About Us
Main menu
Số truy cập: 13217954
Nhiếp-Ảnh-Gia Nguyễn-Cao Đàm Nói Chuyện Cùng Các Bạn Ảnh Miền Nam California
(05/29/08)



Đáp lại câu hỏi của kỹ thuật gia Đông Nguyên :

"Tại sao các nhiếp ảnh gia thời đó đều xoay quanh vấn đề ảnh dân tộc tính mà không nghĩ ra những đề tài khác, hầu hết cứ lập đi lập lại loại đề tài đó (tôi không có ư nói rằng những đề tài đó là dở, là không cần thiết, là không hay !). Những đề tài đó xoay quanh người đàn bà, quang gánh, đôi thúng, con trâu, cái cày, xóm chài, lưới cá, về bến... tóm lại là những đề tài canh, tiều, ngư, mục... Tại sao bao nhiêu nhiếp ảnh gia tài giỏi của VN cứ đổ xô vào những đề tài đó và sau này, do hoàn cảnh chiến tranh VN, có một số sáng tác hướng về chiến tranh (được giải quốc tế, mang h́nh ảnh cuộc chiến VN... ) sao lại không đi sâu vào các đề tài khác nữa...?"

Cụ Cao Đàm trả lời :

"... lúc ấy là lúc bắt đầu của nhiếp ảnh VN, cái ǵ cũng là mới, những đề tài đó không cũ, bây giờ có lẽ mới là cũ, nếu bây giờ các anh đi lại con đường ấy th́ là thứ hạng bét (!). Thời của chúng tôi là thời đang khai phá, người đi trước tŕnh bày ảnh con trâu, cái nón lá..., người đi sau thấy chưa thỏa măn, cũng lại tŕnh bày con trâu, cái nón lá... mỗi ngày được hoàn chỉnh hơn một chút để trở thành những tác phẩm. Tôi không thích nêu tên một số nhiếp ảnh gia, sợ bị coi như đề cao một vài cá nhân, nhưng thí dụ như cụ XXX, cụ XXX... (2) không phải là không phá phách, không làm cách mạng, bấm khá nhiều, bấm để t́m ṭi, để khai phá, thí dụ chụp một ngôi chùa là phải có đông người... đến thời chúng tôi đă làm mới hơn là đi vào cận ảnh, t́m được điển h́nh, t́m được cốt lơi, tŕnh bày ra được những ǵ rất đơn giản mà nói lên được nhiều... Những tiến triển đó đạt được ngày một ngày hai chứ không thể đốt giai đoạn. Các bạn trẻ bây giờ trách cứ, chúng tôi xin cam chịu, nhưng chúng tôi không đứng một chỗ đâu ! Mỗi khi đề tài được lập đi lập lại là chúng đều được nâng cấp, hoặc bằng khóe nh́n mới, hoặc đơn giản hơn, hoặc bằng ánh sáng quyết liệt hơn, điển h́nh hơn, hoặc có rung động mới hơn... V́ vậy chỉ trong ṿng hai chục năm, nhiếp ảnh VN đă đi từ những bước chập chững phôi thai đến được những cái bấm máy có suy nghĩ, có tính toán, có rung động, có t́m ṭi... th́ phải coi như những tiến triển ấy đă bắt kịp tiến triển của thế giới... Trường hợp ấy, tôi tưởng các anh phải hoan hô CHÚNG TỚ chứ !" (hội trường vỗ tay và cười thích thú).

"C̣n vấn đề ảnh chiến tranh VN, nói lên cái khổ đau, những trái cảnh của người dân Việt... tôi nghĩ, dù bây giờ đă hết chiến tranh, đâu phải là đă hết khổ đau, hết trái cảnh... Cả triệu người dân Việt phải sống tha phương, thiếu ǵ đau khổ, chưa thấy thể hiện trên ảnh. Có lẽ đó là loại đề tài mà chúng ta phải tŕnh bày. Đề tài chiến tranh VN không c̣n nữa, nhưng người VN sống trên quê hương, mặc bộ bà ba hay người Việt hải ngoại mặc thật đúng thời trang, cũng có những đau khổ nghư nhau, tôi nghĩ, đó là một con đường mới cho nhiếp ảnh VN bây giờ..."

"... sự khiêm tốn của anh Đông Nguyên, đă là VN rồi, nụ cười dí dỏm của chị Phương Châm cũng như bài viết của chị ấy là dân tộc tính đấy ! (hội trường cười vui vẻ).

Trả lời câu hỏi khác cũng của anh Đông Nguyên :

"Nhiếp ảnh gia VN có quan tâm đến vấn đề sắc độ của ảnh đen trắng, có áp dụng zone system hay không ?"

Nhiếp ảnh gia Lê Văn Khoa :

"Nhiếp ảnh gia VN có quan tâm đến sắc độ trong ảnh đen trắng, dù không biết đến zone system. Ansel Adams phát triển zone system ở Mỹ, ở VN chưa ai biết đến. Nhưng khi tôi diễn thuyết và triển lăm ở trường đại học Iowa, một nhiếp ảnh gia đến xem, đă nhận xét và phê b́nh rằng, những ảnh này có đầy đủ phẩm chất, t́nh, ư và sắc độ... giống y như bộ ảnh The Family of Man mà ông ta đă được xem, rồi hỏi tôi có áp dụng zone system hay không. Tôi trả lời rằng tôi có đọc qua về zone system, nhưng những ảnh này tôi đă thực hiện trước khi tôi biết zone system là ǵ. Thành ra zone system không phải là yếu tố quyết định trong ảnh đen trắng. Về sắc độ, Ansel Adams hệ thống hóa những kinh nghiệm của ông ta bằng zone system, c̣n nhiếp ảnh gia VN cũng chú ư, rất chú ư nữa là khác, đến yếu tố sắc độ, chỉ không có th́ giờ, không có phương tiện để sắp đặt cho nó thành một system, chứ không coi thường..."

Đáp một câu hỏi khác của nhiếp ảnh gia Nguyễn Học Hải :

"Khi tôi mới học ảnh, có người khuyên chúng tôi đừng nên bắt chước lại những ǵ các cụ nhiếp ảnh gia lớp trước đă chụp ở VN v́ làm như vậy cũng không khác ǵ chúng tôi chỉ làm một bản sao mà thôi, trái lại, nên phát triển cái nh́n mới, tạo chiều sâu cho ảnh, trau dồi về kỹ thuật... rồi sẽ tạo ra tác phẩm... Xin cụ Cao Đàm cho biết ư kiến về vấn đề này, cùng quan niệm hay bí quyết của cụ trong tiến tŕnh xây dựng một tác phẩm nhiếp ảnh..."

Nhiếp ảnh gia Cao Đàm :

"... lúc mới cầm máy, không nên đi lại bước đường cũ, cái đó tốt, nhưng trái lại, trên thế gian này không có ǵ cũ hết, cũng không có ǵ mới hết, giống như thời trang, khi th́ một khuy, khi th́ hai khuy, cứ lẩn quẩn quay đi quay lại, nhưng mỗi lần nó trở lại, nó lại có cái ǵ mới... Nhiếp ảnh cũng vậy, đề tài vẫn quanh quẩn tới lui, nhưng ḿnh có rung động mới, nh́n được cái mới, đặt cái TA trọn vẹn trong đó, th́ ta lại thực hiện được ảnh mới... Thí dụ t́nh mẫu tử, muôn kiếp đă có rồi, nhiều người đă thực hiện, nhưng không phải v́ vậy mà ta không ca tụng nữa, không thực hiện nữa. Ta không sao y bản chính, mà cần phải t́m ṭi, sáng tạo, gạn lọc cho điển h́nh hơn, cho cô đọng hơn..."

Nhiếp ảnh gia Lê Văn Khoa :

"Tôi thấy các bạn ảnh nên cố gắng làm sao để cố làm HAY HƠN các người đi trước, v́ nếu chỉ nghĩ đến làm KHÁC HƠN th́ dễ rồi, nhưng phải làm sao cho hay hơn th́ mới có thể được gọi là TIẾN BỘ. Về nội dung, phải làm sao cho sâu đậm hơn, về kỹ thuật nhiếp ảnh cũng phải làm sao tinh sảo hơn, về phóng ảnh cũng phải làm sao cho nổi bật hơn... đó mới là tiến bộ. Thí dụ trong lănh vực âm nhạc, một nhạc sĩ nổi danh có thẩm quyền nhận xét rằng nhạc Tchaikowsky hay th́ hay thật, nhưng có ǵ hay ông ta đă tŕnh bày ra hết cả rồi do đó nghe chán, c̣n Beethoven, trái lại, mỗi lần nghe, mỗi lần ta như khám phá ra được cái ǵ mới, thành ra nhạc Beethoven LỚN hơn. Cũng với bấy nhiêu chất liệu nhưng cách tŕnh bày, cách phát triển, cách thực hiện... tạo nên sự khác biệt. Nhiếp ảnh cũng vậy. Với từng ấy phương tiện (như phim, giấy, hóa chất, máy ảnh, ống kính, ánh sáng...), với từng ấy loại đề tài (như cây, cảnh, thuyền, bè, đồi cát, t́nh yêu trai gái, t́nh mẫu tử, t́nh gia đ́nh, t́nh yêu tổ quốc...), ta phải làm sao thực hiện cho hay hơn, tốt hơn, đẹp hơn những người đi trước, bằng cách học hỏi những người đi trước chứ không phải BẮT CHƯỚC hay SAO LẠI..."

Nhiếp ảnh gia Cao Đàm :

"Chúng tôi xin nhắn nhủ và gửi gấm các bạn ảnh trẻ, như lời anh Khoa nói, phải làm sao hay hơn, giỏi hơn, thành công hơn thế hệ chúng tôi để đem lại vinh quang cho ngành nhiếp ảnh nghệ thuật VN. Xin cảm ơn tất cả các bạn".

Buổi nói chuyện chấm dứt khoảng 6 giờ 30 chiều.



CHÚ THÍCH :

1. Nadar là bút hiệu của Gaspar-Félix Tournachon (1820-1910), người Pháp, viết báo, nhiếp ảnh gia, nổi tiếng với những tác phẩm chụp chân dung và phong cảnh rất cẩn thận và kỹ lưỡng.

2. Tên của nhiếp ảnh gia không nêu ra, theo cảm quan của người ghi lại.

3. Cuốn sách nhiếp ảnh bằng Pháp ngữ, xuất bản từ những năm 1920-30.
 
Page: 1 2 3 4     Lần đọc: 6102 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc