About Us
Main menu
Số truy cập: 13217112
Nhiếp-Ảnh-Gia Nguyễn-Cao Đàm Nói Chuyện Cùng Các Bạn Ảnh Miền Nam California
(05/29/08)



Nhiếp ảnh gia Bùi Văn Giai nêu lên :

"Trong chiều hướng đem nhiếp ảnh nghệ thuật ở hải ngoại về Việt Nam sau này, tôi nhận thấy chúng ta nên chuẩn bị một tuyển tập một ngàn lẻ một trang để tŕnh bày các tác phẩm của các nhiếp ảnh gia VN hải ngoại..."

Nhiếp ảnh gia Lê Văn Khoa :

"Hội Ảnh cũng đang chuẩn bị một tuyển tập, không phải một ngàn một trăm trang như anh Giai vừa đề cập, mà là khoảng vài trăm trang thôi và Hội Ảnh cũng mong sự đóng góp h́nh ảnh và phương tiện của các nhiếp ảnh gia hải ngoại".

Và ông nói đùa :
"Chắc chắn trong đó anh Giai sẽ có dịp đóng góp một phần không nhỏ".

Đáp lại câu hỏi của một quan khách, nhiếp ảnh gia Cao Đàm tŕnh bày :

"... một số nhiếp ảnh gia như Vơ An Ninh, Đỗ Huân, Nguyễn Mạnh Đan... vẫn tiếp tục sáng tác, đặc biệt là nhiếp ảnh gia Nguyễn Mạnh Đan sáng tác rất hăng say, một số khác đă rửa tay gói máy như Nguyễn Văn Chiêm, Trần Lê Sinh... một số tài năng tương đối trẻ của miền Nam như XXX, XXX (2) có cái nh́n theo chiều hướng cũ, vẫn hăng say sáng tác... và họ tránh né Cộng sản rất tài t́nh, h́nh ảnh vẫn c̣n được nhiều người ưa thích..."

Nhiếp ảnh gia Lê Văn Khoa giới thiệu với cụ Cao Đàm người ảnh nữ giới Phương Châm, vừa cầm máy, lại vừa cầm bút. Cụ tiếp lời :

"Số người nữ cầm máy tương đối đă ít, người viết về nhiếp ảnh lại c̣n ít hơn, nhất là viết về chuyện vui nhiếp ảnh c̣n hiếm hơn nữa. Tôi đă được đọc bài viết của chị Phương Châm trong tờ Nắng Mới, văn thể rất dí dỏm, rất dễ thương. Trong làng ảnh VN, viết về trào lộng nhiếp ảnh th́ trước đây có anh Mao Trí Thiền, thuộc nhóm ảnh Mạc Đĩnh Chi, nay không c̣n nữa. May quá, nay ở hải ngoại chúng ta lại có chị Phương Châm".

Cụ đùa :
"Chị Phương Châm ráng viết, đừng bỏ chúng tôi nhé !" (hội trường vỗ tay).

Cụ Cao Đàm cũng khuyến khích các bạn trẻ nên viết về bộ môn của ḿnh để tŕnh bày quan điểm và phổ biến kiến thức nhiếp ảnh và khích lệ các bạn yêu thích ảnh trên đường đi t́m chân thiện mỹ.

Cụ Nguyễn Đức Hồng lên tiếng, cụ đă liên tưởng đến một tờ báo nhiếp ảnh quốc nội (của Cộng sản), in bài của kỹ sư XXX (2) chỉ cách chụp ảnh, dịch cuốn Prisma (3), cuốn sách đă quá lỗi thời, dịch giả đă không có nhiều kiến thức nhiếp ảnh, mà lại c̣n dịch sai...

Cụ Phạm Văn Mùi cũng lên tiếng, nói rằng đă có vài nhiếp ảnh gia miền Bắc tiếp xúc với cụ những ngày cụ c̣n ở tại VN, xin chi tiết để viết cuốn Lịch Sử Nhiếp Ảnh Việt Nam; cụ đă giúp một số sử liệu, nhưng sau nhiều sửa soạn, họ cũng vẫn chưa hoàn tất được. Cụ cũng đề cập đến sự việc nhiếp ảnh gia miền Bắc XXX (2) dịch nhiều điều rất "nghộ nghĩnh", cộng thêm vào là những điều do ông ta "sáng tác" thêm, kỹ thuật đó từ trước đến giờ không thấy trong nhiếp ảnh...

V́ các cụ Phạm Văn Mùi, Bùi Quí Lân, Nguyễn Đức Hồng có việc bận phải rời buổi nói chuyện, các cụ đă chụp chung ảnh kỷ niệm với các tham dự viên cùng cụ Nguyễn Cao Đàm. Sau đó, buổi nói chuyện lại được tiếp tục. Nhiếp ảnh gia Lê Văn Khoa được mời ngồi "mạn đàm" cùng với cụ Cao Đàm.

Trong phần mạn đàm, nhiếp ảnh gia Lê Văn Khoa và Cao Đàm, đă đề cập đến khía cạnh dân tộc tính trong nhiếp ảnh, nhắc lại một buổi hội thảo hồi c̣n ở VN, kéo dài ba đêm, thành phần thảo luận ngoài một số nhiếp ảnh gia như các cụ Phạm Văn Mùi, Nguyễn Cao Đàm, Nguyễn Mạnh Đan, Trần Cao Lĩnh, Trần Đại Quang, Lê Văn Khoa v.v., c̣n có các nhà văn, nhà thơ như Song Hồ, Bàng Bá Lân... Sau nhiều thảo luận qua nhiều bộ môn và nhiều khía cạnh, đă không đi được đến một kết luận nào, có thể nói là không kết luận được. Thí dụ như vấn đề không thể bỏ luôn cái khăn rằn, nón lá và con trâu ra khỏi ảnh dân tộc tính, nhưng có tŕnh bày những thứ đó lên ảnh cũng chưa chắc đă thể hiện được dân tộc tính. Nhưng các nhiếp ảnh gia tham dự cuộc hội thảo đều đă sáng tác nhiều tác phẩm nhiếp ảnh được mọi người công nhận là đầy dân tộc tính, tùy theo cảm quan của các tác giả đó. Đó cũng là điều mà chúng ta gặp ngày nay, nhưng c̣n tệ hại hơn nữa là chúng ta không ở tại VN, các chất liệu thuần túy VN kể trên cũng không có để mà tạo ảnh. Làm sao ta t́m được những ao thả vịt, cầu khỉ, những tầu dừa nước, xuồng ba lá... mà nếu không có những thứ đó là chúng ta không có ảnh dân tộc tính hay sao ? Thực ra chúng ta, dù có một số người có tên Tây, tên Mỹ, nhưng chúng ḿnh vẫn là người VN, vẫn c̣n cái rung cảm VN, cái xúc động VN th́ chúng tôi thiết nghĩ chúng ta cũng vẫn c̣n thực hiện được ảnh có dân tộc tính VN.

Nhiếp ảnh gia Cao Đàm :

"Tôi đă có nhiều lần suy nghĩ, rất ngạc nhiên mà nhận ra rằng, ảnh của người Trung Hoa, dù ở đâu đi nữa, cái nh́n của họ tŕnh bày trên ảnh, nh́n ra cũng vẫn thấy Trung Hoa, c̣n chúng ḿnh, không biết khi bấm ảnh ở đây, ảnh của ḿnh có thể hiện cái Việt hay không ? Tôi chưa được thấy nhiều ảnh nên chưa giám kết luận".

Nhiếp ảnh gia Lê Văn Khoa :

"Người Trung Hoa đă thể hiện được cái đặc tính Trung Hoa của họ, nhờ vào cách sáng tạo và chất liệu sáng tạo Trung Hoa, c̣n người Việt chúng ta vẫn chưa có những ǵ độc đáo tượng trưng cho Việt Nam. Đó chính là điều chúng ta mong mỏi các bạn ảnh cùng đào sâu, cùng t́m ṭi, cùng đóng góp, tạo một kim chỉ nam về dân tộc tính cho các bạn ảnh khác cùng biết..."

Sang phần giải đáp các thắc mắc, chúng tôi thấy được tất cả cái xuất sắc, cái thâm trầm, sự khôn khéo và lanh lẹ tuyệt vời của người ảnh Cao Đàm.

Bạn ảnh trẻ Phạm Duy Đính hỏi :

"Cụ Cao Đàm có đề cập đến vấn đề ảnh của người Trung Hoa, nh́n vào là thấy ngay tính chất Trung Hoa, chúng tôi liên tưởng đến ảnh Việt Nam, xin mạn phép được hỏi cụ, có nhất thiết là người ảnh VN, khi nào sáng tác là phải g̣ bó trong tính cách VN hay không ? Dân tộc tính có phải là yếu tố mẫu mực để sáng tác ảnh nghệ thuật hay không ? C̣n các khuynh hướng sáng tác khác như trừu tượng, siêu h́nh, lập thể... thưa cụ, cụ nghĩ sao về những khuynh hướng ấy ?"

Nhiếp ảnh gia Cao Đàm :

"Tôi nghĩ rằng nghệ thuật là một cái ǵ không g̣ bó. Nếu g̣ bó, không c̣n là nghệ thuật. V́ vậy, sáng tác là phải sáng tác trong tự do (không phải v́ chúng ta đang ở Mỹ chúng ta mới đề cập đến vấn đề này !). Nếu g̣ bó là không có tự do rồi. Theo quan niệm của tôi, tất cả mọi phương cách sáng tác đều tập trung vào vấn đề phát triển nghệ thuật, do đó ḿnh phải được hoàn toàn tự do. Tôi chỉ xin có một điều là tự hỏi xem tác phẩm ấy có ĐẸP hay không ? Không phải cứ vào lănh vực trừu tượng, siêu h́nh, lập thể... hay kỹ thuật này, kỹ thuật kia mới là ĐẸP, là MỚI. Điều cần thiết, theo thiển ư, là chúng ta có nhuần nhuyễn trong những lănh vực đó, những kỹ thuật đó hay không, ta có tạo được rung động hay không ? Nếu ta tạo được rung động, mà cái rung động đó lại được xây dựng do cái cảm quan VN, v́ ta là người VN, th́ được lắm, nên lắm, tôi hoan nghênh hết ḿnh ! Đó là dân tộc tính đó ! C̣n nếu ta học được một vài điều, tưởng là mới mẻ, thực hiện tác phẩm theo lối trả bài, tôi coi như miếng thịt sống, chưa tiêu hóa, không chấp nhận được; c̣n nếu ta tiêu hóa được, thực hiện cho đến nơi đến chốn, tôi xin hết sức tán thưởng !"

(Tiếp theo)
 
Page: 1 2 3 4     Lần đọc: 6101 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc