About Us
Main menu
Số truy cập: 13216199
Nhiếp-Ảnh-Gia Nguyễn-Cao Đàm Nói Chuyện Cùng Các Bạn Ảnh Miền Nam California
(05/29/08)



"Nói về năng khiếu nhiếp ảnh, có thể nói không mấy sai là người Việt chúng ta rất có năng khiếu. Năm 1952, trong cuộc triển lăm đầu tiên do người Việt đứng ra tổ chức tại Nhà Hát Lớn Hà Nội số người có ảnh trưng bày là 22. Việc hô hào ngắn ngủi, hữu hạn, với phương tiện truyền thông eo hẹp lúc ấy, số nghệ sĩ độc lập sống tản mát, không qui tụ được đầy đủ ! Mười năm sau, chỉ mười năm sau thôi, năm 1962, những cuộc triển lăm ảnh đă được thực hiện vô cùng phong phú, cuộc triển lăm nào cũng không dưới ba trăm người tham dự, bất kể nhóm nào, hội nào đứng ra hô hào và tổ chức. Có lúc con số c̣n cao hơn !".

"Trên trường quốc tế rộng lớn, những triển lăm lừng danh ở Âu, ở Á, ở Mỹ, ở Phi... không triển lăm nào vắng mặt Việt Nam. Số huy chương và bằng tưởng lệ nườm nượp kéo về Đông Nam Á : trong đó Trung Hoa và Việt Nam lần lượt dẫn đầu. Cuộc tranh tài giữa Trung Hoa và Việt Nam nhiều lúc thật là ngang ngửa. Có thể nói rằng ở Đông Nam Á Châu có ba dân tộc có duyên với nhiếp ảnh nghệ thuật, là Việt Nam, Trung Hoa và Nhật Bản. C̣n nhiều quốc gia khác nữa như Phi Luật Tân, Mă Lai, Tân Gia Ba... nhưng, lần giở những trang tổng mục, chúng ta thấy ngoài người Việt ra, là tên người Hoa (ở những quốc gia trên), c̣n người địa phương th́ tương đối hiếm, ḿnh có thể nói rằng trong ḍng máu người Việt khả năng tiếp thu và phát triển nhiếp ảnh rất nhanh, rất mạnh... Sở dĩ được như vậy là v́ chúng ta được thừa hưởng một nền văn hóa phong phú, đa dạng, trong sáng, đầy h́nh ảnh, đầy màu sắc, dí dỏm, trữ t́nh và sâu sắc".

"Trước hết, ngôn ngữ của chúng ta là ngôn ngữ thật trong sáng, lối nói của chúng ta nhiều ẩn dụ và đầy h́nh ảnh. Để soi sáng một ư tưởng, dù là trừu tượng, chúng ta dùng một h́nh tượng rất dễ hiểu đi trước rồi mới tiếp đến ư tưởng cần giăi bầy :"

– Bao giờ bánh đúc có xương,
Bao giờ d́ ghẻ mới thương con chồng.

– Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

– Cá không ăn muối cá ươn,
Con căi cha mẹ trăm đường con hư.

– Thuận vợ thuận chồng, tát bể đông cũng cạn.

"Những h́nh ảnh dễ hiểu, đương nhiên ai cũng phải công nhận, mở đầu cho vế sau cũng đương nhiên là đúng. Lối nói của chúng ta là lối nói ăn ảnh, hoặc nói cách khác, người ảnh nh́n ngoại cảnh dễ t́m ra nội dung tiềm ẩn nào đó mà ḿnh muốn diễn đạt".

"Nhà cửa, đồ đạc, cách trang trí trong nhà của chúng ta vừa thoáng, vừa giản dị, ở vào một thế liên lập, liên hoàn đến trở thành thành ngữ dân gian : vườn rau ao cá, sân gạch bể cạn, cây đa bến nước... đó là những bố cục có sẵn, vừa chặt chẽ, vừa điển h́nh..."

"Nét thơ mộng th́ chúng ta có thừa. Kho tàng ngôn ngữ của chúng ta đầy ắp tục ngữ, ca dao, thơ lục bát, giọng hát, câu ḥ... đến độ người ngoại quốc đă phải thốt lên : Mỗi người Việt là một thi sĩ".

"Chúng ta c̣n có truyền thuyết Con Rồng, Cháu Tiên, Phù Đổng Thiên Vương oai hùng, Trương Chi Mỵ Nương đa t́nh, có ḥn Vọng phu hoá đá... nói lên ḷng trung thủy, son sắt một ḷng..."

"Nói về đề tài sáng tác, quanh nhà chúng ta, quanh ngơ chúng ta, quanh làng chúng ta, quanh đất nước chúng ta... đâu đâu cũng là một kho đề tài vô tận".

"Về cây trái, cây tre, cây cau vươn lên cao... cây bưởi, cây cam tỏa cành tỏa lá, tỏa trái vàng trái đỏ, x̣a xuống bờ ao, bờ lạch... Y phục th́ thật đơn giản nhưng không kém phần tha thướt, uyển chuyển, vừa dễ may lại vừa dễ mặc. So sánh cái áo dài của phụ nữ Việt Nam với cái sarong Ấn Độ, cái kimono Nhật Bản chúng ta thấy ngay sự mềm mại và ưu thế của chiếc áo dài".

"Chiếc nón lá của chúng ta thật là tuyệt diệu. Cái chóp nhọn nâng con người cao lên, nhẹ nhàng... Cái vành nón tṛn toả rộng như che đậy, như ấp ủ khuôn mặt phụ nữ dịu dàng, diễm lệ... Mưa che mưa, nắng che nắng, đưa bàn tay thon thon lên cầm vành nón, che nụ cười duyên, để lộ ra đôi mắt bồ câu, liếc sắc như một đường gươm... đến tuổi tác như chúng tôi đây, mà cũng c̣n thấy xiêu ḷng...!"

Đến đây hội trường vui vẻ vỗ tay, tán thưởng lời nói đùa ư nhị của người ảnh "tuổi tác" Cao Đàm.

"Những ai muốn t́m đường nét, khối mảng, xin mời đến những vùng, những điểm, đường nét... khối mảng lên ngôi. Thích đường cong có hàng liễu rủ, có ṿm lá dừa cuốn tṛn, có mái đ́nh, mái chùa... Mái chùa Tây Phương là một kiến trúc tuyệt diệu, những đầu đao rướn lên như nhẩy, như múa một vũ điệu xoắn xuưt, dẻo dang, uyển chuyển. Ở vùng Việt Bắc, nhiều khu đồi đất nằm như bát úp, đồi nào cũng có ruộng bậc thang xếp lớp, từ xa nh́n lại ta h́nh dung ra những trái bưởi xanh khổng lồ vừa được gọt vỏ, những khoanh vỏ gọt vẫn c̣n xếp lớp chưa được gỡ ra... Vào mùa lúa chín, màu xanh chuyển sang màu vàng... rồi tới mùa mưa, cấy cầy, ruộng bậc thang biến thành những mảnh gương lớn xếp lớp, phản chiếu trời mây, lốm đốm những chấm đen của trâu cầy, của người cấy, nhỏ như đàn kiến di động chậm chạp".

"Ai thích đường thẳng đứng, đâu đâu cũng có lũy tre, hàng cau... Trồng thành vườn, thành xóm là cau Bà Điểm. Thân cau mảnh mai đứng thẳng tắp thành hàng thành lối, lại mang trên ngọn vài tầu lá rách xoè ra như bàn tay đong đưa theo gió vẫy gọi mây về... Có th́ giờ đi xa, xin mời ra Tam Kỳ, xin mời xuống Bến Tre xứ dừa, những rặng dừa trầm mặc, soi bóng xuống mặt nước phẳng lặng, như những thiếu nữ đứng soi gương hong tóc".

"Những ǵ tôi vừa miêu tả, ta hăy quên đi tên gọi của chúng, gọi chung là những h́nh, những dáng, những vẻ... những ǵ hiện diện trong khung nhắm máy ảnh của chúng ta, như ở vào một thế độc lập, liên lập, liên hoàn chặt chẽ cho bố cục của một tác phẩm, c̣n là bối cảnh, làm nền cho ảnh sinh hoạt, cho ảnh chân dung, cái background cần thiết. C̣n nhiều thứ khác nữa chưa được đề cập tới như ḍng sông uốn lượn, như núi non chập chùng, như biển cả mênh mông, mhư mây chiều, sương sớm... rất ư là quê hương Việt Nam".

"Nói đến dân tộc Việt Nam, đó là một dân tộc cần cù, xiêng năng, thức khuya, dậy sớm, hiếu ḥa, hiếu học, trọng t́nh, trọng nghĩa, vô cùng cởi mở... Người ảnh đeo bị máy lên vai, nh́n ra xung quanh, thấy đồng bào ḿnh ai cũng là bạn, nhờ ǵ được nấy, sẵn sàng đứng vào vị thế ḿnh muốn, đi vào chỗ nào mà ḿnh gọi là điểm mạnh trong bố cục... muốn cầy, muốn cuốc, muốn gánh muốn gồng nặng nề cũng chiều ngay. Người ảnh không phải tiếc rẻ cảnh này tĩnh quá v́ không có người, không sợ hoạt cảnh kia thiếu một thiếu nữ duyên dáng nở nụ cười bẽn lẽn và quyến rũ".

"Trong những sáng chủ nhật chúng tôi đi thực tập ở Bà Điểm, ở Thủ Đức, ở An Phú Đông... hoặc những chuyến đi săn ảnh xa như Đà Lạt, Mũi Né... nơi nào cũng gặp được sự tiếp tay, tiếp sức trọn vẹn của đồng bào trong những tác phẩm nói về sinh hoạt địa phương, về con người Việt Nam với những đức tính và dáng vẻ hết sức thân thương. Chúng tôi bắt gặp, không phải t́m kiếm đâu xa, mà đầy rẫy quanh ḿnh những em bé thơ ngây, hồn nhiên, ngây ngô như Bờm, khôi ngô vạm vỡ như một Đinh Bộ Lĩnh ngồi trên ḿnh trâu cờ lau tập trận".

"Những ai đi t́m chân dung độc đáo sẽ được sướng thoả với những nếp nhăn cuồn cuộn trên lưng, trên mặt ông già biển, nước da đậm như đồng hun, những bà mẹ quê hiền hậu ngồi khâu vá trên thềm nắng lọt, những em bé mang tên Thơm, tên Lụa... vừa nhặt gạo vừa đưa vơng cho giấc ngủ ngon lành của thằng Cu em".

"Cho nên ta không lấy làm lạ khi thấy những tài năng nẩy nở. Cho nên rất dễ hiểu tại sao nhiếp ảnh Việt Nam phong phú, mang nhiều chất thơ và nội dung sâu sắc, đến nỗi làm ngạc nhiên mọi giới, mọi người. Cho nên ta có thể hiểu là đương nhiên nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam bén rễ nhanh, nẩy mầm chóng, lên cành, lên lá xum xuê, xanh tốt, đâm hoa kết trái nhanh chóng, nhanh chóng như người đi hia bẩy dặm, chỉ trong hai mươi năm ngắn ngủi, nhiếp ảnh Việt Nam đă thực sự trưởng thành, bởi v́ đă hội đủ cả ba yếu tố thiên thời, địa lợi và nhân ḥa... tạo được một chỗ ngồi trong ḷng người và một chỗ đứng trong làng nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế".

Hội trường đă vỗ tay xôi nổi, thật lâu khi nhiếp ảnh gia Cao Đàm tŕnh bày xong phần một và hai của bài nói chuyện.

Sang phần mạn đàm, nhiếp ảnh gia Cao Đàm nói :

"Tôi mới ra khỏi Việt Nam được hai năm nay, đă từng được gặp một số bạn ảnh trẻ bên Úc, nhưng chưa được nghe, biết nhiều về nhiếp ảnh Việt Nam ở hải ngoại. Trong những ngày tháng c̣n ở tại Việt Nam, chúng tôi trông ngóng về phía các bạn ảnh ở hải ngoại, nơi các bạn có phương tiện dồi dào, có tự do sáng tác... chúng tôi mong rằng ngày nào, khi về lại được quê hương th́ món quà ảnh nghệ thuật chắc phải đưa về hàng đầu... Xin các bạn ảnh hải ngoại cho chúng tôi được nghe về chủ trương và đường hướng sáng tác của các bạn ảnh hải ngoại..."

Đại diện Hội Ảnh, nhiếp ảnh gia Lê Văn Khoa tŕnh bày :

"... khi tái thành lập Hội Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam tại hải ngoại là chúng tôi muốn nối tiếp cái sinh hoạt nhiếp ảnh nghệ thuật của Việt Nam tự do, nghiên cứu, sưu tầm, học hỏi những trào lưu, những tiến bộ của nhiếp ảnh thế giới, hầu sau này, khi đất nước không c̣n bóng dáng một tên cộng sản, chúng tôi sẽ đem những ǵ chúng tôi thu thập được về với nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam để tiếp nối ḍng sinh hoạt trước đây. Trong thời gian cộng sản thống trị ở Việt Nam, dù muốn dù không, cũng có sự chuyển hướng trong sáng tác, và như chúng tôi được biết, ngành nhiếp ảnh nghệ thuật của Việt Cộng không tiến lên cao được (v́ bị chỉ đạo, không được tự do sáng tác, so với nhiếp ảnh Việt Nam Cộng Ḥa, bị chậm mất đến hai chục năm và không theo kịp những tiến bộ của nhiếp ảnh trong đà tiến triển chung của trào lưu, của khoa học và kỹ thuật). Trong chiều hướng đó, Hội Ảnh đang cố gắng đào tạo một thế hệ nhiếp ảnh nghệ thuật trẻ. Đă có một số bạn ảnh sáng tác theo chiều hướng mới với những cái nh́n và kỹ thuật xây dựng táo bạo, hơi khác với cái nh́n của chúng ta trước kia..."
(Tiếp theo)
 
Page: 1 2 3 4     Lần đọc: 6100 Top   Print
Copyright © 2008 - 20012 VNUSPA. | Liên lạc