẻ, thoải mái.

*    Cụ và một số thân-hữu của cụ đặt tiêu-chuẩn, nền tảng cho ngành ảnh nghệ-thuật Việt-Nam, những tiêu-chuẩn này trước thời các cụ, không hề có.  Những tiêu-chuẩn này tồn-tại suốt từ thập-niên 50 tới nay, sang đến thế-kỷ 21 rồi mà ở trong nước hay quốc-ngoại, rất nhiều người ảnh Việt-Nam vẫn áp-dụng.  Ảnh-hưởng của cụ và thân-hữu tồn-tại thật lâu trong tâm-tư các người ảnh Việt-Nam.

*    Những t́m ṭi, hiểu biết của cụ về nhiếp-ảnh, cụ không giữ cho riêng ḿnh, cụ viết ra, in thành sách cho mọi người cùng biết.  Những sách "Bước đầu chụp ảnh", "Bước đầu Nhiếp-Ảnh Nghệ-thuật", "Nhiếp-Ảnh Nghệ-thuật bước hai" dù đă được xuất-bản 40 năm trước đây, vẫn c̣n là sách gối đầu giường cho một số những người ảnh mới gia-nhập bộ-môn.

*    Cụ hoạt-động vô vụ-lợi, chăm lo cho nhiếp-ảnh nghệ-thuật Việt-Nam đến quên cả việc riêng của ḿnh.  Những ngày cuối đời, cụ dự-tính cho in thành sách bộ ảnh "Bàn Tay" của cụ mà rồi cụ cũng không kịp thực-hiện.

Năm 1990, đoàn-tụ gia-đ́nh, cụ sang định-cư tại Banktown, Úc-Đại-Lợi.  Ngày 4-6-2001 vừa qua, nhiếp-ảnh-gia Nguyễn-Cao-Đàm tạ-thế tại Úc.  Cụ sinh năm 1916 tại Vĩnh-Trung, Hà-Đông.  Cụ nguyên cộng-tác với Glory Photo, phố Bờ Hồ, Hà-Nội, 1948-1951.  Nguyên chủ-nhân "Cao-Đàm Ảnh Ấn" phố Cầu Gỗ, Hà-Nội, 1951-1954.  Di-cư vào Sài-G̣n khi Việt-Nam bị chia cắt năm 1954.  Đồng sáng-lập-viên Hội Nhiếp-ảnh Việt-Nam tại Hà-Nội, nhưng chính-thức được thành-lập tại Sài-G̣n, ngày 25-6-1961; cụ giữ chức phó Hội-trưởng Hội Nhiếp-ảnh Việt-Nam cho tới 1975.  Cụ nguyên là Chủ-sự pḥng Nhiếp-ảnh Bộ Thông-tin Việt-Nam Cộng-Ḥa, 1965-1973.

Tuy đă rời vùng trần-thế, nhưng ảnh-hưởng tư-tưởng và ấn-tượng Nguyễn-Cao-Đàm vẫn c̣n tồn-tại lâu dài trong ḷng nhiều người ảnh, dù là người có hoặc không là học tṛ của cụ.  Những người sinh-hoạt ảnh nghệ-thuật sau này vẫn c̣n theo sát những tiêu-chuẩn kỹ-thuật, mỹ-thuật và nội-dung về ảnh...  một sự quên ḿnh, bất vụ-lợi về nghệ-thuật nhiếp-ảnh của cụ như một cái gương sáng phải noi theo... mà kẻ viết bài này là một.
 
Page: 1     Lần đọc: 2159 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc