About Us
Main menu
Số truy cập: 12669689
Nhiếp-Ảnh-Gia Nguyễn-Cao Đàm Nói Chuyện Cùng Các Bạn Ảnh Miền Nam California
(05/29/08)


Nhiếp ảnh gia Nguyễn Cao Đàm, trong chuyến du hành qua Mỹ, tháng Hai và tháng Ba 1992, đáp lời mời của Hội Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam, đă nói chuyện cùng các bạn ảnh trẻ ở miền Nam California.

Buổi nói chuyện được thực hiện tại Câu Lạc Bộ Nhiếp Ảnh của Hội Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam, trên đường Westminster, thành phố Westminster, California vào 3 giờ chiều thứ Bẩy 14-3-92. Số quan khách tham dự khoảng 90 người, trong hàng ghế danh dự có Cụ Phạm Văn Mùi, nhiếp ảnh gia niên trưởng của làng ảnh nghệ thuật Việt Nam, các nhiếp ảnh gia lăo thành Nguyễn Đức Hồng, Bùi Quư Lân, Lại Hữu Đức... Tham dự viên gồm có ban quản trị Hội Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam, giảng viên của các lớp nhiếp ảnh cùng một số hội viên, học viên và thân hữu...

Mở đầu buổi nói chuyện, nhiếp ảnh gia Lê Văn Khoa, hội trưởng, giới thiệu :

"Cụ Nguyễn Cao Đàm, năm nay 77 tuổi, là một kiện tướng trong làng ảnh nghệ thuật Việt Nam, một trong số 21 nhiếp ảnh gia sáng lập Hội Ảnh Việt Nam ở Hà Nội năm 1952, nguyên phó hội trưởng Hội Ảnh Việt Nam và tác giả của nhiều sách báo nhiếp ảnh; Cụ từ Úc sang chơi và hôm nay đáp lời mời của Hội Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam cụ sẽ "mạn đàm" cùng các bạn ảnh Việt Nam, và cuối tháng này cụ sẽ trở về Úc. Tôi sẽ xin vắn tắt, dành th́ giờ để nhiếp ảnh gia Cao Đàm tŕnh bày về giai đoạn phôi thai của ngành nhiếp ảnh VN; có những điều, trong số anh em chúng ta hiện diện nơi đây có thể không biết, hoặc chưa biết tới, v́ chưa sinh hoạt nhiếp ảnh trong giai đoạn ấy. Đây là những lời lẽ chân t́nh của cụ Cao Đàm và cũng là kinh nghiệm sống cho anh em chúng ta".

Với lối nói chuyện chậm răi, nhẹ nhàng nhưng dí dỏm và lôi cuốn, nhiếp ảnh gia Cao Đàm :

"...mạn phép nói về cái TÔI, cái Tôi đă 77 tuổi, không biết có dịp để nh́n những đổi thay khi bước vào thế kỷ 21 hay không..., cái Tôi mà lần đầu tiên tôi nói tới..." đă nói chuyện về "Một thời nhiếp ảnh nghệ thuật", và lư do nào đă đưa cụ vào nhiếp ảnh. Cụ nói :

"Sau năm 75, tôi có nhiều ngày tháng bị gác máy nghỉ chụp, cái máy rọi cũ kỹ cũng phải bán đi sau mấy vụ đổi tiền để đổi ra rau, ra gạo... để sinh sống cùng vợ con. Nằm trên chiếc vơng đong đưa, nh́n lên trần nhà mạng nhện bắt đầu giăng tơ, tôi tha hồ mà ôn lại bước đường đă qua, có th́ giờ để t́m hiểu bản thân đồng thời nhằm giải đáp câu hỏi : Tại sao ḿnh lại đa mang vào cái nghiệp nhiếp ảnh này, và v́ đâu nền nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam đă bột phát để có 15 năm sáng chói trên nền trời nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế ?".

Cụ nói tiếp :

"Cũng như đa số thanh niên lúc ấy, tôi được ăn học tại Hà Nội, một đô thị tương đối văn minh, nhưng tôi cũng có một tuổi thơ ở trong lũy tre xanh, ngày ngày đánh bi, đánh đáo, thả diều, đi câu, chạy nhẩy với bạn bè ở ngơ xóm, tắm ở cầu ao làng làm bằng vài thân cây tre ghép lại, cái ao phơi ra một khoảnh nước, lúc đục, lúc trong. Tiếng động ở nông thôn là tiếng ḥ trâu cầy ruộng, là tiếng chim gáy ở cành tre vắt vẻo, là tiếng vơng đưa kẽo kẹt, là tiếng bà ru cháu ngủ à ơi... Mùi vị là mùi thơm phảng phất của hoa bưởi, hoa cau... là cái nồng nồng của bùn, là cái khét khét của khói lam chiều, cái thơm ngát của mùa lúa chín..."

"Một buổi chiều tan học ở trường Hàng Vôi Hà Nội, một anh bạn rủ tôi vào xem cuộc triển lăm ảnh ở Hội quán Trí Tri, phố Hàng Quạt. Có nhiều ảnh trưng bày, nhưng trong đó có một tác phẩm đă làm tôi rung động đến xửng xốt, đó là tác phẩm chụp mấy chiếc lá súng sau cơn mưa, nh́n ở một góc cạnh trái sáng, những giọt mưa c̣n đọng trên chiếc lá, trong vắt như những ḥn bi thủy tinh mà tôi đang có trong túi. Tôi nh́n xem tác giả là ai ? Phạm Ngọc Chất, một người Việt như tôi. Tôi nh́n lại bức ảnh kỹ hơn. Những giọt nước trái sáng, sao mà long lanh đến thế...?"

"Tôi tự hào cho người ḿnh, quê ḿnh. Tôi thấy người ḿnh cũng có khả năng tột bực. Tác phẩm này hơn hẳn những tấm bưu ảnh bầy bán ở Goddard, mang tên tác giả Nadar (1) mà tôi vẫn phục tài. Tác phẩm này làm tôi rung động mănh liệt, tôi thấy đó là TÔI với hết nghĩa của nó. Mà có ǵ đâu, chỉ vài cái lá súng và vài giọt nước... Làng tôi là một vùng nhiều nước, lá súng có rất nhiều, mà sao bao lâu nay tôi không để ư đến... Mà vùng quê tôi c̣n nhiều thứ đẹp nữa, nào đ́nh, nào chùa, nào cau, nào tre, nào cây đa quán nước, nào đàn gà con quấn quít quanh gà mẹ, nào đàn trâu về chuồng trong trời mây bảng lảng theo nhịp tiếng chuông thu không...".

"Tôi bắt đầu cầm máy".

"Bước đầu cầm máy của tôi thật gian nan. Tôi loay hoay với những nút bấm máy đầy rắc rối của cái máy. Tôi đă xem cuốn sách chỉ dẫn của nhà sản xuất đến gần như thuộc ḷng, nhưng cuốn sách chỉ dẫn chỉ cho tôi cách sử dụng các bộ phận, đây là nút bấm tốc độ, kia là nút bấm khẩu độ... Tôi loay hoay măi, cuốn sách chỉ dẫn không hé mở tí nào đến ư nghĩa, đến công dụng của nó. Cách điều hợp giữa khẩu độ và tốc độ tuyệt nhiên không có... Cho đến lúc tôi mua cuộn phim, trong đó có một bản chỉ dẫn khá chi tiết, lúc ấy, chân trời mù mờ của tôi mới le lói có chút tia sáng".

"Xin trở về với thời ấy, vào những năm 1925-26, sách ảnh chưa có, lớp ảnh chưa có, thầy ảnh chưa có, mà số người cầm máy cũng chẳng hiểu có bao nhiêu... chỉ biết năm th́ mười họa, vào những dịp chợ Tết hay chợ phiên, thỉnh thoảng lắm mới có một người đeo tọng teeng trên vai một cái máy ảnh, với một giáng điệu oai phong như một ông tướng ra trận !".

"Chiếc máy mượn được của ông Bác tôi, tôi đâu tôi có giám đeo trên vai lượn phố, mà được gói kín cẩn thận, đem về làng vào một ngày nghỉ học. Đề tài của tôi tất nhiên là cái lá súng trái sáng. Chân dung đầu tiên của tôi là đứa cháu gái kháu khỉnh, con anh tôi. Cuốn phim hỏng quá nửa v́ thiếu sáng hay thừa sáng, nhất là những chiếc lá súng nh́n trái sáng vào một ngày nắng lửa mùa hè... đưa đi hiệu ảnh Hương Kư tráng, in không có h́nh. Hỏi, th́ được cho biết phim tráng ra đen như mực. Người đứng ở quầy trả h́nh c̣n giơ cuốn phim, chỉ cho tôi rồi bảo : Cậu chụp thừa sáng thế này th́ in làm sao được !"

"Tôi cứ ṃ mẫm, lần lần rồi cũng ra thôi. Cho đến một ngày thật đẹp trời, tôi có một tấm ảnh, một tuyệt phẩm không tiền khoáng hậu, một thể hiện siêu phàm đối với tôi. Đó là một tấm ảnh tôi bấm được trong ao trước nhà, có ba con vịt trắng lội quanh một chiếc lá sen, vào đúng lúc cả ba con cùng châu đầu vào tâm của chiếc lá, như ba thi nhân ngồi quanh một mâm rượu. Tôi đắc chí lắm và tôi ôm lấy tấm ảnh lớn chưa bằng bàn tay vào ḷng, ấp ủ nó như ấp ủ một giai nhân người t́nh trong mấy ngày liền !"

"Lần lần tôi chụp được đúng, mặc dầu không có quang kế. Thời ấy đă làm ǵ có posemètre, th́ chụp nhiều hóa quen, tôi có pose-mắt ! Dần dần, tôi mở đề tài ra hơn một cái lá súng, tôi mở đề tài ra hơn là ba con vịt... tôi bay nhẩy trong quê hương nhỏ bé là cái làng im ĺm sau lũy tre xanh của tôi... rồi tôi bay nhẩy trong cái quê hương rộng lớn hơn, là đất nước thân yêu của tôi..."

"Trong niềm suy tưởng miên man, tôi buông chân xuống đẩy cho cái vơng đu đưa... té ra chân tôi đă mỏi, gót tôi đă ṃn, đầu tôi đă bạc... Bấm đốt ngón tay, tôi mới chợt nhận ra, thấm thoắt, tôi đă say sưa cầm máy được gần nửa thế kỷ !".

Đoạn nh́ của buổi nói chuyện, nhiếp ảnh gia Cao Đàm nh́n vào cái toàn thể của ngành nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam nói chung, trong đó có người ảnh Cao Đàm. Cụ nói tiếp :

"Tôi là người ham mê sáng tác. Cảnh với người quanh tôi làm tôi mê man. Tôi ngắm, tôi bấm, tôi suy nghĩ, tôi rung động, tôi gửi gấm, tôi tính toán... Tôi ham mê đến độ, cả đời cầm máy của tôi, tôi không có lấy một cuốn album sưu tập những ǵ tôi đă thể hiện. Tôi không phải là nhà sưu khảo phê b́nh. Tôi tự nhủ, th́ giờ để làm việc ấy, thà vác máy lên vai, ́ ạch cái xe Vespa cọc cạch ra ngoại cảnh rộng lớn để t́m kiếm, để ghi nhận c̣n hơn... Việc nghiên cứu xin để dành lại cho các bậc cao minh hơn ḿnh làm".

"Thế mà... 1975 ập tới. Tôi không c̣n được tiếp tục niềm say mê ấy của tôi nữa. Nhưng cái nghiệp nhiếp ảnh vẫn ám ảnh tôi, bỏ sao được... Tôi tự nhủ, nếu không được cầm máy nữa th́ tôi NGHĨ vậy".

"Câu hỏi thứ nhất tôi đă tự giải đáp ở phần trên : Tại sao và v́ đâu tôi đă ngụp lặn trong ngành nghệ thuật này gần trọn đời ḿnh ?".

"Trong ḍng suy tưởng, tôi c̣n một suy tưởng thứ hai : Tại sao và v́ đâu mà nền nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam bén rễ nhanh, phát triển mạnh, chỉ trong ṿng chưa đầy hai mươi năm mà chúng ta đă có một chỗ ngồi trong nền văn nghệ sáng chói ở trong nước và một chỗ đứng có hạng ngoài quốc tế ?".

"Những nguyên nhân xét ra rất nhiều, nhưng có thể qui tụ vào ba điểm chính yếu : người ảnh với khả năng và sự đam mê, ngoại cảnh với môi trường sáng tạo thuận lợi và sự kích thích nuôi dưỡng từ bên ngoài. Có thể kể đó là một vốn liếng thêm hai động cơ thúc đẩy : một hạt giống trong một mảnh đất màu mỡ, có mùa mưa thuận gió ḥa cho hạt giống ấy bén rễ, nẩy nở, vươn cành xanh lá".

"Động cơ thúc đẩy đó là sách vở, là lớp học, là các cuộc triển lăm, là các nhóm, các hội... đă được đề cập đến rộng răi và nhiều lần, bữa nay tôi chỉ nói đến cái hạt giống và mảnh đất màu mỡ chưa được, hoặc ít được đề cập tới".
(Tiếp theo)
 
Page: 1 2 3 4     Lần đọc: 6076 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc